Giáo án Sinh học khối 8 - Tiết 65: Thụ tinh – thụ thai và phát triển của thai

Giáo án Sinh học khối 8 - Tiết 65: Thụ tinh – thụ thai và phát triển của thai

A. MỤC TIÊU.

Khi học xong bài này, HS:

- Chỉ rõ được những điều kiện của sự thụ tinh và thụ thai trên cơ sở hiểu rõ các khái niệm về thụ tinh và thụ thai.

- Trình bày được sự nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm bảo cho thai phát triển.

- Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt.

 

doc 4 trang Người đăng nguyenhoa.10 Lượt xem 1268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học khối 8 - Tiết 65: Thụ tinh – thụ thai và phát triển của thai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
Tiết 65
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Bài 61: Thụ tinh – thụ thai 
và phát triển của thai
A. mục tiêu.
Khi học xong bài này, HS:
- Chỉ rõ được những điều kiện của sự thụ tinh và thụ thai trên cơ sở hiểu rõ các khái niệm về thụ tinh và thụ thai.
- Trình bày được sự nuôi dưỡng thai trong quá trình mang thai và điều kiện đảm bảo cho thai phát triển.
- Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh kinh nguyệt.
B. chuẩn bị.
- Tranh phóng to H 62.1; 62.2; 62.3. Tranh ảnh quá trình phát triển bào thai.
- Phôtô bài tập (Tr 195 – SGK).
C. hoạt động dạy - học.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu đặc điểm của buồng trứng và trứng?
- Bài tập bảng 61?
3. Bài mới
	VB: Sự thụ tinh và thụ thai xảy ra khi nào? trong những điều kiện nào? Thai được phát triển trong cơ thể mẹ như thế nào? Nhờ đâu? Đó là những vấn đề chúng ta sẽ học trong tiết hôm nay.
Hoạt động 1: Thụ tinh và thụ thai
Mục tiêu: Chỉ ra các điều kiện thụ tinh và thụ thai, nêu được khái niệm thụ tinh và thụ thai.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 61.1 SGK và trả lời câu hỏi:
- Thế nào là thụ tinh và thụ thai?
- Điều kiện cho sự thụ tinh và thụ thai là gì?
- GV đánh giá kết quả, giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV giảng thêm:
+ Nếu trứng di chuyển xuống gần tử cung mới gặp tinh trùng thì sự thụ tinh sẽ không xảy ra.
+ Trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung mà không phát triển tiếp thì sự thụ thai không có kết quả.
+ Trứng thụ tinh phát triển ở ống dẫn trứng là hiện tượng chửa ngoài dạ con, rất nguy hiểm đến người mẹ.
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 61.1 SGK và trả lời câu hỏi:
- Trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS rút ra nhận xét.
- HS lắng nghe để tiếp thu kiến thức.
Kết luận: 
- Thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng để tạo thành hợp tử.
	+ Điều kiện: trứng và tinh trùng gặp nhau ở 1/3 ống dẫn trứng phía ngoài.
- Thụ thai là trứng được thụ tinh bám vào thành tử cung tiếp tục phát triển thành thai.
	+ Điều kiện: trứng được thụ tinh phải bám vào thành tử cung.
Hoạt động 2: Sự phát triển của thai
Mục tiêu: HS chỉ ra được sự nuôi dưỡng thai và điều kiện đảm bảo cho thai phát triển bình thường.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Quá trình phát triển của bào thai diễn ra như thế nào?
- GV bổ sung thêm (chỉ trên tranh): Sau thụ tinh 7 ngày, lớp ngoài phôi bám vào mặt tử cung phát triển thành nhau thai, 5 tuần sau nhau thai hình thành đầy đủ. Thai lấy chất dinh dưỡng và oxi từ máu mẹ và thải cacbonic, urê sang cho mẹ qua dây rốn.
- Sức khoẻ của mẹ ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của nhau thai?
- Trong quá trình mang thai, người mẹ cần làm gì để thai phát triển tốt và con sinh ra khoẻ mạnh?
- GV lưu khai khác thêm hiểu biết của HS qua phương tiện thông tin đại chúng về chế độ dinh dưỡng.
- HS tự nghiên cứu SGK, quan sát H 62.3, tranh quá trình phát triển bào thai, ghi nhớ kiến thức. 
- Trao đổi nhóm sau đó đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm, nêu được:
+ Mẹ khoẻ mạnh, thai phát triển tốt. Vì vậy mẹ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
+ Người mẹ mang thai không được hút thuốc, uống rượu, vận động mạnh, không nhiễm virut.
Kết luận: 
- Thai được nuôi dưỡng nhờ chất dinh dưỡng lấy từ mẹ qua nhau thai.
- Khi mang thai, người mẹ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh các chất kích thích có hại cho thai như: rượu, thuốc lá...
Hoạt động 3: Hiện tượng kinh nguyệt
Mục tiêu: HS giải thích được hiện tượng kinh nguyệt.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát h 62.3 và trả lời câu hỏi:
- Hiện tượng kinh nguyệt là gì?
- Kinh nguyệt xảy ra khi nào?
- Do đâu có kinh nguyệt?
- GV nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV giảng thêm:
+ Tính chất của chu kì kinh nguyệt do tác dụng của hoocmon tuyến yên.
+ Tuôiỉ kinh nguyệt có thể sớm hay muộn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố.
+ Kinh nguyệt không đều là biểu hiện bệnh lí, cần đi khám.
+ Vệ sinh kinh nguyệt.
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK, quan sát H 62.3, kết hợp kiến thức chương “Nội tiết”, trao đổi nhóm và trả lời câu hỏi:
- Trao đổi nhóm sau đó đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe GV giảng, tiếp thu kiến thức.
Kết luận: 
- Kinh nguyệt là hiện tượng trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc tử cung bong ra, thoát ra ngoài cùng máu và dịch nhầy.
- Kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ trứng không được thụ tinh.
- Kinh nguyệt xảy ra theo chu kì.
- Kinh nguyệt đánh dấu chính thức tuổi dậy thì ở các em gái.
4. Kiểm tra- đánh giá
- GV cho HS làm bài tập đã chuẩn bị 9trang 195) bằng phiếu bài tập đã in sẵn.
+ HS tự làm, chữa lên bảng.
- GV đưa đáp án, biểu điểm cho HS chấm:
Đáp án: 
1- Có thai và sinh con.
2- Trứng
3- Sự rụng trứng
4- Thụ tinh và mang thai
5- Tử cung
6- Làm tổ, nhau
7- Mang thai.
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết” .
- Tìm hiểu về tác hại của việc mang thai ở tuổi vị thành niên.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 65.doc