I. MỤC TIÊU.
- HS trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch.
- Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch.
- Có ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện hệ tim mạch.
II. CHUẨN BỊ.
- Tranh phóng to các hình 18.1; 18.2.
- Băng hình về các hoạt động trên (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới
Ngày soạn: 10/11/2008 Ngày giảng: 12/11/2008 Tiết 18: Vận chuyển máu qua hệ mạch Vệ sinh hệ tuần hoàn i. mục tiêu. - HS trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch. - Chỉ ra được các tác nhân gây hại cũng như các biện pháp phòng tránh và rèn luyện hệ tim mạch. - Có ý thức phòng tránh các tác nhân gây hại và ý thức rèn luyện hệ tim mạch. ii. chuẩn bị. - Tranh phóng to các hình 18.1; 18.2. - Băng hình về các hoạt động trên (nếu có). III. Tiến trình lên lớp 1. Tổ chức 2. Kiểm tra 3. Bài mới I: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin , quan sát H 18.1 ; 18.2 SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi : - Lực chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo 1 chiều trong hệ mạch được tạo ra từ đâu ? Cụ thể như thế nào ? - Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển về tim là nhờ tác động chủ yếu nào ? - GV cho HS quan sát H 18.1 thấy huyết áp có trị số giảm dần từ động mạch, tới mao mạch sau đó tới tĩnh mạch . - Cho HS quan sát H 18.2 thấy vai trò của cơ bắp và van tĩnh mạch trong sự vận chuyển máu ở tĩnh mạch. - GV giới thiệu thêm về vận tốc máu trong mạch. - Cá nhân tự nghiên cứu thông tin, quan sát tranh, thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Kết luận: - Lực chủ yếu giúp máu vận chuyển liên tục và theo một chiều nhờ các yếu tố sau : + Sự phối hợp hoạt động các thành phần cấu tạo (các ngăn tim và van làm cho máu bơm theo 1 chiều từ tâm nhĩ tới tâm thất, từ tâm thất tới động mạch). + Lực đẩy của tâm thất tạo ra 1 áp lực trong mạch gọi là huyết áp. Sự chênh lệch huyết áp cũng giúp máu vận chuyển trong mạch. + Sự co dãn của động mạch. + Sự vận chuyển máu qua tim về tim nhờ hỗ trợ của các cơ bắp co bóp quanh thành tĩnh mạch, sứchút của lồng ngực khi hít vào, sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra. + Với các tĩnh mạch mà máu chảy ngược chiều trọng lực còn có sự hỗ trợ của van tĩnh mạch giúp máu không bị chảy ngược. - Máu chảy trong mạch với vận tốc khác nhau. II: Vệ sinh tim mạch Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi : - Hãy chỉ ra các tác nhân gây hại cho hệ tim, mạch ? - Nêu các biện pháp bảo vệ tránh các tác nhân có hại cho hệ tim mạch ? - Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 18 giải thích câu hỏi : - Câu 2 (60) - Nêu các biện pháp rèn luyện tim mạch ? - GV liên hệ bản thân HS đề ra kế hoạch luyện tập TDTT. - Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và nêu được : + Các tác nhân : khuyết tật về tim mạch, sốt cao, mất nhiều nước, sử dụng chất kích thích, nhiễm virut, vi khuẩn, thức ăn.... + Biện pháp. - Nêu kết luận. - HS nghiên cứu bảng, trao đổi nhóm nêu được : + Vận động viên luyện tập TDTT có cơ tim phát triển, sức co cơ lớn, đẩy nhiều máu (hiệu xuất làm việc của tim cao hơn). - Nêu kết luận. Kết luận: 1. Biện pháp phòng tránh các tác nhân có hại cho tim mạch (SGK) 2. Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch - Tập TDTT thường xuyên, đều đặn vừa sức kết hợp với xoa bóp ngoài da. 4. Kiểm tra đánh giá - HS trả lời câu 1, 4 SGK. 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và trả lời câu hỏi 1, 3, 4 SGK. - Chuẩn bị thực hành theo nhóm theo bài 19 (SGK). Rút kinh nghiệm: ....................................................................... .........................................................................
Tài liệu đính kèm: