Giáo án Sinh học 8 - Học kì 1 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Mỹ Trung

Giáo án Sinh học 8 - Học kì 1 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Mỹ Trung

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

*Kiến thức:

- HS thấy rõ mục đích, ý nghĩa của môn học. Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên dựa vào cấu tạo cơ thể cũng như các hoạt động khác, biết được phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh.

*Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, tư duy độc lập, làm việc với sách giáo khoa.

*Thái độ:

- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ con người.

*Định hướng phát triển năng lực –phẩm chất:

-Năng lực chung:Tự chủ,tự học,giao tiếp và hợp tác nhóm

-Năng lực riêng:Năng lực tự học ,tự giải quyết vấn đề,năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí,năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác nhóm

-Phẩm chất cần hướng tới:Yêu đất nước,con người,chăm học ,chăm làm ,trung thực ,có trách nhiệm,có ích cho gia đình,quê hương,đất nước.

 

doc 222 trang Người đăng Mai Thùy Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 8 - Học kì 1 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Mỹ Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TIẾT 1 - BÀI 1: BÀI MỞ ĐẦU
Ngày soạn: 24/08/2019
Ngày giảng: /08/2019
...................................... 
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
*Kiến thức: 
- HS thấy rõ mục đích, ý nghĩa của môn học. Xác định được vị trí của con người trong tự nhiên dựa vào cấu tạo cơ thể cũng như các hoạt động khác, biết được phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh.
*Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, tư duy độc lập, làm việc với sách giáo khoa.
*Thái độ: 
- Có ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ con người.
*Định hướng phát triển năng lực –phẩm chất:
-Năng lực chung:Tự chủ,tự học,giao tiếp và hợp tác nhóm
-Năng lực riêng:Năng lực tự học ,tự giải quyết vấn đề,năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí,năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác nhóm
-Phẩm chất cần hướng tới:Yêu đất nước,con người,chăm học ,chăm làm ,trung thực ,có trách nhiệm,có ích cho gia đình,quê hương,đất nước.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Sách giáo khoa, sách GV.
- Tranh cấu tạo trong của thỏ
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1.Ổn định tổ chức. 8A1: 8A2:
 8A3: 8A4: 
2. Kiểm tra bài cũ. 
- Hướng dẫn HS chuẩn bị sách, vở ghi, vở bài tập, các yêu cầu về học bộ môn.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài học. SGK
b. Dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiẻu vị trí của con người trong tự nhiên.
- GV yêu cầu HS kể tên các ngành động vật đã học?
? Ngành ĐV nào cơ thể có cấu tạo hoàn chỉnh nhất? Lớp ĐV nào thể hiện sự tiến hoá nhất ? Tại sao?
- HS nghiên cứu thông tin SGK nhận xét con người có những đặc điểm nào khác biệt với ĐV.
- Trao đổi nhóm hoàn thành bài tập sách giáo khoa.
 *Con người có nhưng đặc điểm gì khác biệt thú ?Tại sao có sự khác nhau đó?
Hoạt động 2: Xác định mục đích nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu thông tin sách giáo khoa yêu cầu xác định.
- Nhiệm vụ của môn học ?
- Biện pháp bảo vệ cơ thể ?
? Môn cơ thể người và vệ sinh giúp chúng ta hiểu biết điều gì ?
- HS quan sát hình 1.(1,2,3) nhận xét môn học cơ thể người và vệ sinh có quan hệ mật thiết với những ngành nghề nào trong xã hội.
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học 
tập.
- HS thảo luận theo nhóm tìm ra kiến thức, GV quan sát HS thực hiện, hướng dẫn bổ sung kiến thức.
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV đưa ra nội dung kiến thức đúng, các nhóm nhận xét và đánh giá kết quả của nhóm khác.
Hoạt động 3:Tìm hiểu phương pháp học tập bộ môn.
- HS nghiên cứu thông tin sách giáo khoa nêu các phương pháp cơ bản học tập bộ môn? Cho ví dụ.
- VD: Giải thích tại sao đi dưới trời nắng da mặt đỏ, bước vào phòng thi tim đập nhanh, mạnh.
giúp chúng ta hiểu biết điều gì ?
I.Vị trí của con người trong tự nhiên. 
- Cấu tạo chung của cơ thể người rất giống cấu tạo chung của cơ thể động vật có xương sống đặc biệt là lớp thú: Có lông mao, đẻ con, có tuyến sữa và nuôi con bằng sữa mẹ.
- Về vị trí phân loại con người thuộc lớp thú.
* Sự khác biệt giữa người và thú.
- Con người có tiếng nói, chữ viết, tư duy trừu tượng, hoạt động có mục đích =>Làm chủ thiên nhiên.
II. Nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh 
*Nhiệm vụ môn học: 
- Cung cấp những kiến thức về cấu tạo, chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể.
- Mối quan hệ giữa cơ thể với môi trường để từ đó đề ra biện pháp bảo vệ cơ thể.
- Hiểu biết về cơ thể người liên quan đến nhiều ngành nghề như: y học, giáo dục học, TDTT, hội hoạ, thời trang 
III. Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người và vệ sinh.
- Quan sát tranh, mô hình, tiêu bản
- Thí nghiệm tìm ra chức năng sinh lý của các cơ quan, hệ cơ quan .
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế, có biện pháp vệ sinh và bảo vệ cơ thể. 
c. Luyện tập, củng cố.
- Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa người và ĐV thuộc lớp thú.
- Sự giống và khác nhau giúp chúng ta hiểu biết điều gì về nguồn gốc loài người.
4. Hoạt động tiếp nối.
- Học và trả lời câu hỏi 1,2 SGK 
- Kẻ bảng 2/9 sgk. Ôn tập các cơ quan, hệ cơ quan của thỏ.
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá.
- Kiểm tra miệng hai HS, câu hỏi.
- Em hãy nêu nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh. 
- Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người
...
 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
TIẾT 2 - BÀI 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI
 Ngày soạn: 24/08/2019
 Ngày giảng: /08/2019
 .................................... 
 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:
*Kiến thức: 
- HS kể tên được các cơ quan trong cơ thể người, xác định được vị trí các cơ quan trong cơ thể mình. 
- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và thể dịch trong sự điều hoà hoạt động của các cơ quan.
*Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng quan sát nhận biết kiến thức, tư duy độc lập, hoạt động nhóm.
*Thái độ:
- Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ cơ thể, yêu thích bộ môn học.
*Định hướng phát triển năng lực –phẩm chất:
-Năng lực chung:Tự chủ,tự học,giao tiếp và hợp tác nhóm
-Năng lực riêng:Năng lực tự học ,tự giải quyết vấn đề,năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí,năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác nhóm
-Phẩm chất cần hướng tới:Yêu đất nước,con người,chăm học ,chăm làm ,trung thực ,có trách nhiệm,có ích cho gia đình,quê hương,đất nước.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Sách giáo khoa, sách GV.
- Tranh hệ cơ quan của người hoặc mô hình cơ thể người .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 
1.Ổn định tổ chức. 8A1: 8A2:
 8A3: 8A4: 
2. Kiểm tra bài cũ. 
* Em hãy nêu nhiệm vụ của môn cơ thể người và vệ sinh. Phương pháp học tập bộ môn cơ thể người.
3. Bài mới .
a, Giới thiệu bài học.
- Cơ thể người gồm có 7 hệ cơ quan, chương trình sinh học lớp 8 chúng ta sẽ được nghiên cứu trong suốt năm học của môn cơ thể người và vệ sinh. Để có khái niệm chung, chúng ta đi tìm hiểu khái quát về cấu tạo cơ thể người.
b, Dạy học bài mới.
Hoạt động1:Tìm hiểu cấu tạo chung các cơ quan, hệ cơ quan của người.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS kể tên các hệ cơ quan của thỏ ?
- HS quan sát trannh, thảo luận =>Nhận xét cơ thể gồm mấy phần?
 ? Cơ thể người gồm những hệ cơ quan nào.
Thành phần chức năng của từng 
cơ quan, hệ cơ quan ? HS hoàn thành bảng 2 (theo nhóm) 
 Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học 
tập.
- Các nhóm trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi 
- GV hướng dẫn các nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV chốt kiến thức đúng, các nhóm nhận xét và đánh giá kết quả của nhóm khác.
I. Cấu tạo:
1. Các phần cơ thể:
* Cơ thể người gồm 3 phần: Phần đầu, phần thân, chân và tay (chi)
- Cơ hoành ngăn cách khoang ngực và khoang bụng .
- Khoang ngực có tim, phổi
- Khoang bụng chứa gan, dạ dày, ruột, thận, bọng đái, cơ quan sinnh dục 
2. Các hệ cơ quan:
 * Bảng 2: Thành phần, chức năng của các hệ cơ quan.
Hệ cơ quan
Các cơ quan trong 
từng hệ
Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động 
Cơ, xương
 Vận động và di chuyển
Hệ tiêu hoá 
Miệng, ống tiêu hoá, tuyến tiêu hoá 
Tiếp nhận thức ăn, biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. 
Tuần hoàn 
Tim và hệ mạch 
Vận chuyển các chất O2 và chất dinh dưỡng tới tế bào, mang khí CO2 và các chất thải từ tế bào tới các cơ quan bài tiết.
Hô hấp 
Đường dẫn khí - phổi
Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường nhận O2 thải khí CO2 .
Bài tiết 
Thận, ống dẫn nước tiểu bóng đái 
Lọc máu, loại bỏ các chất thải ra ngoài. 
Thần kinh 
Não, tuỷ sống, dây TK, hạch thần kinh
Điều khiển, điều hoà, phối hợp hoạt động của các cơ quan. 
c. Luyện tập, củng cố. HS đọc kết luận cuối bài.
- Yêu cầu HS lên bảng chỉ tranh các hệ cơ quan.
- Tháo lắp mô hình nhận biết vị trí các hệ cơ quan trên cơ thể người.
4. Hoạt động tiếp nối. 
- Học bài theo câu hỏi sách giáo khoa, xem lại cấu tạo tế bào thực vật L6.
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá.
- Kiểm tra miệng hai HS, câu hỏi SGK. 
Kí duyệt giáo án ngày 26/8/2019
TTCM
Nguyễn Thị Xuân Lan
 TIẾT 3 - BÀI 3: TẾ BÀO
Ngày soạn: 31/08/2019
 Ngày giảng: /09/ 2019
...................................	 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
*Kiến thức: 
- HS nắm chắc được thành phần cấu tạo của tế bào gồm: Màng sinh chất, chất tế bào, nhân, biết được chức năng từng cấu trúc. 
- Chứng minh được tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể.
*Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát tranh tìm kiến thức, kỹ năng hoạt động nhóm.
*Thái độ: 
- Giáo dục ý thức học tập yêu thích bộ môn.
*Định hướng phát triển năng lực –phẩm chất:
-Năng lực chung:Tự chủ,tự học,giao tiếp và hợp tác nhóm
-Năng lực riêng:Năng lực tự học ,tự giải quyết vấn đề,năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí,năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác nhóm
-Phẩm chất cần hướng tới:Yêu đất nước,con người,chăm học ,chăm làm ,trung thực ,có trách nhiệm,có ích cho gia đình,quê hương,đất nước.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Sách giáo khoa, sách GV.
- Tranh phóng to về tế bào động vật
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức. 8A1: 8A2:
 8A3: 8A4: 
2. Kiểm tra bài cũ. 
*Kể tên các hệ cơ quan của cơ thể người và chức năng của từng hệ cơ quan?
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài học.
- Mọi bộ phận, cơ quan của cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào. Vậy tế bào có cấu trúc và chức năng như thế nào? Có phải tế bào là đơn vị nhỏ nhất trong cấu tạo và hoạt động sống của cơ thể, bài hôm nay chúng ta cùng đi nghiên cứu.
b. Dạy học bài mới.
Hoạt động1:Tìm hiểu các thành phần cấu tạo tế bào.
GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 3.1 SGK trao đổi nhóm nhận xét một tế bào điển hình gồm những thành phần nào?
 - Đại diện nhóm trình bày đọc tên các bộ phận trên tranh câm?
- GV bổ sung hoàn thiện kiến thức.
? Tế bào gồm mấy thành phần.
Hoạt động 2:Tìm hiểu chức năng các bộ trong tế bào. 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS nghiên cứu bảng 3.1/11 trao đổi trả lời. 
? ? Màng sinh chất có vai trò gì ? 
? ? Năng lượng cần cho các hoạt động đ được lấy từ đâu?
 ? Giải thích mối quan hệ thống nhất giữa 
màng sinnh chất, chất tế bào, nhân.
B Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học 
tập.
- Các nhóm trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi 
- GV hướng dẫn các nhóm
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- GV chốt kiến thức đúng, 
*Hoạt động 3:Tìm hiểu thành phần hoá học tế bào.
- HS nghiên cứu thông tin SGK về thành phần hoá học của tế bào? So với các nguyên tố hoá học trong tự nhiên.
- Trong các thành phần của prôtêin (N là chất đặc trưng cho chất sống )
G : tỉ lệ H: O luôn là 2H:1O
L : Tỉ lệ H: O thay đổi tuỳ loại lipít.
- Các chất hoá học cấu tạo nên tế bào có mặt ở đâu (trong tự nhiên)
? Tại sao trong khẩu phần ăn hàng ngày cần ăn đủ chất: P, G, L, vitamin và muối khoáng.
Hoạt động 4. Tìm hiểu hoạt động s ... bọt...
- Tuyến nội tiết: Các chất tiết ( hoocmôn) tiết ra được ngấm thấm thẳng vào máu, đưa đến các tế bào hoặc các cơ quan làm ảnh hưởng tới các q/trình sinh lí trong cơ quan hay cơ thể. Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp...
b) Nói: Tuyến tuỵ là tuyến pha vì tuyến này vừa đóng vai trò là tuyến ngoại tiết, vừa đóng vai trò là tuyến nội tiết.
1.0đ
1.0đ
1.0đ
III. TIỂN TRÌNH GIỜ KIỂM TRA.
1. Ổn định tổ chức. 8A: 8B: 8C:
2. Kiểm tra bài cũ. Sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới. GV phát đề, nhắc nhở HS làm bài.
4. Hoạt động tiếp nối.
- Thu bài nhận xét giờ kiểm tra.
5. Dự kiến kiểm tra đánh giá.
- Không kiểm tra.
 ............................................................*****...................................................
	Ngày 08/05/2017
 Kí duyệt
 Dương Hồng Hạnh
 TIẾT 34: ÔN TẬP HỌC KỲ I
Ngày soạn: 10/12/2016
 Ngày giảng: 17/12/2016 
 .................................... 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
*Kiến thức: 
- Hệ thống hoá kiến thức học kì I, nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn vào bài kiểm tra, khái quát theo chủ đề.
*Kĩ năng: 
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm tìm tòi kiến thức, so sánh phân tích tổng hợp.
*Thái độ: 
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Sách giáo khoa, sách GV.
-Tranh: Tế bào, mô, hệ cơ quan vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức. 8A1: 8A2 
2. Kiểm tra bài cũ. Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới.
a. Giới thiệu bài học.
- Chúng ta đã học những nội dung cơ bản nào từ đầu học kì đến nay? Giờ học hôm nay sẽ củng cố lại những nội dung cơ bản đã học.
b. Dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức cơ bản.
- GV chia lớp thành 5 nhóm và yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng kiến thức của mình.
- Các nhóm tiến hành thảo luận nội dung trong bảng.
- Mỗi HS vận dụng kiến thức thảo luận thống nhất câu trả lời.
- GV chữa bài.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Sau khi HS thảo luận GV cho 1-2 HS nhắc toàn bộ kiến thức đã học.
- GV đưa ra đáp án chuẩn.
- Các nhóm hoàn thiện kiến thức
Hoạt động 2:Thảo luận câu hỏi ôn tập.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- GV yêu cầu trả lời câu SGK.
- GV chia các câu hỏi cho các nhóm thảo luận.
- HS thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời.
Câu: 1, 2 nhóm 1.
Câu: 3, 4 nhóm 2.
Câu: 5, 6 nhóm 3.
Câu: 7, 8 nhóm 4.
Câu: 9, 10 nhóm 5.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS thảo luận theo nhóm tìm ra kiến thức, GV quan sát HS thực hiện, hướng dẫn, bổ sung kiến thức.
-Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm cử đại diện trình bày, nhóm khác bổ sung và nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Giáo vên đưa ra nội dung kiến thức đúng, các nhóm nhận xét và đánh giá kết quả của nhóm khác.
I. Hệ thống kiến thức cơ bản
- Bảng 35.1: Khái quát về cơ thể người
- Bảng 35.2 : Sự vận động của cơ thể
- Bảng 35.3 : Tuần hoàn
- Bảng 35.4: Hô hấp
- Bảng 35.5: Tiêu hóa
II.Thảo luận câu hỏi ôn tập.
1) Chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống.
2) Mô là gì ? Kể các loại mô chính và chức năng của chúng. 
3) Trình bày những đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân. Nêu phương pháp sơ cứu cho người gãy xương.
4) Vì sao máu chảy trong mạch không bị đông ra khỏi mạch là đông ngay.
5) Cấu tạo phổi và các cơ quan trong đường dẫn khí phù hợp chức năng? Sự trao đổi khí.
6) Cấu tạo ruột non phù hợp chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng như thế nào.
7) Quá trình tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
8) Cấu tạo tim, mạch phù hợp chức năng. Hoạt động của tim.
9) Nêu các nhóm máu ở người. Người có nhóm máu B truyền được cho người có nhóm máu A không? Tại sao?
10)Trình bày cơ chế của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào.
c. Luyện tập, củng cố.
- GV chốt lại kiến thức trọng tâm ở mỗi chương.
- Cho điểm 1, 2 nhóm có kết quả tốt.
4. Hoạt động tiếp nối.
- Ôn tập chuẩn bị giờ sau kiểm tra học kì I.
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá.
 - Kiểm tra học kì I, nội dung đã ôn tập.
 .......................................................*****....................................................
Kí duyệt giáo án ngày 18/12/2017
TTCM
Nguyễn Thị Xuân Lan
 TIẾT 68: ÔN TẬP - TỔNG KẾT
Ngày soạn: 28/4/2019
Ngày giảng: /05/2019
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
*Kiến thức: 
- Hệ thống hóa kiến thức ở các chương, bài tiết, da, thần kinh, nội tiết.
- Thấy được cơ thể là một khối thống nhất, sự thống nhất được đảm bảo nhờ yếu tố thần kinh và thể dịch.
- Biết vận dụng hiểu biết giải thích một số hiện tượng thực tế.
*Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng tư duy khái quát, phân tích kiến thức.
*Thái độ: 
- Giáo dục cho HS ý thức học tập, luyện tập trong quá trình ôn tập.
II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN.
- Kẻ bảng sgk tr 66(1-8)
 III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC.
1.Ổn định tổ chức. 8A1: 8A2: 
2.Kiểm tra bài cũ. Kết hợp trong giờ ôn tập.
3. Bài mới.
a.Giới thiệu bài học.
- Từ học kì hai chúng ta đã học những nội dung nào? Nêu lại các nội dung đã học chuẩn bị cho kiểm tra học kì.
b.Dạy học bài mới.
I.Hệ thống hóa kiến thức trong các bảng sgk từ (66:1=>8)
Bảng 66. 1: Các cơ quan bài tiết.
Các cơ quan bài tiết chính
Sản phẩm bài tiết
 Phổi 
 Khí các bôn níc, hơi nước
 Da 
 Mồ hôi 
 Thận
 Nước tiểu
Bảng 66. 2: Quá trình tạo thành nước tiểu của thận
Các giai đoạn chủ yếu trong quá trình tạo thành nước tiểu
Bộ phận thực hiện
Kết quả
Thành phần các chất
 Lọc 
Cầu thận
 Hấp thụ lại
Ống thận
 Bài tiết tiếp
Ống thận
*Bảng 66.3: Cấu tạo chức năng của da
Các bộ phận của da
Các TP cấu tạo chủ yếu
Chức năng của từng TP
Lớp biểu bì
Tầng sừng ,tầng tế bào sống
Bảo vệ
Lớp bì
Mô liên kết sợi, các thụ quan. Tuyến mồ hôi, tuyến nhờn
Điều hòa nhiệt độ chống thấm nước, tiếp nhận k t bài tiết
Lớp mỡ dưới da
Mỡ dự trữ
Chống tác động cơ học
*Bảng 66.5: Hệ thần kinh sinh dưỡng.
Cấu tạo
Chức năng
Hệ tk vận động
Bộ phận trung ương
Bộ phận ngoại biên
Não, tủy sống
Dây thần kinh
Điều khiển hđ cơ vân hoạt động có ý thức
Hệ TK sinh dưỡng
Giao cảm
Sừng bên tủy sống
Hạch thần kinh=>chuỗi hạch gần cột sống
Điều khiển hoạt động của TĐC, cơ trơn, hoạt động không có ý thức
Đối giao cảm
Trụ não, đoạn cùng tủy
Hạch nằm rải rác gần các tạng
Điều hòa hoạt động các cơ quan
*Bảng 66.6:Các cơ quan phân tích quan trọng.
Thành phần quan trọng
Chức năng
Bộ phận thụ cảm
Đường dẫn truyền
Bộ phận phân tích
Thị giác
Màng lưới
Dây thần kinh thị giác (dây tk số 2)
Vùng thị giác
Thu nhận kích thích ánh sáng
Thính giác
Cơ quan cooc ti
Dây thần kinh thính giác (dây tk số 8)
Vùng thính giác
Thu nhận kích thích sóng âm từ nguồn phát
II Tổng kết sinh học 8
Chương trình sinh học 8 giúp em có những kiến thức gì về cơ thể người và vệ sinh?
-TB là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống
-Các hệ co quan trong co thể có cấu tạo phù hợp với chức năng
-Các hệ cơ quan hđ nhịp nhàng, thống ngất nhờ sự điều khiển của hệ TK và thể dịch
-Cơ thể thường xuyên TĐC với môi trường để tồn tại và phát triển
-Cơ quan sinh sản thực hiện chức năng đặc biệt là sinh sản bảo tồn nòi giống
Biết được các tác nhân gây hại cho cơ thể và biện pháp rèn luyện bảo vệ tránh tác nhân để hoạt động có hiệu quả tốt
III.Câu hỏi ôn tập SGK.
Câu 1: Phân biệt nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức. Thực chất quá trình tạo thành nước tiểu là gì. 
Câu 2: Cấu tạo và chức năng của da. Chức năng nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 3: Thế nào là phản xạ không điều kiện, phản xạ có điều kiện? Cho ví dụ.
Điều kiện để thành lập PXCĐK?
Câu 4: Phân biệt tuyến nội tiết với tuyên ngoại tiết? Vì sao nói tuyến tụy là tuyến pha.
Câu 5 :Nêu các biện pháp vệ sinh hệ thần kinh?
Câu 6. Cơ thể có phản ứng lại những thay đổi của môi trường xung quanh bằng cách nào? Cho ví dụ minh họa.
Câu 7. Trình bày cơ quan sinh dục nam, nữ. Biện pháp vệ sinh cơ quan sinh dục.
c. Luyện tập, củng cố.
- Khắc sâu nội dung ôn tập, nhắc lại các nội dung trọng tâm.
4. Hoạt động tiếp nối.
- Ôn tập theo hệ thống các bảng sách giáo khoa và câu hỏi đã ôn để giờ sau kiểm tra học kì
5. Dự kiến kiểm tra, đánh giá.
- Chuẩn bị giấy, bút, kiểm tra các nội dung đã được học và ôn tập.
 ......................................................*****............................................................
KẾ HOẠCH PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU HÈ 2019
MÔN SINH HỌC 8
Buổi
Tên bài dạy
Mục tiêu
Ghi chú
1
Ôn tập học kì I
Hệ thống kiến thức đã học trong học kì I, khái quát kiến thức theo chủ đề
2
Ôn tập học kì I (Tiếp theo)
Tiếp tục hệ thống kiến thức đã học trong học kì I cho HS theo chủ đề
3
_____
4
Ôn tập học kì II
Ôn tập học kì II (Tiếp theo)
Hệ thống kiến thức đã học trong học kì II theo chủ đề
____________________________
Tiếp tục hệ thống kiến thức đã học trong học kì II theo chủ đề
_____
 Ninh Dân ngày 4 tháng 8 năm 2019
 Kí duyệt của BGH	Người lập kế hoạch
	 Phạm Thị Thuý Dung
	 Đề kiểm tra thi lại
 Môn : Sinh học 8
Câu 1: Vẽ sơ đồ truyền máu?
 Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu?
Câu 2: Nêu các tác nhân gây hại cho hệ tiêu hoá?
 Biện pháp để bảo vệ hệ tiêu hoá tránh các tác nhân gây hại?
Câu 3: Nêu các tật của mắt ?
 Nguyên nhân và cách khắc phục?
 Đáp án- Thang điểm
 Đáp án
 Thang điểm
Câu 1: 3 điểm
-Vẽ sơ đồ truyền máu:
-Các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu.
+Xét nghiệm máu: Kiểm tra máu người cho và máu người nhận, hợp nhóm máu mới truyền được.
+ Kiểm tra xem máu người cho có mầm bệnh hay không để tránh lây cho người nhận. 
 1,5 đ
 1,5 đ
Câu 2: 3 điểm
-*Nhóm sinh vật có hại: 
- Vi khuẩn
- Giun sán kí sinh.
* Do chế độ ăn uống: 
- Ăn uống không khoa học ( Nhai, thời gian ăn, khẩu vị, tinh thần)
- Khẩu phấn ăn không hợp lí 
* Ngoài ra còn mét số tác nhân khác.
- Các chất độc có trong thuốc bảo quản thực phẩm, hàn the, thuốc nhuộm, Phooc môn, thuốc BVTV.
- Các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân có hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả
- Cần hình thành các thói ăn uống hợp vệ sinh.
- Khẩu phần ăn hợp lí.
- Ăn uống đúng cách.
- Vệ sinh răng miệng sau khi ăn để bảo hệ tiêu hoá tránh các tác nhân có hại và hoạt động tiêu hoá có hiệu quả.
1,5 đ
1,5 đ
Câu 3: 4 đ
1. Cận thị: 
-Là tật mắt chỉ có khả năng nhìn gần.
*Nguyên nhân.
 - Do đường kính cầu mắt dài hoặc thể thủy tinh phồng quá 
- do không giữ vệ sinh học đường (nhìn gần) thể thủy tinh luôn phồng tạo thói quen,ánh sáng không đủ.
* Biện pháp khắc phục.
- Đeo kính cận ( kính lõm hay kính phân kỳ )
2.Viễn thị. Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn rõ vật ở xa.
* Nguyên nhân.
- Do cầu mắt ngắn hoặc thể thủy tinh dẹp quá hoặc do tuổi cao thể thủy tnh bị lão hóa, đàn hồi kém không phồng được.
* Biện pháp khắc phục.
- Muốn nhìn rõ vật ở gần phải đeo kính lồi (hội tụ)
2 đ
2 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_sinh_hoc_8_hoc_ki_1_nam_hoc_2021_2022_truong_thcs_my.doc