Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 - Tuần 6 đến 20 - Trường THCS Nam Giang

Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 - Tuần 6 đến 20 - Trường THCS Nam Giang

Tuần 6

Buổi 1

A. Mục tiêu cần đạt:

- Ôn tập lại các kiến thức về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trưòng từ vựng.

- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.

B. Chuẩn bị:

Thầy: Các dạng bài tập

Trò: Ôn tập

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra: sự chuẩn bị

2. Ôn tập

 

doc 51 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 837Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phụ đạo Ngữ văn 8 - Tuần 6 đến 20 - Trường THCS Nam Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giáo án phụ đạo ngữ văn 8
Tuần 6
Ngày soạn: 25/9/08
Ngày dạy: 
Buổi 1
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trưòng từ vựng.
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Ca 1
? Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp? 
? Các từ lúa, hoa, bà có nghĩa rộng đối với từ nào và có nghĩa hẹp đối với từ nào?
? Thế nào là trường từ vựng? Cho các từ sau xếp chúng vào các trường từ vựng thích hợp? 
- nghĩ, nhìn, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, trông, thấy, túm, nắm, húc, đá, đạp, đi, chạy, đứng, ngồi, cúi,suy, phán đoán, phân tích, ngó, ngửi, xé, chặt, cắt đội, xéo, giẫm,...
Đề: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh? 
Ca 2: Viết bài
HS triển khai phần thân bài theo các ý trong dàn bài.
1. Bài tập 1
- Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi 
phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
* Lúa: - Có nghĩa rộng đối với các từ : lúa nếp, lúa tẻ, lúa tám...
 - Có nghĩa hẹp đối với các từ :
lương thực, thực vật,...
* Hoa - Có nghĩa rộng đối với các từ : hoa hồng, hoa lan,...
 - Có nghĩa hẹp đối với các từ :
 thực vật, cây cảnh, cây cối,..
* Bà - Có nghĩa rộng đối với các từ : bà nội, bà ngoại,...
 - Có nghĩa hẹp đối với các từ :
 người già, phụ nữ, người ruột thịt,...
2. Bài tập 2
- TTV là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
* Các từ đều nằm trong TTV chỉ hoạt động của con người. Chia ra các TTV nhỏ:
- Hoạt động trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ,phán đoán, ngẫm, nghiền ngẫm,phân tích, tổng hợp, suy,... 
- Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, thấy, ngó, ngửi,...
- Hoạt động của con người tác động đến đối tượng: 
+ Hoạt động của tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt,... 
+Hoạt động của đầu: húc, đội,...
+ Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, giẫm,...
- Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, di chuyển,...
 - Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom,...
3. Bài tập 3
* Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn “Tôi đi học” và cảm xúc của mình khi đọc truyện.
b. Thân bài:
- Giới thiệu sơ lược về truyện ngắn và cảm xúc của nv “tôi”.
- Phân tích dòng cảm xúc của nv “tôi” và phát biểu cảm nghĩ:
+ Không gian trên con đường làng đến trường được cảm nhận có nhiều khác lạ. Cảm giác thích thú vì hôm nay tôi đi học.
+ Cảm giác trang trọng và đứng đắn của “tôi”: đi học là được tiếp xúc với một thế giới mới lạ, khác hẳn với đi chơi, đi thả diều. 
+ Cảm nhận của nhân vật “tôi” và các cậu bé khi vừa đến trường: không gian của ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm khiến các cậu cùng chung cảm giác choáng ngợp. 
+ Hình ảnh ông đốc hiền từ nhân hậu và nỗi sợ hãi mơ hồ khi phải xa mẹ khiến các cậu khi nghe đến gọi tên không khỏi giật mình và lúng túng.
+ Khi vào lớp “tôi” cảm nhận một cách tự nhiên không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ hòa trộn kỉ niệm và mơ ước tương lai như cánh chim sẽ được bay vào bầu trời cao rộng. 
- Những cảm xúc hồn nhiên của ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người. Giọng kể của nhà văn giúp ta được sống cùng những kỉ niệm.
- Chất thơ lan tỏa trong mạch văn, trong cách miêu tả, kể chuyện và khắc họa tâm lí đặc sắc làm nên chất thơ trong trẻo nhẹ nhàng cho câu chuyện.
c. Kết bài: Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoặc nêu những cảm nghĩ về nhân vật “tôi” trong sự liên hệ với bản thân).
* Viết bài
a. Mở bài:
“ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường...”. Những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện vẫn đầy ắp trong tâm trí ta những nét thơ ngây đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp.
b. Thân bài:c. Kết bài:
Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỉ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động. 
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập Trong lòng mẹ...
Tuần 7
Ngày soạn: 2/10/08 
Ngày dạy: 
 Buổi 2
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức về tính thống nhất về chủ đề của văn bản, xây dựng đoạn văn.
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: ? Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp? 
	 ? Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh? (Nêu dàn ý)
2. Ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Ca 1
? Viết đoạn văn trình bày theo các kiểu: diễn dịch, quy nạp, song hành?
HS viết tương tự
Đề: Phân tích “Trong lòng mẹ”, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đoạn trích Trong lòng mẹ đã ghi lại những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại”
Ca 2: Viết bài
HS triển khai phần thân bài theo các ý trong dàn bài.
1. Bài tập 1
- Kiểu diễn dịch
Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất trong sạch, giàu lòng tự trọng. Gia cảnh túng quẫn, không muốn nhờ vả hàng xóm lão đã phải bán con chó vàng yêu quý. Trong nỗi khổ cực, lão phải ăn củ chuối, củ ráy... nhưng vẫn nhất quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, nhất định dành tiền để nhờ ông giáo lo cho lão khi chết. Bất đắc dĩ phải bán con chó vàng, lão đau đớn dằn vặt lương tâm và cuối cùng dùng bả chó kết liễu đời mình để tạ lỗi với cậu vàng. Lão thà chết để giữ tấm lòng trong sạch và nhất định không chịu bán mảnh vườn của con dù chỉ một sào. 
 2. Bài tập 2
 * Lập dàn ý:
a. Mở bài:
 - Giới thiệu đoạn trích và nhận định
 b. Thân bài:
 *. Đau đớn xót xa đến tột cùng:
	Lúc đầu khi nghe bà cô nhắc đến mẹ, Hồng chỉ cố nuốt niềm thương, nỗi đau trong lòng. Nhưng khi bà cô cố ý muốn lăng nục mẹ một cách tàn nhẫn trắng trợn...Hồng đã không kìm nén được nỗi đau đớn, sự uất ức: “Cổ họng nghẹn ứ lại , khóc không ra tiếng”. Từ chỗ chôn chặt kìm nén nỗi đau đớn, uất ức trong lòng càng bừng lên dữ dội 
*. Căm ghét đến cao độ những cổ tục .
	Cuộc đời nghiệt ngã, bất công đã tước đoạt của mẹ tất cả tuổi xuân, niềm vui, hạnh phúc...Càng yêu thương mẹ bao nhiêu, thi nỗi căm thù xã hội càng sâu sắc quyết liệt bấy nhiêu: “Giá những cổ tục kia là một vật như ......... mới thôi”
*. Niềm khao khát được gặp mẹ lên tới cực điểm 
	Những ngày tháng xa mẹ, Hồng phải sống trong đau khổ thiếu thốn cả vật chất, tinh thần . Có những đêm Noen em đi lang thang trên phố trong sự cô đơn và đau khổ vì nhớ thương mẹ. Có những ngày chờ mẹ bên bến tầu, để rồi trở về trong nỗi buồn bực.....Nên nỗi khao khát được gặp mẹ trong lòng em lên tới cực điểm .........
 *. Niềm vui sướng, hạnh phúc lên tới cực điểm khi được ở trong lòng mẹ.
	Niềm sung sướng lên tới cức điểm khi bên tai Hồng câu nói của bà cô đã chìm đi, chỉ còn cảm giác ấm áp, hạnh phúc của đứa con khi sống trong lòng mẹ.	
c. Kết bài: 
- Khẳng định lại nhận định.
* Viết bài
a. Mở bài:
“Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí trung thực và cảm động về tuổi thơ cay đắng của Nguyên Hồng trong chế độ cũ. Đây là tác phẩm có giá trị của Nguyên Hồng và cũng là tác phẩm có giá trị của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm đã miêu tả một cách sinh động những rung cảm mãnh liệt của môt tâm hồn trẻ dại đối với người mẹ, bộc lộ sâu sắc lòng yêu thương mẹ của bé Hồng. 
 b. Thân bài:
c. Kết bài:
Tình thương mẹ là một nét nổi bật trong tâm hồn bé Hồng. Nó mở ra trước mắt chúng ta cả một thế giới tâm hồn phong phú của bé. Thế giới ấy luôn luôn làm chúng ta ngạc nhiên vì ánh sáng nhân đạo lấp lánh của nó. 
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập Tức nước vỡ bờ
Ngày soạn: 2/10/08
Ngày dạy:
 Buổi 3
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức về văn bản tự sự
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: ? Phân tích “Trong lòng mẹ”, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Đoạn trích Trong lòng mẹ đã ghi lại những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại”? (Nêu dàn ý)
2. Ôn tập:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Ca 1
Cảm nhận của em về nhân vật chị Dâu qua đoạn trích 
Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố
Ca 2: Viết bài
HS triển khai phần thân bài theo các ý trong dàn bài.
? Kể lai những kỉ niệm sâu sắc của ngày đầu tiên đi 
học?
HS về nhà viết bài
1. Bài tập 1 
* Lập dàn ý:
a. Mở bài: 
Giới thiệu về đoạn trích“Tức nước vỡ bờ” và cảm xúc của mình về nhân vật chị Dậu.
b. Thân bài:
- Giới thiệu sơ lược về đoạn trích“Tức nước vỡ bờ” 
- Là người nông dân nghèo khổ, mộc mạc, hiền dịu đầy lòng vị tha và đức hi sinh cao cả
+ Trong lỳc nước sụi lửa bỏng một mỡnh chị đụn đỏo chạy xuụi chạy ngược lo xuất sưu cho chồng , cho chỳ Hợi- em trai chồng mỡnh. Chị đó phải đứt ruột bỏn đứa con nhỏ 7 tuổi bỏn đàn chú chưa mở mắt cựng một gỏnh khoai vẫn chưa đủ tiền nộp sưu. Chồng chị vẫ bị đỏnh trúi. 
 - Chị đó phải vựng lờn đỏnh nhau với người nhà lớ trưởng và tờn cai lệ để bảo vệ chồng của mỡnh.
+ Ban đầu chị cố van xin tha thiết nhưng chúng không nghe tên cai lệ đã đáp lại chị bằng quả “bịch” vào ngực chị mấy bịch rồi sấn sổ tới trói anh Dậu,chỉ đến khi đó chị mới liều mạng cự lại
+ Lúc đầu chị cự lại bằng lí “chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ”
Lúc này chị đã thay đổi cách xưng hô không còn xưng cháu gọi ông nữa mà lúc này là “ ông- tôi”. Bằng sự thay đổi đó chị đã đứng thẳng lên vị thế ngang hàng nhìn thẳng vào mặt tên cai lệ
+ Khi tên cai lệ không thèm trả lời mà còn tát vào mặt chị Dậu một cái đánh bốp rồi nhảy vào cạnh anh Dậu thì chị đã vụt đứng dậyvới niềm căm giận ngùn ngụt “ Chị Dậu nghiến hai hàm răng lại : mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem”. Lúc này cách xưng hô đã thay đổi đó là cách xưng hô đanh đá của người đàn bà thể hiện sự căm thù ngùn ngụt khinh bỉ cao độ đồng thời thể hiện tư thế của người đứng trên  ... ểu
Vận dụng 1
Vận dụng 2
Tổng
* Đề bài:
Phần I: Trắc nghiệm (2.5đ)
 1. Bài tập 1 (1đ): Khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng chọn đáp án đúng nhất
 Câu 1: Ngô Tất Tố đã khắc hoạ bản chất nhân vật trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ thông qua:
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm nhân vật.
Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ miêu tả hành động nhân vật.
Ngôn ngữ miêu tả ngoại hình nhân vật là chính.
 D. Dùng ngôn ngữ kể linh hoạt kết hợp với ngôi kể phù hợp.
Câu 2: Tập hợp từ ngữ được gọi là Trường từ vựng khi các từ trong tập hợp đó:
Có cùng từ loại. B. Có cùng chức năng cú pháp chính;
C. Có ít nhất một nét nghĩa chung D. Có hình thức ngữ âm giống nhau.
Câu 3: Có thể đưa yếu tố miêu tả vào trong văn bản tự sự dưới hình thức:
Miêu tả càng nhiều chi tiết càng tốt.
Miêu tả ở mọi sự việc.
Miêu tả bằng một vài từ ngữ thật đắt.
Miêu tả hợp lý, như: ngoại hình, tính cách nhân vật; khung cảnh; hành động của nhân vật...
Câu 4: Trợ từ “đến” trong câu “Tôi dạy nó đến khổ mà nó vẫn không hiểu.” có chức năng:
A. Nhấn mạnh hơn mức độ khổ; B. Biểu lộ cảm xúc đau xót.
C. Thể hiện sự khinh thường; D. Đánh giá năng lực một người.
2. Bài tập 2 (1,5đ): Phân tích ngữ pháp của các câu ghép sau:
 a. Lòng tôi càng thắt lại, khóe mắt tôi đã cay cay. 
 b. Lão chửi yêu nó (và) lão nói với nó như nói với một đứa cháu.
Phần II: Tự luận
Bài tập 3: Cảm nhận của em về hai câu thơ: 
 “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
 Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”
 (Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác – Phan Bội Châu)
Bài tập 4: Giới thiệu về nón lá
* Đáp án và biểu điểm
Phần I: Trắc nghiệm (2.5đ)
 1. Bài tập 1 (1đ - mỗi câu đúng cho 0.25đ): 1B, 2C, 3D, 4D
 2. Bài tập 2: (1.5đ - mỗi câu đúng cho 0.75đ)
 a. Lòng tôi/ càng thắt lại, khóe mắt tôi/ đã cay cay. 
 C1 V1 C2 V2
 b. Lão /chửi yêu nó (và) lão /nói với nó như nói với một đứa cháu.
 C1 V1 C2 V2
Phần II: Tự luận
3. Bài tập 3 (2.5đ)
- Điệp từ "vẫn": sang trọng của bậc anh hùng không thay đổi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các từ ''hào kiệt'', ''phong lưu'' cho ta hình dung về 1 con người có tài, có chí như bậc anh hùng, phong thái ung dung, đàng hoàng.(1đ)
- Nhịp thơ thay đổi từ 4/3=> 3/4 pha chút đùa vui hóm hỉnh. Nhà tù là nơi giam hãm, đánh đập, mất tự do mà người yêu nước coi là nơi tạm nghỉ chân trong con đường cứu nước. Phan Bội Châu đã biến nhà tù thành trường học CM quan niệm sống và đấu tranh của Phan Bội Châu và của các nhà CM nói chung. Giọng điệu của 2 câu này vừa cứng cỏi, vừa mềm mại diễn tả nội tâm cân bằng, bình thản không hề căng thẳng hoặc u uất cho dù cảnh ngộ tù ngục là bất bình thường. Hai câu thơ không chỉ thể hiện tư thế, tinh thần, ý chí của người anh hùng CM trong những ngày đầu ở tù mà còn thể hiện quan niệm của ông về cuộc đời và sự nghiệp.(1.5đ)
4. Bài tập 4 (5đ): Giới thiệu về nón lá
 a.Mở bài(0.25đ)
Nón lá có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khỏang 2500-3000 năm. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, đoan trang, yêu kiều, duyên dáng cho người con gái Việt Nam và thực tiễn với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương.
b. Thân bài (4.5đ)
- Nguồn gốc
- Cấu tạo, nguyên liệu và cách làm
+ Với cây mác sắc, họ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu rồi uốn thành vòng tròn trịa bóng bẩy.
+ Lá cọ phơi khô ,người mua phải phơi lá vào sương đêm cho bớt độ giòn và có màu trắng xanh.
 + Có được nan nón, lá nón người ta dùng cái khung hình chóp ,có 6 cây sườn chính để gài 16 cái vành nón lớn nhỏ khác nhau lên khung. Bàn tay người thợ thoăn thoắt kluồn mũi kim len xuống sao cho lỗ khâu thật kín .nguời thợ khéo còn có tài lẩn chỉ,khéo léo giấu những nút nổi vào trong.Chiếc nón khi hòan chỉnh vừa bền vừa đẹp ,soi lên ánh mặt trời thấy kín đều
- Nón lá ở Việt Nam có nhiều loại khác nhau:Nón dấu ,nón quai thao, nón thúng, nón khua, nón bài thơ....Có thể kể đến làng Phú Cam nổi tiếng với nón bài thơ Huế đã xinh ở dáng lại nhã ở màu,mỏng nhẹ,soi lên ánh sáng thấy rõ những hình trổ giấy về phong cảnh Huế kèm theo lới thơ cài ở hai lớp lá.Hay xã Nghĩa Châu(Nghĩa Hưng) từ lâu nổi tiếng với nghề làm nón thanh thóat ,bền đẹp.Rồi nón Gò Găng ở Bình Định,Nón lá ở làng Chuông (Thanh Oai, Hà Tây), tất cả tô đẹp thêm cho nét văn hóa nón độc đáo của Việt Nam.
- Cũng chính vì mang đầy tính nghệ thuật mà con người luôn biết trân trọng sản vật văn hóa này.Và rồi, tất nhiên,chiếc nón lá đi vào thơ ca nhẹ nhàng như mặc nhiên phải vậy. 
- Hình ảnh chiếc nón lá trong mắt nhà thơ là hình ảnh của người thiếu nữ thơ ngây trong tà áo dài thanh khiết,của người phụ nữ mộc mạc chân tình gắn đời với mảnh ruộng quê hương,của những mối tình thầm kín gửi qua bài thơ dấu trong nón lá.
c. Kết bài (0.25đ): Khẳng định vai trò của nón
 Mỗi chiếc nón có một linh hồn riêng ,một ý nghĩa riêng. Hiện nay ,Việt Nam ta có đến hàng chục lọai nón cổ truyền khác nhau,chứng minh cho nền văn hóa và đậm sắc nghệ thuật.Đời sống văn minh,phát triển nhung nón lá Việt Nam vẫn thuần túy nguyên hình của nó :giản dị,duyên dáng, ở bất cứ nơi đâu,từ rừng sâu hẻo lánh,trên đồng ruộng mênh mông,dọc theo sông dài biển cả,đều thấy chiếc nón lá ngàn đời không đổi thay. 
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập 
 - Chuẩn bị sách HKII, soạn bài tiếp theo
Tuần 20
Ngày soạn: /1/08
Ngày dạy: 
Buổi 19
A. Mục tiêu cần đạt:
- Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Nhớ rừng
B. Chuẩn bị: 
Thầy: Các dạng bài tập 
Trò: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra: sự chuẩn bị
2. Ôn tập
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Đề bài: Cảm nhận của em về bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ? 
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau
HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài
GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh
 1.Tìm hiểu đề
- Thể loại: Cảm thụ tác phẩm văn học
- Nội dung cần làm sáng tỏ: tâm trạng chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ.
- Cách làm: phân tích các yếu tố NT làm sáng tỏ ND. Lần lượt phân tích bài thơ theo từng khổ thơ.
2. Dàn ý
a. Mở bài
-Thế Lữ (1907- 1989) là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Bài thơ Nhớ rừng in trong tập “Mấy vần thơ” là bài thơ tiêu biểu của ông góp phần mở đường cho sự thắng lợi của thơ mới.
b. Thân bài
* Khổ 1
 - Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt được biểu hiện qua những từ ngữ: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, bị nhục nhằn tù hãm, làm trò lạ mắt, đồ chơi Đang được tung hoành mà giờ đây bị giam hãm trong cũi sắt bị biến thành thứ đồ chơi, nỗi nhục bị ở chung với những kẻ tầm thường, thấp kém, nỗi bất bình.
- Từ “gậm”, “Khối căm hờn” (Gậm = cắn, dằn  , Khối = danh từ chuyển thành tính từ) trực tiếp diễn tả hành động, và tư thế của con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú. Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua, buông xuôi bất lực
 - Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh bên ngoài buông xuôi và nội tâm hờn căm trong lòng của con hổ thể hiện nỗi chán ghét cuộc sống tù túng, khao khát tự do.
*Khổ 2
- Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét khúc trường ca dữ dội... Điệp từ ''với'', các động từ chỉ đặc điểm của hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường, hùng vĩ, bí ẩn chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị
- Trên cái nền thiên nhiên đó, hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên với tư thế dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân ...Vờn bóng ... đều im hơi. Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (giàu chất tạo hình) diễn tả cảm xúc vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. Tâm trạng hổ lúc này hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình
* Khổ 3
- Cảnh rừng ở đây được tác giả nói đến trong thời điểm: đêm vàng, ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh bóng gội, chiều lênh láng máu sau rừng thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ
 - Giữa thiên nhiên ấy con hổ đã sống một cuộc sống đế vương: - Ta say mồi ... tan- Ta lặng ngắm ...Tiếng chim ca ...- Ta đợi chết ... điệp từ ''ta'': con hổ uy nghi làm chúa tể. Cảnh thì chan hoà ánh sáng, rộn rã tiếng chim, cảnh thì dữ dội. ... cảnh nào cũng hùng vĩ, thơ mộng và con hổ cũng nổi bật, kiêu hùng, lẫm liệt. Đại từ “ta” được lặp lại ở các câu thơ trên thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ, tạo nhạc điệu rắn rỏi, hào hùng.
- Điệp ngữ, câu hỏi tu từ: nào đâu, đâu những, tất cả là dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nỗi nhớ đau đớn của con hổ và khép lại bằng tiếng than u uất ''Than ôi!”. Con hổ bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do của chính mình.
*Khổ 4
- Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả suối ... mô gò thấp kém, ... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm.
 - Giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập thể hiện sự chán chường, khinh miệt, đáng ghét, tất cả chỉ đơn điệu, nhàn tẻ không thay đổi, giả dối, nhỏ bé, vô hồn.
- Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc
* Khổ 5
- Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian oai linh, hùng vĩ, thênh thang nhưng đó là không gian trong mộng (nơi ta không còn được thấy bao giờ) - không gian hùng vĩ. Đó là nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do. Đó cũng là khát vọng giải phóng của người dân mất nước.Đó là nỗi đau bi kịch. Điều đó phản ánh khát vọng được sống chân thật, cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
c. Kết bài
- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào thể hiện tâm trạng
chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ.
3. Viết bài 
4.Đọc và chữa bài
 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà:
 - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức về câu nghi vấn, Quê hương

Tài liệu đính kèm:

  • docGa phu dao.doc