Giáo án phụ đạo học sinh yếu kém Toán Lớp 8 - Tiết 4 đến 26 - Năm học 2010-2011 - Bạc Thị Khuyên

Giáo án phụ đạo học sinh yếu kém Toán Lớp 8 - Tiết 4 đến 26 - Năm học 2010-2011 - Bạc Thị Khuyên

Chữa Bài tập 11, 12(SBT/7)

Gv hướng dẫn HS làm các phần như sau:

Cho biết các biểu thức trên có dạng HĐT nào?

Trả lời

Hãy xác định A. B?

Trả lời

AD các HĐt để tính ?

Trả lời

Cho HS làm BT tương tự

Yêu cầu HS lên bảng làm

3 HS lên bảng

Ta có thể AD các HĐt nào để phá bỏ dấu ngoặc?

Bình phương của 1 tổng, 1 hiệu

Yêu cầu HS khai triển

Đứng tại chỗ trả lời

Cho biết ta có thể AD các HĐT nào để khai triển?

Bình phương của 1 tổng, 1 hiệu và hiệu 2 bình phương

Hướng dẫn HS cách làm thứ 2 là AD HĐT Bình phương của 1 tổng với A = x + y và B = x – y

Hướng dẫn HS cách làm thứ 2 là AD HĐT Bình phương của 1 tổng với A = x - y + z và B = y – z

Để tính được giá trị ta làm như thế nào?

AD HĐT hiệu 2 bình phuơng để khai triển trước

Yêu cầu HS khai triển HĐT

Yêu cầu HS khai triển HĐT sau đó thay giá trị của biến vào tính

Ta tách các số đã cho như thế nào?

Tách sao cho có thể AD được HĐT

 

doc 62 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án phụ đạo học sinh yếu kém Toán Lớp 8 - Tiết 4 đến 26 - Năm học 2010-2011 - Bạc Thị Khuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/10/2010	Ngày giảng: 27/10/2010 Lớp 8
Tiết 4 – ÔN TẬP VỀ NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
	 Ôn tập cho HS về các HĐT bình phương của 1 tổng, bình phương của 1 hiệu, hiệu 2 bình phương 
2. Kĩ năng
	Rèn cho HS kĩ năng nhận biết đúng dạng của các HĐT, AD đúng các HĐT vào giải bài tập
3. Thái độ
	Nghiêm túc, có ý thức tự học
II/ Chuẩn bị
GV: Giáo án, SGK, SBT
HS: Sách vở, SGK,SBT
III/ Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
	Câu hỏi: Viết các HĐT bình phương của 1 tổng, bình phương của 1 hiệu, hiệu 2 bình phương ?
	Đáp án: (A+B)2 = A2 + 2AB + B2
	(A-B)2 = A2 - 2AB + B2
	A2 – B2 = (A+B)(A – B)
2. Dạy bài mới
Hoạt động của Gv - HS
Tg
Ghi bảng
GV
GV
?
HS
?
HS
?
HS
Chữa Bài tập 11, 12(SBT/7)
Gv hướng dẫn HS làm các phần như sau:
Cho biết các biểu thức trên có dạng HĐT nào?
Trả lời
Hãy xác định A. B?
Trả lời
AD các HĐt để tính ?
Trả lời
10’
1. Bài 11(SBT/7): Tính
a) (x+2y)2 = x2 + 2.x.2y + (2y)2 
= x2 + 4xy + 4y2
b) (x-3y)(x+3y) = x2 –(3y)2 =x2 – 9y2
c) (5-x)2 = 52 -2.5.x + x2 
= 25 – 10x +x2 
2. Bài tập 12(SBT/7): Tính
a) (x – 1)2 = x2 – 2x + 1
b) (3 – y )2 = 9 – 6y + y2
c) 
GV
?
HS
Cho HS làm BT tương tự
Yêu cầu HS lên bảng làm
3 HS lên bảng
8’
3. Bài tập: Tính
a) (x + 4)2 = x2 + 8x +16
b) (3x – 2y)2 = 9x2 – 12xy + 4y2
c) 
?
HS
GV
HS
?
HS
GV
GV
Ta có thể AD các HĐt nào để phá bỏ dấu ngoặc?
Bình phương của 1 tổng, 1 hiệu
Yêu cầu HS khai triển
Đứng tại chỗ trả lời
Cho biết ta có thể AD các HĐT nào để khai triển?
Bình phương của 1 tổng, 1 hiệu và hiệu 2 bình phương
Hướng dẫn HS cách làm thứ 2 là AD HĐT Bình phương của 1 tổng với A = x + y và B = x – y
Hướng dẫn HS cách làm thứ 2 là AD HĐT Bình phương của 1 tổng với A = x - y + z và B = y – z
8’
4. Bài tập 14(SBT/7) Rút gọn biểu thức:
a) (x + y)2 +(x - y)2= x2 + 2xy + y2 +
x2 - 2xy + y2 = 2x2 + 2y2 = 2(x2 + y2)
b) 2(x-y)(x+y) +(x + y)2 + (x - y)2 
= 2x2 – 2y2 + 2x2 + 2y2 = 4x2 
c) (x – y + z)2 +(z –y )2 +2(x – y + z)(y-z ) = (x – y + z)2 +(y - z)2 +2(x – y + z)(y-z ) =( x – y + z+y – z)2
= x2
?
HS
GV
GV
?
HS
Để tính được giá trị ta làm như thế nào?
AD HĐT hiệu 2 bình phuơng để khai triển trước
Yêu cầu HS khai triển HĐT
Yêu cầu HS khai triển HĐT sau đó thay giá trị của biến vào tính
Ta tách các số đã cho như thế nào?
Tách sao cho có thể AD được HĐT
10’
5. Bài tập: Tính nhanh giá trị của các biểu thức sau:
a) x2 – y2 tại x = 87 và y = 13
Ta có: x2 – y2 = (x - y)(x + y) 
=(87 – 13)(87 + 13) = 74.100 = 7400
b) (x – y)2 tại x2 + y2 = 26 và xy = 5
Ta có: (x – y)2 = x2 - 2xy + y2 
= (x2 + y2) + 2xy = 26 + 2. 5 = 36
c) 10012 = (1000 + 1)2 = 10002 +2.1000.1+ 12 = 10002001
d) 29,9 . 30,1 = (30 – 0,1)(30+ 0,1) 
= 302 – (0,1)2 = 900 – 0,01 = 899,99
3. Củng cố (3’)
	? Nhắc lại 3 HĐT đã được ôn tập
	HS: Đứng tại chỗ nhắc lại 3 HĐT ôn lại trong bài
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà(1’)
	Tiếp tục làm các BT trong SBT, ôn lại các HĐT lập phương của 1 tổng, hiệu; tổng(hiệu) 2 lập phương
Ngày soạn: 23/10/2010	Ngày giảng: 27/10/2010 Lớp 8
Tiết 5 – ÔN TẬP VỀ NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ(tiếp)
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
	 Ôn tập cho HS về các HĐT lập phương của 1 tổng(hiệu); tổng(hiệu) 2 lập phương
2. Kĩ năng
	Rèn cho HS kĩ năng nhận biết đúng dạng của các HĐT, AD đúng các HĐT vào giải bài tập
3. Thái độ
	Nghiêm túc, có ý thức tự học
II/ Chuẩn bị
GV: Giáo án, SGK, SBT
HS: Sách vở, SGK,SBT
III/ Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ (7’)
	Câu hỏi: Viết các HĐT lập phương của 1 tổng(hiệu); tổng(hiệu) 2 lập phương?
	Đáp án: (A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B3
	 (A - B)3 = A3 - 3A2B + 3AB2 - B3
	A3 + B3 = (A + B)(A2 - AB + B2)
	A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2)
2. Dạy bài mới
Hoạt động của Gv - HS
Tg
Ghi bảng
?
HS
?
HS
Phát hiện các dạng HĐt trong từng phần
a. Lập phưong của 1 tổng
b. Hiệu 2 lập phương
c. Tổng 2 lập phương
d. Lập phương của 1 hiệu
Hãy AD các HĐt để khai triển các biểu thức trên?
Đứng tại chỗ trả lời
10’
1. Bài tập 1: Thực hiện phép tính
a) 
b) (x-2)(x2+2x+4) = x3 – 23 = x3 – 8
c) x3 + 8y3 = x3 + (2y)3 = (x+2y)(x2 – 2xy + 4y2 
d) (2x – y)3 = (2x)3 – 3.(2x)2.y +3.2x.y2 –y3 = 8x3 – 12x2y +6xy2 – y3
?
HS
?
HS
Để tính giá trị của biểu thức ta nên làm như thế nào?
Thu gọn biểu thức trước sau đó thay giá trị của biến vào tính
Thu gọn biểu thức như thế nào?
AD các HĐT
7’
2. Bài tập 2: Tính giá trị của các biểu thức sau:
a) x3 – 3x2 + 3x -1 tại x = 101
Ta có: x3 – 3x2 + 3x -1 =(x – 1)3 = (101 – 1)3 = 1003 = 1000000
b) x3 + 9x2 + 27x + 27 tại x = 97
Ta có: x3 + 9x2 + 27x + 27 =(x + 3)3 
=( 97 + 3 )3 = 1003 = 1000000
?
HS
GV
HS
?
HS
GV
HS
GV
HS
?
HS
?
HS
Ta Cm như thế nào?
Khai triển VP sao cho kết quả bằng vế trái
Yêu càu HS khai triển
Đứng tại chỗ trả lời
Ta Cm như thế nào?
Khai triển VT sao cho kết quả bằng VP
Yêu càu HS khai triển
Đứng tại chỗ trả lời
Yêu cầu HS lên bảng làm phần c tương tự phần b
Lên bảng
Ta nên khai triển vế nào?
Khai triển VP
Khai triển như thế nào?
AD các HĐT bình phương của 1 tổng và bình phương của 1 hiệu sau đó thực hiện phép nhân đơn thức với đa thức rồi thu gọn
15’
3. Bài tập 3. Chứng minh rằng
a) a3 + b3 = (a +b)
Ta có: 
b) (a+b)3 + (a-b)3 = 2a(a2 + 3b2)
Ta có: VT = (a+b)3 + (a-b)3 
= a3 +3a2b +3ab2 + b3 + a3 -3a2b +3ab2 -b3
= 2a3 +6ab2 = 2a(a2 +3b2)
c) (a+b)3 - (a-b)3 = 2b(b2 + 3a2)
Ta có: VT = (a+b)3 - (a-b)3 
= a3 +3a2b +3ab2 + b3 - a3 + 3a2b - 3ab2 + b3
= 2b3 +6a2b = 2b(b2 +3a2)
d) (x+y)3 = x(x-3y)2 + y(y-3x)2
Ta có: VP = x(x2 – 6xy + 9y2) +y(y2 – 6xy + 9x2) = x3 -6x2y +9xy2 +y3 – 6xy2 +9x2y = x3 + 3x2y + 3xy2 + y3 = (x+y)3 = VT
3. Củng cố(5’)
	? Nhắc lại 4 HĐt đã ôn tập trong bài?
	HS: Đứng tại chỗ trả lời
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà(1’)
	Tiếp tục hoàn thiện bài tập
	Ôn lại bài hình thang, hình thang cân
Ngày soạn: 23/10/2010	Ngày giảng: 27/10/2010 Lớp 8
Tiết 6 – HÌNH THANG – HÌNH THANG CÂN
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
	Ôn lại cho HS các kiến thức về hình thang, hình thang cân(ĐN, T/c, dhnb)
2. Kĩ năng
	HS áp dụng các kiến thức về hình thang, hình thang cân để làm các bài toán CM, tính toán
3. Thái độ
	Nghiêm túc, có thái độ tích cực trong học tập
II/ Chuẩn bị
GV: Giáo án, SGK, SBT, thước kẻ
HS: SÁch vở, SBT. Thước
III/ Tiến trình bài dạy
1. KIểm tra bài cũ(Không)
2. Bài mới
Hoạt động của Gv - HS
Tg
Ghi bảng
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
Hoạt động 1
Phát biểu Đn hình thang?
Hình thang là tứ giác có 2 cạnh đối //
Muốn Cm 1 tứ giác là hình thang ta Cm như thế nào?
Ta Cm tứ giác đó có 2 cạnh đối //
Thế nào là hình thang vuông?
Hình thang vuông là hình thang có 1 góc vuông
Ta Cm 1 tứ giác là hình thang vuông như thế nào?
Cm tứ giác đó là hình thang có 1 góc vuông
Thế nào là hình thang cân?
Hình thang cân là hình thang có 2 góc kề 1 đáy bằng nhau
Hình thang cân có tính chất gì?
Trả lời (như bên)
Để Cm 1 tứ giác là hình thang cân ta CM như thế nào?
Ta Cm theo dấu hiệu nhận biết
12’
I/ Lý thuyết
- Đn hình thang: Hình thang là tứ giác có 2 cạnh đối //
- Hình thang vuông là hình thang có 1 góc vuông
- Hình thang cân là hình thang có 2 góc kề 1 đáy bằng nhau
- Tính chất hình thang cân:
+ Trong hình thang cân, 2 cạnh bên bằng nhau
+ Hai đường chéo bằng nhau
- Dấu hiệu nhận biết hình thang cân
+ Hình thang có 2 góc kề 1 đáy bằng nhau là hình thang cân
+ Hình thang có 2 đường chéo bằng nhau là hình thang cân
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
Hoạt động 2
GV đưa ra bài tập 1.
Cho ∆ABC vuông cân tại A, BC = 2cm. Vẽ ∆ACE vuông cân tại E(E và B khác phía đối với AC). CMR AECB là hình thang vuông, tính các góc và các cạnh của nó
Vẽ hình. Viết GT-KL?
Vẽ hình
GT: ∆ABC vuông cân tại A 
 ∆ACE vuông cân tại E
KL - AECB là hình thang vuông
Tính ; ; ; 
Tính AE, EC, BC, AB
Để Cm AECB là hìnhthang vuông ta Cm như thế nào?
Ta phải Cm nó là hình thang trứơc sau đó CM nó có góc vuông
Cm là hình thang như thế nào?
Ta sẽ Cm AE// BC
Hướng dẫn HS cùng Cm
Tính các góc của hình thang vuông AECB ?
Tính toán
Tính các cạnh của hình thang vuông AECB như thế nào?
AD định lí Pitago
Yêu cầu HS tính toán
15’
II/ Bài tập B
1. Bài tập 1:
* Ta có ∆ABC vuông cân
 tại A=> 
∆ACE vuông cân tại E A C
=> E
Vậy 
=>AE // BC (cùng vuông góc với EC)
=> Tứ giác AECB là hình thang
* Có góc E = 900 nên AECB là hình thang vuông
Có ; ; ; 
* AD định lí Pitago vào ∆vuông cân ABC, ta có
BC2=AB2+AC2 = 2AB2
=>AB2 = BC2 : 2 = 2 : 2= 1cm
Vậy AB = AC = 1 cm
AD định lí Pitago vào ∆ vuông cân AEC, ta có
AC2=AE2+EC2 = 2AE2
=>AE2 = AC2 : 2 = 1 : 2= 0,5cm
Vậy AE = EC = 
GV
?
HS
HS
?
HS
?
HS
?
HS
Gv
?
HS
Cho bài tập 2
Cho ∆ABC cân tại A. Trên tia đối của tia AC lấy điểm D, trên tia đối của tia AB lấy điểm E sao cho AD = AE. Tứ giác DECB là hình gì? Vì sao?
Vẽ hình. Viết GT – KL?
Lên bảng vẽ hình
- Viết GT – KL
GT: ∆ABC cân tại A; AD = AE
KL: Tứ giác AECB là hình gì?
Dự đoán tứ giác AECB là hìnhgì?
Hình thang cân
Ta phải Cm như thế nào?
Cm nó là hình thang trước
Cm như thế nào?
Cm DE // BC dựa vào 2 góc sole trong bằng nhau
Cùng HS cm
Vì sao tứ giác AECB là hình thang cân?
Vì nó là hình thangcó 2 đường chéo bằng nhau
12’
2. Bài tập 2.
 D E
∆ABC cân tại A nên 1
 A 2
 1
∆ABC cân tại A nên B 1 C 
∆ADE cân tại A nên
mặt khác (đối đỉnh)
=> (sole trong)
=> DE // BC => tứ giác DECB là hình thang
Mặt khác, DC = BE (gt) nên hình thang DECB là hình thang cân vì có 2 đường chéo bằng nhau
3. Củng cố(5’)
	? Nhắc lại các kiến thức trọng tâm trong bài ôn tập?
	HS: Đứng tại chỗ nhắc lại
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà(1’)
	- Tiếp tục ôn tập các kiến thức đã được ôn lại, ôn lại bài Phân tích đa thức thành nhân tử
Ngày soạn: 26/10/2010	Ngày giảng: 29/10/2010 Lớp 8
Tiết 7 – PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
	Ôn lại cho HS cách phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách đặt nhân tử chung và phương pháp dùng HĐT
2. Kĩ năng
	HS biết AD các cách phân tích trên để phân tích 1 đa thức thành nhân tử
3. Thái độ
	Nghiêm túc, có ý thức học tập
II/ Chuẩn bị
GV: Giáo án; SGK; SBT
HS: Sách vở, SBT, ôn lại kiến thức
III/ Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ (3’)
	Câu hỏi: Cho biết cách xác định nhân tử chung của 1 đa thức?
	Đáp án: - Hệ số là ƯCLN của các hệ số hệ số trong mọi hạng tử
	 - Các luỹ thừa bằng chữ số có mặt trong mọi hạng tử với số mũ nhỏ nhất của nó.
2. Bài mới
Hoạt động của Gv - HS
Tg
Ghi bảng
?
HS
?
HS
?
HS
GV
HS
GV
2 hạng tử có nhân tử nào chung?
12,7
Ta làm như thế nào?
Đặt nhân tử chung ra ngoài
Ta có thể đặt hạng tử nào làm nhân tử chung?
Đặt 52. Vì 8 . 26 = 4 . 52
Yêu cầu 3 HS lên bảng làm
3 HS lên bảng thực hiện. HS dưới lớp tự làm
Chữa bài làm của HS
 ...  BF = CF 
Hãy tìm và Cm các Δ bằng nhau
Cm theo hướng dẫn của GV
Vậy khi đó ta sẽ Cm EFGH là hình thoi dựa theo dấu hiệu nhận biết nào?
Dấu hiệu tứ giác có 4 cạnh bằng nhau
7’
1. Bài 132(SBT/96) E 
 A B
 H F
 D G C
Ta có: AE = BE = CG = DG (tính chất HCN)
và AH = DH = BF = CF (tính chất HCN)
=> ΔAEH =ΔBEF =Δ CGF =Δ DGH(c.g.c)
=> EH = EF = GF = GH 
=> Tứ giác EFGH là hình thoi
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
Vẽ hình?
1 HS lên bảng
Để Cm AH = Ak, ta thường Cm như thế nào?
CM 2 Δ bằng nhau mà 2Δ đó có 2 đoạn thẳng đó là 2 cạnh tương ứng
Tìm và Cm 2Δ bằng nhau có 2 đoạn thẳng đó là 2 cạnh tương ứng?
Cm ABH = ΔACK
Để Cm hbh là hình thoi, ta có mấy dấu hiệu Cm?
3 dấu hiệu
Theo dấu hiệu 2 cạnh kề bằng nhau, thì ta phải Cm 2 cạnh nào bằng nhau?
Cm AB = AD
Để Cm AB = AD ta Cm như thế nào?
Cm Δ ABH = ΔACK
Yêu cầu HS cm
Ta kẻ đường chéo AC. Hãy Cm AC là đường phân giác của 1 góc của hbh ABCD?
Ta Cm AC là đường phân giác của góc A hoặc góc C
Ta nên cm AC là đường phân giác của góc C. Vì góc A bị chia thành 4 góc nên khó Cm hơn
Ta cm như thế nào?
Ta Cm ΔAHC = Δ AKC từ đó suy ra suy ra AC là đường phân giác của góc C
15’
2. Bài 136(SBT/97) A
 B D
 H K
 C
a. Chứng minh AH = AK
Xét tam giác ABH và ΔACK có
AB = AD; (tính chất hình thoi)
=> ABH = ΔACK (cạnh huyền – góc nhọn)
=> AH = AK 
b. Chứng minh ABCD là hình thoi
 A
 B D
 H K
 C
Cách 1. 
Do ABCD là hình bình hành nên
=> và AH = AK 
=> Δ ABH = ΔACK (g.c.g)
=> AB = AD
=> Hình bình hành ABCD là hình thoi, vì có 2 cạnh kề bằng nhau
Cách 2. 
Kẻ AC. Khi đó, ΔAHC và Δ AKC có:
AC là cạnh chung, AH = AK
=> ΔAHC = Δ AKC ( cạnh huyền – cạnh góc vuông)
=> 
=> hình bình hành ABCD là hình thoi vì có 1 đường chéo là đường phân giác của 1 góc
?
HS
Gv
?
HS
?
HS
Vẽ hình?
1 HS lên bảng
Hướng dẫn HS Cm 3 điểm E, O, G thẳng hàng và 3 điểm F, O, H thẳng hàng
Theo tính chất hình thoi, Điểm O sẽ nằm trên tia phân giác của các góc A, B, C, D. Từ đó ta suy ra điều gì?
Điểm O sẽ cách đều các cạnh của các góc của hình thoi
Khi đó ta có điều gì?
2 đường chéo của tứ giác EFGH bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm
10’
3. Bài tập 138(sbt/97)
 B
 E F
 A O C
 H G
 D
Ta có OE AB; OG CD, mà AB // CD nên 3 điểm E, O , G thẳng hàng
Tương tự, 3 điểm F, O, H thẳng hàng
O nằm trên tia phân giác của góc B và góc D (tính chất hình thoi) nên OE = OF, OH = OG
O nằm trên tia phân giác của góc A và góc C (tính chất hình thoi) nên OF = OG, OE = OH
Vậy OE = OG = OF = OH(hay 2 đường chéo EG và FH bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường) => tứ giác EFGH là HCN
3. Củng cố(5’)
	Nhắc lại Đn, Tính chất, dhnb hinh thoi?
4. Hướng dẫn HS tự học bài ở nhà (1’)
	- Ôn kĩ các Đn, tính chất, dhnb của hình thoi
	- Xem lại tất cả các bài tập liên quan đến hình thoi
	- Ôn lại bài “biến đổi các biểu thức hữu tỉ” và bài Hình vuông
Ngày soạn: 14/12/2010 	Ngày giảng: 17/12/2010	Lớp 8
Tiết 25 - ÔN TẬP VỀ BIẾN ĐỔI CÁC BIỂU THỨC HỮU TỈ
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
	- ÔN lại cho HS các phép tính về cộng, trừ, nhân, chia thông qua việc biến đổi các biểu thức hữu tỉ
	- Ôn lại cho HS về ĐK xác định của phân thức, tìm điều kiện của biến để mẫu thức khác 0
2. Kĩ năng
	- Rèn kĩ năng tính toán, biến đổi biểu thức hữu tỉ
	- Trình bày bài tìm điều kiện của biến để giá trị của phân thức được xác định
3. Thái độ
	Rèn tư duy logic, tính tự giác học tập của học sinh
II/ Chuẩn bị
GV: Giáo án, SGK, SBT
HS: Ôn bài cũ, sách vở, SBT
III/ Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ(5’)
	Câu hỏi: 1. Việc biến đổi biểu thức hữu tỉ được thực hiện như thế nào?
	2. Điều kiện của biến được xác định như thế nào để giá trị của phân thức được xác định?
	Đáp án: 1. Việc biến đổi biểu thức hữu tỉ được thực hiện bằng cách đưa biểu thức về dạng các phép toán nhân, chia, cộng, trừ các phân thức đại số, rồi thực hiện như bình thường khi rút gọn biểu thức
	2. Biến được xác định bằng cách: Cho mẫu thức khác 0, rồi tìm diều kiện của biến sao cho mẫu thức đó phải khác không
2. Bài mới
Hoạt động của GV - HS
Tg
Ghi bảng
GV
GV
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
Yêu cầu chữa bài tập 44(SBT/36)
Gọi 3 HS lên bảng làm 3 phần a, b, c
3 HS lên bảng. HS dưới lớp tự làm
Gọi HS nhận xét-chữa bài
Hãy biến đổi biểu thức thành 1 phép tính chia?
Trả lời
Ta thực hiện ở đâu trước?
Trong ngoặc trước
Để thực hiện phép tính trong ngoặc, ta cần phải làm gì?
Cần quy đồng các phân thức rồi mới thực hiện phép tính
Yêu cầu HS thực hiện
Hãy thực hiện phép chia phân thức?
Thực hiện theo quy tắc
12’
1. Bài tập 44(SBT/36). Biến đổi các biểu thức thành phân thức
?
HS
GV
HS
GV
Điều kiện của biến để giá trị phân thức xác định được tìm như thế nào?
Cho mẫu thức khác không, rồi tìm giá trị tương ứng của biến
Yêu cầu 4 HS lên bảng
4 HS lên bảng. HS dưới lớp làm theo hướng dẫn của GV
Nhận xét, chữa bài cho HS
8’
2. Bài tập 46(SBT/36). Tìm ĐK của biến để giá trị phân thức xác định
Phân thức xác định với mọi giá trị của biến x
ĐK: x+ 2004 ≠ 0 ó x ≠ - 2004
ĐK: 3x – 7 ≠ 0 x ≠ 
ĐK: x + z ≠ ) ó x ≠ -z
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
Dạng bài toán này là bài toán nào?
Dạng bài toán có liên quan đến giá trị của phân thức
Trước khi tìm giá trị của phân thức ta phải làm gì?
Tìm Đk của biến để mẫu thức khác 0
Hãy tìm ĐK của biến?
Trả lời
Cho biết giá trị của biến có thỏa mãn điều kiện xác định không?
Có thỏa mãn Đk
Trước khi thay vào để tìm giá trị của biến ta phải làm gì?
Rút gọn biểu thức
Yêu cầu HS rút gọn và tính giá trị của biểu thức
8’
3. Bài tập 51(SBT/37). Tìm giá trị của biểu thức.
 tại x = -8
ĐK: 9x2 – 6x + 1 ≠ 0 ó (3x-1)2 ≠ 0ó x ≠ 
Ta có: 
Tại x = -8 giá trị của biểu thức là 8/25
 tại x = 1 000 001
ĐK: x3 + 2x2 – x - 2 ≠ 0
 ó (x+2)(x+1)(x-1) ≠ 0
ó x ≠ -2; x ≠ -1; x ≠ 1
Ta có:
Tại x = 1000 001 thì giá trị phân thức là 
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
Hãy tìm ĐK của biến?
Thực hiện tìm
Hãy thực hiện rút gọn biểu thức?
Cùng GV thực hiện
Giá trị của biểu thức bằng 1, tức là gì?
Tức là 
Hãy tìm x dựa vào biểu thức trên?
Tiến hành tìm
8’
4. Bài tập 54(SBT/37)
Cho biểu thức 
a. ĐK: 
Ta có:
Giá trị biểu thức bằng 1, tức là thỏa mãn ĐK 
3. Củng cố(3’)
	Nhắc lại ND học bài
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà(1’)
 Tiếp tục học thuộc và làm bài tập trong sgk và SBT
Ôn lại toàn bộ kiến thức trong chương I, II phần Đại số
Ngày soạn: 14/12/2010 	Ngày giảng: 17/12/2010	Lớp 8 
Tiết 26 - ÔN TẬP VỀ HÌNH VUÔNG
I/ Mục tiêu
1. Kiến thức
	- Ôn tập cho HS về các kiến thức (ĐN, tính chất, dấu hiệu nhận biết) của hình vuông
2. Kĩ năng
	Tiếp tục rèn cho HS kĩ năng vẽ hình, vận dụng kiến thức để chứng minh bài toán, làm các bài tập có liên quan đến hình vuông
3. Thái độ
	Rèn cho HS ý thức tự học, ý thức tự giác chuẩn bị bài, suy nghĩ loogic, chặt chẽ
II/ Chuẩn bị
GV: Giáo án, SGK,SBT
HS: Ôn lại bài, Sách vở, SBT
III/ Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ(5’)
	Câu hỏi: Phát biểu ĐN, tính chất, dấu hiệu nhận biết của hình vuông?
	ĐÁp án:
	- ĐN: hình vuông là tứ giác có 4 cạnh bằng nhau và có 4 góc vuông
- Tính chất: + Hình vuông có tất cả các tính chất của hình chữ nhật và hình thoi
	+ Hình vuông có tính chất về đường chéo là:
	./ bằng nhau
	./ Vuông góc với nhau
	./ Cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
	./ Hai đường chéo là đường phân giác của các góc của hình vuông
	- Dấu hiệu nhận biết:
	+ HCN có 2 cạnh kề bằng nhau là hình vuông
	+ HCN có 2 đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông
	+ HCN có 1 đường chéo là đường phân giác của 1 góc là hình vuông
	+ Hình thoi có 1 góc vuông là hình vuông
	+ Hình thoi có 2 đường chéo bằng nhau là hình vuông
	Ngoài ra, nếu 1 tứ giác vừa là hình thoi, vừa là HCN thì tứ giác đó là hình vuông
2. Dạy bài mới
Hoạt động của Gv -HS
Tg
Ghi bảng
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
Vẽ hình?
1 HS lên bảng vẽ
Bài toán cho ta biết điều gì, và phải Cm cái gì?
Cho ta biết ABCD là hình vuông, AE= BK= CP= DQ. Và phải đi chứng minh xem Tứ giác EKQP là hình gì?
Theo như gt, ta suy ra được điều gì?
Có các Δ bằng nhau
Hãy Cm các Δ bằng nhau?
Tự chứng minh
Từ các Δ bằng nhau ta suy ra các cạnh nào bằng nhau?
Suy ra QE = EK = PK = QP
Vậy Tứ giác EKQP là hình gì?
Là hình vuông
10’
1. Bài 145(SBT/98) A E B
 K
 Q
 D P C
Giải
Xét ΔAEQ, ΔBKE, ΔCPK, ΔDQP có:
AE= BK= CP= DQ (gt)
AQ = BE = CK = DP (vì AB = BC = CD = AD và AE= BK= CP= DQ)
=> ΔAEQ = ΔBKE = ΔCPK = ΔDQP(c.g.c)
=> QE = EK = PK = QP
=> Tứ giác EKQP là hình vuông, vì có 4 cạnh bằng nhau
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
Vẽ hình?
1 HS lên bảng
Hãy chứng minh tứ giác PHQK là hình bình hành?
Cm theo hướng dẫn của GV
Theo hình vẽ, ta thấy hbh PHQK có thêm điều kiện gì?
 và PH = HQ 
Hãy Cm các điều trên?
Chứng minh theo hướng dẫn của GV
Hbh PHQK có 1 góc bằng 900 là hình gì?
Là HCN
HCN có 2 cạnh kề bằng nhau thì ta suy ra đó là hình gì?
Là hình vuông
15’
2. Bài tập 147(SBT/98)
 A P B
 H K 	
 D Q C 
Giải
Tứ giác APCQ có AP // QC, AP = QC nên là hình bình hành => AQ // PC
Tứ giác BQDP có BP // DQ, BP =DQ nên là hình bình hành => PD // BQ
=> Tứ giác PHQK là hình bình hành, vì có PH // QK, PK // HQ
Mặt khác, tứ giác APQD có AP // DQ và AP = DQ nên là hbh. Có Â = 900 nê là HCN, có AP = AD nên là hình vuông.
=> và PH = HQ (tính chất đường chéo của hình vuông)
=> hbh PHQK là hình vuông vì có 1 góc vuông và 2 cạnh kề bằng nhau
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
Vẽ hình?
1 HS lên bảng
ΔABC vuông cân, ta suy ra điều gì?
Có 
Kết hợp với gt là EH BC, FGBC, ta suy ra điều gì?
ΔBEH và Δ CGF là các Δ vuông cân; EH // FG
Từ đó, suy ra điều gì?
Có GC = FG và BH = HE
Ta sẽ có các đoạn thẳng nào bằng nhau?
EH = HG = FG
Từ các điều Cm được ở trên ta suy ra tứ giác EFGH là hình gì?
Là hbh
HBh này có thêm các ĐK gì?
Có H = 900 và có 2 cạnh kề 
EH = HG
Vậy EFGH là hình gì?
Là hình vuông
11’
3. Bài tập 148(SBT/98)
 A
 E F
 B H G C
Tam giác FGC có góc C = 900 nên là Δ cân
GC = FG
FG = HG (1)
ΔBEH có góc B = 900 nên là Δ cân
BH = HE
EH = HG (2)
Từ (1) và (2) => EH = HG = FG
Mặt khác,EH // FG(cùng vuông góc với BC)
Vậy tứ giác EFGH là hình bình hành vì có EH = FG và EH // FG
Hbh EFGH có góc H = 900 nên là HCN
HCN EFGH có 2 cạnh kề EH = HG nên là hình vuông
3. Củng cố(3’)
	GV nhấn mạnh: Khi 1 tứ giác là hình vuông ta có thể biết ngay hình đó có tính chất gì? Nhưng để chứng minh 1 tứ giác là hình vuông ta phải dựa vào dấu hiệu nhận biết, tức là tứ giác đó ta chưa hề biết nó có các tính chất của hình vuông
4. Hướng dẫn về nhà(1’)
	Học thuộc bài
	Hoàn thiện bài tập và làm các bài tập trong SBT
	Ôn lại các bài hình học trong chương I, II chuẩn bị kiểm tra học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • docGA phu dao yeu kemToan 8.doc