Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 - Buổi 3: Văn nghị luận

Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 - Buổi 3: Văn nghị luận

Buổi 3: VĂN NGHỊ LUẬN

I. LÝ THUYẾT:

1.Tìm hiểu chung về văn nghị luận:

a. Nhu cầu nghị uận: Trong thực tế cuộc sống ai cũng có nhu cầu nghị luận (đưa ra ý kiến nhận xét đánh giá để thể hiện quan điểm của mình).

b. Văn nghị luận là gì?

 Là văn bản nhằm xác lập cho người đọc,người nghe về một tư tưởng, một quan điểm nào đó bằng hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục với mục đích đem đến một nhận thức đúng đắn, mới mẻ về một vấn đề.

2. Đặc điểm của văn nghị luận:

a. Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói, người viết.

 - Luận điểm là yếu tố quan trọng của bài văn NL- là linh hồn của bài văn NL.

 - Thường thể hiện dưới dạng một câu phủ định hay khẳng định. Được diễn đạt ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu.

 - Luận điểm mang tính chân thực đúng đắn thì mới thuyết phục .

b. Luận cứ: (Dẫn chứng và lí lẽ)

 - Lí lẽ (điều làm ra căn cứ để quyết định đúng sai, phải trái): chặt chẽ, thuyết phục

- Dẫn chứng: chính xác và có thực.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2569Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án ôn tập Ngữ văn 8 - Buổi 3: Văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày dạy:
Buổi 3: Văn nghị luận
I. Lý thuyết:
1.Tìm hiểu chung về văn nghị luận:
a. Nhu cầu nghị uận: Trong thực tế cuộc sống ai cũng có nhu cầu nghị luận (đưa ra ý kiến nhận xét đánh giá để thể hiện quan điểm của mình).
b. Văn nghị luận là gì?
 Là văn bản nhằm xác lập cho người đọc,người nghe về một tư tưởng, một quan điểm nào đó bằng hệ thống luận điểm rõ ràng, lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục với mục đích đem đến một nhận thức đúng đắn, mới mẻ về một vấn đề.
2. Đặc điểm của văn nghị luận:
a. Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói, người viết.
	- Luận điểm là yếu tố quan trọng của bài văn NL- là linh hồn của bài văn NL.
	- Thường thể hiện dưới dạng một câu phủ định hay khẳng định. Được diễn đạt ngắn gọn, trong sáng, dễ hiểu.
	- Luận điểm mang tính chân thực đúng đắn thì mới thuyết phục .
b. Luận cứ: (Dẫn chứng và lí lẽ)
 - Lí lẽ (điều làm ra căn cứ để quyết định đúng sai, phải trái): chặt chẽ, thuyết phục
- Dẫn chứng: chính xác và có thực.
c. Lập luận:
- Là cách so sánh luận cứ để phục vụ cho luận điểm.
- các phương pháp lập luận chủ yếu: chứng minh, giải thích, phân tích, bình luận.
3. Đề văn nghị luận:
a. Nhận diện đề: Thường có 2 dạng đề
- Đề nổi: Vừa có phần lệnh vừa có nội dung ta dễ dang nhận biết yêu cầu của đề là gì, nội dung nghị luận ra sao
- Đề chìm: ta chỉ bắt gặp nội dung không có phần lệnh.
b. Quá trình phân tích đề bài NL phảI xem tính chất của đề:
- Ca ngợi hay phê phán 
- Đồng tình hay phản bác
-Phân tích hay giảng giải,khuyên nhủ.
II. Bài tập: 
Số 1. Sưu tầm 5 câu ca dao bắt đầu từ 2 chữ “Thân em”. Dựa trên 5 câu ấy để đưa ra các luận điểm có thể. Sau đó chuyển thành đoạn văn diễn dịch (ý lớn- bé).
Gợi ý:
* - Thân em như giếng giữa đàng/Người thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.
- Thân em như hạt mưa sa/Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
- Thân em như tráI bần trôi/Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
- Thân em như dải lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.
- Thân em như chẽn lúa đòng đòng/ Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
* Luận điểm: 
- Ca dao có nhiều câu bắt đầu từ hai chữ “Thân em”
- Thông qua các bài ca dao nói về chủ đề “Thân em” ta thấy người phụ nữ trong xã hội cũ không có quyền quyết định số phận của minh, xã hội phong kiến đã trà đạp lên cuộc sống của họ.
 * Chuyển thành đoạn văn làm rõ luận điểm trên. 
- HS làm bài
- Trao đổi bài chấm . Góp ý cho nhau.
- Đọc trước lớp, sửa lỗi.
Số 2. Hãy tìm luận cứ phục vụ cho luận điểm sau: 
a. Nói chuyện trong giờ học là hành vi thiếu văn hoá.
 Gợi ý: 
	+ Không tôn trọng người dạy - coi thường thầy cô
	+ Làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh- các bạn không thể tập trung nghe giảng bài.
	+ Đánh cắp thời gian của tập thể vì giờ học gián đoạn
	+ Giáo viên bực mình mất hứng thú dạy, kkhông khí lớp học nặng nề, nếu GV xử nhạt, chất lượng giờ học kém vì GV cho qua.
	+ Bản thân người nói chuyện tự hạ thấp danh dự của mình bị thầy cô ác cảm, các bạn coi thường, xa lánh, học hành xa sút tạo cho mình thói quen xấu- mất điểm trong mắt mọi người.
b. Chuyển luận điểm xuống cuối đoạn văn để viết đoạn văn theo lối quy nạp (ý bé- lớn)
- HS viết, nhận xét.
Bạn có biết nói chuyện trong giờ học ảnh hưởng lớn thế nào đến giờ học không? Trước hết ..
 Số 3. Nhận diện đề văn nghị luận.
A. Đọc sách rất có lợi.
B. Kỉ niệm tuổi thơ. 
C. Có ý kiến cho rằng: Năm 2009 kinh tế thế giới suy thoái mạnh.
D. Em hiểu gì về câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”
E. Cảm xúc của em trước mùa xuân.
F. Giải thích về chùa Một Cột.
Số 4. Đặt 4 đề trong đó có 2 đề nổi, 2 đề chìm.
- HS làm
Bài tập về nhà: 
 1. “Chào thầy là một nét đẹp văn hoá”. Hãy tìm luận cứ làm rõ luận điểm trên rồi chuyển thành đoạn văn.
Gợi ý: - Truyền thống tôn sư trọng đạo
Lòng biết ơn
Sự lễ phép, đạo đức
Thiết lập quan hệ giữa thầy và trò
Hành vi người có văn hoá 
2. Giải thích “cái im lặng,dửng dưng” của Phan Bội Châu trong “Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu” (Nguyễn ái Quốc).
Gợi ý:
Đây là cách ứng xử của Phan Boọi Châu(không ồn ào, đốp chát)
Dùng cái im lặng, phớt lờ coi thường kẻ thù(như không có trước mặt)
Thể hiện thái độ khinh bỉ, bản lĩnh kiên cường trước kẻ thù. Đặc biệt ở đoạn kết, tác giả chêm thêm lời nói của anh lính dõng An Nam để nâng thêm một bước về tính cách, thái độ của cụ Phan trước kẻ thù và đó cũng chính là hành động chống trả quyết liệt: nhổ vào mặt kể thù.

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap van nghi luan.doc