Giáo án ôn tập môn Ngữ văn 8

Giáo án ôn tập môn Ngữ văn 8

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT - LUYỆN TẬP

I.Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Củng cố kiến thức cho HS về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ,trường từ vựng, từ tượng hình, từ thượng thanh.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng sử dụng cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng, từ tượng hình, từ thượng thanh trong khi nói, viết.

3.Thái độ.

 - Yêu thích tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt.

II. Chuẩn bị.

- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.

- HS: Ôn tập cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ,trường từ vựng, từ tượng hình, từ thượng thanh.

 

doc 83 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1401Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án ôn tập môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 8C 28/6/2011
 8A 2/7/ ÔN TậP TIếNG VIệT - LUYệN TậP 
I.Mục tiêu
Kiến thức.
- Củng cố kiến thức cho HS về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ,trường từ vựng, từ tượng hình, từ thượng thanh.
Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng sử dụng cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, trường từ vựng, từ tượng hình, từ thượng thanh trong khi nói, viết.
3.Thái độ.
 - yêu thích tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
- HS: Ôn tập cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ,trường từ vựng, từ tượng hình, từ thượng thanh.
III. Tiến trình bài dạy.
Tổ chức.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Thế nào à từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp?
? Tìm từ ngữ có nghĩa rộng bao hàm theo các nhóm từ ngữ sau đây:
Lúa, ngô, khoai, sắn.
Su hào, bắp cải, xà lách, cải.
Thịt, cá, rau, nước mắm.
? Tìm các từ ngữ có nghĩa rộng hơn và sắp xếp theo cấp độ mở rộng dần đối với các từ ngữ sau đây:
áo lót
Bàn trà.
Ăn.
Đi
? Tìm các động từ có cùng phạm vi nghĩa về hoạt động của đối tượng trong các trường hợp sau:
Một con chim con liệng đến đứng bên bờ cửa sổ, hót mấy tiếng rụt rè rồi vỗ cánh bay cao.( Thanh Tịnh).
Tôi vòng tay lên bàn chăm chỉ nhìn thầy viết và lẩm nhẩm đánh vần đọc...( Thanh Tịnh).
? Tìm những từ có nghĩa rộng hơn và nghĩa hẹp hơn các từ ngữ sau rồi thể hiện bằng sơ đồ.
Học tập.
Cờ.
Giáo viên.
Truyện dân gian.
? Em hiểu thế nào là trường từ vựng?
? Khi sử dụng trường từ vựng cần lưu ý những gì?
? Nêu tác dụng của trường từ vựng?
? Có bao nhiêu trường từ vựng trong các từ được in đậm ở đoạn văn sau:
 Vào đêm trước ngày khai trường của con, mẹ không ngủ được. Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Còn bây giờ giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên ngối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
? Từ nghe trong câu sau đây thuộc trường từ vựng nào?
 Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trước vườn sau thơm lừng.
? Các từ sau đây đều nằm tròng trường từ vựng động vật, em hãy xếp chúng vào những trường từ vựng nhỏ hơn.
 gà, trâu, vuốt, nanh, đực, cái, kêu rống, xé, nhai, hót, gầm, đầu, mõm, sủa, gáy, lơn, mái, bò, đuôi, hú, rú, mổ, gấu, khỉ, gặm, cá, nhấm, chim, trống, cánh, vây, lông, nuốt.
?Tìm các từ thuộc các trường từ vựng sau: Hoạt động dùng lửa của người; trạng thái tâm lí của người; trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người; tính tình của người; các loài thú đã được thuần dưỡng.
? Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh?
? Nêu tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh?
->Phần lớn các từ tượng hình, từ tượng thanh là từ láy.
? Trong các từ sau, từ nào là từ tượng hình, từ nào là từ tượng thanh: réo rắt, dềnh dàng, dìu dặt, thập thò, mấp mô, sầm sập, gập ghềnh, đờ đẫn, ú ớ, rộn ràng, thườn thượt, rủng rỉnh, lụ khụ.
? Tìm các từ tượng hình trong đoạn thơ sau đây và cho biết giá trị gợi cảm của mỗi từ.
Bác Hồ đó, ung dung châm lửa hút
Trán mênh mông, thanh thản một vùng
trời
Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười
Quên tuổi già, tươi mãi tuổi đôi mươi!
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân 
Người
 ( Tố Hữu)
? Trong đoạn văn sau đây, những từ nào là từ tượng hình? Sử dụng các từ tượng hình trong đoạn văn Nam Cao muốn gợi tả đặc điểm nào của nhân vật?
 Anh Hoàng đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá. Cái dáng điệu nặng nề ấy, hồi còn ở Hà Nội anh mặc quần áo tây cả bộ, trông chỉ thấy là chững chạc và hơi bệ vệ.
I. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
1.Lí thuyết.
- Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn) hoặc hẹp hơn( ít khái quát hơn) nghĩa của từ ngữ khác:
+ Một từ ngữ được coi là nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
 Ví dụ: Từ chó được coi là nghĩa rộng so với các từ: Chó săn, chó sói, chó ngao...
+ Một từ ngữ được coi là nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
 Ví dụ: Từ chó được coi là nghĩa hẹp vì từ chó cũng như các từ mèo, trâu, bò, ngựa... đều được bao hàm ttrong phạm vi nghĩ của từ gia súc.
+ Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.
 Ví dụ: Từ chó vừa có nghĩa rộng vừa có nghĩa hẹp.
Luyện tập.
 Bài tập 1.
 a.Lương thực.
b.Rau.
c.Thực phẩm.
 Bài tập 2.
a. áo lót-> áo-> y phục ( quần áo) -> đồ vật -> Sự vật.
b. Bàn trà -> bàn ->....
c. Ăn -> ăn uống -> sinh hoạt....
d. Đi -> dời chỗ ->...
 Bài tập 3.
a.Liệng, bay....
b. Viết, đánh vần, đọc...
 Bài tập 4.
 lao động
 học tập
viết chính tả làm toán làm văn 
 Thể thao
 cờ
 Cờ gánh cờ tướng cờ vua
 viên chức
 giáo viên thầy giáo cô giáo
 văn học dân gian
 truyện dân gian
 cổ tích thần thoại truyện cười
II. Trường từ vựng.
1. Lí thuyết.
- Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
* Lưu ý:
- Tuỳ theo ý nghĩa khái quát mà một ttrường từ vựng có thể bao hàm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
 Ví dụ: Trường từ vựng tay bao gồm các trường nhỏ hơn.
+ Bộ phận của tay: Cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay...
+ Hoạt động của tay: Chặt, viết, ném, cầm...
+ Đặc điểm của tay: Dài, ngắn, to, nhỏ, khéo, vụng...
- Các trường từ vựng nhỏ trong trường từ vựng lớn có thể thuộc nhiều tưg loại khác nhau.
 Ví dụ:
+ Bộ phận của tay: Cánh tay, cẳng tay, khuỷu tay, bàn tay, ngón tay...( danh từ)
+ Hoạt động của tay: Chặt, viết, ném, cầm...( động từ)
+ Đặc điểm của tay: Dài, ngắn, to, nhỏ, khéo, vụng...( tính từ)
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
 Ví dụ.
 Trường mùi vị : Chua, cay, đắng, Chua ngọt...
 Trường âm thanh: chua, êm dịu, ngọt, chối tai...
- Trong khi nói, viết sử dụng cách chuyển trường từ vựng thường nhằm mục đích tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ ( các biện pháp tu từ nhân hoá, ẩn dụ, so sánh...)
2. Luyện tập.
 Bài tập 1
- Trường từ vựng quan hệ ruột thịt : Mẹ, con.
- Trường từ vựng hoạt động của người: Ngủ, uống, ăn.
- Trường từ vựng hoạt động cuae mỗi người: Hé mở, chúm, mút.
 Bài tập 2.
- ở câu thơ này do phép chuyển nghĩa ẩn dụ, nên từ nghe thuộc trường từ vựng khứu giác.
 Bài tập 3.
- Trường từ vựng giống loài: gà, lợn, chim, cá, trâu, bò, khỉ, gấu.
- Trường từ vựng giống:đực, cái, trống, mái.
- Trường từ vựng bộ phận cơ thể của động vật: vuốt, nanh, đầu, mõm, đuôi, vây, lông.
- Trường từ vựng tiếng kêu của động vật: Kêu, rống, gầm, sủa, gáy, hí, rú.
- Trường từ vựng hoạt động ăn của động vật: xé, nhai, mổ, gặm, nhấm, nuốt.
 Bài tập 4.
- Hoạt động dùng lửa của người: châm, đốt, nhen, nhóm, bật, quẹt, vùi, quạt, thổi, dụi...
- Trạng thái tâm lí của người: vui, buồn, hờn, giận...
- Trạng thái chưa quyết định dứt khoát của người: lưỡng lự, do dự, chần chừ...
- Tính tình của người: vui vẻ, cắn cảu, hiền, dữ...
- Các loài thú đã được thuần dưỡng: trâu, bò, dê, chó...
III. Từ tượng hình, từ tượng thanh.
Lí thuyết.
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. 
 Ví dụ: Móm mém, xộc xệch, vật vã, rũ rượi, thập thò...
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người.
 Ví dụ: Hu hu, ư ử, róc rách, sột soạt, tí tách...
- Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
 Ví dụ:
Đường phố bỗng rào rào chân bước vội
Người người đi như nước sối lên hè
Những con chim lười còn ngủ dưới hàng me
Vừa tỉnh dậy, rật lên trời, ríu rít...
 Xe điện chạy leng keng vui như đàn con nít
Sum sê chợ Bưởi, tíu tít Đồng Xuân..
 ( Tố Hữu)
Luyện tập.
 Bài tập 1.
- Từ tượng hình: dềnh dàng, dìu dặt, thập thò, mấp mô, gập ghềnh, đờ đẫn, rộn ràng, thườn thượt, rủng rỉnh, lụ khụ.
- Từ tượng thanh: Réo rắt, sầm sập, ú ớ. 
 Bài tập 2.
- Từ tượng hình: Ung dung, mênh mông, thanh thản, rực rỡ.
-> Các từ tượng hình trên được đặt trong ngữ cảnh gắn liền với sự vật, hành động làm cho sự vật hành động trở nên cụ thể hơn, tác động vào nhận thức của con người mạnh mẽ hơn.
Bài tập 3.
- Từ tượng hình: Khệnh khạng, thong thả, khềnh khệnh, tủn ngủn, nặng nề, chững chạc, bệ vệ.
-> Sử dụng từ tượng hình trong đoạn văn trên tác giả muốn lột tả cái béo trng dáng điệu của nhân vật Hoàng.
4. Củng cố.
? Thế nào là Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. trường từ vựng. từ tượng hình, từ thượng thanh? 
5. Hướng dẫn về nhà.
? Xem lại bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; trợ từ thán từ; tình thái từ; nói quá.
Ngày giảng: 8C 5/ 7/2011
 8A 11 /7/ ÔN TậP TIếNG VIệT - LUYệN TậP 
I.Mục tiêu
1.Kiến thức.
- Củng cố kiến thức cho HS về từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; trợ từ thán từ; tình thái từ; nói quá.
2.Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; trợ từ thán từ; tình thái từ; nói quá. trong khi nói, viết.
3.Thái độ.
 - yêu thích tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
- HS: Ôn tập từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; trợ từ thán từ; tình thái từ; nói quá.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Thế nào là từ địa phương?
? Thế nào là biệt ngữ xã hội?
? Trong các từ đồng nghĩa : cọp, khái, hổ từ nào là từ địa phương từ nào là từ toàn dân? vì sao?
? Cho đoạn trích:
 Ai vô thành phố
 Hồ Chí Minh
 Rực rỡ tên vàng.
Tìm và nêu rõ tác dụng của từ địa phương mà tác giả sử dụng?
? Xác định từ toàn dân tương ứng với những từ địa phương được in đậm trong câu sau: Chị em du như bù nước lã.
? Trợ từ là gì?
? Thán từ là gì?
? Thán từ được chia làm mấy loại? đó là những loại nào?
? Tìm trợ từ trong các câu sau:
Những là rày ước mai ao.
Cái bạn này hay thật.
Mà bạn cứ nói mãi điều mà tôi không thích làm gì vậy.
Đích thị là Lan được điểm 10.
Có thế tôi mới tin mọi người.
? Tìm và xác định ý nghĩa của trợ từ trong các câu sau:
Nó hát những mấy bài liền.
Chính các bạn ấy đã giúp Lan học tập tốt.
Nó ăn mỗi bữa chỉ lưng bát cơm.
Ngay cả bạn thân, nó cũng ít tâm sự.
Anh tôi toàn những lo là lo.
? Đặt câu với những thán từ sau đây: à, úi chà, chết thật, eo ơi, ơi, trời ơi, vâng.
? Thế nào là tình thái từ?
? Tình thái từ có những chức năng gì?
? Trong gao tiếp, các trường hợp phát ngôn sau đây thường bị phê phán. Em hãy giải thích vì sao và chữa lại cho thích hợp.
? Xác định từ loại của các từ in đậm sau đây và giải thích vì sao:
 - Đảng cho ta trái tim giầu
Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay.
 - Tôi m ... chết uất thôi.
	Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
- Tiếng chim như tiếng gọi thôi thúc của cuộc sống tự do , như nhấn mạnh tình cảnh trói buộc, tù túng của người chiến sĩ trong nhà tù của bọn đế quốc.
 * Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.
- Thể thơ lục bát uyển chuyển, thích hợp với việc miêu tả tâm trạng nhân vật.
- Bài thơ được hình thành từ sự kết hợp hài hoà giữa rung động mãnh liệt của cảm xúc với ngghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật vừa chân thực vừa tinh tế.
3. Kết bài.
- Bài thơ là nỗi lòng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi mặc dù dang phải sống trong cảnh lao tù vẫn tràn đầy nhiệt huyết, thiết tha yêu cuộc đời tự do.
- Tầng sâu ý nghĩa của bài thơ là lời nhắc nhở mọi người phải vùng lên phá tung xích xiềng nô lệ, giành chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước.
Đề 5: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.
1. Mở bài.
- Tức cảnh Pác bó sáng tác năm 1941 tại Cao Bằng, sau khi bác Hồ về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
- Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tin vào tương lai tươi sáng và ngghị lực phi thường của Bác trong hoàn cảnh sống và làm việc vô cùng khó khăn, gian khổ ở nơi chiến khu Việt Bắc.
2. Thân bài.
* Hoàn cảnh sống và làm việc của Bác: Được miêu tả bằng bút pháp tả thực tự nhiên, mộc mạc.
- Không gian bó hẹp: Hang và suối. Quy luật làm việc đều đặn, nhịp nhàng
	Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
- Nhịp thơ chậm rãi, khoan thai thể hiện tâm trạng thanh thản, làm chủ được cuộc sống của Bác. Nếp sống an nhiên, tự tại, phong thái ung dung phản ánh bản chất tốt đẹp của Bác.
- Sinh hoạt vật chất thiếu thốn: Bữa ăn hàng ngày chỉ có cháo bẹ, rau măng, cực kì kham khổ. Với tinh thần lạc quan vốn có, Bác đã chuyển hoá sự thiếu thốn thành thừa thãi, sung túc 
	Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
- Điều kiện làm việc quásơ sài:
	Bàn đá chông chêng dịch sử đảng
Bàn làm việc chỉ là một tảng đá ven suối. Chông chênh là tính từ chỉ trạng thái không chắc chắn. Bàn đá chông chênh là hình ảnh vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho tình thế cách mạng của nước ta và của thế giới lúc bấy giờ.
- Bác đã dùng bàn đá chông chênh để làm một công việc trọng đại, là dịch sử Đảng để góp phần xây dựng nền móng lí luận vững chắc cho sự nghiệp cách mạng.
* Cảm xúc của Bác( câu 4)
- Niềm vui, niềm tự hào thể hiện rõ qua từ ngữ, tiết tấu , âm hưởng thơ. Bác đánh giá hiện thực bằng nụ cười thâm thuý của bậc triết nhân
	Cuộc đời cách mạng thật là sang!
- Mọi gian nan thiếu thốn đều như tan biến trước thái độ lạc quan tích cực của Bác. Điều thú vị là sự nghèo nàn vật chất đã được Bác biến thành sự giàu sang về mặt tinh thần.
- Từ sang kết tụ vẻ đẹp nội dung tư tưởng của bài thơ và vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản kiên cường Hồ Chí Minh.
3. Kết bài.
- Bài thơ tức cảnh Pác Bó vừa phản ánh khí phách cứng cỏi, tư thế ung dung, thư thái của một lãnh tụ cách mạng, vừa bộc lộ sự nhạy cảm, tinh tế của trái tim thi sĩ.
- Bài thơ giúp người đọc hiểu thêm về một quãng đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, thử thách của Bác, từ đó thấm thía bài học về thái độ và quan điểm sống đúng đắn, tích cực: lấy cống hiến cho dân, cho nước làm thước đo giá trị cuộc sống mỗi con người.
.
Đề thi thử
Đề 1:
Câu 1: 
Đọc câu chuyện sau và nêu suy nghĩ của em .
 Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời,hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”
 Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha . Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra.
Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em đã đồng ý.
Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi.
Câu 2. Chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau : 
 Nhà ai mới nhỉ, tường vôi trắng
Thơm phức mùi tôm nặng mấy nong
Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng
Giếng vườn ai vậy, nước khơi trong
 ( Mẹ Tơm – Tố Hữu)
Câu 3 : Có ý kiến cho rằng : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
Qua văn bản “ Tức nước vỡ bờ ” ( Ngô Tất Tố ), “ Lão Hạc ” ( Nam Cao ), em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. 
Đáp án:
Câu 1
Trên đời này không tồn tại sự công bằng tuyệt đối. Nếu lúc nào cũng tìm kiếm sự công bằng thì kết cục chẳng ai được lợi gì. Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim chúng ta . Trong bất cứ chuyện gì đừng nên tính toán quá chi li. Nhường nhịn chính là tạo nên sự công bằng tuyệt đối.
Câu 2
Câu 3
1/ Mở bài : 
	Học sinh dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận : Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám. 
2/ Thân bài:
a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng .
* Chị Dậu : 
-Là một mẫu mực vừa gần gũi vừa cao đẹp của người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng : Có phẩm chất của người phụ nữ truyền thống, có vẻ đẹp của người phụ nữ hiện đại. Cụ thể : 
- Là một người vợ giàu tình thương : Ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ su thuế. 
- Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm để bảo vệ chồng . 
* Lão Hạc : 
-Tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân thể hiện ở.
 - Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu ( dẫn chứng). 
 - Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng(dẫn chứng) 
b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng :
* Chị Dậu 
- Số phận điêu đứng : Nghèo khổ, bị bóc lột su thuế, chồng ốm và có thể bị đánh, bị bắt lại. 
* Lão Hạc :
-Số phận đau khổ, bi thảm : Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ làng đi làm phu cao su, thui thủi sống cô đơn một mình; tai hoạ dồn dập, đau khổ vì bán cậu vàng; tạo được món nào ăn món nấy, cuối cùng ăn bả chó để tự tử. 
c.Bức chân dung Chị Dậu và Lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và tinh thần nhân đạo của hai tác phẩm.
 Nó bộc lộ cách nhìn về người nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với số phận bi kịch của người nông dân ; đau đớn, phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch; đều có chung một niềm tin mới về khả năng chuyển biến tốt đẹp của nhân cách con người. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng : Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp, còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người Nam Cao đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật, còn Ngô Tất Tố chủ yếu miêu tả nhân vật qua hành động để bộc lộ phẩm chất 
3/ Kết bài : 	Khẳng định lại vấn đề. 
Đề 2.
CÂU 1: (4 điểm)
 Trỡnh bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 “ Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mó 
 Phăng mỏi chốo, mạnh mẽ vượt trường giang.
 Cỏnh buồm giương to như mảnh hồn làng 
 Rướn thõn trắng bao la thõu gúp giú..”
( Quờ Hương – Tế Hanh)
CÂU 2 : (2 điểm) Phõn tớch giỏ trị biểu đạt của cỏc từ : già, xưa, cũ trong những cõu thơ sau :
– Mỗi năm hoa đào nở
 Lại thấy ụng đồ già
– Năm nay đào lại nở,
 Khụng thấy ụng đồ xưa.	
 Những người muụn năm cũ
 Hồn ở đõu bõy giờ ?
(Trớch ễng đồ - Vũ Đỡnh Liờn)
CÂU 3 : (7 điểm)
Bằng những hiểu biết về cỏc văn bản truyện đó học ở chương trỡnh Ngữ văn lớp 8, em hóy chứng minh rằng văn học của dõn tộc ta luụn ca ngợi tỡnh yờu thương giữa người với người.
Đáp án:
Cõu 1 : 4 điểm
a. Yờu cầu chung: Học sinh cảm nhận được cỏi hay, cỏi đẹp của đoạn thơ, biết cỏch trỡnh bày dưới dạng một bài văn cảm thụ ngắn.
b.Yờu cầu về nội dung: HS trỡnh bày được cỏc ý cơ bản sau: 
- Giới thiệu xuất xứ đoạn thơ: Tỏc giả - tỏc phẩm, vị trớ của đoạn thơ.
- Hỡnh ảnh con thuyền và cỏnh buồm được miờu tả với nhiều sỏng tạo.
- So sỏnh con thuyền với tuấn mó cựng với cỏc từ : “ Hăng”, “ Phẳng”, “ Vượt” đó diễn tả khớ thế dũng mónh của con thuyền đố súng ra khơi.
- Con thuyền cũng trẻ trung, cường trỏng như những trai làng ra khơi đỏnh cỏ phấn khởi tự tin.
- Hỡnh ảnh “ Cỏnh buồm” trắng căng phồng, no giú ra khơi được so sỏnh với mảnh hồn làng” sỏng lờn với vẻ đẹp lóng mạn với nhiều liờn tưởng thỳ vị.
- Đú là tỡnh quờ, tỡnh yờu làng trong sỏng của Tế Hanh.
Cõu 2 : 2 điểm
 - Cỏc từ già, xưa,cũ trong cỏc cõu thơ đó cho cựng một trường từ vựng,cựng chỉ một đối tượng : ụng đồ 
 - Già – cao tuổi , vẫn sống – đang tồn tại.
 Xưa- đó khuất - thời quỏ khứ trỏi nghĩa với nay.
 Cũ - gần nghĩa với xưa, đối lập vối mới- hiện tại. 
 - í nghĩa của cỏc cỏch biểu đạt đú : Qua những từ này khiến cho người đọc cảm nhận được sự vụ thường, biến đổi, nỗi ngậm ngựi đầy thương cảm trước một lớp người đang tàn tạ : ụng đồ 
Cõu 3 :14 điểm
 1.Yờu cầu cần đạt : 
 a. Thể loại : Sử dụng thao tỏc lập luận chứng minh.HS cần thực hiện tốt cỏc kĩ năng làm văn nghị luận đó được học ở lớp 7 và lớp 8 : dựng đoạn, nờu và phõn tớch dẫn chứng,vận dụng kết hợp đưa cỏc yếu tố miờu tả, tự sự và biểu cảm vào bài văn nghị luận.
b. Nội dung : Văn học của dõn tộc ta luụn đề cao tỡnh yờu thương giữa người với người.
- HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa và tỡm dẫn chứng phự hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết. 
 - Hệ thống cỏc dẫn chứng tỡm được sắp xếp theo từng phạm vi nội dung, trỏnh lan man, trựng lặp.
- Dẫn chứng lấy trong cỏc văn bản truyện đó học ở chương trỡnh Ngữ văn 8,chủ yếu là phần văn học hiện thực.
c. Về hỡnh thức : Bài viết cú bố cục chặt chẽ, đủ ba phần ; dẫn chứng chớnh xỏc ; văn viết trong sỏng, cú cảm xỳc ; khụng mắc lỗi chớnh tả và lỗi diễn đạt ; trỡnh bày sạch sẽ, chữ viết rừ ràng.
2. Dàn ý tham khảo :
 a) Mở bài :
- Cú thể nờu mục đớch của văn chương ( văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tỡnh yờu thương)
- Giới thiệu vấn đề cần giải quyết.
b)Thõn bài : Tỡnh yờu thương giữa người với người thể hiện qua nhiều mối quan hệ xó hội .
- Tỡnh cảm xúm giềng :
+ Bà lóo lỏng giềng với vợ chồng chị Dậu ( Tức nước vỡ bờ- Ngụ Tất Tố).
+ ễng giỏo với lóo Hạc( Lóo Hạc – Nam Cao).
- Tỡnh cảm gia đỡnh :
+ Tỡnh cảm vợ chồng : Chị Dậu õn cần chăm súc chồng chu đỏo, quờn mỡnh bảo vệ chồng (Tức nước vỡ bờ - Ngụ Tất Tố).
+ Tỡnh cảm cha mẹ và con cỏi :
• Người mẹ õu yếm đưa con đến trường ( Tụi đi học- Thanh Tịnh) ; Lóo Hạc thương con (Lóo Hạc- Nam Cao).
• Con trai lóo Hạc thương cha ( Lóo Hạc- Nam Cao) ; bộ Hồng thụng cảm, bờnh vực, bảo vệ mẹ (Trong lũng mẹ- Nguyờn Hồng).
c)Kết bài : Nờu tỏc dụng của văn chương ( khơi dậy tỡnh cảm nhõn ỏi cho con người để con người sống tốt đẹp hơn).

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 8 20122013.doc