Giáo án Ngữ văn tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

Giáo án Ngữ văn tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

Tiết PPCT: 99

CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG

( Tiếp theo)

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Củng cố kiến thức về câu chủ động và câu bị động đã học.

 - Biết cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại theo mục đích giao tiếp.

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức:

Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi câu bị động.

2. Kỹ năng:

 - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.

 - Đặt câu ( chủ động hay bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

C. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, diễn giảng

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 865Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn tiết 99: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/02/2011
Tiết PPCT: 99
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
( Tiếp theo)
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Củng cố kiến thức về câu chủ động và câu bị động đã học.
 - Biết cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại theo mục đích giao tiếp.
B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức: 
Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành mỗi câu bị động.
2. Kỹ năng: 
 - Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động và ngược lại.
 - Đặt câu ( chủ động hay bị động) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
C. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, diễn giảng
D. CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
1. KÜ n¨ng giao tiÕp
2. KÜ n¨ng l¾ng nghe tÝch cùc.
3. KÜ n¨ng hîp t¸c.
E. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 I. Ổn định tổ chức.
 II. Kiểm tra bài cũ.
 Câu 1. Thế nào là câu chủ động? Thế nào là câu bị động? Cho ví dụ.
 Câu 2. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động nhằm mục đích gì?
III. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài: Ở tiết học trước, chúng ta thấy có thể biến câu chủ động thành câu bị động và ngược lại với mục đích là rất rõ ràng. Để hiểu và thực hiện được chuyển câu chủ động thành câu bị động phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và những lưu ý khi chuyển đổi, chúng ta sẽ cùng trao đổi trong bài học hôm nay.
HĐ2. I. Tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
( Chiếu lên màn hình ví dụ 1)
 a. Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm“hoá vàng”.
b. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được (người ta) hạ xuống hôm “hoá vàng”. 
c. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng”. 
? Hãy xác định đối tượng của hành động và chủ thể của hành động ở đây là gì?
? Người ta thực hiện hành động gì với 
“Cánh màn điều.vải”?
? Thảo luận nhóm (1 phút). Ba câu trên có gì giống nhau và có gì khác nhau xét về nội dung và cấu trúc của nó?
GV chuyển ý, kết luận:
 Như vậy câu chủ động: Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải xuống từ hôm “hóa vàng”. Khi chuyển đổi sang câu bị động có 2 cách diễn đạt khác nhau như cách diễn đạt theo cách b,c. Ở mỗi cách diễn đạt đều có thể vận dụng trong các hoàn cảnh khác nhau.
? Vậy em hãy cho biết có cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động như thế nào?
-Sơ đồ: 
 Câu chủ động: 
 CTHĐ – HĐ – ĐTHĐ
CBĐ có dùng bị/được: 
 ĐTHĐ – (bị/được) – CTHĐ – HĐ
CBĐ không dùng từ được:
 ĐTHĐ – HĐ
BTVD. Cho học sinh chuyển câu bị động từ câu chủ động cho sẵn:
BT1. a
? Đọc ví dụ 2 trong SGK em hãy cho biết các câu:
- Bạn em được giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi.
- Tay em bị đau.
 Có phải là câu bị động hay không?
? Vì sao?
? Từ đó em rút ra nhận xét gì?
GV: Như vậy, không phải câu nào chứa bị và được cũng đều là câu bị động.
GV.Hãy chuyển câu: Em được thầy giáo khen. Sang câu chủ động.
GV chuyển tiếp:Em bị thầy giáo khen. Hãy nhận xét?
GV chuyển tiếp theo cách 2: Em khen.Đây có phải là biến thể của câu trên không?
Lưu ý: trong những trường hợp câu chủ động chỉ chuyển được theo 1 cách(C1)
Vì thế, khi biến đổi câu chủ động thành câu bị động, cần lưu ý từng trường hợp cụ thể, tránh áp dụng một cách máy móc. 
Gv cho Hs xem hình đặt câu. Yêu cầu: Đặt câu phù hợp với cảnh huống đã cho. Hình 1
Các em có nhận xét gì về những câu bị động vừa đặt?
GV nhấn mạnh: Cần đặt câu cho phù hợp với hoàn cảnh, có như vậy mới mang lại hiệu quả cao trong giao tiếp hàng ngày hay tạo lập văn bản.
1. Quan sát các ví dụ a, b,c và trả lời các câu hỏi.
2. Nhận xét.
- Đối tượng của hành động là: Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải.
- Chủ thể của hành động: “Người ta” bị tỉnh lược ở câu b,c.
- Hành động “hạ”.
+) Giống nhau: cùng miêu tả một sự việc.
+) Khác nhau: Cấu trúc.
- Câu a: câu chủ động.
- Câu b: câu bị động dùng từ được.
- Câu c: câu bị động không dùng từ được.
à Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
 Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.
- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu.
- Hs theo dõi.
- Hs thực hiện nhanh.
a. - Ngôi chùa ấy được người ta...
 - Ngôi chùa ấy xây...
- Không phải là câu bị động.
- Vì không thể tìm thấy câu chủ động tương ứng.
- Vì không xác định được chủ thể.
Cả hai câu đều chứa “bị” và “được” nhưng chủ ngữ của 2 câu bạn em và tay em không phải là người, vật được hoạt động của người khác hướng vào. Nói cách khác, 2 câu này không có câu chủ động tương ứng.
 Không phải câu nào chứa bị và được cũng đều là câu bị động.
Hs chuyển câu.
HS nhận xét : Câu tối nghĩa-không dùng được bị.
* Con người tàn phá rừng nặng nề.
- Rừng bị/ được con người ta tàn phá...
*Thầy giáo tuyên dương các em học sinh.
- Các em ... được thầy giáo tuyên dương.
- Các em ...bị thầy giáo tuyên dương
HĐ3. II. Luyện tập
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
*) Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1.
? Em hãy xác định yêu cầu của bài tập 1.
? Muốn chuyển câu chủ động thành câu bị động người ta làm như thế nào?
? Em hãy làm câu a. theo cách không dùng từ bị (hoặc được).
GV: Cho học sinh làm các bài tập còn lại
( Về nhà)
Tổ chức thảo luận nhóm bài tập 2.
 *) Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2.
? Em hãy cho biết bài tập này có mấy yêu cầu ?
? Ứng với yêu cầu đó ta phải thực hiện các thao tác nào?
? Sắc thái ý nghĩa của các câu em vừa đặt khác nhau như thế nào?
GV: -> Cho HS làm mẫu câu a: Chuyển đổi.
 -> Hướng dẫn học sinh tìm ra nét khác nhau về nghĩa.
 *) Hướng dẫn HS làm bài tập 3
 ? Bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?
 ? Nội dung đoạn văn ta viết là gì?
( Gv gợi ý: Lòng say mê...; Ảnh hưởng của TPVH )
 ?Theo em sử dụng phương thức biểu đạt nào thích hợp khi viết đoạn văn?
 GV: Cho học viết độc lập từng cá nhân trong vòng 3 phút, đọc, sinh nhận xét về bài làm của bạn.(Theo yêu cầu bài tập).
Bài tập 1.
-> Chuyển đổi mỗi câu chủ động thành hai câu bị động khác nhau.
- Một câu có dùng từ bị (hoặc được).
- Một câu không dùng những từ này.
b. Tất cả cánh cửa chùa đều được người ta...
Tất ... đều làm bằng...
c. - Con ngựa bạch được chàng kị sĩ...
 - Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.
d. - Một lá cờ đại được (người ta) dựng ở giữa sân.
 - Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
Bài tập 2.
-> Chuyển đổi câu chủ động thành 2 câu bị động theo cách 1.( Dùng từ bị, được)
-> Phân tích sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa.
VD: a. Thầy giáo phê bình em.
-> Em được thầy giáo phê bình.
 Em bị thầy giáo phê bình.
- Câu: Em được thầy giáo phê bình: Mang sắc thái ý nghĩa tiếp nhận tích cực chứng tỏ học sinh đó hiểu về lỗi của mình và quyết tâm sửa lỗi.
 - Câu: Em bị thầy giáo phê bình: Mang sắc thái ý nghĩa tiếp nhận thụ động chứng tỏ học sinh đó chưa hiểu về lỗi của mình và chưa quyết tâm sửa lỗi.
b. Ngôi nhà ấy đã được người ta phá đi
 Ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi
c. Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.
 Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp.
àCác câu bị động chứa từ “được” có hàm ý đánh giá tích cực.
àCác câu bị động chứa từ “bị” có hàm ý đánh giá tiêu cực.
Bài tập 3.
- Viết đoạn văn ngắn có dùng ít nhất 1 câu bị động.
- Nội dung: 
+ Lòng say mê văn học của em.
+ Ảnh hưởng của TPVH đối với em.
 - PTBĐ: Biểu cảm.
- Hs đọc đoạn văn của mình. Chỉ ra câu bị động.
-Hs khác nhận xét.
 IV. Củng cố ( cho cả 2 tiết). 
 1. Khái niệm.
 2. Mục đích chuyển đổi.
 3. Gv chiếu lên màn hình sơ đồ chuyển đổi và nhấn mạnh trọng tâm kiến thức.
 V. Hướng dẫn học ở nhà.
 - Học bài, thuộc ghi nhớ.
 - Hoàn thiện bài tập 1,2 và làm bài tập 3 sách giáo khoa vào vở.
 - Chuẩn bị luyện tập nghị luận chứng minh( Mỗi tổ chuẩn bị hai đề bài trong SGK).

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen cau chu dong99.doc