Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 33, Bài 8: Vị trí tương đối của hai đường tròn (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Huy Du

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 33, Bài 8: Vị trí tương đối của hai đường tròn (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Huy Du

Hoạt động 1: (18)

 GV cho HS dự đoán các hệ thức liên hệ giữa đoạn nối tâm và các bán kính

 GV giới thiệu các hệ thức và giải thích dựa trên hình vẽ.

 GV chốt lại.

Hoạt động 2: (10)

 GV giới thiệu thế nào là tiếp tuyến chung của hai đường tròn.

 HS dự đoán.

 HS chú ý theo dõi.

 HS nhắc lại các hệ thức liên hệ.

 HS chú ý và nhắc lại 1. Hệ thức liên hệ giữa đoạn nối tâm và các bán kính:

- Hai đường tròn cắt nhau:

R – r < oo="">< r="" +="">

- Hai đường tròn tiếp xúc nhau:

 + Tiếp xúc ngoài: OO = R + r

 + Tiếp xúc trong: OO = R – r

- Hai đường tròn không giao nhau:

 + Ngoài nhau: OO > R + r

 + Đựng nhau: OO < r="" –="" r="">

2.Tiếp tuyến chung của hai đường tròn

 Tiếp tuyến chung của hai đường tròn là đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn.

 

doc 3 trang Người đăng tuvy2007 Lượt xem 468Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 33, Bài 8: Vị trí tương đối của hai đường tròn (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Huy Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Tiết: 33
Ngày Soạn: 30 /12 /2011
Ngày Dạy: 03 / 01 /2012
§8. VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI GIỮA HAI ĐƯỜNG TRÒN (tt)
I. Mục Tiêu:
	1) Kiến thức: - HS Hiểu được hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn tương ứng với từng vị trí của hai đường tròn. Hiểu khái niệm tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
	2) Kỹ năng: - Có kĩ năng vẽ hai đường tròn tiếp xúc ngoài, tiếp xúc trong và vẽ tiếp tuyến chung của hai đường tròn. Xác định vị trí tương đối giữa hai đường tròn nhờ vào hệ thức giữa đoạn nối tâm và các bán kính của hai đường tròn.
	3) Thái độ: - Nghiêm túc, tích cực, nhanh nhẹn
II. Chuẩn Bị:
GV: Bảng phụ, com pa, thước thảng
HS : Thước thẳng, compa
III. Phương Pháp Dạy Học :
	- Quan sát, Vấn đáp tái hiện, đặt và giải quyết vấn đề, nhóm	
IV. Tiến Trình Bài Dạy:
1. Ổn định lớp: (1’) 9A1
 9A2
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 	- Hãy nêu 3 vị trí tương đối giữa hai đường tròn và số giao điểm của chúng.
	3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (18’)
	GV cho HS dự đoán các hệ thức liên hệ giữa đoạn nối tâm và các bán kính
	GV giới thiệu các hệ thức và giải thích dựa trên hình vẽ.
	GV chốt lại.
Hoạt động 2: (10’)
	GV giới thiệu thế nào là tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
	HS dự đoán.
	HS chú ý theo dõi.
	HS nhắc lại các hệ thức liên hệ.
	HS chú ý và nhắc lại
1. Hệ thức liên hệ giữa đoạn nối tâm và các bán kính: 
- Hai đường tròn cắt nhau:
R – r < OO’ < R + r
- Hai đường tròn tiếp xúc nhau:
	+ Tiếp xúc ngoài: OO’ = R + r
	+ Tiếp xúc trong: OO’ = R – r 
- Hai đường tròn không giao nhau:
	+ Ngoài nhau: OO’ > R + r
	+ Đựng nhau: OO’ < R – r 
2.Tiếp tuyến chung của hai đường tròn
	Tiếp tuyến chung của hai đường tròn là đường thẳng tiếp xúc với cả hai đường tròn. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
	GV đưa hình vẽ sẵn và lần lượt cho HS lên bảng vẽ các tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
	Sau khi HS đã nhận xét xong, GV chốt lại số tiếp tuyến chung của hai đường tròn tương ứng với các vị trí tương đối giữa hai đường tròn
	HS lên bảng vẽ, các em khác theo dõi và nhận xét, bổ sung cho bạn.
	HS chú ý theo dõi và nhắc lại số tiếp tuyến chung của hai đường tròn.
- (O) và (O’) không cắt nhau:
	+ Tiếp tuyến chung ngoài:
	+ Tiếp tuyến chung trong:
- (O) tiếp xúc với (O’):
	+ Tiếp xúc ngoài:
	+ Tiếp xúc trong:
- (O) cắt (O’):
 4. Củng Cố: (10’)
 	- GV cho HS làm bài tập 35.
 5. Hướng Dẫn Và Dặn Dò: (1’)
- Về nhà học bài theo vở ghi và SGK. Lấy hình ảnh về vị trí tương đối giữa hai đường tròn trong thực tế. Làm bài tập 36, 37.
 6. Rút Kinh Nghiệm Tiết Dạy:
..

Tài liệu đính kèm:

  • docT33HH9.doc