Giáo án Ngữ văn - Tiết 50: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Giáo án Ngữ văn - Tiết 50: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Tiết 50: CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TPVH

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh

1. Kiến thức: Biết cách trình bày cảm nghĩ về TPVH.

2. Rèn kỹ năng: - Phân tích văn bản mẫu lập dàn ý cho một đề bài.

 - Tập trình bày cảm nghĩ về một số TPVH trng chơng trình.

3. Tích hợp: - Phương pháp làm bài văn biểu cảm.

 - Một số văn bản đã học.

B. CHUẨN BỊ

 Giáo viên: - Giáo án + máy chiếu

 Học sinh: - Chuẩn bị bài ở nhà

C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 ? Thế naò là văn biêủ cảm? Đôí tợng cuả văn biêủ cảm là gì?

2. Bài mới:

Các em thấy văn b/c là trình bày cảm xúc suy nghĩ của người viết, cách đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Đối tượng b/c có thể là các sự vật, con người hoặc tác phẩm văn học. ở các bài học trớc, các em đã đợc làm quen với cách làm bài văn biểu cảm về sự vật con ngời. Vậy còn cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học oó giống với cách làm bài văn biểu cảm về sự vật, con ngời không? Tiết học này sẽ giúp các em tìm hiểu về điều đó.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1416Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn - Tiết 50: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/11/2009
Người soạn: Nguyễn Sỹ Dương
Trường THCS Hiên Vân
Tiết 50: Cách làm bài văn biểu cảm về TPVH
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Biết cách trình bày cảm nghĩ về TPVH.
2. Rèn kỹ năng: - Phân tích văn bản mẫu đ lập dàn ý cho một đề bài.
 - Tập trình bày cảm nghĩ về một số TPVH trng chơng trình.
3. Tích hợp: 	- Phương pháp làm bài văn biểu cảm.
 - Một số văn bản đã học.
B. chuẩn bị
 Giáo viên: - Giáo án + máy chiếu
 Học sinh: - Chuẩn bị bài ở nhà
C. Tiến trình các hoạt động dạy - học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thế naò là văn biêủ cảm? Đôí tợng cuả văn biêủ cảm là gì?
Bài mới: 
Các em thấy văn b/c là trình bày cảm xúc suy nghĩ của người viết, cách đánh giá của con người với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Đối tượng b/c có thể là các sự vật, con người hoặc tác phẩm văn học. ở các bài học trớc, các em đã đợc làm quen với cách làm bài văn biểu cảm về sự vật con ngời. Vậy còn cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học oó giống với cách làm bài văn biểu cảm về sự vật, con ngời không? Tiết học này sẽ giúp các em tìm hiểu về điều đó.
GV ghi tên bài => baì văn biểu cảm về 1 TPVH có nhiều dạng: b/c về 1 TP truyên, thơ hoặc b/c về 1 nhân vật VH. Trong bài học ngày hôm nay thầy sẽ hướng dẫn các em cách làm bài vănb/c nói chung.
Hoạt động của giáo viên
Nội dung ghi bảng
*HĐ 1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về TPVH
I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về TPVH.
1. Ví dụ 
 Bài văn: Cảm nghĩ về một bài ca dao. 
đ Giáo viên đọc -> gọi 1 học sinh đọc bài văn.
? ở những tiết học trước, em đã được học bài văn biểu cảm về đối tượng nào? 
ị Biểu cảm về sự vật, con ngời.
? Đối tượng biểu cảm trong bài văn trên có giống với đối tượng biểu cảm mà chúng ta đã học ở những tiết trước không?
 ị không.
? Vậy đối tượng biểu cảm trong bài văn này là gì?
ị Bài ca dao
? Bài ca dao có phải là một tác phẩm văn học không? ( Là tác phẩm VH )
2 – Nhận xét
- Đối tượng biểu cảm là bài ca dao ( một tác phẩm VH )
? Trong bài văn trên tác giả biểu cảm về những câu ca dao nào? Em hãy đọc liền mạch những câu ca dao đó?
ị Giáo viên đưa bài ca dao trọn vẹn cho học sinh quan sát. 
 Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ
 Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
 Buồn trông chênh chếch sao mai
Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ
 Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn
 Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tạo khê nước chảy hãy còn trơ trơ.
? Tác giả có biểu cảm cả bài ca dao không? Còn câu nào không biểu cảm? Vì sao vậy?
=> Tác giả chỉ cảm nhận về những câu ca dao để lại ấn tợng sâu sắc, độc đáo
GV: Để thể hiện cái độc đáo của bài ca dao, tác giả đã tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh trong bài ca dao. Các em thấy bài văn trên có 4 đoạn mỗi đoạn tương ứng với 2 câu lục bát. Vậy em hãy tìm những yếu tố liên tưởng tượng tượng, suy ngẫm ở trong từng đoạn của bài văn?
* Các yếu tố liên tưởng, tưởng tượng, hồi tưởng, suy ngẫm.
+ Đoạn1 : Tưởng tượng hình ảnh người đàn ông (đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời; đứng bên cầu rửa ở bờ ao) đ liên tưởng tới người quen đang nhớ quê.
GV: Khi đọc đến hai câu “ Buồn trông con nhện chăng tơ - Nhện ơi nhện hỡi, nhện chờ mối ai?” Tác giả lại nhớ về những lời thầy giáo giảng, từ đó, ông đã hình dung cái bóng ngời đội khăn, tay chắp sau lng ấy đang nấc lên mà gọi trời gọi sao gọi nhện.
+ Đoạn 2: Tưởng tượng cảnh ngóng trông tiếng nấc, tiếng kêu của người mong ngóng.
GV: Với hình ảnh dải Ngân Hà trong câu “ Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà - Chuỗi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn, thì tác giả nhớ đến câu chuyện Ngu Lang – Chức Nữ cặp vợ chồng bị ngăn cách mỗi năm chỉ được gặp mặt một lần. Từ đó , tác giả tưởng tượng nhân vật trữ tình ấy đang ngóng trông, mong đợi với tâm trạng bàng hoàng da diết.
+ Đoạn 3: Suy ngẫm về sông Ngân Hà gắn liền với hình ảnh Ngu Lang – Chức Nữ 
đ tưởng tượng ra tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài ca dao.
? Những yếu tố tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm của tác giả được gợi lên là dựa vào đâu? ( Các hình ảnh, nội dung và hình thức của bài ca dao )
 * Đoạn 4: Hồi tưởng về 40 năm sau khi đọc bài ca dao mới đợc đến sông Tào Khê đ suy ngẫm về lòng chung thủy của con người.
? Đây là bài văn PBCN về một tác phẩm VH cụ thể là một bài ca dao. Vậy từ việc tìm hiểu bài văn, em hiểu thế nào là phát biểu cảm nghĩ về TPVH?
3. Bài học.
a. Phát biểu cảm nghĩ về một TPVH là nêu cảm xúc (tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm) về: 
- Cảnh người trong TP
- Tâm hồn con người, số phận nhân vật trong TP.
 - Vẻ đẹp ngôn từ trong TP.
? TPVH có thể là 1 bài thơ, bài văn. Theo em muốn làm bài văn b/c về TPVH trước hết em phải làm gì? -> Đọc kĩ TP xác định những cảm xúc cần thể hiện.
 - Tư tưởng của TP.
*** GV: Lưu ý học sinh các yêu cầu khi làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học. ị Muốn trình bày cảm nghĩ về TPVH, các em phải đọc kỹ TP để có thể kể lại sự việc miêu tả lại các cảnh tượng trong tác phẩm. Từ đó làm cơ sở cho việc trình bày cảm xúc trong mình. 
 Đưa lên máy chiếu
? Bài văn PBCN về TPVH có gì giống và khác với bài văn PBCN về sự vật con người? -> Giống: Văn b/c; khác: đối tượng b/c
? Em hãy nêu các bước làm bài văn b/c nói chung?
? Em hãy nhắc lại bố cục của bài văn biểu cảm nói chung gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần?
? Bài văn PBCN về bài ca dao trên có đầy đủ 3 phần không? Chỉ ra và nêu nội dung của từng phần?
a) TB: Từ đầu đến của ta=> Những cảm xúc suynghĩ do bài ca dao gợi lên
b) KB: Phần còn lại: Khẳng định lại cảm nghĩ về bài ca dao.
GV: Bài văn chúng ta vừa tìm hiểu lại không có bố cục 3 phần.... Có nhiều cách viết phần MB ...Đẻ viết phần MB cho bài văn trên một bạn học sinh đã viết phần MB như sau: GV đưa lên màn chiếu
? Theo em phần mở bài của bạn đã ăn nhập với phần TB và MB chưa?
? Dựa vào bố cục của bài văn biểu cảm nói chung ,em hãy nêu bố cục của bài văn b/c về TPVH nói chung gồm mấy phần, nhiệm vụ của từng phần?
b. Bố cục bài văn biểu cảm về TPVH: 3 phần
* MB: - Giới thiệu tác phẩm: đề tài, thể loại, tác giả
 - Hoàn cảnh tiếp xúc với TP.
 - Nêu cảm xúc chung về tác phẩm.
* TB: Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ do TP gợi lên.
+ Cảm nhận, tưởng tượng về các hình ảnh trong TP.
+ Cảm nghĩ về từng chi tiết.
+ Cảm nghĩ về tư tưởng của TP 
* KB: Nêu ấn tợng chung về TP.
HĐ 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập. 
II. Luyện tập.
BT 1/148.
GV: Yêu cầu hs đọc BT 1. Y/c của BT là gì?
GV: Đây là đề văn lựa chọn. Chúng ta sẽ cùng chọn bài “ Cảnh khuya”. Các em hãy thực hiện các bước tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho đề văn PBCN về bài thơ “ Cảnh khuya”
1 – Tìm hiểu đề, tìm ý.
? Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ?
Em hãy xác định thể loại và đối tượng b/c của bài thơ?
-Thể loại: Văn b/c
- Đối tượng b/c: Bài thơ “Cảnh khuya”
Đã được tìm hiểu bài thơ. Vậy những hình ảnh nào trong bài thơ gây cho em cảm xúc?
- Cảm nghĩ cụ thể qua các hình ảnh.
+ Thích thú trước hình ảnh so sánh mới mẻ, hấp dẫn (Câu1).
+ Hình ảnh bóng trăng, bóng cây, bóng hoa quấn quýt, lung linh, huyền ảo. ( Câu 2)
+ Cảm động: Tấm lòng yêu thiên nhiên, đất nước của Bác
GV: Phát phiếu học tập cho học sinh yêu cầu thảo luận nhóm để lập dàn ý:
Nhóm1: Làm phần MB
Nhóm 2: Phần TB
Nhóm 3: Phần TB
Nhóm 4: Phần KB
2 – Dàn ý
a) Mở bài: 
- Giới thiệu về tác giả HCM.
- Hoàn cảnh sáng tác: Những năm đầu cuộc k/c chống Pháp
- ấn tượng chung: Cảnh đẹp và tâm trạng của Bác
Yêu cầu: Các nhóm cử đại diện lên trình bày -> GV nhận xét bổ sung
b) Thân bài.
*Câu 1, 2: Cảnh đêm trăng rừng êm đềm thơ mộng.
- Giữa không gian tĩnh lặng của đêm, nổi bật lên tiếng suối chảy róc rách -> NT so sánh độc đáo.
- ánh trăng chiếu sáng mặt đất với những mảng sáng tối đan xen hoà quện tạo khung cảnh lung linh huyền ảo=> Tạo bức tranh rừng tuyệt đẹp
 Sau khi làm xong bài tập1 GV chốt lại
Khi làm bài văn biểu cảm ngoài những cảm nghĩ về giá trị nội dung, chúng ta phải cảm nghĩ cái hay cái đẹp về nghệ thuật vì nếu không bài văn chỉ như sự diễn xuôi TP. Hơn thế nữa trong quá trình viết văn b/c các từ các cụm từ mang sắc thái b/c luôn luôn phải xuất hiện trong bào văn: Yêu thương, tự hào, căm giận, nhớ thương
GV Yêu cầu hs viết phàn MB?
* Câu 3,4: Tâm trạng của Bác trong đêm khuya.
- Trước khung cảnh lung linh huyền ảo Bác say mê ngắm cảnh.
- Bác không ngủ được vì Bác yêu thiên nhiên và lo lắng cho vận mệnh của đất nước
c) Kết bài.
Khẳng định lại tình cảm: Đây là bài thơ haythể hiện tâm hồn tinh tế nhạy cảm, tinh thần trách nhiệm ca cả của Bác.
Củng cố.
Học sinh nhắc lại bố cục bài văn b/c về TPVH
4. Dặn dò
HS về nhà hoàn thiện dề văn trên

Tài liệu đính kèm:

  • docNguoi ke chuyen trong van tu su Thi GVG huyen.doc