Giáo án Ngữ văn - Tiết 25: Em bé thông minh

Giáo án Ngữ văn - Tiết 25: Em bé thông minh

BÀI 7

Tiết 25 EM BÉ THÔNG MINH

A. Mục tiêu cần đạt

 - Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “ Em bé thông minh” và một số đặc điểm tiêu biểu của em bé thông minh trong truyện

- Hiểu được sự mưu trí thông minh của em bé.

- Kể lại được câu chuyện

* Trọng tâm: - Đọc diễn cảm

 - Lần thử thách 1, 2

B. Chuẩn bị: - GV: SGK, Soạn bài

 - H/S: Chuẩn bị theo câu hỏi trong SGK

C. Nội dung: 1: Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 2: Kiểm tra: Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện “ Thạch Sanh”

 3: Bài mới:

 Tiết trước các em đã được tìm hiểu câu chuyện Thạch Sanh- một câu chuyện hay, tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu một câu chuyện khác cũng rất hay, giàu chất trí tuệ, sắc sảo và vui hài. Đó là truyện “ Em bé thông minh”.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1286Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn - Tiết 25: Em bé thông minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7
Tiết 25 Em bé thông minh
A. Mục tiêu cần đạt
	- Giúp học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện “ Em bé thông minh” và một số đặc điểm tiêu biểu của em bé thông minh trong truyện
- Hiểu được sự mưu trí thông minh của em bé.
- Kể lại được câu chuyện
* Trọng tâm: - Đọc diễn cảm
	 - Lần thử thách 1, 2
B. Chuẩn bị: - GV: SGK, Soạn bài
	 - H/S: Chuẩn bị theo câu hỏi trong SGK
C. Nội dung: 1: ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	 2: Kiểm tra: Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện “ Thạch Sanh”
	 3: Bài mới:
	Tiết trước các em đã được tìm hiểu câu chuyện Thạch Sanh- một câu chuyện hay, tiêu biểu trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu một câu chuyện khác cũng rất hay, giàu chất trí tuệ, sắc sảo và vui hài. Đó là truyện “ Em bé thông minh”. 
* Hướng dẫn đọc: Đọc to, rõ ràng, giọng vui, hóm hỉnh. Lưu ý những đoạn đối thoại.
* Giáo viên đọc mẫu; gọi học sinh đọc tiếp.
* GV nhận xét học sinh đọc bài
- H/s đọc văn bản
I. Đọc- Tìm hiểu chung
1. Đọc văn bản
* Hướng dẫn h/s tìm hiểu các chú thích 7, 8, 9, 10, 11, 16
- Tìm hiểu chú thích
2. Chú thích
II. Đọc- Tìm hiểu chi tiết
*Cho h/s đọc đoạn đầu văn bản ( Từ đầu ->tâu vua) 
- Đọc đoạn đầu văn bản
- Mở đầu câu chuyện tác giả dân gian đã giới thiệu sự việc gì?
- Vua muốn tìm người tài giỏi, nhưng mãi vẫn chưa thấy.
- Viên quan tìm người tài giỏi bằng cách nào?
- Đến đâu viên quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người 
(viên quan ra câu đố để thử thách mọi người) 
1. Các lần thử thách
a. Thử thách lần 1
- Khi đi qua cánh đồng làng kia, viên quan đã hỏi 2 cha con điều gì?
- “ Trâu của lão một ngày cày được mấy đường?”
- Em thấy câu hỏi này thế nào, có khó không? vì sao?
- Câu hỏi nhưng thực ra là câu đố khó, oái oăm vì:
+ Ngay lập tức không thể trả lời được chính xác một điều vớ vẩn, không ai để ý
“ 1 ngày đi được mấy bước chân”
“ Trâu cày 1 ngày được mấy đường”
+ Và đồng thời với thái độ hách dịch của viên quan
=>Câu đố oái oăm, khó trả lời
- Trước câu hỏi đó thái độ của người cha thế nào?
- Người cha: “Đứng ngẩn, không biết trả lời ra sao”
- Người cha thì vậy, còn em bé, em có thái độ gì không?
- Đứa con chừng 7; 8 tuổi nhanh miệng hỏi vặn lại “ Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước thì tôi sẽ cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường”
=>Đứa trẻ không trả lời mà hỏi vặn lại
- Đứa trẻ: hỏi vặn lại “ Ngựa của ông một ngày đi được mấy bước?”
- Viên quan ứng xử thế nào trước câu hỏi của em bé?
- Viên quan há hốc mồm sửng sốt, không biết đáp sao cho ổn.
Viên quan đang đắc ý vì đã dồn cha con bác thợ cày vào chỗ tắc, thì ông ta có ngờ đâu em bé đã làm cho ông ta “ Ngây râu” trước một câu hỏi còn oái oăm hơn cả câu hỏi của ông. Đúng là 
“ Gậy ông lại đập lưng ông”; 
- Ông ta đã suy nghĩ và làm gì?
- Quan thầm nghĩ, nhất định nhân tài ở đây rồi; về tâu vua
=> Đến lúc này chúng ta có thể khẳng định điều gì về tình thế của em bé trước câu hỏi của viên quan? 
- Đứa trẻ thắng, em tỏ ra thông minh hơn cha mình
=> Đứa trẻ thắng
- Chúng ta lại trở lại với câu chuyện, khi viên quan về tâu vua thì thái độ của vua như thế nào?
- Vua mừng lắm nhưng chưa tin hẳn và muốn thử lại lần nữa
b. Thử thách lần 2
* Cho học sinh đọc SGK- 71( Nghe chuyện-> với nhau rồi)
- Đọc văn bản
- Lần này thì đích thân vua ra câu đố; Vậy vua ra câu đố như thế nào?
- Vua sai ban cho làng ấy 3 thúng gạo nếp với 3 con trâu đực làm sao 3 con trâu ấy phải đẻ được 9 con sau 1 năm
- Vua thách đố dân làng: Trâu đực đẻ
- So với câu đố lần1 thì câu đố này thế nào?
- Câu đố này khó, vô lý và rắc rối hơn nhiều
- Trước tình hình đó thì dân làng có thái độ như thế nào?
- Ai nấy đều tưng hửng, lo lắng. Bao nhiêu cuộc họp bàn mà vẫn không giải quyết được
- Dân làng lo lắng, không giải quyết được
- Em thấy “ Tưng hửng” nghĩa là sao?
- Ngẩn ra vì bị mất hứng thú đột ngột khi sự việc xảy ra trái với điều mình mong muốn và tin chắc...
- Ai là người giải quyết khó khăn?
- Em bé đã giải quyết như thế nào?
- Em bé bảo: 
+ Dân làng đem 2 thúng gạo nếp đồ xôi, 2 con trâu giết thịt
+ Còn 1 thúng gạo và một con trâu làm phí tổn cho cha con trẩy kinh
- Khi lên đến kinh thành, em bé đã làm gì?
- Khóc um lên, kể: Mẹ mất sớm, cha không chịu đẻ
- Trước lời của đứa trẻ, vua và quần thần thấy như thế nào?
- Vua và triều thần bật cười “ Cha mày giống đực làm sao mà đẻ được”=> Lời kể của đứa bé buộc vua phải nói ra điều Vô lý
- Em bé: Đưa ra điều vô lý
- Em hãy so sánh lời kể của đứa bé và lời thách đố của vua?
- Giống nhau vì đều vô lý
* Chỉ chờ có thế, em bé tươi tỉnh: Sao vua lại bắt làng con nuôi 3 con trâu đực đẻ thành 9 con?
- Lúc này, em thấy thái độ của vua với em bé ra sao?
- Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc
=> Đứa trẻ thắng ( thông minh hơn cả dân làng)
* Vừa rồi chúng ta đã tìm hiểu 2 lần thử thách của vua và quan với em bé và đã chứng kiến sự thông minh, nhạy bén của em bé. Vậy những lần thử thách đã hết chưa, câu chuyện còn diễn biến ra sao, tiết sau các em sẽ tìm hiểu tiếp 
4. Củng cố:- Em hãy kể lại diễn cảm câu chuyện này
	- Làm bài tập trắc nghiệm
1. Nhân vật chính trong truyện “ Em bé thông minh” là ai?
A. Hai cha con em bé
B. Em bé
C. Viên quan
D. Nhà vua
2. Em bé thông minh thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?
A. Nhân vật mồ côi, bất hạnh
B. Nhân vật khoẻ mạnh
C. Nhân vật thông minh tài giỏi
D. Nhân vật có phẩm chất tốt đẹp dưới bề ngoài xấu xí
5. Hướng dẫn:
	- Học bài, nắm được 2 lần thử thách với em bé
	- Soạn tiếp bài: + Tìm hiểu những lần thử thách thứ 3,4
	 +Tìm hiểu ý nghĩa của truyện

Tài liệu đính kèm:

  • docem be thong minh.doc