Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần thứ 12

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần thứ 12

Ngữ văn – Bài 12 – Tiết 46

TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2

 I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

Thông qua giờ trả bài học sinh thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong bài viết. Sửa một số lỗi cơ bản và định hướng trả lời đúng nhất cảu đề bài.

 2. Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu, viết văn.

 3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức sửa lỗi, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.

 II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài:

 1. Kỹ ng nhận thức: Tự ình nhận thưc, đánh giá được khả năng của bả thân qua bài viết.

 2. Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng bày tỏ ý kiến của mình qua việc nhận xét, đánh giá của giáo viên và các bạn trong lớp.

 III. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Chấm chữ bài chu đáo cho học sinh, tài liệu tham khảo.

- Học sinh: xem lại kiến thức bài viết, sủa các lỗi mắc phải.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần thứ 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/10/2010 
Ngày giảng: 08/10/2010 
Ngữ văn – Bài 12 – Tiết 46
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
	I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
Thông qua giờ trả bài học sinh thấy được những ưu khuyết điểm của mình trong bài viết. Sửa một số lỗi cơ bản và định hướng trả lời đúng nhất cảu đề bài.
	2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu, viết văn.
	3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức sửa lỗi, viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp.
	II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài:
	1. Kỹ ng nhận thức: Tự ình nhận thưc, đánh giá được khả năng của bả thân qua bài viết.
	2. Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng bày tỏ ý kiến của mình qua việc nhận xét, đánh giá của giáo viên và các bạn trong lớp.
	III. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Chấm chữ bài chu đáo cho học sinh, tài liệu tham khảo.
- Học sinh: xem lại kiến thức bài viết, sủa các lỗi mắc phải.
	IV. Phương pháp
Gợi tìm, rèn luyện theo mẫu
	V. Tổ chức giờ học
	HĐ 2. Tiến trình tổ chức các hoạt động trả bài kiểm tra: (40’)
HĐ 1. Khởi động: (1’)
 * Giới thiệu bài: 
Giờ trước các em đã viết bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Để giúp các em nắm được cách làm một bài văn tự sự, thấy được những ưu, nhược trong bài của mình, hôm nay thầy sẽ trả bài. 
HĐ của thầy và trò
Nội dung
H Đ 2: Bài tập làm văn số 2: (25’) 
*Mục tiêu: Nhận thức được cách viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, nhận thức được những điểm mạnh yếu của bản thân qua bài viết.
*Cách tiến hành:
GV yêu cầu HS nhắc lại đề bài số 1.
GV ghi đề bài lên bảng
GV cùng HS tìm hiểu đề bài và lập dàn bài
 Phần mở bài em sẽ nêu điều gì?
Thân bài cần nêu những nội dung gì?
Tương tự em hãy cho biết kết bài cần trình bày những nội dung gì?
GV yêu cầu HS lên bảng trình bày dàn ý đại cương
Dưới lớp HS làm ra giấy nháp.
HS nhận xét
GV nhận xét, chữa, yêu cầu các em ghi vào vở bài tập.
GV nhận xét ưu nhược điểm của HS, chỉ ra từng lỗi cụ thể cho từng em.
GV hướng dẫn HS cách sửa lỗi
- Lỗi chính tả
- Lỗi hành văn
- Lỗi trình bày
GV đọc bài văn mẫu cho HS tham khảo: “ Những bài văn hay lớp 8”
GV cử HS trả bài
GV yêu cầu HS xem lại bài
GV giải đáp thắc mắc cho HS
GV gọi tên ghi điểm vào sổ
I. Đề bài
 Kể lại kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi?
II. Dàn bài 
1. Tìm hiểu đề.
Yêu cầu: 
- Kể chuyện về một người có những kỉ niệm sống mãi trong em.
- Người kể xưng tôi.
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu người bạn tuổi thơ của mình. Kỉ niệm tuổi thơ khiến mình xúc động, nhớ mãi là kỉ niệm gì? .
b. Thân bài: 
- Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy:
- Truyện xảy ra ở đâu, lúc nào?
- Chuyện xảy ra như thế nào?
- Điều gì gây xúc động? ( Miêu tả các biểu hiện của sự xúc động đó)
c. Kết bài: 
Khẳng định tình cảm, suy nghĩ của em về người bạn đó
III. Nhận xét chung
1. Ưu điểm
- Xác định đúng yêu cầu của đề bài tự sự.
- Sử dụng đúng ngôi kể, “tôi”. 
2. Nhược điểm
- Còn sai nhiều lỗi chính tả
- Đa số bài viết chưa đạt yêu cầu.
- Hành văn lủng củng
IV. Sửa lỗi
V. Đọc bài văn mẫu
VI. Trả bài
VII. Gọi điểm
H Đ 3: Bài kiểm tra văn: (15’)
*Mục tiêu: Nhận thức được khả năng nắm bắt kiến thức của bản thân và việc rèn luyện và việc tự học của bản thân, khả năng vận dụng kiến thức vào làm bài kiểm tra.
*Cách tiến hành:
Gv đưa đáp án phần trắc nghiệm
HS trình bày nội dung câu1 trước lớp
GV gọi HS nhận xét, bổ sung
GV bổ sung thêm
Học sinh viết được đoạn văn ngắn, diễn đạt lưu loat, đủ số câu quy định, nêu được những suy nghĩ
Phần mở bài em sẽ nêu điều gì?Thân bài cần nêu những nội dung gì?
Tương tự em hãy cho biết kết bài cần trình bày những nội dung gì?
GV yêu cầu HS lên bảng trình bày dàn ý đại cương
Dưới lớp HS làm ra giấy nháp.
HS nhận xét
GV nhận xét, chữa, yêu cầu các em ghi vào vở bài tập.
I. Trắc nghiệm 
Câu 1 (B); Câu 2 (C); Câu 3 (D); Câu 4 (C); Câu 5 (C); Câu 6 (A); 
II. Tự luận 
Câu1. 
 Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng, của người phụ nữ nông dân trước cách mạng.
- Nêu chính xác nghệ thuật tiêu biểu: Khắc hoạ nhân vật rõ nét, miêu tả sinh động, ngôn ngữ đặc sắc.
Câu 2. 
A. Mở bài. Giới thiệu chung về Lão hạc trong truyện ngắn Lão hạc của Nam Cao
B. Thân bài
- Lão là người nông dân nghèo, thật thà, giàu lòng vị tha, giàu lòng yêu thương, nhân hậu. 
- Lão là người giàu lòng tự trọng, giàu đức hi sinh.
- Phẩm chất trong sáng, cao thượng.
C. Kết bài
 Khái quát nội dung, mở rộng vấn đề
HĐ 4. Củng cố và hướng dẫn học ở nhà: (4’)
* Củng cố: Văn tự sự là gì?
* Hướng dẫn học ở nhà: 
Tiếp tục sửa các lỗi trong bài viết.
Soạn: Phương pháp thuyết minh, trả lời câu hỏi SGK.
Xem trước các bài tập.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Ngữ văn – Bài 12 – Tiết 47
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
	I. Mục tiêu bài học: 
	1. Kiến thức:
HS nhận biết rõ các yêu càu của phương pháp thuyết minh, thấy rõ các phương pháp cơ bản thường sử dụng trong thuyết minh: so sánh, liệt kê, nêu định nghĩa, giải thích, phân tích, phân loại.
	2. Kĩ năng:
 	Có kỹ năng áp dụng các phương pháp này khi viết văn thuyết minh.
	3. Thái độ:
 	Có ý thức sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp.
	II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài:
	1. Kỹ ng nhận thức: Tự ình nhận thưc, đánh giá được khả năng của bả thân qua bài viết.
	2. Kỹ năng giao tiếp: Có khả năng bày tỏ ý kiến của mình qua việc thuyết minh về một vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
	III. Đồ dùng dạy học: 
GV: Bài soạn, bảng phụ
HS: Bài tập
	III. Phương pháp
 Gợi tìm, thuyết trình, rèn luyện theo mẫu
	IV. Tổ chức giờ học
HĐ 1. Khởi động: (6’)
*Mục tiêu: Củng cố cho học sinh kiến thức cơ bản về văn thuyết minh các em đã được học ở tiết học trước.
*Cách tiến hành:
	* Kiểm tra bài cũ: (5’) 
	CH- Thế nào là văn bản thuyết minh?
	TL- Là kiểu văn bản cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân sự việc hiện tượng bằng cách trình bày, giải thích, giới thiệu.
	* Giới thiệu bài (1’)
Để thuyết minh được tốt, ta cần nắm được các phương pháp thuyết minh. Vậy có những phương pháp thuyết minh nào? Tác dụng của từng phương pháp ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: (17’)
*Mục tiêu: Nhận biết được các phương pháp thuyết minh.
* Cách tiến hành: 
HS đọc lại các văn bản thuyết minh vừa học: (Huế; Tai sao lá cây có màu xanh lục; Cây dừa Bình Định; Khởi nghĩa Nông Văn Vân; Con giun đất) cho biết các văn bản ấy sử dụng những loại tri thức nào?
- Cây dừa Bình Định: tri thức khoa học địa lí.
- Tại sao lá cây có màu xanh lục: tri thức khoa học thực vật.
- Huế: tri thức khoa học văn hoá.
- Khởi nghĩa Nông Văn Vân: tri thức khoa học lịch sử.
- Con giun đất: tri thức khoa học sinh vật.
Để có tri thức ấy ta phải làm gì?
Trong các câu văn trên ta thường gặp từ nào?
- Là.
Sau từ “là” người ta cung cấp kiến thức như thế nào?
- Chỉ ra đặc điểm, công dụng của sự vật.
Câu này có vị trí như thế nào trong bài thuyết minh?
Hãy định nghĩa: sách là gì?
- Sách là phương tiện giữ gìn và truyền bá kiến thức.
- Sách là đồ dùng học tập thiết yếu đối với học sinh.
Đọc vd SGK- 127.
Đoạn văn 1 trên nêu ra tác dụng gì của dừa?
- Thân làm máng, lá làm tranh, cọng làm vách, gốc làm chõ đồ xôi, nước để uống, kho cá, kho thịt.
-> liệt kê hàng loạt tác dụng của dừa.
Đoạn 2 liệt kê điều gì?
- Liệt kê tác hại của bao bì ni lông.
Đoạn 3 tác giả dùng điều gì để thuyết phục người nghe, người đọc?
- Số liệu, ví dụ cụ thể.
Văn bản nào ta đã học sử dụng hiệu quả phương pháp này?
- Văn bản “Ôn dịch, thuốc lá”.
Đọc ví dụ SGK tr 128.
Để làm nổi bật diện tích rộng của biển Thái Bình Dương tác giả làm như thế nào?
- So sánh: bằng ba đại dương khác.
Lớn gấp 14 lần BBD.
Văn bản nào đã học sử dụng phép so sánh để thuyết minh?
- Văn bản “ Ôn dịch, thuốc lá”: nguy hại của thuốc lá còn nặng hơn AIDS . 
- Sự đáng sợ của thuốc lá so với cái đáng sợ của giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.
-> Tác hai sâu xa tiềm ẩn của thuốc lá.
Đọc lại văn bản thuyết minh “Huế”.
Tác giả trình bày những đặc điểm của Huế theo những mặt nào?
- Là thành phố đẹp, đẹp của thiên nhiên, đẹp của thơ, đẹp của những con người sáng tạo anh dũng.
Muốn viết bài thuyết minh tốt yêu cầu người viết phải như thế nào?
Đọc ghi nhớ.
Muốn viết bài thuyết minh tốt yêu cầu người viết phải như thế nào?
2 HS đọc ghi nhớ.
GV củng cố
I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
1. Quan sát, học tập tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh.
Muốn làm bài văn thuyết minh ta phải quan sát, học tập, tích luỹ tri thức .
2. Phương pháp thuyết minh.
a. Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích:
- Là những câu văn thường đứng ở đầu bài, đầu đoạn giữ vai trò giới thiệu thường có từ “là”.
b. Phương pháp liệt kê, nêu ví dụ và số liệu.
- Là phương pháp liệt kê, nêu ví dụ và số liệu (con số) để thuyết minh, trình bày tính chất cụ thể dễ nắm bắt và thuyết phục.
c. Phương pháp so sánh.
- So sánh để làm nổi bật đặc điểm sự vật.
d. Phương pháp phân loại.
- Là phương pháp chia nhỏ đối tượng để xem xét. Chia đối tượng vốn có thành từng cá thể , thành từng loại theo một số tiêu chí.
3. Ghi nhớ (SGK)
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập: (20’)
*Mục tiêu: Nhận biết được các phương pháp thuyết minh trong việc giải quyết các bài tập.
*C ách tiến hành:
GV yêu cầu HS đọc bài 1, nêu yêu cầu bài 1.
HS làm bài.
Gọi 2 em lên bảng giải.
HS nhận xét, giáo viên sửa chữa, bổ sung.
HS đọc bài 2, nêu yêu cầu bài tập.
Thảo luận bàn 3 phút.
Báo cáo.
Nhận xét.
GV đưa bảng phụ với những nội dung liệt kê tác hại của thuốc lá và kết luận. 
Đọc bài tập 3, xác định yêu cầu, làm bài.
GV hướng dẫn, bổ sung.
Đọc bài tập 4, nêu yêu cầu bài tập.
Gọi HS lên giải.
HS và GV nhận xét, bổ sung
II. Luyện tập.
1. Bài tập 1. Chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề trong “ôn dịch thuốc lá”.
- Bài viết thể hiện kiến thức của một bác sĩ ( khói thuốc lá vào phổi tác hại như thế nào, hại đến hồng cầu và động mạch ra sao).
- Kiến thức của người quan sát đời sống xã hội ( hiểu một nét tâm lí: cho rằng hút thuốc lá văn minh, sang trọng, hút thuốc lá là ảnh hưởng tới mọi người xunh quanh, ảnh hưởng đến bữa ăn, gia đình.
- Kiến thức của một người tâm huyết với điều bức xúc của xã hội.
-> Muốn thuyết minh một vấn đề phải phát huy tối đa vốn kiến thức về vấn đề đó.
2. Bài 2: Bài :Ôn dịch, thuốc lá sử dụng phương pháp thuyết minh: phương pháp so sánh, đối chiếu; phân tích, nêu vấn đề để làm nổi bật tác hại của thuốc lá.
3. Bài 3:
- Thuyết minh đòi hỏi kiến thức phải cụ thể, chính xác.
- Bài “Ngã ba Đồng Lộc” sử dụng phương pháp : dùng số liệu, sự kiện cụ thể.
4. Bài 4.
- Cách phân loại đó hợp lí vì ba loại đó không trùng lặp, không có trường hợp học sinh vừa ở loại này vừa ở loại khác.
 HĐ 4: Tổng kết & hướng dẫn học ở nhà: ( 2’)
*Củng cố: Có những phương pháp thuyết minh nào?
* Hướng dẫn học ở nhà: Học ghi nhớ, làm bài tập (SBT).
Chuẩn bị: Đề văn thuyết minh
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
 Ngữ văn – Bài 12 – Tiết 48
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH
	I. Mục tiêu bài học: 
	1. Kiến thức:
 	Học sinh nhận biết đề văn và cách làm bài văn thuyết minh.
 Đặc biệt phải làm cho học sinh they làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần học sinh biết quan sát, tích luỹ tri thức và trình bày có phương pháp là được.
	2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng làm bài văn thuyết minh.
	3. Thái độ:
 Có ý thức quan sát, tích luỹ tri thức để thuyết minh.
	II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài:
	II. Đồ dùng daỵ học
- GV: giáo án.
- HS: soạn bài theo câu hỏi SGK.
	III. Phương pháp
Nghiên cứu thuyết trình, rèn luyện theo mẫu
	IV. Tổ chức giờ học
HĐ1. Khởi động: (6’)
*Mục tiêu: Củng cố kiến thức lý thuyết đã học về văn bản thuyết minh.
*Cách tiến hành:
* Kiểm tra bài cũ: (5’) 
	CH- Thế nào là văn bản thuyết minh? Văn bản thuyết minh có những đặc điểm gì?
	TL- Là kiểu văn bản cung cấp tri thức về dặc điểm, tính chất, nguyên nhân của sự vật, hiện tượng, bằng cách trình bày, giải thích, giới thiệu. Nó cung cấp tri thức khách quan, trung thực và chính xác.
	* Giới thiệu bài: (1’) 
 	Để giúp các em biết cách làm bài văn thuyết minh và nhận diện đề bài thuyết minh , chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: (19’)
*Mục tiêu: Nhận biết được các phương pháp thuyết minh.
*Cách tiến hành:
HS đọc các đề văn (SGK –tr 137-138).
GV ghi đề lên bảng.
a. Giới thiệu một gương mặt trẻ của thể thao Việt Nam.
b. Giới thiệu một tập thơ.
c. Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
d. Giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
e.Thuyết minh về chiếc xe đạp.
g. Giới thiệu đôi dép lốp trong kháng chiến.
h. Giới thiệu một di tích, thắng cảnh nổi tiếng của quê hương.
i. Thuyết minh về một giống vật nuôI có ích.
k. Giới thiệu hoa ngày tết ở Việt Nam.
l. Thuyết minh về một món ăn dân tộc.
m. Giới thiệu về tết trung thu ở Việt Nam.
n. Giới thiệu một đồ chơi dân gian.
Các đề này nêu lên điều gì?
- Đối tượng thuyết minh.
Đối tượng thuyết minh gồm những loại nào?
- Con người, đồ vật, di tích, con vật, thực vật, món ăn, đồ chơi, lễ tết.
Vì sao em biết đó là đề văn thuyết minh?
 - Vì các đề này không yêu cầu kể câu chuyện, miêu tả, biểu cảm tức là yêu cầu giới thiệu, thuyết minh, giảI thích-> là đề văn thuyết minh.
Em hãy ra một đề văn thuyết minh?
- Thuyết minh về cây tre Việt Nam.
Đọc bài văn ( SGK- 138).
Đối tượng thuyết minh của bài văn là gì?
- Đối tượng: chiếc xe đạp.
- Nội dung: cấu tạo, tác dụng của phương tiện giao thông: xe đạp
Nếu so sánh với bài văn miêu tả chiếc xe đạp, em thấy bài này khác như thế nào?
- Nếu miêu tả thì phải miêu tả cụ thể chiếc xe đạp của em: xe màu gì? Xe nam hay xe nữ? Nơi sản xuất . Thuyết minh chỉ yêu cầu trình bày về xe đạp như một phương tiện giao thông phổ biến, cấu tạo, tác dụng của nó.
Đọc thầm bài văn.
Chỉ ra ba phần mở bài, thân bài, và kết bài? Cho biết nội dung trong phần?
* Bố cục, nội dung:
- Mở bài: Từ đầu-> nhờ sức người: giới thiệu chung về xe đạp.
- Thân bài: Tiếp -> hoạt động thể thao: thuyết minh cấu tạo và công dụng của xe đạp.
- Kết bài: Còn lại: khẳng định vai trò của xe đạp trong tương lai.
Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết trình bày cấu tạo xe như thế nào?
- Gồm ba phần: bộ phận truyền động, bộ phận điều khiển, bộ phận chuyên chở.
Các bộ phận ấy được giới thiệu như thế nào? có hợp lí không?
- Giới thiệu theo trình tự hợp lí, theo lối liệt kê.: khung, bánh , càng , xích, líp, đĩa, bàn đạp.
2 HS đọc ghi nhớ SGK
GV củng cố
I. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
1. Đề văn thuyết minh.
a. Bài tập
b. Nhận xét
2. Cách làm bài văn thuyết minh.
a. Bài tập.
b. Nhận xét.
* Phương pháp thuyết minh: 
- Phương pháp phân tích, phân loại.
- Phương pháp liệt kê.
* Ngôn từ, chính xác, dễ hiểu.
3. Ghi nhớ (SGK)
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập: (15’)
*Mục tiêu: Nhận biết được các phương pháp thuyết minh thông qua việc rèn luyện lập dàn ý bài văn thuyết minh.
*Cách tiến hành:
Đọc bài 1, xác định yêu cầu.
Gv treo bảng phụ dàn bài
HS làm bài. gọi 1 em lên bảng thuyết minh theo dàn bài.
HS nhận xét.
GV sủă chữa, bổ sung.
III. Luyện tập
1. Bài 1 (140). Lập ý và lập dàn ý cho đề bài: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.
a. Mở bài: Nêu định nghĩa về chiếc nón lá Việt Nam.
b. Thân bài: 
- Hình dáng của nón.
- Nguyên liệu làm nón/
- Cách làm nón.
- Nón thường được sản xuất ở đâu? Vùng nào nổi tiếng về nghề làm nón?
- Tác dụng của nón trong đời sống của người Việt Nam.
- Có thể dùng nón làm quà tặng.
- em suy nghĩ gì về việc nón trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam?
c. Kết bài: - Cảm nghĩ của em về chiếc nón lá Việt Nam.
- Trong cuộc sống hiện tại, khi có nhiều đồ ding đội đầu khác, vai trò của nón Việt Nam như thế nào?
HĐ 4: Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà: ( 5’)
*Củng cố: Để làm tốt bài văn thuyết minh ta cần chú ý những điểm nào?
* Hướng dẫn học ở nhà: Học bài, làm bài tập SBT.
Chuẩn bị: Luyện nói thuyết min h một số đồ dùng: (trong gia đình)
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Ngữ văn – Bài 12 – Tiết 49
LUYỆN NÓI: THUYẾT MINH VỀ MỘT THỨ ĐỒ DÙNG
	I. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
- Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách kàm bài văn thuyết minh đã học.
- Tạo điều kiện cho học sinh suy nghĩ, mạnh dạn phát biểu ý kiến.
	2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nói trước tập thể đông người phải bình tĩnh, nói có trình tự, mạch lạc, rõ ràng.
	3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tìm hiểu, quan sát các vật dụng trong đời sống.
	II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài:
	III. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: giáo án, bài mẫu.
- Học sinh: làm dàn bài văn thuyết minh về cái phích.
	IV. Phương pháp
 Gợi tìm, quan sát
	V. Tổ chức giờ học
HĐ 1. Khởi động: (6’)
*Mục tiêu: Hệ thống kiến thức về đề văn thuyết minh, cách làm một bài văn thuyết minh, bố cục của bài viết.
*Cách tiến hành:
* Kiểm tra bài cũ: (5’)
	CH- Đề văn thuyết minh có nhiệm vụ gì? Để làm bài văn thuyết minh ta cần làm gì? Bố cục bài văn thuyết minh như thế nào?
	TL- Đề văn thuyết minh nêu đối tượng thuyết minh.
	- Để làm bài thuyết minh cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức, sủ dụng phương pháp thuyết minh thích hợp, ngôn từ chính xác, dễ hiểu.
	- Bố cục: 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
	* Giới thiệu bài: (1’)
 	Trong cuộc sống ta thường xuyên phải thuyết minh về đồ dùng. Để giúp các em có kĩ năng thuyết minh, chúng ta cùng học bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: (19’)
*Mục tiêu: Lập được một dàn bài chi tiết về một đồ dùng ở gia đình theo thể loại thuyết minh 
Xác định thể loại và đối tượng thuyết minh?
Mở bài em cần làm gì?
Phần thân bài em làm gì?
Lưu ý: cần lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp, có thể chọn phương pháp phân tích, phân loại và liệt kê.
Kết bài nêu điều gì?
I. Đề bài. Thuyết minh về cái phích nước.
1. Tìm hiểu đề.
- Thể loại: Thuyết minh về một đồ dùng.
- Đối tượng: phích nước.
2. Lập dàn bài:
a. Mở bài: Phích nước là đồ ding thường có trong mỗi gia đình, ding để giữ nước nóng.
b. Thân bài: Thuyết minh về cấu tạo của phích nước.
- Do những bộ phận nào tạo thành?
- Ruột phích có cấu tạo như thế nào?
+ gồm hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong lớp thuỷ tinh được tráng bạc, miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.
- Vỏ phích làm bằng gì? Tác dụng?
- Bảo quản, sử dụng phích như thế nào?
c. Kết bài:
Bày tỏ thái độ của mình đối với phích.
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập: (15’)
*Mục tiêu: Thể hiện được khả năng diễn đạt ý kiến của mình trên lớp thông qua việc chuẩn bị dàn ý đã chuẩn bị.
Mỗi tổ 5-6 em trình bày bài chuẩn bị.
HS khá giỏi nói trước, học sinh yếu kém nói sau.
Các HS khác nhận xét rư thế, tác phong, nội dung, diễn đạt của bạn.
GV gọi 3-5 em nói trước lớp.
Hs và GV sửa chữa các mặt: tư thế, tác phong, nội dung, diễn đạt.
- Yêu cầu: Nói to, rõ ràng để mọi người cùng nghe được , tự tin, tự nhiên, đàng hoàng, mắt nhìn thẳng vào mọi người
II. Luyện nói trong tổ, nhóm.
III. Luyện nói trước lớp.
HĐ 4: Tổng kết & hướng dẫn học ở nhà: (5’)
	* Củng cố: Khi nói trước đông người, ta cần chú ý điều gì?
	- Bình tĩnh, tự tin, nói to, rõ ràng, có ngữ điệu.
	- Trước và sau khi nói phải có lời cảm ơn.
	*Hướng dẫn học ở nhà:
	- Tập nói theo dàn ý trên. Đọc một số bài văn thuyết minh.
- Chuẩn bị: Viết bài TLV số 3- 2 Tiết .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 12(1).doc