Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 7 & 8

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 7 & 8

TUẦN 7

TIẾT 25,26

Văn bản.

 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

 (Trích : Đôn Ki-hô-tê)

 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Cảm nhận đúng về cách xây dựng các hình tượng các nhân vật này trong đoạn trích.

 - Biết cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài văn tự sự.

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức :

 - Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật sự kiện, qua 1 đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.

 - Ý nghĩa của cặp nhn vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại : Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa.

 2. Kỹ năng :

 - Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.

 - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.

 3. Thái độ :

 - Lắng nghe, chăm chỉ .

 C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.

 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định: Lớp 8a3.

 2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : Theo em , tại sao trong 4 lần trước , em bé chỉ đánh một que diêm , nhưng lần cuối cùng em lại liên tục đánh hết tất cả những que diêm còn lại trong bao ?

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 7 & 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7 
TIẾT 25,26
Ngày soạn :18/9/2010
Ngày dạy :21/9/2010 
Văn bản. 
 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
 (Trích : Đôn Ki-hô-tê)
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Cảm nhận đúng về cách xây dựng các hình tượng các nhân vật này trong đoạn trích.
 - Biết cách đưa các yếu tố miêu tả, biểu cảm vào bài văn tự sự.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức :
 - Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật sự kiện, qua 1 đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.
 - Ý nghĩa của cặp nhn vật bất hủ mà Xéc-van-tét đã góp vào văn học nhân loại : Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa.
 2. Kỹ năng : 
 - Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.
 - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.
 3. Thái độ : 
 - Lắng nghe, chăm chỉ .
 C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, thuyết trình, thảo luận nhóm.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định: Lớp 8a3.............................
 2. Bài cũ: Kiểm tra bài cũ : Theo em , tại sao trong 4 lần trước , em bé chỉ đánh một que diêm , nhưng lần cuối cùng em lại liên tục đánh hết tất cả những que diêm còn lại trong bao ?
 3. Bài mới : GV giới thiệu bài mới. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG
(?)Em hãy nêu vài nét về tác giả , tác phẩm ? (sgk)
Hs dựa phần chú thích trả lời
*Gv khái quát vài nét vế tg, tp. 
HOẠT ĐỘNG 2 : TÌM HIỂU VĂN BẢN
 Gv đọc sau đó yêu cầu hs đọc tiếp (Chú ý các câu đối thoại không in xuống dòng của 2 nhân vật chính )
 GV nhận xét hs đọc 
(?) Em hãy kể tóm tắt đoạn trích này theo chuổi các sự việc chính? 
- Giải thích từ khó 
(?) Trong đoạn trích này có mấy nhân vật ? ai là nhân vật chính ? 
(?) Theo dõi nhân vật Đôn Ki – hô – tê trong vb cho biết Vì sao Đôn Ki – hô – tê đánh nhau với cối xay gió ?
- Tưởng đó là những gã khổng lồ , thấy đây là vận may ( một cuộc chiến chính đáng , và quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất )
(?) Trận đánh nhau của Đôn Ki – hô-tê đã diễn ra với hậu quả ntn?( Ngọn giáo gẫy tan tành , kéo theo cả người và ngựa ngã văng ra xa  Đôn Ki –hô-tê nằm im không cựa quậy , con ngựa bị toạc nữa vai 
(?) Sau khi đánh nhau với cối xay gió , Đôn Ki- hô-tê có những hành động và ý nghĩ gì ?
- Bẻ một cành khô , rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo ; thức suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn –xi-nê-a, không muốn ăn sáng 
(?) Nhận xét về các biểu hiện đó của ĐônKi-hô-tê ?
- không bình thường , điên rồ 
(?) Điều đó cho thấy Đôn Ki-hô-tê là người ntn?
- mê muội, hoang tưởng 
(?) Em có cảm xúc gì trước các biểu hiện mê muội , hoang tưởng của Đôn Ki – hô-tê ? (Hài hước , buồn cười )
L Đôn Ki-hô-tê là kẻ cực kì hoang tưởng nhưng ở chàng còn có những biểu hiện bình thường khác của con người như lòng dủng cảm , coi khinh cái tầm thường và tình yêu say đắm 
(?) Lòng dũng cảm của Đôn Ki-hô-tê biểu hiện như thế nào trong vb ? ( Một mình một ngưạ xông lên đánh nhau với cối xay gió vì lí tưởng quét sạch cái giống xấu xa này khỏi mặt đất . Vẫn chọn những con đường lắm người qua để mong gặp những chuyện phiêu lưu khác 
- Vẫn bẻ cành cây sửa lại giáo cho các cuộc chiến sắp tới
I, Giới thiệu chung
1.tác giả 
2.tác phẩm 
 3.Thể loại: Tiểu thuyết 
II, Đọc – tìm hiểu văn bản
1. Đọc – tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục: 2 phần
Nhân vật Đôn-ki –hô-tê 
Nhân vật Xan-chô-Pan-xa
b.Phân tích 
* Hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê
- Đánh nhau với cối xay gió tưởng đó là những gã khổ lồ để quét sạch hết những giống xấu xa
- Bẻ một cành cây khô , rút cái mũi sắt ở chiếc cán gãy lắp vào làm thành ngọn giáo 
- Thức suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng Đuyn-ni-nê-a
- Không cần ăn sáng 
 -> Hoang tương , điên rồ nhưng cao thượng , dũng cảm 
(?) Những biểu hiện của sự coi khinh cái tầm thường , thực dụng ?( Dù bị đau cũng không rên la , không lấy việc ăn uống làm thích thú )
(?) Những biểu hiện của tình yêu ?
- Nhiệt tình tâm niệm cầu mong nàng Đuyn – xi-nê-a của mình cứu giúp cho trong lúc nguy nan . Suốt đêm không ngủ để nghĩ tới nàng . Nghĩ đến người yêu cũng đủ no rồi
(?) Từ đó tình cách nào của Đôn Ki-hô-tê được bộc lộ ?
- Cao cả , cao thượng 
(?) Đến đây có thể tóm tắt ntn đặc điểm nhan vật Đôn Ki-hô-tê trong sự việc đánh nhau với cối xay gió ?
- Hoang tưởng , điên rồ nhưng dũng cảm , cao thượng 
(?) Cảm ngĩ của em về chàng hiệp sĩ này ?
- đáng chê cười ở tính cáh hoang tưởng , đáng khâm phục ở tính cách cao thượng , đáng khâm phục , vừa đáng chê 
TIẾT 26: 
(?) Theo dõi nhân vật Xan-chô Pan – xa cho biết về việc ĐônKi-hô-tê đánh nhau với cối xay gió , Xan –chô Pan –xa đã có những lời ngăn cản nào ?
- Thưa ngài , Xan – chô nói , xuất hiện ở kia chẳng phải là các tên khổng lồ đâu mà chỉ là những cố xay gió 
- Tôi đã chẳng bảo ngài rằng phải coi chừng cẩn thận đấy ư , rằng đó chỉ là những chiếc cối Xay gió , ai mà chẳng biết thế , trừ kẻ nào đầu óc quay cuồng như cối xay 
(?) Vì sao Xan – chô pan –xa lại có lời can ngăn đó ?
- vì biết rõ sự thất đó là cối xay gió chứ không phải bọn khổng lồ như Đôn Ki-hô-tê nghĩ 
(?) Xan –chô Pan –xa có những điểm nào trái ngược với Đôn Ki –hô-tê ?( hơi đau là kêu rên , thích ăn uống và biết cách ăn uống , thích ngủ và ham ngủ )
(?) Từ đó đặc điểmtính cách nào của nhân vật Xan-chô pan-xa được bộc lộ ? (luôn tỉnh táo , thực tế , thực dụng )
(?) Trong cuộc chiến đấu với cối xay gió của chủ mình , Xan –chô pan- xa luôn là người đứng ngoài cuộc . Điều đó cho thấy thêm đặc điểm tính cách của xan-chô pan-xa?(ích kỉ , hèn nhát )
(?) Đến đây em hiểu gì về toàn bộ tính cách của Xa-chô pan-xa? (tỉnh táo nhưng thực dụng , tầm thường )
(?) Nếu cần bình luận vầ viên giám mã này thì lí lẽ của em sẽ là gì ? (con người cần tỉnh táo , nhưng không vì thế mà quá thực dụng , tầm thường )
(?) Học qua vb này em hiểu ntn về 2 nhân vật Đôn ki-hô-tê và Xa-chô pan-xa ?(HSTLN)(Hai nhân vật có tình cách trái ngược nhau : Đôn ki-hô-tê hoang tưởng nhưng cao thượng ,Xan-chô pan-xa tỉnh táo nhưng tầm thường )
(?) Với chúng ta , bài học từ 2 tính cách này là gì ?(HSTLN)
- Con người muốn tốt đẹp không được hoang tưởng và thực dụng mà cần tỉnh táo và cao thượng 
(?) Nhận xét về biện pháp nghệ thuật nổi bật được sử dụng trong vb này ? ( tương phản)
(?) Em hiểu gì về nhà văn Xéc-van-tét từ 2 nhân vật nổi tiếng đó của ông ?( sử dụng tiếng cười khôi hài để giễu cột cái hoang tưởng và tầm thường , đề cao cái thực tế và cao thượng )
Hướng dẫn về nhà:Học thuộc ghi nhớ . Tóm tắt đoạn trích 
- Soạn bài tiếp theo” Chiếc lá cuối cùng” Tình thái từ.
* Giám mã Xan-chô Pan-xa
- Xan –chô Pan-xa biết rõ là cối xay gió 
- Hơi đau là kêu rên 
- Thích ăn uống và biết cách ăn uống 
- Thích ngủ và ham ngủ 
-> Luôn tỉnh táo , thực tế nhưng thực dụng , tầm thường 
3. Tổng kết : Ghi nhớ : sgk /80
E, RÚT KINH NGHIỆM
..
 Tuần 7 Tiết 27 
 Ngày Soạn : 20 - 09 - 2010
Ngày Dạy : 24 - 09 - 2010 
 TÌNH THÁI TỪ
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là tình thái từ.
- Nhận biết và hiểu tác dụngcủa tình thái từ trong vb.
- Biết sử dụngtình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Khái niệm và các loại tình thái từ.
- Cách sử dụng tình thái từ.
2. Kĩ năng :
- Dùng tình thái từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp
3. Thái độ :
- Sử dụng tình thái từ có chọn lọc
C. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định : 8a3..
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Trợ từ là gì ? Thán từ là gì ? cho vd minh hoạ 
- Làm bài tập 5
3. Bài mới : Tình thái từ có đặc tính ngữ pháp là không có khả năng độc lập tạo thành câu , cũng không làm thành phần biệt lập của câu như thán từ, nhưng tình thái từ có rất nhiều công dụng và nếu sử dụng đúng trong các trường hợp giao tiếp thì sẽ đạt hiệu quả cao . Vậy nó có công dụng ntn và sử dụng ra sao ? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
 Hoạt động 1 : Bài học
* Tìm hiểu chức năng của tình thái từ
Gọi hs đọc 3 vd a,b,c
(?) Trong 3 vd a,b,c,nếu lược bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có thay đổi không ? Tại sao ?
ở vd a nếu bỏ từ à thì câu này không còn là câu nghi ván nữa 
ở vd b nếu bỏ từ đi thì câu này không còn là câu cầu khiến nữa 
ở vd c nếu không có từ thay thì câu cảm thán không tạo lập được 
L GV chốt : Như vậy , có thể thấy rằng à là từ để tạo lập câu nghi vấn , đi là từ để tạo lập câu cầu khiến , thay là từ tạo lập câu cảm thán 
 Gọi hs đọc vd d 
(?) Em hãy so sánh 2 vd sau : Em chào cô . Em chào cô ạ . hai câu giống nhau và khác nhau ở chổ nào ?
- Giống nhau : cả 2 câu đều là câu chào 
- Khác nhau : thái độ và sắc thái tình cảm , câu 2 thể hiện thái độ lễ phép cao hơn 
(?) Vậy tình thái từ là gì ? Nó có những chức năng nào ?( ghi nhớ sgk )
 * Khi xác định Tình thái từ cần chú ý : Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể để xét từ mà thuộc từ loại gì , từ mà có thể là trợ từ , có thể là tình thái từ , có thể là quan hệ từ 
VD : Ai ma biết việc ấy ( trợ từ )
 Tôi đã bảo anh rồi mà ( tình thái từ )
 Cậu lo làm mà ăn chứ đừng để đi xin ( mà là quan hệ từ )
* Sử dụng tình thái từ
Gọi hs đọc 4 vd trong phần II
(?) Các tình thái từ in đậm trong các vd đó được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau ntn?
- Bạn chưa về à ? ( hỏi , thân mật )
- Thầy mệt ạ? ( hỏi , kính trọng)
- Bạn giúp tôi một tay nhé ! ( cầu khiến, thân mật)
- Bác giúp cháu một tay ạ ! ( cầu khiến , kính trọng )
(?) Sử dụng tình thái từ chúng ta cần chú ý điều gì ? ( ghi nhớ sgk )
Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập 
(?) Bài tập 1:Yêu cầu chúng ta điều gì ?
(?) Nêu yêu cầu của bài tập 2 ?( HSTLN)
 Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 3 ( Thi giữa các nhóm với nhau )
(?) Bài tập 4 yêu cầu chúng ta điều gì ?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tự học 
Giải thích ý nghĩa của tình thái tửtong một văn bản tự chọn
I. BÀI HỌC.
1. Chức năng của tình thái từ 
* Vídụ: sgk/80
À? : Tạo câu nghi vấn
Đi!: Tạo câu cầu khiến
Thay!:Tạo câu cảm thán
Ạ! : Biểu hiện sắc thái tình cảm (tôn trọng,lễ phép)
-> là những từ được thêm vào câu để tạo câu theo mục đích nói và để biểu thị các sắc thái tình cảm con người
* Kết luận: ghi nhớ 1/sgk trang 81
2. Sử dụng tình thái từ
* Ví dụ:
-Thầy mệt hả? 
-Thầy mệt ạ? Đ
Khi nói , viết cần sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp nhằm đạt mục đích , hiệu quả cao trong giao tiếp 
* Kết luận: ghi nhớ sgk/ 81
II. Luyện tập 
Bài tập 1 : Tìm tình thái từ 
- a(-) b(+) c(+) d(-)
- e(+) (-) h(-) I(+)
Bài tập 2 : Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ 
- Chứ : nghi vấn , dùng trong trường hợp điều muốn hỏi ít nhiều đã khẳng định 
- Chứ : nhấn mạnh điều vừa khẳng định 
- Ư : hỏi , với thái độ phân vân 
- Nhỉ : thái độ thân mật 
- Nhé : dặn dò , thái độ thân mật 
- Vậy : thái độ miễn cưỡng 
- Cơ mà : thái độ thuyết phụ 
Bài t ... ì đấy làm
 cho chiếc lá vẫn còn
Đòi uống sữa ,ăn cháo, soi gương: Nhu cầu 
cuộc sống đã trỡ lại khi Giôn-xi hiểu được ý 
nghĩa của chiếc lá
Chiếc lá dù mong manh, nhỏ nhoi nhưng 
chứa đựng một sức sống bền bỉ
*Bí mật của chiếc lá cuối cùng
- Cụ Bơ – men
Vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn – xi
Vẽ âm thầm , bí mật trong đêm mưa gió lạnh
 buốt ngòi trờ
Cụ chết vì viêm phổi :
-> Cụ là một con người cao thượng , quên 
mình vì người khác
Bức tranh được coi là một kiệt tácbởi nó 
được tạo ra từ tình yêu thương con người,va
 vì con người
3. Tổng kết : ghi nhớ sgk /90
E. RÚT KINH NGHIỆM
.
********************************************************************************
Tuần8 - Tiết 31
Ngày Soạn : 24 - 09 - 2010
Ngày Dạy : 01 - 10 - 2010 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( PHẦN TIẾNG VIỆT )
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hệ thống hoá từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức:
- Các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
2. Kĩ năng:
- Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt
3. Thái độ:
- Quý trọng từ ngữ địa phương
C. PHƯƠNG PHÁP
- Đàm thoại, thảo luận
D. Tiến trình lên lớp 
 1. Ổn định tổ chức : 8a3.
 2. Kiểm tra bài cũ : ( kết hợp trong bài mới )
 3. Bài mới :Bài này mang tính chất điều tra nêu gv hướng dẫn cho hs chuẩn bị trước ở nhà 
Thoả luận ở tổ , mỗi tổ làm chung một bảng điều tra , cuối bảng cần rút ra những từ ngữ không trùng với từ ngữ toàn dân ( nếu có ) tập hợp các tổ viên sưu tầm các vấn đề thứ 2 và thứ 3 
Đại diện tổ trình bày kết quả , sưu tầm . GV nhận xét bài làm của các tổ 
STT
 TỪ TOÀN DÂN 
TỪ NGỮ ĐƯỢC DÙNG Ở ĐỊA PHƯƠNG EM 
1,
 Cha
 Bố , ba 
2, 
Mẹ 
 Má
3, 
Ông nội 
 Ông nội 
4, 
Bà nội 
 Bà nội 
5, 
Ông ngoại 
 Ông ngoại 
6, 
Bà ngoại 
 Bà ngoại 
7, 
 Bác ( anh trai của cha)
 Bác 
8, 
Bác ( vợ anh trai của cha)
 Bác 
10,
 Thím ( vợ của chú )
 Cô
11, 
 Bác ( chị gái của cha)
 O
12,
 Bác ( chống chị gái của cha)
 Dượng 
13, 
 Cô ( em gái của cha)
 Cô
14,
 Chú ( chồng em gái của cha )
 Chú 
15, 
Bác ( anh trai của mẹ )
 Bác 
16,
Bác ( vợ anh trai của mẹ)
 Bác 
17, 
Cậu ( em trai của mẹ)
 Cậu
18, 
Mợ ( vợ em trai của mẹ)
 Mợ 
19,
Bác ( chị gái c ủa mẹ )
 Bác 
20, 
Bác ( chồng chị gái của mẹ)
 Bác 
21, 
Dì ( em gái của mẹ)
 Dì 
22, 
Chú ( chồng em gái của mẹ)
 Chú 
23, 
Anh trai 
 Anh trai 
24, 
 Chị dâu 
 Chị dâu 
25,
 Em trai 
 Em trai 
26, 
 Em dâu
 Em dâu 
27,
 Chị gái 
 Chị gái 
28, 
 Anh rể
 Anh rể
29, 
 Em gái 
 Em gái 
30,
 Em rễ 
 Em rể
31,
 Con 
 Con 
32, 
 Con dâu 
 Con dâu 
33, 
Con rể
 Con rể
34 ,
 Cháu ( con của con)
 Cháu
Một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt , thân thích được dùng ở địa phương khác :
+ ở Bác Ninh , Bắc Giang :
cha : gọi là thày 
Mẹ : gọi là u , bầm 
Bác : gọi là bá 
+ Hà Tĩnh Chị : gọi là ả 
4.Hướng dẫn về nhà : -Về tiếp tục sưu tầm thêm những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt , thân thích được dùng ở địa phương khác và một số thơ ca 
- Soạn bài tiếp theo” Nói quá” “Lập dàn y cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm”
E. RÚT KINH NGHIỆM
..
Tuần 8 - Tiết 32
Ngày Soạn : 27/09/2010
Ngày Dạy : 01/10/2010 
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết lập bố cục và cách thức xây dựng dàn bài cho bài văn tự sự có yếu tố mtả và bcảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức :
- Cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố mtả và bcảm.
2. Kĩ năng :
- Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với mtả và bcảm.
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố mtả và bcảm có độ dài khoảng 450 chữ.
3. Thái độ :
- Có ý thức lập dàn bài cho bài văn tự sự.
C. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định : 8a3..
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm cần làm theo mấy bước, nêu nội dung từ bước ?
 3. Bài mới : Ở tiết trước các em đã luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm , thì bài học này giúp các em cách thức lập một dàn ý cho cả bài văn .vậy cách thức đó ntn ? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
 HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU BÀI HỌC
 Gv yêu cầu hs đọc bài văn Món quà sinh nhật 
(?) Xác định ba phần Mở bài , Thân bài , Kết bài và nêu dụng chính của mỗi phần?
(?) Truyện kể về sự việc gì ? Ai là người kể chuyện ( ở ngôi thứ mấy ) ? ( kể về món quà sinh nhật độc đáo của Trinh dành cho người bạn thân của mình ; Ngôi kể : thứ nhất ( tôi = Trang)
(?) Câu chuyện xảy ra ở đâu ? Vào lúc nào ? Trong hoàn cảnh nào ?
- Nhà Trang vào buổi sáng ; Trong hoàn cảnh : Ngày sinh nhật của Trang có các bạn đến chúc mừng
(?) Chuyện xảy ra với ai ? Có những nhân vật nào ? Ai là nhân vật chính ? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao 
- Chuyện xảyra với trang ( nhân vật chính . ngoài ra còn có Trinh , Thanh và các bạn khác 
- Trang : hồn nhiên , vui mừng , sốt ruột ;Trinh : kín đáo , đắm thắm , chân thành ; Thanh : hồn nhiên , nhanh nhẹn , tinh ý 
(?) Câu chuyện diễn ra ntn ? ( Mở đầu nêu vấn đề gì ? đỉnh điểm của câu chuyện ở đâu ? Kết thúc ở chổ nào ? điều gì đã tạo nên sự bất ngờ ?)
- Mở đầu : buổi sinh nhật vui vẻ đã sắp kết thúc . Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến 
- Diễn biến : Trinh đến và giải toả những băn khoăn của trang , đỉnh điểm là món quà độc đáo : một chùm ổi được trinh căm sóc từ khi còn là những cái nụ 
- Kết thúc : cảm nghĩ của trang về món quà độc đáo 
- điều tạo nên sự bất ngờ trong câu chuyện này chính là do tình huống truyện . Tác giảđã khéo léo đưa người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách nhân vật trang về sự chậm trễ của người bạn thân nhất trong ngày sinh nhật , để rồi sau đó mới vỡ lẽ ra rắng đó là sự chậm trễ đầy thông cảm 
(?) Các yếu tố miêu tả , biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chổ nào trong truyện ? tác dụng những yếu tố miêu tả và biểu cảm này ?
+ Miêu tả : suốt cả buổi sáng , nhà tôi tấp nập kẻra người vào các bạn ngồi trật cả nhà nhìn thấy Trinh đanh tươi cười Trinh dẫn tôi ra vườn Trinh lom khom  rinh vẫn lặng lẽ cười , chỉ gật đầu không nói 
+ Biểu cảm : tôi vẫn cứ bồn chồn không yên .. bắt đầu lo ..tủi thân và giận Trinh ..giận mình quá ..tôi run run cảm ơn Trinh quá  qúi giá làm sao 
- Tác dụng :góp phần thể hiện rõ tình cảm của nhân vật trong truyện 
(?) Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào ?
- tác giả vừa kể theo trình tự thời gian ( kể các sự việc diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật ) nhưng trong khi kể , tác giả có dùng hồi ức ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra “ lâu lắm , từ mấy tháng trước , lúc ổi đang ra hoa”
 Gv yêu cầu hs tìm hiểu mục 2 trong sgk 
(?) Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả , biểu cảm , thường gồm mấy phần , là những phần nào ? nêu nhiệm vụ của mỗi phần ?
*Gọi hs đọc ghi nhớ sgk/95
HOẠT ĐỘNG 2 : LUYỆN TẬP
 Hs đọc bài tập 1 
(?) Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? (HSTLN)
(?) Phần mở bài giới thiệu ai ? trong hoàn cảnh nào ?
(?) Thân bài Nêu các sự việc chính say ra với nhân vật theo trật tự thời gian ( lúc đầu , sau đó , tiếp theo) và kết quả ( mấy lần quẹt diêm? Mỗi lần diễn ra như thế nào và kết quả ra sao?)
(?) Trong khi nêu các sự việc chính , chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong đó ?
(?) Kết cục số phận của nhân vật ntn và cảm nghĩ của người kể ra sao ?
(?) Nêu yêu cầu cảu bài tập 2 ?
HOẠT ĐỘNG 3: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Xác định thứ tự các sự việc được kể trong một bài văn tự sự đã học.
- Lập dàn ý cho một bài văn tự sự. Ở mỗi phần của bài làm văn tự sự , tìm các yếu tố mtả và bcảm có thể kết hợp.
- Học phần ghi nhớ sgk 
- Làm hết bài tập còn lại 
- Chuẩn bị bài viết số 2 ,soạn bài: “ Hai cây phong “ 
I.BÀI HỌC
1. Dàn ý của bài văn tự sự 
* Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự 
 - Truyện : Món quà sinh nhật 
+ Bố cục : 3 phần 
- Mb : từ đầu đến bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn . Nội dung chính là kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật 
- Tb : tiếp theo đến Trinh vẫn lặng lẽ cười , chỉ gật đầu không nói ; phần này tập chung kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn 
- Kb : còn lại . nội dung nêu cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật
- Kết hợp miêu tả và biểu cảm để góp phần thể hiện rõ tình cảm của nhân vật trong truyện 
- Kể theo trình tự thời gian 
* Dàn ý của một bài văn tự sự 
- Mở Bài 
- Thân Bài 
- Kết bài 
2. Ghi nhớ : sgk /95 
II. Luyện tập 
Bài tập 1 : Dựa vào vb Cô bé bán diêm lập dàn ý 
+ Mở bài : Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm , nhân vật chính trong truyện 
+ Thân bài : lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không giám về nhà vì sợ bố đánh . Em tìm một góc tường ngồi tránh rét . Kết quả em vẫn bị rét hành hạ “ đôi bàn tay cứng đờ ra”
 Sau đó em bé đành liều đánh các que diêm để sưởi ấm cho mình . Mỗi lần quẹt một que diêm , em lại thấy hiện lên một viễn cảnh ấm áp đẹp đẽ . Ban đầu em tưởng chứng như đang ngồi trước một lò sưởi” , hơi ấm của que diêm khiến em “ thật là dễ chịu”. Thế rồi que diêm vụt tắt , em bé lại trở về với hiện tại tê cóng của chính mình . Tiếp đến que diêm thứ hai , em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn có cả một con ngỗng quay . que diệm lụi tàn , em bé lại đối diện với cảnh nghèo khổ thực sự của bản thân . Em lại quẹt que diêm thứ 3 . Một cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy hiện lên với hàng ngàn ngọn nến sáng rực , nhưng rồi diêm tắt , những ngọn nến biến thành những ngôi sao . Qua diêm thứ tư được đốt lên em “ nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em” . Cuối cùng muốn niếu bà ở lại em đã bất tất cả các que diêm còn lại 
+ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm:
các yếu tố này đan xen vào trong quá trình kể chuyện về cô bé bán diêm , đặc biệt là cứ sau mỗi lần em bé qẹt diêm thì cảnh mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi diêm tắt được tác giả miêu tả rất sinh động . kèm theo đó là những suy nghĩ tâm trạng của nhân vật 
+ Kết bài : kết cục em bé bán diêm đã chết “ vì giá rét trong đêm gioa thừa” Mọi người qua đường không ai biết được điều gì mà em bé đã trông thấy , nhất là phút giây em được gặp lại bà và cùng bà bay lên để đón những niềm vui đầu năm 
Bài tập 2 : lập dàn ý 
Mb : giới thiệu người bạn của mình là ai ? kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm gì ? ( nêu nmột cách khái quát )
Tb : Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy :
- Nó xảy ra ở đâu , lúc nào ? ( thời gian , hoàn cảnh ) với ai? ( nhân vật)
- Chuyện xảy ra ntn? ( mở đầu , diễn biến . kết quả)
- Điều gì khiến em xúc động ? Xúc động ntn? ( miêu tả các biểu hiện của xúc động )
Kb : Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm đó ?
E. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docnhungvan8tuan78.doc