Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 6 tiết 23: Tiếng Việt: Trợ từ, thán từ

Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 6 tiết 23: Tiếng Việt: Trợ từ, thán từ

 TIẾNG VIỆT : TRỢ TỪ THÁN TỪ

 I. MỤC TIÊU:

 - Hiểu thế nào là trợ từ, thán từ, các loại thán từ.

 - Nhận biết và hiểu tác dụng của trợ từ, thán từ trong văn bản.

 - Biết dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.

 II. KIẾN THỨC CHUẨN:

 1. Kiến thức:

 - Khái niệm trợ từ, thán từ.

 - Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ.

 2. Kỹ năng:

 - Dùng trợ từ, thán từ phù hợp trong nói và viết.

III. HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 tuần 6 tiết 23: Tiếng Việt: Trợ từ, thán từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuaàn :6 Ngaøy soaïn : 08/09/2010
 Tieát : 23 Ngaøy daïy : 13-18/09/2010 
 TIẾNG VIỆT : TRỢ TỪ THÁN TỪ 	 
 I. MỤC TIÊU:
 - Hiểu thế nào là trợ từ, thán từ, các loại thán từ.
 - Nhận biết và hiểu tác dụng của trợ từ, thán từ trong văn bản.
 - Biết dùng trợ từ, thán từ trong các trường hợp giao tiếp cụ thể.
 II. KIẾN THỨC CHUẨN:
 1. Kiến thức:
 - Khái niệm trợ từ, thán từ.
 - Đặc điểm và cách sử dụng trợ từ, thán từ.
 2. Kỹ năng:
 - Dùng trợ từ, thán từ phù hợp trong nói và viết.
III. HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
Noäi dung
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Ổn định :
- Kiểm tra bài cũ :
+ Thế nào là từ ngữ điạ phương, biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ
+ Cần lưu ý những gì khi sử dụng 2 loại từ trên?
+ Tìm từ điạ phương trong câu sau, cho biết từ toàn dân tương ứng.
“O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mỹ lênh khênh đứng cuối đầu”
- Giới thiệu bài mới :
Trong Tiếng Việt, có những từ loại tuy không làm thánh phần chính của câu nhưng nó có thể biểu thị thái độ, tình cảm, cảm xúc đối với sự vật, sự việc được nói đến. Đó là trợ từ, thán từ.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
- GV cho Hs quan sát, so sánh 3 câu ví dụ trong SGK và trả lời câu hỏi:
 - So sánh ý nghĩa của 3 câu và cho biết điểm khác biệt về ý nghĩa giữa chúng.
- GV nhận xét
 - Tác dụng của hai từ: “những”“có” đối với sự việc được nói tới trong câu.
Gợi ý dẫn HS kết luận về trợ từ như đã ghi ở phần ghi nhớ.
- GV cho Hs quan sát các từ: này, a và vâng trong 2 đoạn trích mục II SGK và trả lời câu hỏi:
-Từ “này” có tác dụng gì?
-Từ “a” biểu thị thái độ gì?
-Từ “vâng” biểu thị thái độ gì?
- GV cho HS tìm hiểu tiếp bài tập 2 (II) tr 69, 70 nhận xét về cách dùng từ: này, a,vâng bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng.
- Gv gợi dẫn Hs kết luận về thán từ.
- Lớp trưởng báo cáo.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, ghi tựa bài.
- Hs quan sát ví dụ trả lòi câu hỏi:
a) Câu 1: Thông báo khách quan
Câu 2: Thêm từ những ngoài việc diễn đạt một cách khách quan như câu 1 còn có ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là nhiều.
 Câu 3: Thêm từ có ngoài việc diễn đạt một cách khách quan như câu 1 còn có ý nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn hai bát cơm là ít.
b) Tác dụng bày tỏ thái độ nhấn mạnh, sự đánh giá của người nói đối với sự việc được nói tới ở trong câu
- HS đọc ghi nhớ
- Này: gây sự chú ý ở người đối thoại
- A: biểu thị thái độ tức giận khi nhận ra một điều gì đó không tốt.
- Vâng: biểu thị thái độ lễ phép
- Chọn a, d
- HS thảo luận trả lời
- Hs nêu ý kiến về trợ từ (ghi nhớ SGK)
I. Trợ từ
Ghi nhớ:
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó 
Ví dụ: những, có, chính, đích, ngay.
II. Thán từ
Ghi nhớ
- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường đứng đầu câu có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
- Thán từ gồm hai loại chính:
 + Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc: a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi,
 + Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ, ừ
* Hoạt động 3: Luyện tập
-Gọi HS đọc bài tập 1, thảo luận, trả lời.
-Gọi HS đọc bài tập 2, thảo luận, trả lời.
- Gọi HS đọc bài tập 3, thảo luận, trả lời.
-Gọi HS đọc bài tập 4, thảo luận, trả lời.
-Gọi HS đọc bài tập 5, thảo luận, trả lời.
-Gọi HS đọc bài tập 6, thảo luận, trả lời.
- HS đọc bài tập 1, thảo luận, trả lời.
- HS đọc bài tập 2, thảo luận, trả lời.
- HS đọc bài tập 3, thảo luận, trả lời.
- HS đọc bài tập 4, thảo luận, trả lời.
- HS đọc bài tập 5, thảo luận, trả lời. 
- HS đọc bài tập 6, thảo luận, trả lời.
III. Luyện tập
Bài tập 1: Trợ từ trong các câu:
a) Chính
c) Ngay
g) Là
i) Những
Các câu còn lại không phải la trợ từ.
Bài tập 2: Giải thích nghĩa của các trợ từ in đậm trong câu.
- Lấy: nhấn mạnh mức tối thiểu
-Nguyên: Chỉ như thế, không có gì khác (chỉ riêng tiền thách cưới đã quá cao)
- Đến: nhấn mạnh mức độ cao đến mức quá vô lí
- Cả: Nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường
- Cứ: nhấn mạnh thời điểm 
Bài tập 3: tìm thán từ trong câu:
a) này, à b) ấy
c) vâng d) chao ôi
e) hỡi ơi
Bài tập 4: Thán từ in đậm biểu lộ cảm xúc:
a)Ha ha:Tiếng cười sảng khoái tỏ ý tán thưởng khóai chí
Ai ái: sợ hãi. tỏ ý van xin
b) Than ôi: tỏ ý nuối tiếc.
Bài tập 5: Học sinh đặt câu dựa vào ví dụ.
- Ôi! Mưa nữa rồi.
- Ồ! Bạn đến lúc nào vậy?
- Chao ôi! Con mèo đã làm vỡ lọ hoa.
- A ! Mẹ đã về.
- Ối ! Cậu đạp trúng chân tớ rồi
 Bài tập 6: Khuyên răn về cách nói năng lễ phép.
* Hoạt động 4:Củng cố dặn dò
* Củng cố:
- Thế nào là trợ từ?
- Thế nào là thán từ?
* Hướng dẫn tự học:
- Vận dụng kiến thức đã học để nhận biết trợ từ,thán từ trong văn bản tự chọn
- Về học bài, làm tiếp bài tập 5,6 và xem bài “Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự”.
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh lắng nghe, ghi nhận

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN6 TIET 23.doc