Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 36 - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 36 - Năm học 2008-2009

A, Mục tiêu.

1, Kiến thức:

Giúp HS:

- Những trường hợp cần viết văn bản thông báo .

- Nắm được đặc điểm văn bản thông báo.

- Biết cách làm văn bản thông báo đúng quy định.

2, Kĩ năng:

- Rèn k/năng viết văn bản hành chính

3, Thái độ:

- Có ý thức trong học tập,

B, Chuẩn bị:

* Gv:

- STK-TLTK

* HS:

- Đọc và trả lời câu hỏi /sgk

C, Phương pháp:

- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, thực hành

D, Tiến trình bài dạy:

I, Ổn định tổ chức

II, Kiểm tra bài cũ

? Thế nào là văn bản tường trình? đặc điểm và bố cục của văn bản tường trình?

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1291Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 36 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 36
Soạn: 16.5.2009
Giảng: 
Tiết 137
Lớp: 
văn bản thông báo
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
Giúp HS: 
- Những trường hợp cần viết văn bản thông báo .
- Nắm được đặc điểm văn bản thông báo.
- Biết cách làm văn bản thông báo đúng quy định.
2, Kĩ năng:
- Rèn k/năng viết văn bản hành chính
3, Thái độ:
- Có ý thức trong học tập, 
B, Chuẩn bị:
* Gv:
- STK-TLTK
* HS:
- Đọc và trả lời câu hỏi /sgk
C, Phương pháp:
- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, thực hành
D, Tiến trình bài dạy:
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là văn bản tường trình? đặc điểm và bố cục của văn bản tường trình?
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn cho H nắm được đặc điểm của văn bản thông báo .
? Đọc hai văn bản thông báo SGK.
Gv: Yêu cầu H thảo luận theo nhóm bàn trình bày bảng phụ các câu hỏi SGK theo nhóm tổ.
HS: -Thực hành theo yêu cầu G
? Ai là người viết văn bản thông báo ? Viết cho ai? Viết nhằm mục đích gì?
HS: - Người viết văn bản thông báo:
 +Văn bản 1: Hiệu trưởng trường .
 +Văn bản 2: Liên đội trưởng.
 - Người nhận văn bản thông báo :
 +Văn bản 1: GVCN và lớp trưởng....
 +Văn bản 2: Các chi đội trưởng TNTPHCM.
 - Mục đích của văn bản thông báo :
 +Văn bản 1: Thông tin về kế hoạch duyệt văn nghệ.
 +Văn bản 2: Thông tin về kề hoạch đại hội đại biểu liên đội .
? Nội dung chính của các thông báo là gì? Thể thức có gì đáng chú ý ?
HS: - Nội dung :Thông tin của cấp trên về công việc phải làm để người dưới quyền hoặc người quan tâm đến nội dung thông báo được biết để biết và thực hiện.
 + Nội dung ghi rõ cụ thể chính xác về:Nội dung, công việ, thời gian, địa điểm , ai thông báo, thông báo cho ai.
-Thể thức:Theo mẫu quy định .
? Từ phân tích ví dụ em hiểu văn bản thông báo là gì? yêu cầu nội dung, thể thức như thế nào?
HS: Trình bày ghi nhớ 1,2 (SGK)
Hoạt động 2: Cách làm bài thông báo .
H: Đọc các tình huống/ sgk 
? Theo em tình huống nào cần viết văn bản thông báo ? Vì sao?
HS: Trình bày.
Gv: khắc sâu(căn cứ vào khái niệm thông báo)
? Quan sát và suy ngẫm rút ra những phần chủ yếu để thông báo ? Nhiệm vụ của từng phần?
HS: Gồm 3 phần :
- Thể thức mở đầu (tên cơ quan, quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng thông báo, tên văn bản, người nhận thông báo)
- Nội dung thông báo: Những thông tin về công việc phải làm, hoặc thực hiện (thời gian, địa điểm..)
- Thể thức kết thúc: Người viết thông báo kí tên...
? Văn bản thông báo không thể thiếu những mục nào ? Vì sao?
HS: Trình bày ,đọc ghi nhớ SGK
HS: đọc lưu ý SGK
Hoạt động 3: Hướng dẫn H luyện tập.
? Tình huống nào viết văn bản thông báo? 
+Tình huống a: Viết đơn xin vào đoàn.
+Tình huống b: Viết văn bản báo cáo.
+Tình huống c: Viết văn bản thông báo.
	+Tình huông d: Viết biên bản.
I. Đặc điểm của văn bản thông báo
1.Ví dụ :SGK.
2.Phân tích và nhận xét:
-Truyền đạt thông tin từ cấp trên cho người dưới quyền (đoàn thể)và những người quan tâm đến nội dung thông báo biết để thực hiện hoặc tham gia.
-Nội dung: Phải cho biết rõ ai thông báo,thông báo cho ai,nội dung công việc,quy định,thời gian,địa điểm.
-Thể thức: Đúng mẫu quy định văn bản hành chính.
3.Ghi nhớ1,2 : SGK
II. Cách làm bài thông báo
1.Tình huống cần làm bài thông báo:
 -Tình huống b,c 
2.Cách làm văn bản thông báo:
a.Ví dụ :SGK.
b.Nhận xét.
- Bố cục 3 phần:
+Thể thức mở đầu.
+Nội dung thông báo
+Thể thức kết thúc.
3.Ghi nhớ:SGK.
4.Lưu ý:SGK.
III. Luyện tập
IV.Củng cố:
? Kể tên 1 số tình huống cần viết văn bản thông báo?
? Văn bản thông báo là gì? Nêu yêu cầu nội dung hình thức? Cách làm?
 V.Hướng dẫn học bài:
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Soạn: Chương trình địa phương phần tiếng Việt
E.Rút kinh nghiệm:
S :	 Tiết 138
G:	 
Chương trình địa phương
	(Tiếng việt)
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Nhận biết sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở các địa phương - Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địc phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
B.Chuẩn bị:
-SGK, Sách giáo viên, bảng phụ.
C. phương pháp:
 - Vấn đáp, trao đổi, thực hành.
D.Tiến trình bài dạy:
I.ổn định tổ chức lớp .
 	II.Bài mới: 
 ? Nhắc lại thế nào là từ toàn dân? Từ địa phương? Biệt ngữ XH?
Bài 1:
G cho H xác định yêu cầu của bài tập 1(Xác định từ xưng hô địa phương)? ?Giải thích :Xưng hô là như thế nào?
 H: + Xưng: Người nói tự gọi mình.
 + Hô: Người nói gọi người đối thoại (người nghe)
 ? Người Việt thường dùng những loại từ nào để xưng hô?
 H: +Dùng đại từ (trỏ người) hoặc đại từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp ,chức tước.
 Xác định từ xưng hô địa phương:
Từ xưng hô địa phương
TN toàn dân
Biệt ngữ xã hội
TN toàn dân
a,U (Miền Bắc)
Mẹ
Mợ
Mẹ
H : lần lượt điền vào bảng 
Bài 2:
a,
STT
Từ ngữ xưng hô ở địa phương em +địa phương khác
TN toàn dân
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
- Tui, choa, qua
- Bỗ tui, bầy choa
- Mi
- Hấn
- Bọ(thầy),tía,ba
- U,bu, đẻ, mạ, mế, má
Mệ
Cố
Bá
ả (o)
Tôi
Chúng tôi
Mày 
Hắn
Bố
mẹ
bà
cụ
bác
Chị (cô)
 b,Tìm nhữn cách xưng hô ở địa phương:
- Thầy/cô giáo: Em-thầy/cô hoặc con-thầy/cô
- Chị của mẹ: Cháu – bá hoặc cháu – dì
- Chồng của cô mình:Cháu- chú hoặc cháu - dượng, con – dương.
- Ông nội của mình:Cháu- ông hoặc cháu – nội
Bài 3:
Phạm vi sử dụng từ xưng hô địa phương:
- Từ xưng hô địa phương chỉ được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp (giữa những người cùng gia đình,cùng địa phương)Không được dùng trong hoàn cảnh có tính chất nghi thích.
Bài 4:
Đối chiếu từ xưng hô với từ chỉ quan hệ thân thuộc:
- Phân lớn từ chỉ quan hệ đều có thể sử dụng để xưng hô (chỉ trừ một số trường hợp cá biệt:vợ,chồng,con.Việc sử dung từ chỉ quan hệ thân thuộc làm từ xưng hô là một đặc trưng nổi bật của tiếng việt.
-Ngoài từ chỉ quan hệ thân thuộc ra,từ xưng hô còn dùng nhiều phương tiện khác để xưng hô như đại từ nhân xưng,từ chỉ chức vụ,nghề nghiệp,tên riêng.
->Từ xưng hô tiếng việt phong phú đa dạng,tinh tế,giàu sắc thái biể cảm .
IV.Củng cố nội dung bài học:
- Từ ngữ địa phương và biệt ngữ XH là như thế nào?
- Nhận xét về từ ngữ xưng hô địa phương và từ ngữ xưng hô địa phương chung?
V.Hướng dẫn học bài:
- Hoàn thành bài tập.
- Chuẩn bị bài luyện tập văn bản báo cáo.
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 36.doc