Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2008-2009

A, Mục tiêu.

1, Kiến thức:

Giúp HS:

 - Bước đầu củng cố hệ thống hóa kiến thức văn học qua các văn bản đã học khắc xâu những kiến thức đã học.

 -Tập trung ôn kĩ hơn cụm văn bản thơ.

2, Kĩ năng:

- Rèn k/năng thống kê, hệ thống hoá kiến thức về các văn bản đã học từ bài 15 -> bài 29

3, Thái độ:

- Có ý thức trong học tập,

B, Chuẩn bị:

* Gv:

- STK, TLTK, Giáo án điện tử

* HS:

- Đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc, hiểu văn bản/sgk

C, Phương pháp:

- Đọc diễn cảm, trao đổi, giảng bình, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

 

doc 19 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1421Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 33 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 33
Soạn: 15.4.2009
Giảng: 
Tiết 125
Lớp: 
tổng kết phần văn
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
Giúp HS: 
 - Bước đầu củng cố hệ thống hóa kiến thức văn học qua các văn bản đã học khắc xâu những kiến thức đã học.
 -Tập trung ôn kĩ hơn cụm văn bản thơ.
2, Kĩ năng:
- Rèn k/năng thống kê, hệ thống hoá kiến thức về các văn bản đã học từ bài 15 -> bài 29
3, Thái độ:
- Có ý thức trong học tập, 
B, Chuẩn bị:
* Gv:
- STK, TLTK, Giáo án điện tử
* HS:
- Đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc, hiểu văn bản/sgk
C, Phương pháp:
- Đọc diễn cảm, trao đổi, giảng bình, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
D, Tiến trình bài dạy:
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ
* Gv kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS
III. Bài mới:
?Kể tên các cụm văn bản đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8?
HS: 
1. Truyện kí Việt Nam
2. Thơ
3. Nghị luận
4. Văn học nước ngoài
5. Văn bản nhật dụng
* Gv: giới thiệu chương trình Tổng kết
- Phần truyện kí Việt Nam chúng ta đã tổng kết ở Bài 10 trong học kì 1. ở học kì 2 chúng ta tiến hành tổng kết theo bố cục sau:
Tiết 125: Tổng kết phần Thơ
Tiết 126: Tổng kết phần Văn bản nghị luận
Tiết 127: Tổng kết phần: Văn học nước ngoài và Văn bản nhật dụng
* Gv Tiết học ngày hôm nay chúng ta tập trung tổng kết lại các văn bản thơ đã học từ Bài 15-bài 19 
Hoạt động 1: Hệ thống hoá các văn bản thơ
* Gv: Yêu cầu HS thảo luận theo nội dung đã chuẩn bị ở nhà trong 3 phút
? Đại diện nhóm trình bày:
- Nhóm 1: Các văn bản thơ bài 15,16,17
- Nhóm 2: Các văn bản thơ bài 18, 19
- Nhóm 3: Các văn bản thơ bài 20,21
* Gv cùng lớp nhận xét
* Gv chuẩn xác kiến thức trên màn hình
( Như Bảng phần phụ lục)
Hoạt động 2: Luyện tập
? Quan sát lại bảng thống kê trên. Hãy chỉ ra sự khác biệt nổi bật về hình thức NT giữa các Vb: Cảm tác, Đập đá, Muốn làm., Hai chữ nước nhà với các VB: Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương ?
HS: pbyk.
* Gv chuẩn xác kiến thức trên màn hình
* Gv cho HS quan sát 1 số nhà thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới
* Gv cho HS chơi trò chơi: đuổi hình bắt chữ để tìm hiểu kĩ hơn về phong trào Thơ mới
- Hình thức: Giải ô chữ-> Tìm từ chìa khoá
- Nội dung về thơ
- Cụ thể: Ô chữ gồm 7 từ hàng ngang, tìm ra từ chìa khoá gồm 15 chữ. Mỗi từ hàng ngang được giải trong 10 s
(1) Là một từ gồm 7 chữ cái, nói về nơi ở của chi Hằng được nhắc đến trong bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội”? – Cung quế
(2) Là một từ gồm 9 chữ cái, tên một bài thơ của Bác sáng tác trong nhà tù Tưởng Giới Thạch? – Ngắm trăng
(3) Là một từ gồm 6 chữ cái, nói lên sự tài hoa của nhân vật ông đồ trong bài thơ cùng tên của Vũ Đình Liên? – Hoa tay
( 4) Là cụm từ gồm 9 chữ cái, nói về một hình ảnh rất đẹp và phổ biến trong mùa thu? – Lá vàng rơi
( 5) Là một từ gồm 7 chữ cái, tên một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Thế Lữ? – Nhớ rừng
( 6) Là một từ gồm 9 chữ cái, đây là hình ảnh khoẻ khoắn mà nhà thơ Tế Hanh đã so sánh với chiếc thuyền?- Con tuấn mã
( 7) Là một từ gồm 9 chữ cái, nói lên khung cảnh hùng vĩ, bao la của nơi chúa sơn lâm trong bài thơ “ Nhớ rừng” đã từng vùng vẫy? – Bốn phương
( Từ chía khoá): là một từ có 15 chữ cái chỉ một trào lưu văn học giai đoạn 30-45? 
Phong trào thơ mới
? Em hãy nêu những hiểu biết của mình về phong trào thơ mới?
HS: phát biểu theo ý hiểu
* Gv cung cấp trên màn hình.
? Tìm những điểm chung cơ bản của các bài thơ: Cảm tác, Đập đá, Ngắm trăng, Đi đường?
HS: Phát biểu như bảng chính
? Đọc thuộc lòng, diễn cảm 1 bài thơ hoặc 1 đoạn thơ em cho là hay nhất. Giải thích vì sao?
HS: Td trình bày.
* Gv: NX ,sửa, bổ sung.
I, Cụm văn bản thơ
1, Bảng thống kê các văn bản thơ
( Bảng phần phụ lục)
2. Luyện tập:
a.Sự khác biệt về NT giữa các VB thơ trong các bài 15, 16 và 18, 19 :
* Các VB thơ trong bài 15, 16: 
 - Thơ cũ ( cổ điển ): hạn định về số câu chữ; niêm, luật chặt chẽ, gò bó ( Đường luật, song thất lục bát, lục bát.)
- Cx cũ, tư duy cũ: cái tôi cá nhân chưa được đề cao và biểu hiện trực tiếp.
* Các VB thơ trong bài 18, 19:
- Thể thơ TD, đổi mới vần điệu, nhịp điệu, lời thơ tự nhiên, bình dị, giảm tính ước lệ, công thức.
- Vẫn có thể sử dụng các thể thơ truyền thống nhưng cx mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp, phóng khoáng, TD.
=> thơ mới.
b. Điểm chung của các bài thơ: Cảm tác, Đập đá, Ngắm trăng, Đi đường:
* ND:
- Thơ của ngưòi tù được viết trong tù ngục.
- Tg đều là những chiến sĩ yêu nước và CM nổi tiếng.
- Khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất, kiên cường trong hoàn cảnh tù ngục.
- Phong thái ung dung, tự tin trong mọi thử thách.
- Khát khao TD, lạc quan CM.
* NT: 
- Đều được viết theo thể thơ Đường luật.
- Giọng điệu vừa mạnh mẽ, hào hùng vừa tha thiết, chân thành.
IV. Củng cố 
 ? Khái quát lại những thể thơ , ND, NT đặc sắc qua cácVB thơ vừa ôn tập?
V. HDVN
- Ôn tập kĩ theo bảng ôn tập. Thuộc các bài thơ.
- Tiết sau: Soạn tổng kết về văn bản nghị luận
VI. Phụ lục
Bảng thống kê các văn bản thơ từ bài 15-21
VB- TG
Thể loại
Nội dung
Nghệ thuật
Vào nhà ngục QĐ cảm tác-Phan Bội Châu
Đập đá ở Côn Lôn-Phan Châu Trinh
Thất ngôn bát cú đường luật
TNBCĐL
Phong thái ung dung, đường hoàng; khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên cảnh tù đầy của nhà chí sĩ yêu nước PBC
Hình tượng đẹp đẽ lẫm liệt của người anh hùng cứu nước gặp nhiều gian nguy cũng không sờn lòng.
- Giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ.
-TN gợi tả, giàu hình tượng 
- Lối nói khoa trương gây ấn tượng mạnh.
- Bút pháp lãng mạn giọng điệu hào hùng. 
- Từ ngữ khoa trương.
- Hình ảnh ẩn dụ đặc sắc .
Muốn làm thằng cuội- Tản Đà
Hai chữ nước nhà(trích)-
á Nam Trần Tuấn Khải.
Nhớ rừng –Thế Lữ.
 Ông đồ-Vũ Đình Liên
Quê hương-Tê Hanh
Khi con tu hú-Tố Hữu
Tức cảnh Pác-Bó -HCM
Ngắm trăng –HCM
Đi đường-HCM
TNBCĐL
Song thất lục bát.
Thơ tự do (8 chữ)
Thơ tự do(5 chữ)
Tự do (8 chữ)
lục bát
TNTT
TNTT
TNTT
- Bài thơ là lời tâm sự của người con người bất hòa sâu sắc với thực tại XH tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng được lên cung trăng bầu bạn với chị Hằng, vui cùng mây gió. 
- Mượn câu chuyện lsử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cx và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào.
- Mượn lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét với thực tại xã hội tầm thường, tù túng và niềm khát khao tự do mãnh liệt.
- Khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
-Niềm cảm thương chân thành đối với 1 lớp người như ông đồ đang tàn tạ trước sự thay đổi của cuộc đời .
- Niềm nuối tiếc cảnh cũ người xưa.
-Vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn, giàu sức sống của một làng quê miền biểnvà tình cảm đằm thắm, sâu nặng của tác giả.
Tình yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do đến cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong cuộc sống tù đầy.
- Thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khó ở Pác Bó.
- Với Bác làm cách mạng và sống giữa TN thì đó là một niềm vui lớn.
- Tình yêu TN sâu sắc của người nghệ sĩ, phong thái ung dung củangười chiến sĩ trong cảnh ngục tù.
- Bài thơ mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc:Từ việc đi đường đã gợi ra chân lí đường đời: Vượt qua gian lao chồng chất sẽ đến thắng lợi vẻ vang.
- Có nhiều tìm tòi, đổi mới ở thể thơ TNBCĐL.
- Giọng điệu nhẹ nhàng, hồn thơ lãng mạng pha chút ngông.
- Giọng điệu trữ tình thống thiết.
- Từ ngữ, h/ả ước lệ, giàu sức gợi tả, gợi cảm.
- Bút pháp lãng mạn, mạch cảm xúc sôi nổi tuôn trào.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu nhạc điệu, giàu chất tạo hình, giàu sức biểu cảm.
- Xây dựng thành công hình tượng trữ tình.
- Kết hợp nhiều phương thứcbiểuđạt:TS+MT+BC.
- Kết cấu chặt chẽ: đầu cuối tương ứng.
- Ngôn ngữ bài thơ rất trong sáng, bình dị, hàm súc.
- Tả cảnh ngụ tình.
- Phép ><, câu hỏi tu từ.
- Lời thơ giản dị, h/ả thơ mộc mạc, gợi cảm mà giàu sự sáng tạo.
- Cảm xúc chân thành.
- Giọng điệu thiết tha, sôi nổi.
- Tưởng tượng phong phú, dồi dào.
- Từ ngữ, h/ả gợi tả, gợi cảm.
- Những vần thơ tứ tuyệt bình dị pha đùa vui hóm hỉnh.
- Bút pháp cổ điển+ hđại.
- Bài thơ giản dị mà hàm súc, tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình HCM:Vừa mang màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần thời đại.
- Phép nhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ, phép đối.
- Lời thơ bình dị, cô đọng; ý và lời chặt chẽ, lô gíc; vừa TN vừa chân thực .
-Kết cấu chuẩn mực của bài TN TT.
- H/ả thơ đa nghĩa.
E. Rút kinh nghiệm:
___________________________________
Soạn: 16.4.2009
Giảng: 
Tiết 126
Lớp: 
tổng kết phần văn ( tiếp)
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
 - Giúp HS hệ thống hóa kiến thức các văn bản nghị luận đã học từ đó nắm vững hơn đặc trưng của từng loại văn bản, nét đặc sắc nội dung nghệ thuật.
2, Kĩ năng:
- Rèn k/năng thống kê, hệ thống hoá kiến thức về các văn bản đã học từ bài 15 -> bài 29
3, Thái độ:
- Có ý thức trong học tập, 
B, Chuẩn bị:
* Gv:
- STK, TLTK, Giáo án điện tử
* HS:
- Đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc, hiểu văn bản/sgk
C, Phương pháp:
- Đọc diễn cảm, trao đổi, giảng bình, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
D, Tiến trình bài dạy:
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ
* Gv kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS
III. Bài mới:
? Văn nghị luận là gì? Kể tên các văn bản nghị luận đã học?
HS:- Là kiểu VB nhằm xác lập cho người đọc, người nghe 1 quan điểm,..Cốt lõi của VBNL là luận điểm và cách lập luận.
Các văn bản nghị luận đã học :
* Gv chiếu trên màn hình các văn bản nghị luận đã học
1, Chiếu dời đô
4, Bàn luận về phép học
2, Hịch tướng sĩ
5, Thuế máu
3, Nước Đại Việt ta
* Gv: Tiết học ngày hôm nay, chúng ta sẽ củng cố lại kiến thức về các văn bản nghị luận trên
Hoạt động 1: Hệ thống các văn bản nghị luận đã học ở lớp 8
* Gv chiếu trên màn hình yêu cầu
? Hệ thống hóa các văn bản nghị luận đã học theo yêu cầu sau:
 	+Tác giả-tác phẩm.
+Thể loại .
+Thời gian.
+Nội dung, nghệ thuật.
HS: trình bày bảng ND kiến thức đã chuẩn bị trên bảng phụ. HS khác nhận xét.
* Gv chuẩn xác trên màn hình ( Như phần phụ lục)
HS: đối chiếu với đáp án, bổ sung
Hoạt động 2: Luyện tập
? Trong các VB trên VB nào là VBNL trung đại? 
HS: - 4 VB trung đại thuộc thể chiếu, hịch, cáo, tấu.
? Kể tên những VB VHNL hiện đại mà em đã được học ở lớp 7, 8?
HS: - Tinh thần yêu( HCM)
Đức tính giản...( PVĐ )
Sự giàu đẹp. ( Đặng Thai Mai)
ý nghĩa văn chương ( Hoài Thanh)
Thuế máu. ( Nguyễn ái Quốc)
? Em thấy văn bản trung đại có nét gì nổi bật khác so với văn nghị luận hiện đại?
HS: - Trình bày
* Gv chuẩn xác kiến thức và chiếu trên màn hình
Nghị luận Trung đại
Nghị luận hiện đại
- Văn, triết, sử bất phân
- Có những thể loại riêng, với kết cấu, bố cục riêng.
- In đậm thế giới quan của con người Trung đại: tư tưởng mệnh trời, thần-chủ, tâm lí sùng cổ,
- Dùng nhiều điển tích, điển cố; từ ngữ, cách dđạt cổ; h/ả ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng
- Không có những đặc điểm của VB trung đại.
- Sdụng tron ...  đời
+ Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh -> chết
=> Hai lần đảo ngược này đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng.
- Kể chuyện với hai mạch lồng ghép vào nhau ( Hai cây phong)
- Kể chuyện kết hợp giữa kể với tả và biểu cảm
? Trong các văn bản nước ngoài em thích nhất văn bản nào? Vì sao?
HS: Tự bộc lộ
* Gv định hướng
Hoạt động 2: Cụm văn bản nhật dụng
? Lập bảng thống kê các văn bản nhật dụng đã học Ngữ văn 8 theo mẫu sau:
TT
Tên văn bản
đề
PTBĐ
HS: Trả lời theo sự chuẩn bị ở nhà
* Gv chuẩn xác trên màn hình -> HS đối chiếu, bổ sung vào vở đã chuẩn bị
? Hình ảnh nào trong các VB trên gây cho em nhiều ấn tượng sâu đậm nhất. Vì sao?
HS: Trình bày, giải thích lí do, miễn sao hợp lí.
? Liên hệ thực tế về những vđề mà các VB nhật dụng đã đề cập ở địa phương em, ở trưởng em?
HS: tự liên hệ.
? Nhắc lại 1 số VB nhật dụng và Nd của các VB nhật dụng đã được học ở lớp 6, 7?
HS: 
* Lớp 6: 
- Bảo vệ và giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử: Cầu Long Biên- chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha.
- Bảo vệ đất đai, quyền dân tộc: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.
* Lớp 7:
- Nhà trường và gia đình: Cổng trường mở ra, Mẹ tôi, Cuộc chia tay của .
- Giữ gìn, bảo vệ văn hoá, phong tục cổ truyền của dân tộc: Ca Huế trên sông Hương.
IIIn. Cụm văn bản nước ngoài
1, Bảng thống kê các văn bản nước ngoài
( Bảng1/ phụ lục)
 2, Luyện tập
a, Thời gia, phạm vi và các thể loại văn học nước ngoài
b, Nội dung tư tương chủ yếu của các vb nước ngoài
c, Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc
c, Cảm nhận về các văn bản nước ngoài
IV. Cụm văn bản nhật dụng
1,Thống kê các văn bản nhật dụng
( Bảng 2/phụ lục)
2, Luyện tập
a, Hình ảnh, thông tin gây ấn tượng nhất
b, Liên hệ đến các vấn đề nhật dụng ở địa phương, ở trường 
c, Các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6,7
IV.Củng cố: 
* Gv cho HS nhận diện 1 số h/a hoậưc tác giả của các văn bản niứơc ngoài đã học.
V.Hướng dẫn học bài:
- Tiếp tục hoàn thiện và củng cố lại toàn bộ nội dung phần Văn
- Soạn: Ôn tập tiếng Việt
* Yêu cầu: 
- Củng cố lại các khái niệm tiếng Việt về: Kiểu câu, Hành động nói, Hội thoại, Lựa chọn trật tự từ trong câu
- Làm các bài tập? sgk/130-133 và sgk/138-139
VI, Phụ lục
Bảng 1: Các văn bản văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 8
TP-TG
Nước
TG
T.loại
Nội dung – Nghệ thuật
Cô bé bán diêm 
(An-đéc-xen)
Đan Mạch
19
Truyện ngắn
-Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, phép tương phản đối lập
-Lòng thương cảm sâu sắc đối với 1 em bé bất hạnh.
Đánh nhau với cối xay gió (Trích)
Xác-van-téc
Tây Ban Nha
17
Tiểu thuyết
-Kể chuyện hấp dẫn, nghệ thuật đối lập, giọng văn hài hước.
- Một cặp nhân vật bất hủ với sự tương phản về nhiều mặt. Phê phán lối sống xa thực tế, ảo tưởng
Chiếc lá cuối cùng.
(O.Hen-ri)
Mỹ
19-20
Truyện ngắn
- Nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp đặt chặt chẽ, khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú.
-Tình yêu thương cao cả giữa những người nghèo khổ.
Hai cây phong( trích)
(Ai-ma- tốp)
Cư-rơ-gư-xtan, châu á
20
Truyện ngắn
- NT MT sinh động, ngòi bút đậm chất hội hoạ, ngôi kể linh hoạt tạo hiệu quả NT cao.
- Tình yêu quê hương da diết, tình thầy trò
Đi bộ ngao du(Ru-xô)
Pháp
17
Nghị luận
Lập luận chặt chẽ giàu sức thuyết phục,bằng lí lẽ và cuộc sống thực tiễn của tác giả.
-Khẳng định lợi ích của việc đi bộ ngao du và cho thấy Ru-xô là người giản dị, quan trọng tự do, yêu thiên nhiên.
Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục
Pháp
17
Hài kịch
- NT xây dựng nhân vật tài tình, sinh động.
- Khắc họa tính cách lố lăng của tay trưởng giả học đòi làm sang gây tiếng cười sảng khoái.
Bảng 2: Các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 8
TT
Tên văn bản
Chủ đề
Phương thức biểu đạt
1
Thông tin về ngày Trái đất năm 200
- Vấn đề bảo vệ môi trường (tác hại sử dụng bao bì ni-lông)
- Thuyết minh (kết hợp NL, BC)
2
Ôn dich, thuốc lá
-Vấn đề bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng (Chống thuốc lá)
- Thuyết minh (kết hợp NL, BC)
3
Bài toán dân số
- Vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình (tăng dân số là 1 hiểm họa của thế giới)
- Nghị luận( kết hợp tự sự, thuyết minh).
E.Rút kinh nghiệm:
_________________________________
Soạn: 21.4.2009
Giảng: 
Tiết 128
Lớp: 
ôn tập tiếng việt
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
Giúp HS:
 - Ôn lại các kiến thức sau: các kiểu câu, các kiểu hành động nói, lựa chọn trật tự từ trong câu.
 - Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp một cách có ý thức nhằm đạt kết quả giao tiếp tốt hơn.
 2, Kĩ năng:
- Rèn k/năng thống kê, hệ thống hoá kiến thức về các nội dung phần tiếng Việt
3, Thái độ:
- Có ý thức trong học tập, 
B, Chuẩn bị:
* Gv:
- STK, TLTK, Giáo án điện tử
* HS:
- Làm đáp án theo các câu hỏi ôn tập học kì và chuẩn bị các bài tập trong sgk
C, Phương pháp:
- Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, thực hành
D, Tiến trình bài dạy:
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ
* Gv kiểm tra phần chuẩn bị bài của HS
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn các kiểu câu
? Học kì 2 các em đã được học những kiểu câu nào? Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu đó?
HS: trả lời theo phần chuẩn bị
* Gv chuẩn xác kiến thức trên màn hình
? Đọc xác định yêu cầu bài tập 1/130? Bài tập phần I/138?
HS: đọc và xác định yêu cầu ( xác định kiểu câu trong các câu cho trước)
HS: trả lời
* Gv chuẩn xác trên màn hình
Bài 1/130
- Cả ba câu (1)(2)(3): là câu trần thuật
Bài tập/138:
- Câu cầu khiến: a, e
- Câu trần thuật: b, h
- Câu nghi vấn: c, d
- Câu cảm thán: g
? Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2/131?
HS: đọc và xác định yêu cầu
* Gv chuẩn xác trên màn hình:
- Yêu cầu: Tạo câu nghi vấn từ câu 2 (BT 1) cho trước:
- Cách làm: Biến đổi hình thức và chức năng của câu trần thuật sang câu nghi vấn:
( 1) Phải chăng cái bản tính tốt của người ta bị những lỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất? 
(2) Cái bản tính tốt của người ta liệu có bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất không?
Hoạt động 2: Ôn hành động nói
? Hành động nói là gì? Các hđ nói thường gặp?
HS: * Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định
 * Các hđ nói: Hành động hỏi, Hành động trình bày, Hành động điều khiển, Hành động hứa hẹn, Hành động bộc lộ cảm xúc.
?Nêu các cánh thực hiện hành động nói ?
HS: - Hành động nói được thực hiện trực tiếp bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với mục đích chính của nó VD: Hành động điều khiển được thực hiện bằng kiểu câu cầu khiến
- Hành động nói được thực hiện gián tiếp: Hành động nói được thực hiện bằng kiểu câu không có chức năng chính phù hợp với mục đích của nó ( VD: Hành động điều khiển được thực hiện bằng câu nghi vấn)
? Đọc xác định bài tập 1,2/31-32?
HS: thảo luận nhóm bàn 2’ trình bày
* Gv chuẩn xác trên màn hình
( Bảng 2/phụ lục)
? Đọc và xác định yêu cầu bài tập phần II/sgk-138?
HS: đọc và xác định yêu cầu
* HS trả lời -> Gv chuẩn xác trên màn hình
a, Bộc lộ cảm xúc b, Phủ định
c, Khuyên bảo d, Đe doạ 
e, Khẳng định
? Đọc và xác định yêu cầu bài tập 3/132?
HS: đọc và xác định yêu cầu
* Gv hướng dẫn:
- Viết 1 đoạn văn ngắn ( 3 câu), với ND như y/c của sgk và xđịnh MĐ của hđộng nói, đó là hđ hứa hẹn.
2 HS lên bảng viết, dưới lớp viết ra vở
* Gv cùng lớp chữa bài
Hoạt động 3: ôn lựa chọn trật tự từ trong câu
? Việc lựa chọn trật tự từ trong câu có tác dụng gì?
HS: - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật hiện tượng ( trình tự trước, sau; thứ bậc quan trọng của sv; trình tự quan sát của người viết,
 - Nhấn mạnh đặc điểm của sự vật hiện tượng.
 - Liên kết câu với những câu khác trong văn bản.
 - Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm.
=> Cần lựa chon trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
? HS đọc và xác định yêu cầu bài tập?
HS: thảo luận nhóm bàn và trả lời
* Gv chuẩn xác 
Bài 1: Giải thích tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu in đậm:
Trạng thái và hành động của sứ giả được xếp đúng theo thứ tự xuất hiện: Thoạt tiên là tâm trạng kinh ngạc-> mừng rỡ ->về tâu vua.
 Bài 2: a, Có tác dụng liên kết câu = phép lặp.
 b, Nhấn mạnh đề tài được nói đến trong câu.
 Bài 3:
 a, Kết thúc bằng từ có thanh bằng là “đồng quê” nhờ vậy mà âm điệu ngân vang hơn.
 => Câu a mang tính nhạc rõ hơn.
Bài tập 1,2,3/139
* Gv cho HS lên bảng làm
* Gv + lớp nhận xét
I. Các kiểu câu đã học:
1, Bảng hệ thống các kiểu câu
2, Luyện tập
Bài 1/130 
Bài 1/138
Bài 2/131
II. Hành động nói:
1, Lí thuyết
* Định nghĩa:
* Các hđ nói thường gặp:
* Cách thực hiện hành động nói
2, Bài tập:
Bài 1,2/131-132
Bài 3/132
III. Lựạ chọn trật tự từ trong câu:
1, Tác dụng:
2, Bài tập
Bài 1/132
Bài 2/132-133
Bài 3/133
Bài 1,2,3/139
IV. Củng cố:
V. HDVN
- Ôn lại kiến thức của bài ôn tập, làm BT/ sgk- 138, 139.
- Chuẩn bị cho tiết sau: Kiểm tra tiếng Việt 1 tiết
VI. Phụ lục
Bảng hệ thông các kiểu câu
Kiểu câu
Đặc điểm hình thức
Chức năng
Ví dụ
Câu nghi vấn
- Có những từ ngữ nghi vấn: ai, gì, tại sao, bao giờ, à, ư, hả, có không,
- Khi viết thường dùng dấu hỏi chấm. Có thể kết thúc = dấu chấm, chấm than, chấm lửng.
- Chức năng chính để hỏi.
- Ngoài ra còn dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, biểu lộ tình cảm cảm xúc
- Ngày mai cậu về quê thăm bà phải không?
Câu cầu khiến
- Dùng từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, đi thôi, hay ngữ điệu cầu khiến.
- Khi viết cuối câu dùng dấu chấm than hoặc dấu chấm.
- Dùng để ra lệnh, yêu 
cầu, đề nghị, khuyên bảo
- Các bạn trật tự đi!
Câu cảm thán
- Có từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, thay, hỡi ơi, xiết bao
- Khi viết cuối câu dùng dấu chấm than.
- Dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói (viết)
- Buổi sinh nhật hôm nay vui quá!
Câu trần thuật
- Không có đặc điểm hình thức của ba loại câu trên.
- Khi viết dùng dấu chấm ở cuối câu. Có thể kết thúc = dấu chấm than, chấm lửng.
- Chức năng chính:
Kể thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả
- Ngoài ra dùng để: yêu cầu, đề nghị, ra lệnh, bộc lộ cảm xúc, tình cảm
- Bạn ấy nghỉ học.
Câu phủ định
- Có từ ngữ phủ định: chẳng, chả, không phải, đâu có phải, đâu có
- Dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, t/chất, quan hệ nào đó (Phủ định miêu tả)
- Phản bác ý kiến nhận định (Phủ định bác bỏ)
- Tôi không đi chơi.
- Đâu phải cô ấy xấu.
Đáp án Bài tập 1,2- SGK-131-132
Câu 
Kiểu câu
H/động nói được thực hiện
Cách dùng
1.Tôi bật cười bảo lão:
2. Sao cụ lo xa quá thế?
3. Cụ còn khỏe lắm chưa chết được đâu mà sợ!
4. Cụ cứ để tiền lấy mà ăn, lúc chết hãy hay!
5.Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?
6. Không ông giáo ạ!
7. Ăn mãi hết đi thì đến chết lấy gì mà lo liệu?
Trần thuật
Nghi vấn
Trần thuật
Cầu khiến
Nghi vấn
Trần thuật
Nghi vấn
Trình bày (kể)
Bộ lộ cảm xúc
Trình bày (nhận định)
điều khiển (đề nghị)
Trình bày (giải thích)
Trình bày (phủ định bác bỏ)
Hỏi
TT
GT
TT
TT
GT
TT
TT
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 33.doc