Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2008-2009

A, Mục tiêu.

1, Kiến thức:

- Củng cố kiến thức đã học về các văn bản đã học từ học kì 2-> nay. Qua đó nhằm đánh giá sự tiếp nhận văn bản cũng như kĩ năng diễn đạt và trình bày của các em.

2, Kĩ năng:

- Phân tích cảm thụ văn bản nghị luận .

3, Thái độ:

- Ngiêm túc trong kiểm tra.

B, Chuẩn bị:

* Gv:

- Đề bài đã Photocoppy sẵn.

- Đáp án biểu điểm

* HS:

- Ôn lại các kiến thức đã học về văn bản.

 C, Phương pháp:

- HS làm bài độc lập dưới sự giám sát của Gv.

 

doc 12 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1228Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 30 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 30
Soạn: 23.3.2009
Giảng: 
Tiết 113
Lớp: 
kiểm tra văn
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức đã học về các văn bản đã học từ học kì 2-> nay. Qua đó nhằm đánh giá sự tiếp nhận văn bản cũng như kĩ năng diễn đạt và trình bày của các em.
2, Kĩ năng:
- Phân tích cảm thụ văn bản nghị luận .
3, Thái độ:
- Ngiêm túc trong kiểm tra.
B, Chuẩn bị:
* Gv:
- Đề bài đã Photocoppy sẵn.
- Đáp án biểu điểm
* HS:
- Ôn lại các kiến thức đã học về văn bản.
 C, Phương pháp:
- HS làm bài độc lập dưới sự giám sát của Gv.
 D, Tiến trình bài dạy:
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm trabài cũ: Kiểm tra việc chuẩn bị giấy của HS 
III/Bài mới:
¯/ Hoạt động 1 : - Gv giao đề cho HS, đọc và soát đề.
 - Nhắc nhở cách thức trình bày.
 - Nhắc nhở nội quy kiểm tra.
¯/ Hoạt động 2: - HS nghiêm túc làm bài
 - Gv quan sát, nhắc nhở ý thức làm bài của các em.
¯/ Hoạt động 3 : - Thu bài khi có trống.
đề bài
Câu 1: (1,0 điểm)
Bài thơ “ Quê hương” do tác giả nào sáng tác? Hãy nêu nội dung chính của bài?
Câu 2: ( 3 điểm)
	Hãy viết đoạn văn ngắn ( khoảng 10 dòng) giới thiệu về tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp” và văn bản “Thuế máu” của Nguyễn ái Quốc?
 Câu 3: ( 6 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về sáu câu thơ đầu của bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu ?
 Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đang chín, trái cây ngọt dần
 Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
 Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...
đáp án - biểu điểm.
Câu 1: ( 1 điểm)
- Bài thơ “ Quê hương” do Tế Hanh sáng tác.
- Nội dung chính: Bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt lao động làng chài. Qua đó cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, thiết tha của bài thơ.
Câu 2: ( 3 điểm)
- Viết đoạn văn thuyết minh giới thiệu về “ Bản án chế độ thực dân Pháp” và văn bản “ Thuế máu”
	Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn ái Quốc được viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri năm 1925, xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1946. Tác phẩm gồm 12 chương và phần Phụ lục gửi thanh niên Việt Nam. Với tư liệu phong phú, chính xác, với nghệ thuật châm biếm sắc sảo, tác phẩm đã tố cáo và lên án những tội ác tày trời của chủ nghĩa thực dân. Đồng thời nói lên tình cảnh khốn cùng, tủi nhục của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa, từ đó bước đầu vạch ra đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn để tự giải phóng, giành quyền độc lập. Văn bản“ Thuế máu” thuộc chương 1 của tác phẩm, với bố cục ba phần theo trình tự thời gian đã vạch trần tội ác cũng như thủ đoạn lừa bịp của chủ nghiã thực dân nhằm đánh vào thuế máu, tính mạng của người dân các nước thuộc địa.
Câu 3: ( 6 điểm)
* Hình thức: (1đ’)
 - Đủ 3 phần 
 - Trình bày rõ ràng cân đối, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, có h/ả, ko sai lỗi chính tả.
* Nội dung: ( 5 điểm)
 a/ Mở bài: (1đ’)
 - Giới thiệu tg Tố Hữu, bài thơ Khi con tu hú (hoàn cảnh ra đời, giá trị bài thơ) và 6 câu thơ đầu ( ND, trích dẫn) 
 b/ Thận bài: ( 3 điểm) 
 Trình bày được những cảm nhận trong tâm tưởng của người chiến sĩ CM về bức tranh thiên nhiên mùa hè: khoáng đạt, tươi tắn, rực rỡ màu sắc, rộn rã âm thanh và ngọt ngào hương vị=> sống động, nồng nàn tình yêu cs và nỗi khát khao TD:
- Âm thanh tiếng chim tu hú mở ra, đánh thức và làm sống dậy tất cả
 - Bức tranh thiên nhiên là cả 1 thế giới tràn đầy sức sống với những h/a. âm thanh, màu sắc, hương vị cụ thể, sinh động với nhiều tầng bậc : có âm thanh của tiếng ve ngân, tiếng sáo diều; có màu vàng của lúa chiêm, của bắp rây, màu xanh của vườn cây, của trời cao, màu hồng của nắng đào; có tầng bậc cao,thấp, có hương vị ngọt ngào
 - Cách dùng từ ngữ rất “đắt” tạo hiệu quả NT cao( TT MT, các từ: đương, dần, dậy, càng ), h/ả đẹp, gợi tả, gợi cảm, mang nét đặc trưng của quê hương xứ sở)
 c/ Kết bài:(1đ’) 
 - Khẳng định giá trị bài thơ, đoạn thơ.
IV, Củng cố:
- Nhận xét ý thức làm bài của HS
V, Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại các văn bản đã học.
- Soạn bài: Lựa chọn trật tự từ trong câu.
E.Rút kinh nghiệm: 
Soạn: 25.3.09
Giảng: 
Tiết: 114
Lớp: 
lựa chọn trật tự từ trong câu
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
- Trang bị cho HS một số hiểu biết đơn giản về trật tự từ trong câu:
 + Khả năng thay đổi .
 + Hiệu quả diễn đạt.
- Hình thành cho các em ý thức lựa chọn trật tự từ trong câu phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế và diễn tả tư tưởng tình cảm của bản thân.
2, Kĩ năng:
- Vận dụng lựa chọn trật tự từ trong khi nói hoặc viết để nhằm mục đích nhất định
3, Thái độ:
- Có ý thức vận dụng làm bài tập.
B, Chuẩn bị:
* Gv:
- STK, STK, Giáo án điện tử
* HS:
- Đọc và trả lời câu hỏi /sgk
C, Phương pháp:
- Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, định hướng giao tiếp, quy nạp.
D, Tiến trình bài dạy
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ:
? Viết đoạn văn hội thoại ngắn ? Xác định lượt lời ? Tình cảm thái độ của các nhân vật trong hội thoại này?
? Thế nào là lượt lời trong hội thoại? Khi tham gia hội thoại cần phải giữ lịch sự và tôn trọng người đối thoại cần chú ý điều gì?
III.Bài mới:
Gv: khi nói viết, các kí hiệu ngôn ngữ bao giờ cũng xuất hiện tuần tự cái trước rồi mới đến cái sau. Nói cách khác phát âm tiếng này rồi mới sang tiếng khác; viết chữ này rồi mới sang chữ khác, nói câu trước rồi mới nói câu sau. Trình tự sắp xếp các từ trong chuỗi lời nói được gọi là trật tự từ. 
 Sự sắp xếp trật tự từ được thể hiện ntn? Tại sao cần phải lựa chọn trật tự từ? Chúng ta cùng tìm câu trả lời trong bài học ngày hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về sự thay đổi trật tự từ trong câu:
Gv chiếu đoạn văn ví dụ trong sgk/ 110.
? Đọc ví dụ? Chú ý câu in đậm?
HS: Đọc
? Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu in đậm ?
HS: - Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ //
 VN1 CN
thét bằng giọng khàn khàn của người 
VN2 BN
hút nhiều xái cũ
_Hai cụm từ “gõ đàu roi xuống đất” và “ thét  xái cũ” đều nói về hành động liên quan đến chủ thể nêu ở thành phần chủ ngữ của câu: Cai lệ.
Tách câu in đậm ra thành 4 bộ phận:
1. Gõ đầu roi xuống đất.
2. Cai lệ .
3. Thét
4. Bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ. 
? Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm trên theo những cách nào mà không làm thay đổi nghĩa cơ bản của câu?
HS: - lên bảng trình bày- HS khác có thể bổ sung.
* Gv chữa trên màn hình
 1. Câu in đậm trong sgk.
2. Cai lệ gõ  đất, thét  xái cũ.
3. Cai lệ thét  xái cũ, gõ  đất.
4. Thét  xái cũ, cai lệ gõ  đất.
5. Bằng giọng khàn khàn  cũ, cai lệ gõ  đất, thét.
6. Bằng giọng cũ, gõ  đất, cai lệ thét.
 7. Gõ  đất, bằng  cũ, cai lệ thét.
? Để diễn đạt nội dung tư tưởng tự câu in đậm trong đoạn văn có bao nhiêu cách xắp xếp trật tự từ ? Từ đó em có NX gì về cách sắp xếp trật tự từ trong 1 câu?
HS: - có 7 cách sắp xếp trật tự từ " trong 1 câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ.
? Hãy nhận xét về tác dụng sự thay đổi trật tự từ trong các câu mà các em vừa tìm?
HS: - Trình bày. 
* Gv phân tích và chuẩn xác trên màn hình
Câu
Nhấn mạnh
ý hung hãn
L.k câu trước
L.k câu sau
1
+
+
+
2
-
+
+
3
-
+
-
4
-
-
-
5
-
-
+
6
-
-
+
7
+
-
+
? Vì sao tác giả chọn trật tự từ trong câu in đậm như trong đoạn trích? ( chú ý sự LK câu và td của cách sắp xếp ấy)
HS: - Việc lặp lại từ “roi” ở ngay đầu câu có tác dụng liên kết chặt chẽ câu ấy với câu trước.
 - việc đặt từ “thét” ở cuối câu có tác dụng liên kết câu ấy với câu sau.
 - Việc mở đầu bằng cụm từ “gõ đất” có tác dụng làm nổi bật tính hung bạo của cai lệ, thu hút sự chú ý của người đọc, người nghe tính cách này.
? Hiệu quả diễn đạt của các cách sắp xếp trật tự từ có giống nhau không? Từ đó em rút ra kinh nghiệm gì cho việc đặt câu?
HS: - mỗi cách sắp xếp trật tự từ trong câu đem lại hiệu quả diễn đạt riêng.
 - Cần phải biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
? Qua phân tích ví dụ, em rút ra kết luận gì?
HS: - Đọc ghi nhớ1 : SGK/ 111
* Gv: đưa BT/ a trong phần Luyện tập lên màn hình để khắc sâu kiến thức.
- Đáp án: trật tự từ trong câu a được sắp xếp theo thứ tự thời gian trước – sau của lịch sử đồng thời tạo sự LK với câu sau = phép thế. => đó là 1 trật tự từ thích hợp.
Hoạt động 2: Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ.
? Đọc bài tập 1/111?
HS: Đọc bài 
? Trật tự trong những bộ phận in đậm thể hiện điều gì?
HS: 
a/ Từ ngữ in đậm a:
 C1: Việc sắp xếp cụm từ “ giật phắt  anh này” trước cụm từ “ chạy sầm sập Dậu” " thể hiện thứ tự trước sau hành động mà cai lệ thực hiện.
 C2: Ba cụm từ “ xám mặt, vội vàng  đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn” 
_ Phản ánh trình tự quan sát và ý định biểu hiện của nhà văn là khắc hoạ tâm lí lo sợ của chị Dậu trước việc cai lệ sắp hành hung chị Dậu. Tác giả tập trung miêu tả nét mặt " Đặc điểm cần nhấn mạnh. Sau đó mới miêu tả hai hành động nối tiếp nhau của chị => phù hợp với lô-gic sự việc.
b/ Từ ngữ in đậm b:
 C3: - Phản ánh thứ bậc của các nhân vật và trình tự quan sát của tác giả: Cai lệ có thứ bậc xã hội cao hơn người nhà lí trưởng. Sự việc nào thấy trước tác giả miêu tả trước .
? Đọc ví dụ 2 so sánh 3 cách diễn đạt" cách diễn đạt nào hay hơn, vì sao?
HS: - Trình bày: 
 Câu văn của nhà văn Thép Mới hay hơn, diễn đạt hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nghe thuận tai, có vần nhịp, tạo sự cân đối, hài hoà về mặt ngữ âm. Với cách sắp xếp ấy tạo cho câu văn như có nhạc điệu .
? Tác dụng của trật tự từ trong câu in đậm của ví dụ mục I ?
HS: - Liên kết với những câu khác trong văn bản.
 - Nhấn mạnh đặc điểm t/ cách của tên cai lệ
? Từ những phân tích ở mục I, mục II hãy rút ra một số tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu? 
H: - Trình bày ghi nhớ: SGK./112
? Hãy đặt 1 câu văn với chủ đề tự chọn và giải thích vì sao em lại lựa chọn trật tự từ như vậy?
HS: thảo luận, chỉ ra td của cách lựa chọn trật tự từ trong câu đã đặt.
* Gv chữa.
Hoạt động 3: Hướng dẫn H luyện tập.
Bài tập
Phân tích tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ trong câu: 
a/ Đã làm trong bài học.
b/ - C1: dùng cách đổi trật tự cú pháp trong câu => Nhấn mạnh vẻ đẹp của non sông đất nước mới được giải phóng.
 - C2: Đảo “hò ô” lên trước để bắt vần với sông Lô, tạo cảm giác kéo dài" sự mênh mang của sông nước, đảm bảo cho câu thơ bắt vần với câu trước: ngạt, hát, dạt, đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm cho bài thơ.
c/ Lặp lại cụm từ : mật thám, đội con gái => Tác dụng liên kết chặt chẽ câu ấy với câu trước đó.
I/ Nhận xét chung:
1. Ví dụ: SGK/ 110
 2. Phân tích, nhận xét:
- Trong 1 câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ.
- Mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng.
" Cần lựa chọn trật tự từ thích hợp.
3. Ghi nhớ: sgk/ 111
II/ Tác dụng sắp xếp trật tự từ: 
1. Ví dụ: SGK.
 2. Nhận xét:
 * VD1:
a)
- C1: thể hiện thứ tự của các h.động.
- C2: Thứ tự trước sau của các hđ, trình tự quan sát của người viết.
 b): 
 +Thứ bậc qtrọng của svật.
 + Thứ tự tương ứng với trật tự cụm từ trước.
* VD 2:
- Nhấn mạnh đặc điểm p/chất làm nổi bật hình ảnh của cây tre.
 - Đảm bảo sự hài hoà về ngữ âm.
* VD mục I:
 - Liên kết với những câu khác trong văn bản.
 - Nhấn mạnh đặc điểm t/ cách của tên cai lệ.
3. Ghi nhớ: SGK/112
III/ Luyện tập.
IV.Củng cố:
? Lựa chọn trật tự từ trong câu có tác dụng gì?
V. Hướng dẫn học bài:
- Học thuộc ghi nhớ + Hoàn thành bài tập.
- Xem lại đề bài viết số 6: văn nghị luận -> Tiết sau: Trả bài TLV số 6
E. Rút kinh nghiệm.
________________________________
Soạn: 27.3.09
Giảng: 
Tiết: 115
Lớp: 
trả bài tập làm văn số 6
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
- Củng cố kiến thức đã học về phép lập luận chứng minh đặc biệt cách trình bày luận điểm, luận cứ.
- Học sinh tự đánh giá bài làm của mình và rút kinh nghiệm cho bài sau.
2, Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết văn nghị luận
3, Thái độ:
- Có ý thức chữa bài.
B, Chuẩn bị:
* Gv:
- STK, STK, sổ chấm trả bài
* HS:
- Xem lại về văn nghị luận và đề bài số 6
C, Phương pháp:
- Thực hành theo nhóm và làm việc các nhân.
D, Tiến trình bài dạy
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ: không
III.Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề, lập dàn ý
? Đọc đề bài số 6 ?
HS : Đọc -> Gv ghi lên bảng
? Lên bảng thực hiện bước tìm hiểu đề và xây dựng dàn bài ?
HS: - Thực hiện.
* Gv: chốt dàn bài cơ bản lên bảng.
Hoạt động 2: Nhận xét chung.
* Gv nhận xét:
1/ Ưu điểm:
- Hiểu đề, biết trình bày vấn đề nghị luận bằng hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Bố cục đầy đủ, nhiều bài trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp ( Huyền, Ngân, M.Trang, T.Phượng)
2/ K/điểm: 
- Nội dung bài viết chưa sâu sắc.
- Diễn đạt lủng củng, chữ xấu, trình bày bẩn, 
 - Bài làm thiếu lí lẽ và dẫn chứng, thiếu tính thuyết phục người đọc.
 - Viết bài có tính chung chung, hời hợt, chưa cụ thể, rõ ràng,
 - 1 số em còn chưa biết viết 1 bài văn NL: V.Hà, Toàn, Hải, Huy....
Hoạt động 3: Sửa lỗi và đọc mẫu
* Gv: đưa 1 số lỗi cơ bản mà H hay mắc phải lên bảng phụ. Yêu cầu H phát hiện ra loại lỗi, nguyên nhân và cách khắc phục. Sau đó H chữa lỗi sai đó:
* Gv: chốt để chưa theo p/á hợp lí nhất.
H: chữa lỗi vào vở và tiếp tục chữa lỗi sai trong bài viết của mình.
Hoạt động 4: Công bố kết quả:
 Giỏi Khá TB Yếu
* Gv: đọc bài văn có điểm cao nhất.
HS: nghe và nhận xét để rút kinh nghiệm. 
Đề bài:
Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.
I, Tìm hiểu đề và dàn ý:
1. Tìm hiểu đề:
 - Thể loại: nghị luận.
 - VĐNL: mối quan hệ giữa học và hành.
 - Phạm vi NL: VB Bàn về phép học 
2. Dàn bài: ( Tiết 103- 104)
II, Nhận xét:
1/ Ưu điểm:
- Hiểu đề, biết trình bày vấn đề nghị luận bằng hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Bố cục đầy đủ, nhiều bài trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp ( Huyền, Ngân, M.Trang, T.Phượng)
2/ K/điểm: 
- Nội dung bài viết chưa sâu sắc.
- Diễn đạt lủng củng, chữ xấu, trình bày bẩn, 
 - Bài làm thiếu lí lẽ và dẫn chứng, thiếu tính thuyết phục người đọc.
 - Viết bài có tính chung chung, hời hợt, chưa cụ thể, rõ ràng,
 - 1 số em còn chưa biết viết 1 bài văn NL: V.Hà, Toàn, Hải, Huy....
III. Chữa lỗi:
D. Chữa lỗi:
IV. Kết quả:
IV. Củng cố:
? Nêu điều cần chú ý khi làm bài NL: cách tổ chức và trình bày luận điểm?
V.Hướng dẫn học bài
- Xem lại cách làm bài văn chứng minh, trình bày luận điểm .
- Soạn bài: Tìm hiểu yếu tố tự sự, miêu tả trong bài nghị luận 
 E. Rút kinh nghiệm:
_______________________________________
Soạn: 27.3.09
Giảng: 
Tiết: 116
Lớp: 
tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả 
trong bài văn nghị luận
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
- Giúp HS thấy được tự sự và miêu tả là 2 yếu tố cần thiết trong bài văn NL vì chúng có khả năng giúp người nghe, người đọc nhận thức được nội dung nghị luận một cách rõ ràng.
- Nắm được yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố miêu tả tự sự vào bài NL.
2, Kĩ năng:
- Vận dụng và đư yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
3, Thái độ:
- Có ý thức vận dụng làm bài tập.
B, Chuẩn bị:
* Gv:
- STK, STK, Bảng phụ
* HS:
- Đọc và trả lời câu hỏi /sgk
C, Phương pháp:
- Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, định hướng giao tiếp, quy nạp.
D, Tiến trình bài dạy
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ:
? Vai trò trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?
? Đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn NL ntn cho đạt hiệu quả cao?
III.Bài mới:
 * Gv: Bên cạnh yếu tố BC, trong bài văn NL còn có 2 yếu tố khác không thể thiếu để giúp cho bài văn NL đạt hiệu quả thuyết phục cao hơn. Đó là yếu tố tự sự và MT. Nhưng đây không phải là MT và tự sự riêng biệt như chúng ta đã học ở lớp 6.
 Vậy vai trò, đặc điểm của 2 yếu tố MT và TS trong bài văn NL ntn, đến mức nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong bài NL:
? Thế nào là tự sự, MT ?
HS: - Tự sự: trình bày 1 chuỗi sv, từ sv này dẫn đến sv kia, đến 1 kết thúc có ý nghĩa.
 - MT là tái hiện lại sv, hiện tượng giúp cho người đọc người nghe dễ dàng hình dung 1 cách chi tiết, rõ ràng, cụ thể, sống động sv, hiện tượng đó.
? Đọc 2 đoạn trích a và b 
HS: Đọc bài
? PTBĐ chính của 2 đoạn văn. Hai đoạn văn này trình bày luận cứ gì?
HS: - Đoạn a: trình bày luận cứ về thủ đoạn bắt lính của chính quyền thực dân.
 - Đoạn b: luận điệu của chính quyền thực dân khi bắt lính và cảnh người dân bị bắt lính qua cái nhìn của tg.
? Hãy chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả được sử dụng trong 2 đoạn trích trên ?
HS: - Đoạn a: sdụng yếu tố tự sự kể về thủ đoạn bắt lính của chính quyền thực dân: 
 + Vị chúa tỉnh.nhất định.
 + Thoạt tiên chúng tóm.hoặc xì tiền ra.
 - Đoạn b: sdụng yếu tố miêu tả, tả lại cảnh khổ sở của người dân bị bắt lính:
 + tấp nập đầu quân, không ngần ngại rời bỏ quê hương, lính khố đỏ, lính khố xanh, tốp thì bị xích tay.
? Vì sao đoạn trích a,b sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả nhưng không phải là văn bản tự sự hay miêu tả? ( MĐ chính của tg là gì? Yếu tố TS, MT trong 2 VD nhằm MĐ gì? )
HS: - MĐ chính của tg là: vạch trần, tố cáo tội ác, sự giả dối , bịp bợm của thd Pháp trong cái gọi là chế độ lính tình nguyện.
 - Các đoạn tự sự, MT được sdụng ko phải nhằm kể người, kể việc hay MT đơn thuần mà nó chỉ nhằm làm sáng tỏ VĐ tố cáo tội ác và sự lừa bịp, giả dối trong lời nói và việc làm của thd Pháp trong cái gọi là chế độ lính tình nguyện.
 => Vì vậy nó không thể là văn bản TS hay MT.
* Gv: Đưa bảng phụ 2 đoạn văn đã bị lược đi các yếu tố TS, MT: 
 a) Sau nữa việc săn bắt thứ vật liệu biết nói đó mà bấy giờ người ta gọi là chế độ lính tình nguyện đã gây ra những vụ nhũng lạm hết sức trắng trợn. Sự thật đó được thể hịên trong suốt quá trình bắt lính ở các tỉnh, huyện, xã, thôn trong cả nước VN.
 b)Thế mà trong bản bố cáo với những người bị bắt lính , phủ toàn quyền Đông dương sau khi hứa hẹn khen thưởng và truy tặng những người đã hi sinh cho TQ còn tuyên bố về sự phấn khởi, tình nguyện đi lính của họ. Những lời nói trên hoàn toàn trái ngược với sự thật về những hđ ngược đãi của nhà cầm quyền Pháp và SG sau chiến tranh.
? Hãy so sánh 2 đoạn văn trên với 2 đoạn văn trong sgk xem cách diễn đạt nào hay hơn? Vì sao?
HS: Cách diễn đạt trong Sgk hay hơn vì có yếu tố TS, MT. 2 yếu tố này giúp cho người đọc hình dung 1 cách rõ ràng, cụ thể, sinh động những nhũng lạm trắng trợn, bỉ ổi, đê tiện của thd Pháp trong việc mộ lính tình nguyện. Đồng thời lật tẩy sự rêu rao bịp bợm, dối trá của chq thd.
? Từ việc tìm hiểu trên, em có NX gì về vai trò của các yếu tố TS và MT trong văn NL?
HS: Giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động, giúp bài văn NL có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn.
? Đọc ghi nhớ chấm 1/ sgk- 116
? Đọc tiếp VD 2/ Sgk- 115.
HS: Đọc bài
? VB trên có phải là VBNL ko? LĐ ở đây là gì?
HS: phải. LĐ: 2 truyện cổ của DT miền núi có nhiều nét giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi. 
? Tìm những yếu tố TS, MT trong VB trên và cho biết td của chúng?
HS: - tìm và gạch chân vào Sgk.
 - Tdụng: các yếu tố TS, MT được dùng làm luận cứ để phục vụ và làm sáng tỏ lđiểm.
? Vì sao trong VB trên tg đã ko kể đầy đủ, cặn kẽ toàn bộ 2 truyện “Chàng Trăng, Nàng Han” mà chỉ tả cụ thể 1 số h/ả và kể kĩ 1 số chi tiết trong những câu chuyện ấy?
HS: - Nếu kể hết cả 2 truyện : mạch NL sẽ bị phá vỡ, ND VB rườm rà, dài dòng, tràn lan, ko làm sáng tỏ được luận điểm.
 - Chỉ tả 1số h/ả, kể kĩ 1 số chi tiết có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm và tránh được những lỗi trên.
? Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết: Khi đưa các yếu tố TS và MT vào bài văn NL cần chú ý những gì?
HS: - pbyk theo ghi nhớ chấm 2- sgk/ 116.
? Đọc lại toàn bộ ghi nhớ? 
Hoạt động 2: luyện tập
Bài 1
 Chỉ ra yếu tố TS và MT và cho biết td của chúng:
 * Tự sự: câu 1, câu 3, câu 4,
 * MT: Câu 2, c5, c6, c8, .
 	- Sdụng ytố tự sự giúp người đọc hình dung h/c’ sáng tác của bthơ và tâm trạng của nhà thơ
 	 - Sdụng ytố tả->gợi k/cảnh đêm trăng và cảm xúc của người tù-thi sĩ: tâm trạng băn khoăn, bối rối, xao xuyến của người tù trước cảnh đẹp đêm trăng được bộc lộ trong câu thơ“cảnh đẹp đêm nay khó”
 => nhận rõ chiều sâu của 1 tâm tư, ở đó bên trong sự im lặng có chứa đựng biết bao t/c dạt dào trước đêm trăng, trước cái đẹp.	
Bài 2
- Sdụng ytố miêu tả-> gợi vẻ đẹp của hoa sen
- Sdụng ytố tự sự -> kể lại KN về bài ca dao đó. 	
Bài viết đoạn
 Tập viết 1 đoạn văn NL theo ND của đề bài trong BT 2/ 116.
* Gv: cung cấp cho HS bài ca dao, hdẫn HS cách viết: trình bày suy nghĩ, cảm nhận của mình về vẻ đẹp của bài cadao. Lưu ý sử dụng yếu tố MT, TS đã nêu trong BT 2.
HS: Tập viết cá nhân.
* Gv: gọi HS đọc và nhận xét sửa chữa.
I/ Yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn NL.
1. Ví dụ: SGK.
 2. Nhận xét.
 *VD1:
 - Đ.văn a, b là đv NL:
+ Có sử dụng yếu tố MT, TS: 
 +Nhằm làm sáng tỏ VĐ tội ác, sự lừa phỉnh, giả dối của chính quyền thd P.
=> Giúp người đọc hình dung những nhũng lạm trắng trợn, bỉ ổi và bộ mặt thật của thd Pháp.
=> TS và MT giúp việc trình bày luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động -> tạo cơ sở thuyết phục mạnh mẽ. 
* VD 2:
- LĐ: 2 truyện cổ của DT miền núi có nhiều nét giống với truyện Thánh Gióng.
- Yếu tố TS, MT:
+ Làm luận cứ 
 + Chỉ tả và kể 1 số chi tiết, h/ả .
-> để sáng tỏ luận điểm, làm cho mạch NL không bị phá vỡ. 
3, Ghi nhớ/sgk116
II, Luyện tập
Bài 1/116
Bài 2/116
Bài viết đoạn
IV.Củng cố:
? Vai trò ytố tự sự + Mtả trong bài NL ?
? Đưa ytố t/sự+m/tả cần chú ý gì?
V. Hướng dẫn học bài:
- Học bài, hoàn thành bài tập 
- Soạn bài: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc