Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 19 - Năm học 2008-2009

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 19 - Năm học 2008-2009

A, Mục tiêu.

1, Kiến thức:

- Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối và tâm sự yêu nước được thể hiện trong bài thơ

 qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

2, Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu văn bản biểu cảm.

3, Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc.

 B, Chuẩn bị:

* Gv:

- STK, Bài soạn điện tử

* HS:

- Đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc, hiểu văn bản/sgk

C, Phương pháp:

- Đọc diễn cảm, trao đổi, giảng bình, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

D, Tiến trình bài dạy:

I, Ổn định tổ chức

II, Kiểm tra bài cũ:

? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội” ? Hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ?

III, Bài mới:

* Gv: Chúng ta đã biết đến những nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới như Tản Đà với phong cách “ ngông – sầu- mộng”, Vũ Đình Liên với hồn thơ giàu tình thương người và niềm hoài cổ. Nhưng nói đến Thơ mới mà chúng ta không nhắc đến Thế Lữ thì quả là một sai lầm bởi người góp phần quan trọng đem lại chiến thắng cho Thơ mới chính là Thế Lữ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1 bài thơ rất hay của ông bài thơ “ Nhớ rừng” .

 

doc 20 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1222Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 19 - Năm học 2008-2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Soạn: 3.1.2009
Giảng: 
Tiết 73,74
Lớp: 
văn bản: nhớ rừng
 ( Thế Lữ )
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
- Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối và tâm sự yêu nước được thể hiện trong bài thơ
 qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
2, Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu văn bản biểu cảm.
3, Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu quê hương đất nước, tự hào về truyền thống dân tộc.
 B, Chuẩn bị:
* Gv:
- STK, Bài soạn điện tử
* HS:
- Đọc và trả lời câu hỏi phần Đọc, hiểu văn bản/sgk
C, Phương pháp:
- Đọc diễn cảm, trao đổi, giảng bình, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
D, Tiến trình bài dạy:
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ: 
? Đọc thuộc lòng bài thơ “ Muốn làm thằng Cuội” ? Hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ?
III, Bài mới:
* Gv: Chúng ta đã biết đến những nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới như Tản Đà với phong cách “ ngông – sầu- mộng”, Vũ Đình Liên với hồn thơ giàu tình thương người và niềm hoài cổ. Nhưng nói đến Thơ mới mà chúng ta không nhắc đến Thế Lữ thì quả là một sai lầm bởi người góp phần quan trọng đem lại chiến thắng cho Thơ mới chính là Thế Lữ. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1 bài thơ rất hay của ông bài thơ “ Nhớ rừng” .
Hoạt động1: Tìm hiểu tg, tp
? Dựa vào chú thích dấu sao /sgk hãy gthiệu những nét cơ bản về Thế Lữ Và bài thơ “ Nhớ rừng” ?
HS: PBYK như Sgk.
* Gv: cho HS quan sát chân dung Thế Lữ ở thời kì trẻ và về già, sau đó bổ sung
 - Như chúng ta đã biết phong trào thơ mới được mở đầu = cuộc tranh luận về thơ cũ và thơ mới diễn ra khá sôi nổi, gay gắt trên báo chí và trên nhiều diễn đàn từ Bắc vào Nam. Nhưng rồi thơ mới đã toàn thắng, không phải = lí lẽ mà =1 loạt những bài thơ mới hay, trước hết là thơ của Thế Lữ.
 - Hoài thanh viết: “ Thế Lữ không bàn về thơ mới, không bênh vực thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, chỉ điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ. Bởi vì không có gì khiến người đọc tin ở Thơ mới hơn là đọc những bài thơ mới hay”
=> Thế Lữ là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho thơ mới.
 - Bài thơ được sáng tác 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản 1935. Năm 1943, được tuyển vào cuốn “ Thi nhân VN”=> Đây là bài thơ nổi tiếng đầu tiên của Thế Lữ và cũng là bài thơ tiêu biểu nhất , hay nhất của phong trào Thơ mới chặng đầu.
* Gv: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích:
 Yêu cầu đọc: 
- Đoạn 1 và đoạn 4: Giọng buồn, ngao ngán, bực bội , u uất. Có những từ ngữ kéo dài, 1 vài từ dằn giộng, mỉa mai, khinh bỉ.
- Đoạn 2, 3, 5 giọng vừa hào hứng vừa nuối tiếc, tha thiết và bay bổng, mạnh mẽ và hùng tráng và kết thúc = 1 câu thơ như 1 tiếng thở dài bất lực.
* Gv: Đọc mẫu khổ 1.
HS: đọc tiếp đến hết .
* Gv: Nhận xét và sửa cách đọc.
? Đọc thầm và giải nghĩa 1 số chú thích sau: sa cơ, bóng cả, thời oanh liệt, hầm thiêng, giấc mộng ngàn ?
HS: - Giải thích theo chú thích /sgk
? Tìm từ đồng nghĩa với từ “hầm”, “ ngàn” vừa giải thích?
HS: - Đồng nghĩa với từ “Hầm” là: hùm, hổ, cọp, ông 30, chúa sơn lâm, ông kễnh.
Đồng nghĩa với “ ngàn” : rừng, lâm.
? Nghĩa của từ “Cả” trong bài giống với nghĩa của từ “cả” trong bài thơ nào của N.Khuyến mà chúng ta đã học? Từ “cả” này có đồng nghĩa với từ “cả’ trong từ “anh cả, chị cả” không. Vì sao?
HS: - Bài thơ: “ Bạn đến chơi nhà” – N.Khuyến.( “Ao sâu, nước cả khôn chài cá” )
 - Giống với nghĩa của từ cả trong “anh cả, chị cả”
? Đa số các chú thích có nguồn gốc là loại từ nào?
HS: Từ Hán – Việt.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
? XĐ thể thơ. Đây là bài thơ trữ tình , đúng hay sai. Vì sao?
HS: Thể thơ 8 chữ. Đây là bài thơ trữ tình vì PTBĐ chính là BC, NV trữ tình ở đây là con hổ, là tâm trạng, “ là lời của con hổ ở vườn bách thú”.
? Quan sát bài thơ “nhớ rừng” chỉ ra những điểm mới của hình thức bài thơ này so với các bài thơ Đường luật đã học?
HS: Bài thơ 8 chữ, gieo vần liền, bằng trắc hoán vị đều đặn, ngắt nhịp tự do giọng thơ ào ạt phóng khoáng hơn so với thể thơ Đường luật.
- Thể thơ 8 chữ được sử dụng rất nhiều trong phong trào thơ mới.
* Gv: Đây là sự sáng tạo của thơ mới trên cơ sở kế thừa thơ 8 chữ ( hay hát nói) truyền thống.
? Mạch CX- tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú có thể được chia làm mấy đoạn? ND mỗi đoạn?
HS: Bố cục chia làm 5 đọan :
 - Khổ 1: Tâm trạng của con hổ bị nhốt trong cũi sắt.
 - “ 2: Nhớ về qúa khứ huy hoàng
 - “ 3: Tiếc nuối thời oanh liệt.
 - “ 4: Căm giận, khinh bỉ cuộc sống tầm thường, giả dối.
 - “ 5: Nỗi nhớ rừng ghê gớm, không nguôi.
* Gv: 5 đoạn thơ là 1 chuỗi tâm trạng nối tiếp nhau, phát triển 1 cách tự nhiên, lô-gic trong nội tâm con hổ.
? Năm khổ thơ ấy đã làm nổi bật hai cảnh tượng tương phản. Đó là hai cảnh tượng nào? Mỗi cảnh tượng ứng với khổ thơ nào?
HS: - Cảnh con hổ ở vườn Bách Thú ( khổ 1, 4)
 - Cảnh núi rừng ngày xưa trong nỗi nhớ của con hổ.( khổ 2, 3, 5 )
* Gv: Với con hổ cảnh tượng trên là thực tại, cảnh dưới là mộng tưởng, là dĩ vãng. Hai cảnh tượng là sự đối lập nhau giữa hiện tại và quá khứ, giữa thực tại và mộng tưởng . Những cảnh này đồng hiện lên trong tâm tư của con hổ, vừa phù hợp với diễn biến tâm trạng con hổ, vừa tập trung thể hiện chủ đề. Đó cũng là nét đặc sắc về NT bố cục của bài thơ này.
* Gv: Hướng dẫn HS tìm hiểu theo 2 mặt tương phản trên -> G ghi mục 2. Phân tích: (a) Cảnh con hổ ở vườn bách thú.
HS: Đọc khổ thơ 1
? Trong khổ thơ đầu, từ ngữ nào thể hiện rõ nhất hành động, tâm trạng, tư thế, thái độ của con hổ ở vườn bách thú? Hãy nhận xét và chỉ ra ý nghĩa của những từ ngữ đó? ( Xđ từ loại, giải thích nghĩa của những từ ngữ đó , NX cách dùng và ý nghĩa của những từ ngữ đó? )
HS: - Gậm: là 1 ĐT , có nghĩa là dùng răng miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một 1 cách chậm chạp, kiên trì.
Khối: Là 1 DT , chỉ svật đã được đóng vón, kết tụ lại thành tảng, cứng, khó tan.
Tư thế: nằm dài trông..qua. 
Thái độ: + Cách xưng hô: ta
 + Khinh lũ người .
 => Một loạt những từ ngữ giàu sắc thái gợi tả, cách xưng hô “Ta” đầy kiêu hãnh => Tâm trạng căm hờn, uất hận cao độ, tư thế thể hiện sự buông xuôi, bất lực; thái độ khinh bỉ, coi thường lũ người ngạo mạn, ngẩn ngơ.
? Vì sao con hổ có tâm trạng đó?
HS: Vì đang phải sống trong cảnh nhục nhằn, tù hãm bị biến thành một thứ đồ chơi cho đám người ngạo mạn ngẩn ngơ, lại bị tầm thường hoá, vị thế bị xuống cấp: “chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự” Vì nó bất lực không làm cách nào thoát khỏi cái môi trường tù túng, tầm thường và chán ngắt ấy.
* Gv: Căm hờn, uất hận đã đúc thành khối ,gậm mãi mà chẳng tan. . Nó như một khối đá đè nặng trong lòng con hổ mỗi ngày. Càng gậm càng cay đắng, nó chỉ biết “nằm dài” bất lực và đau khổ. Con hổ thấm thía thân phận “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”.
? Đọc thêm đoạn thơ 4. Em có nhận xét gì về giọng điệu, từ ngữ, cách ngắt nhịp trong đoạn thơ này? Cảnh vườn bách thú hiện ra như thế nào trong cái nhìn của vị chúa sơn lâm ?
HS: - Giọng giễu nhại, với một loại từ ngữ liệt kê liên tiếp, với cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập ở hai câu đầu với những câu thơ tiếp theo đọc liền như kéo dài ra, giọng chán chường, khinh miệt, bực dọc uất ức.
- Trong con mắt của hổ, mọi cảnh tượng trong vườn bách thú đều là những cảnh nhân tạo, do bàn tay sửa sang, tỉa tót của con người, tạo nên để bắt chước tự nhiên chứ đâu phải là rừng thiêng đại ngàn. Đó là cảnh tầm thường, giả dối, đơn điệu và nhàm tẻ, “ không đời nào thay đổi” :
 “Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng..
 Cũng học đòi bắt chước vẻ hoangvu
 Của chốn ngàn năm cao cả, âm u”
? Cảnh tượng ấy càng làm nổi bật tâm trạng của con hổ ntn?
HS: Căm thù, uất hận, chán chường, khinh bỉ cao độ.
* Gv: Trong tâm trạng căm hờn, uất hận và bất lực trước hiện tại, con hổ đã không nguôi nhớ về quá khứ. 
=> Dừng tiết 1.
* Gv: Hướng dẫn HS tìm hiểu cảnh núi rừng ngày xưa trong nỗi nhớ của con hổ.
HS: Đọc khổ thơ 2, 3 bài thơ.
? Trong đoạn hai, cảnh núi rừng ngày xưa hiện lên trong nỗi nhớ của con hổ như thế nào ? Hãy tìm và gạch chân vào sgk những từ ngữ MT cảnh núi rừng trong nỗi nhớ của con hổ ? 
HS: Tìm và gạch chân sgk:
Cảnh núi rừng: bóng cả, cây già, gió gào, hét núi, thét, dữ dội, lá gai,cỏ sắc,
? NX gì về cách dùng từ ngữ, h/ả và giọng điệu trong đoạn thơ ? Qua đó em cảm nhận đựoc gì về cảnh núi rừng nơi con hổ ngự trị ngày xưa? 
HS: Từ ngữ miêu tả phong phú, giàu sức gợi cảm, gợi tả; phép điệp từ ; giọng điệu say sưa -> đã làm sống lại cảnh núi rừng đại ngàn hùng vĩ, cái gì cũng lớn lao, mạnh mẽ, phi thường, cũng hoang vu, bí mật, thiêng liêng và hùng tráng.
? Trên cái phông nền rừng núi hùng vĩ đó, hình ảnh chúa sơn lâm hiện lên qua những từ ngữ nào? Có gì đặc sắc trong những câu thơ miêu tả khắc hoạ vẻ đẹp của con hổ ở nơi rừng thẳm?
HS: H/ả chúa sơn lâm: tung hoành, hống hách, dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng, vờn, mắt thần – quắc
 - Những câu thơ 8 chữ tuôn chảy dồn dập, mạnh mẽ, sống động, giàu chất tạo hình đã diễn tả chính xác vẻ đẹp vừa lẫm liệt kiêu hùng, vừa uy nghi dũng mãnh: “ta bứớc chân lên, dõng dạc, đường hoàng”, vừa mềm mại uyển chuyển “Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng”, vừa đầy uy lực của 1 vị chúa tể: “ Trong đêm tối mắt thần khi đã .im hơi. Ta biết ta chúa tể của muôn loài.không tuổi”
 - Chữ “ta” vang lên đầy kiêu hãnh, tự hào với sức mạnh và quyền uy bất khả xâm phạm.
* Gv bình: Cảnh núi rừng hùng vĩ ào ạt sống dậy mãnh liệt trong tình thương nỗi nhớ của con hổ được nhà thơ kể lại bằng một cảm xúc tràn đầy lãnh mạn.
 Tình thương, nỗi nhớ: xúc cảm nối hai bờ không gian, thời gian; gắn liền quá khứ với hiện tại. Từ không gian cũi sắt tù tùng, chật hẹp con hổ gợi nhớ về không gian rừng thẳm tự do phóng khoáng. Chúa sơn lâm được MT, được khắc hôạ trong chiều sâu của tâm linh, trong chiều cao của uy quyền được khẳng định. 
HS: Đọc đoạn 3 thật diễn cảm. Lưu ý giọng thơ đầy lãng mạn, hào hùng, cách ngắt nhịp.
? Đoạn thơ thứ 3 của bài thơ có thể coi như một bức tranh tứ bình mà h/ả trung tâm là chúa sơn lâm. Hãy nêu 4 bức tranh và chỉ ra vẻ đẹp lộng lẫy và độc đáo của bộ tranh tứ bình đó?
HS: Đêm vàng, ngày mưa, sáng xanh, chiều đỏ.
? Thảo luận 4 nhóm trong 3 phút. Mỗi nhóm tìm hiểu ý nghĩa của1 bức tranh? 
HS: - ý nghĩa của 4 bức tranh:
 + Bức 1: H/ả ẩn dụ “ đêm vàng bên bờ suối”thật mơ màng, lãng mạn, huyền diệu: con hổ như 1 thi sĩ lãng mạn đang thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng bên bờ suối vắng “ say mồi” nhưng vẫn phù hợp với tập tính của loài hổ no mồi ra suối uống nước.
 + Bức 2: “ Ngày mưa chuyển .” : Trong không gian NT hoành tráng, hùng vĩ: “ Ngày mưa chuyển 4 phương ngàn” , h/ả con hổ mang dáng dấp 1 nhà hiền triết đang “lặng ngắm giang san ta đổi mới”.
 + Bức 3: rộn ràng, sống động, đầy màu sắc, âm thanh và  ... ững kiểu câu nào?
HS: 4 kiểu: câu trần thuật, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu nghi vấn.
? Đọc đoạn trớch/ SGK-11?
HS: Đọc
? Căn cứ vào vốn kiến thức đó học ở tiểu học hóy cho biết trong đoạn trớch trờn, cõu nào là cõu nghi vấn? Những đặc điểm hỡnh thức nào cho biết đú là cõu nghi vấn?
HS: - Cú 3 cõu là cõu nghi vấn:
 1. Sỏng nay người ta đấn u cú đau lắm khụng?
 2.Thế làm sao u cứ khúc mói mà khụng ăn khoai?
 3. Hay là u thương chỳng con đúi quỏ?
 - Cỏc cõu trờn là cõu nghi vấn vỡ cú những từ nghi vấn để hỏi:
 + Tổ hợp phú từ: Cú khụng (Cõu 1)
 + Đại từ hay chỉ từ để hỏi: sao (C2)
 + Quan hệ từ “hay” để dựng khi cõu hỏi cú ý lựa chọn 
 - Khi viết câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu “?” 
? Những cõu nghi vấn trong đoạn trớch được dựng để làm gỡ?
HS: - Cú chức năng chớnh dựng để hỏi
? Qua phõn tớch hóy cho biết cõu nghi vấn là cõu cú đặc điểm hỡnh thức và chức năng chớnh như thế nào?
HS: Trình bày theo ghi nhớ/sgk
? Đặt một câu nghi vấn?
HS: đặt câu
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Bài tập 1: Xỏc định cõu nghi vấn và cho biết đặc điểm hỡnh thức:
a, Chị khất tiền sưu đến chiều mai phải khụng?
b, Tại sao con người lại phải khiờm tốn như thế?
c, Văn là gỡ? Chương là gỡ?
d, - HừHừCỏi gỡ thế?
- Chị Cốc bộo xự đứng trước cửa nhà ta ấy hả?
Bài tập 2:
a, Cỏc cõu trong bài đều là cõu nghi vấn vỡ đều cú từ ngữ nghi vấn là quan hệ từ “hay” dựng để nối cỏc vế cú quan hệ lựa chon
b, Khụng thể thay từ hay bằng từ hoặc được mặc dự hai từ này đều là quan hệ từ lựa chọn vì từ hoặc chỉ dựng trong cõu trần thuật biểu thị ý cú thể lựa chọn mà khụng dựng trong cõu nghi vấn.
Bài tập 3:
 - Cỏc từ : gỡ, không, tại sao là từ nghi vấn nhưng những kết cấu chứa những từ này chỉ có chức năng bổ ngữ trong một câu chứ khụng dựng để hỏi
 - Cỏc từ : Nào, gỡ, ai, là những từ phiếm định được dựng theo lối phiếm chỉ để chỉ cỏc sự vật, sự việc chung chung khụng rừ ràng -> những cõu trờn là cõu trần thuật.
Bài 4.5.6 ( Học sinh hoạt động nhúm trong 5 phút)
* Gv chuẩn xác kiến thức:
Bài 4: 
- Khỏc nhau về hỡnh thức: cú - khụng .
 Đó – chưa.
- khỏc về ý nghĩa: 
+ Cõu b: cú giả định là người được hỏi trước đú cú v/đề về sức khoẻ. Nếu giả định này khụng đỳng thỡ cõu hỏi trở nờn vụ lớ.
+ Cõu a: không cú giả định đú.
Bài 5: 
- Khỏc nhau về trật tự từ:
a, “ bao giờ” đứng ở đầu cõu.
b, “ “ cuối “
- Về ý nghĩa: 
a, Hỏi về 1 thời điểm của hđ sẽ diễn ra trong tương lai.
b, Hỏi “ “ diễn ra trong quỏ khứ.
Bài 6: 
a, Đỳng. Vỡ khụng biết bao nhiờu kg đang phải hỏi nhưng ta vẫn cú thể cảm nhận đựoc 1 vật nào dú nặng hay nhẹ ( nhờ bưng, vỏc,)
b, Sai. Vỡ chưa biết giỏ bao nhiờu ( dang phải hỏi) thỡ khụng thể núi đắt hay rẻ )
Bài tập viết đoạn:
Viết đoạn văn đối thoại ( chủ đề tự chọn) cú sử dụng cõu nghi vấn
Một học sinh lên bảng làm, dưới lớp viết vào vở
* Gv + lớp chữa bài trên bảng.
I,Đặc điểm hỡnh thức và chức năng chớnh 
1. Vớ dụ: sgk
2. Phõn tớch, nhận xột:
- Cú 3 cõu là cõu nghi vấn
* Hỡnh thức: 
- Cú những từ nghi vấn: 
 + Cú  khụng
 + sao
+ Hay ( nối cỏc vế cú quan hệ lựa chọn)
- Khi viết, kết thỳc cõu bằng dấu chấm hỏi.
* Chức năng:
 Dựng để hỏi
3.Ghi nhớ: sgk (11)
II, Luyện tập:
Bài tập 1: Xỏc định cõu nghi vấn và cho biết đặc điểm hỡnh thức:
Bài tập 2:
Bài tập 3:
Bài 4: 
Bài 5: 
Bài 6: 
Bài tập viết đoạn:
Viết đoạn văn đối thoại ( chủ đề tự chọn) cú sử dụng cõu nghi vấn
IV. Củng cố:
? Nờu đặc điểm hỡnh thức và chức năng chớnh của cõu nghi vấn? Vớ dụ?
V. Hướng dẫn học bài
- Học bài, hoàn thành bài tập
- Soạn bài: Viết đoạn văn trong bài thuyết minh
E. Rỳt kinh nghiệm
_______________________________________
Soạn: 7.1.09
Giảng: 
Tiết: 76 
Lớp: 
viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh
A, Mục tiêu.
1, Kiến thức: 
- Giúp HS biết cách sắp xếp các ý cho hợp lí.
2, Kĩ năng:
- Biết cách sắp xếp các ý trong đoạn văn thuyết minh. Viết được đoạn văn thuyết minh theo đúng yêu cầu.
3, Thái độ:
- Có ý thức vận dụng khi làm bài tập.
B, Chuẩn bị:
* Gv:
- STK, STK, bảng phụ
* HS:
- Đọc và trả lời câu hỏi /sgk
C, Phương pháp:
- Phân tích ngôn ngữ, rèn luyện theo mẫu, định hướng giao tiếp, quy nạp.
D, Tiến trình bài dạy
I, ổn định tổ chức
II, Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
III, Bài mới: 
* Gv: Đoạn văn là một bộ phận của bài văn. Viết đoạn văn tốt là điều kiện để làm tốt bài văn. Đoạn văn ít nhất là từ 2 câu trở lên, được sắp xếp theo thứ tự nhất định. để viết một bài văn đúng và hay, chúng ta phải viết đoạn văn thuyết minh đúng.Vậy viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh cần tuân theo những nguyên tắc nào? Bài học ngày hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu, sắp xếp trong đoạn văn thuýết minh.
? Đọc đoạn văn a,b trong/sgk-14?
H: Đọc đoạn văn.
? HS thảo luận theo nhóm bàn trong 3 phút trả lời câu hỏi sau:
 - Xác định nội dung thuyết minh của hai đoạn văn?
 - Xác định câu chủ đề, Tn chủ đề và các câu giải thích, bổ sung cho câu chủ đề, TN chủ đề?
HS: Trình bày kết quả:
* Đoạn văn a: Thuyết vinh về nội dung thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng.
- Câu chủ đề: câu 1: TN chủ đề: nước (được nhắc đến cả 5 câu trong đoạn văn).
- Các câu còn lại bổ sung thông tin làm số ý cho câu chủ đề (câu nào cũng nói về nước).
+ Câu 2: Cung cấp số lượng thông tin về nước ngọt ít hơn.
+ Câu 3: Cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm.
+ Câu 4: Nêu sự thiếu nước ở các nước thứ ba.
+ Câu 5: Nêu dự báo đến 2025 thì 2/3 dân số thường thiếu nước sạch.
* Đoạn văn b: Thuyết minh về Phạm Văn Đồng
- Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng (các từ ngữ thay thế: nhà, ông, học trò, cộng sự).
- Câu chủ đề: Câu cuối đoạn văn (ông là học trò)
- Các câu trước đó cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kờ cỏc h/động để qui nạp thành cõu chủ đề.
? Từ phõn tớch vớ dụ, em rỳt ra nhận xột gỡ trong việc trỡnh bày nội dung trong đoạn văn thuyết minh?
HS: Trình bày rõ ý chủ đề của đoạn văn. Các ý được sắp xếp một cách hợp lí.
 Hoạt động 2: Nhận xét và sửa chữa lại đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn.
? Đọc hai đoạn văn a,b mục 2/sgk-14?
HS: đọc đoạn văn
? Căn cứ vào cỏch trỡnh bày hai đoạn văn thuyết minh ở mục 1, hóy nờu ra nhược điểm và cỏch sửa cho mỗi đoạn văn?
HS: Thảo luận theo nhóm bàn trong 5 phỳt.
* Đoạn văn a: Giới thiệu chiếc bỳt bi
- Nhược điểm: Khụng giới thiệu, trỡnh bày một ý trọn vẹn mà cú nhiều ý lẫn nhau trong cựng một đoạn:
- Cỏch sửa: Tách thành 2 ý để viết thành 2 đoạn cỏc cõu trong đoạn được sắp xếp theo thứ tự nhất định
+ Đoạn 1: Cấu tạo của bút bi ( Phần ruột bút và phần vỏ bút)
+ Đoạn 2: Các loại bút bi ( loại có nắp đậy và loại không nắp)
? Nếu giới thiệu cõy bỳt bi thỡ giới thiệu như thế nào? 
HS:
 a, Mở bài: Giới thiệu nguồn gốc và công dụng của chiếc bỳt bi , nó là người bạn của cỏc cụ cậu học sinh
 b, Thõn bài:
 - Trỡnh bày đặc điểm của chiếc bỳt bi: Bỳt bighi thành chữ.
 - Trỡnh bày cấu tạo của chiếc bỳt:
 - Trỡnh bày cỏch sử dụng bỳt bi:
 c, Kết bài: Suy nghĩ về cõy bỳt
* Đoạn văn b: giới thiệu chiếc đốn bàn
- Nhược điểm: Cõu 1 thuộc ý khỏc khụng cùng mạch với cỏc cõu sau thuộc ý cấu tạo cỏc bộ phận của chiếc đốn bàn.
- Cỏch sửa: - Bỏ 1 -> tách thành 3 đoạn văn giới thiệu về đèn bàn như sau:
+ Giới thiệu phần đốn: Búng đốn, đui đốn, dõy điện, cụng tắc
+ Phần chao đốn 
+ Phần đế đốn
* Gv giới thiệu về bài văn thuyết minh đèn bàn cho HS tham khảo.
 Đèn có cấu tạo ba phần gồm: phần đèn, phần chao đèn và phần đến đèn. Phần đèn lại bao gồm: bóng đèn, đui đèn, dây diện và công tacứ. Bóng đèn thường là loại 25w lắp trên đui đèn và được lồng trong phần chao đèn
 Phần chao đèn có tác dụng làm cho ánh sáng hội tụ không phấn tán, chao đèn có thể làm bằng vải, bằng nhựa hoặc bằng sắt.
 Cuối cùng là đế đèn, có tác dụng đỡ các bộ phận chao đèn và đèn. đế đèn là nơi đặt công tắc, nơi tiếp nhận nguồn điện tới bóng đèn. Công tắc ở đế đèn có tác dụng bật đèn hoặc tắt đèn một cách tiện lợi.
? Qua phân tích ví dụ, em hãy nêu nhận xét về đoạn văn thuyết minh?
HS: - Trỡnh bày ghi nhớ SGK
 - Học sinh đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Bài tập 1: Viết đoạn mở bài, kết bài cho đề bài: Giới thiệu trường em
a, Mở bài: Cần giới thiệu một cỏch ngắn gọn cỏc thụng tin chủ yếu về trường em (tờn trường, thành lập năm nào, xõy dựng ở đõu? Truyền thống nhà trường)
b, Kết bài: Nờu cảm nhận sõu sắc vằ những ấn tượng nổi bật nhất về trường em
Học sinh viết bài - đọc- giỏo viờn uốn nắn
Bài tập 2: Viết thành đoạn văn thuyết minh cho chủ đề: Hồ Chớ Minh là lónh tụ vĩ đại của nhõn dõn Việt Nam.
Học sinh phải viết tiếp cỏc cõu khỏc trong đoạn để thuyết minh giải thớch cho cõu chủ để theo thứ tự hợp lớ:
- Người anh hựng giải phong dõn tộc
 - Người cha già của cả d
 - Người bỏc kớnh yờu của nhõn dõn Việt Nam
Bài tập 3: Viết đoạn văn giới thiệu sgk Ngữ văn lớp 8, tập một
* Gợi ý:
- Sgk cú hai phần: phần cỏc bài học và phần mục lục:
+ Phần cỏc bài học: Gồm 17 bài. Mỗi bài cú 3 phần: Văn, Tiếng việt, tập làm văn
+ Mỗi phần cú văn bản và kiến thức tiếng việt và những gợi ý cho học sinh chuẩn bị bài
HS: Viết đoạn văn giới thiệu về sgk Ngũ văn lớp 8 tập một
* Gv nhận xét, đánh giá.
I, Đoạn văn trong văn bản thuyết minh
1. Nhận dạng cỏc đoạn văn thuyết minh
a. Vớ dụ: sgk
b. Phõn tớch, nhận xột
* Đoạn văn a: Trình bày về vấn đề: Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiờm trọng:
- Cõu chủ đề: Cõu 1
- Cỏc cõu cũn lại bổ sung thụng tin làm rừ ý cho cõu chủ đề
=> Đoạn văn trỡnh bày theo cỏch diễn dịch
* Đoạn văn b: Giới thiệu về Phạm Văn Đồng
- Từ ngữ chủ đề: Phạm Văn Đồng (nhà, học trũ, ụng)
- Cỏc cõu khỏc trong đoạn bổ sung thụng tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kờ
- Cõu chủ đề: cõu cuối.
=> cỏch qui nạp.
2. Sửa lại cỏc đoạn văn thuyết minh chưa chuẩn
1. Vớ dụ sgk
2. Phõn tớch, nhận xột
 * Đoạn văn a:
 - Nhược điểm: Trỡnh bày nhiều ý lẫn nhau trong cựng một đoạn.
 - Sửa: Nờn tỏch mỗi ý viết thành một đoạn. ( 2 đoạn văn: cấu tạo của bút, các loại bút bi)
* Đoạn văn b:
 + Nhược điểm: Cõu 1 khụng cựng mạch với cỏc cõu cũn lại trong đoạn văn, các câu còn lại trình bày các bộ phận của đèn lộn xộn.
 + Cỏch sửa: - Bỏ 1 -> tách thành 3 đoạn văn giới thiệu về đèn bàn như sau:
+ Giới thiệu phần đốn: Búng đốn, đui đốn, dõy điện, cụng tắc
+ Phần chao đốn 
+ Phần đế đốn
3. Ghi nhớ : sgk
II, Luyện tập
Bài tập 1: Viết đoạn mở bài, kết bài cho đề bài: Giới thiệu trường em
Bài tập 2: Viết thành đoạn văn thuyết minh cho chủ đề: Hồ Chớ Minh là lónh tụ vĩ đại của nhõn dõn Việt Nam
Bài tập 3: Viết đoạn văn giới thiệu sgk Ngữ văn lớp 8, tập một
IV, Củng cố:
 Những lưu ý khi viết đoạn văn thuyết minh?
V, Hướng dẫn học bài
- Học bài và hoàn thành bài tập
- Soạn bài: Quê hương
E. Rỳt kinh nghiệm: 
_____________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docHoc ki 2-Tuan 20.doc