Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 08

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 08

Ngữ văn – Bài 8 - Tiết 30

Văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

(O- Hen -Ri)

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Nhận biết được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong truyện ngắn hiện đại của Mỹ.

Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.

Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.

2. Kĩ năng:

Nhận biết và phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.

Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

3. Thái độ:

Tình cảm yêu thương con người cho học sinh.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Giáo án, tranh

2. Học sinh: Bài soạn

III. Phương pháp:

Nghiên cứu, gợi tìm, bình giảng, trao đổi đàm thoại.

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tuần 08", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/10/2010 
Ngày giảng: 11/10/2010 
Ngữ văn – Bài 8 - Tiết 30
Văn bản: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
(O- Hen -Ri)
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
Nhận biết được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong truyện ngắn hiện đại của Mỹ.
Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.
Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
2. Kĩ năng:
Nhận biết và phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
3. Thái độ:
Tình cảm yêu thương con người cho học sinh.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Giáo án, tranh
2. Học sinh: Bài soạn
III. Phương pháp:
Nghiên cứu, gợi tìm, bình giảng, trao đổi đàm thoại.
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động: (6’)
 	*Kiểm tra: (5’)
CH- Tại sao nói chiếc lá mà cụ Bơ- Men vẽ là một kiệt tác?
TL- Chiếc lá giống như thật, làm cho Xiu và Giôn xi không hề nhận ra, đó là kiệt tác vì nó mang sức mạnh to lớn của nghệ thuật: làm cho sự sống hồi sinh.
*Giới thiệu bài: (1’)
 	Giờ trước chúng ta đã thấy lòng yêu thương cao thượng và sự hi sinh cao cả của cụ Bơ Men dành cho người hoạ sĩ trẻ. Tình cảm ấy đã tác động đến Giôn xi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động: (35’ )
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu văn bản: (25’)
*Mục tiêu: Nhận biết được nhân vật Xiu rất yêu quý và thương yêu bạn trong hoàn cảnh khó khăn. Nhân vật Giôn-xi chán nản, tuyệt vọng chỉ nghĩ đến cái chết song nhờ chiếc là cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ lại	cô đã hồi sinh.
Xiu và Giôn xi có quan hệ với nhau như thế nào?
- Cùng là hoạ sĩ nghèo, ở cùng phòng.
 Xiu có những cử chỉ, hành động, lời nói gì đối với Giôn xi?
- Chăm sóc, lo lắng.
- Em thân yêu, thân yêu, cúi khuôn mặt hốc hác... chị sẽ làm gì đây?
- Nấu cháo, pha sữa...-> quan tâm, lo lắng cho bạn.
Tại sao có thể nói Xiu không hề được cụ Bơ Men cho biết ý định vẽ chiếc lá, nếu Xiu biết trước thì truyện có kém hay đi không? Vì sao?
- Xiu không hề biết vì khi Giôn xi yêu cầu cô kéo mành lên, cô đã làm theo một cách chán nản, cúi khuôn mặt hốc hác... Chính Xiu cũng ngạc nhiên khi thấy chiéc lá chưa rụng. Nếu xiu biết trước thì truyện sẽ kém hay, Xiu cũng không có cơ hội bộc lộ tình cảm của mình.
Khi bị ốm, Giôn xi có tâm trạng như thế nào?
Nhưng khi chiếc lá cuối cùng không rơi xuống, tâm trạng Giôn xi ra sao?
- Tâm trạng Giôn xi đã được hồi sinh, cô đã nhận ra ý nghĩa cuộc sống, cô tự giác ăn uống và có hi vọng được làm công việc mà cô khao khát.Tâm trạng đó đã ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của Giôn xi?
- Sức khoẻ của cô hồi phục nhanh.
Theo em nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn xi? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn xi phản ứng gì?
Báo cáo.
- Nguyên nhân sâu xa: nhờ sự kiên cường gan góc của chiếc lá (tác phẩm của cụ Bơ Men nhưng cô ngỡ là chiếc lá thực đã vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên để sống) .cô hiểu ra cần phải đấu tranh để giành lấy sự sống , không được buông xuôi, chính ý chí đó đã giúp cô giành đươc sự sống tưởng như không căn do căn bệnh hiểm nghèo đem lại.
- Nhà văn kết thúc câu chuyện như vậy đủ để cho người đọc xúc cảm, suy nghĩ, tưởng tượng, suy đoán thêm-> là cách tạo dư âm cho truyện.
Chứng minh truyện được kết thúc trên hai sự kiện bất ngờ, đối lập tạo hiện tượng đảo ngược tình huống 2 lần?
- Lần 1: Sự thay đổi tâm trạng của Giôn xi -> Giôn xi tưởng như chết lại sống .
- Lần 2: cụ Bơ Men vẽ chiếc lá cứu được Giôn xi -> cụ đang sống khoẻ mạnh lại chết vì bị viêm phổi.
2. Nhân vật Xiu.
Xiu và Giôn xi chỉ là bạn cùng phòng nhưng Xiu chăm sóc Giôn xi rất chu đáo, tận tuỵ -> yêu quý, thương bạn.
3. Nhân vật Giôn xi.
- Giôn xi chán nản căng thẳng không ăn uống chỉ chờ đợi cái chết.
- Giôn xi nói: Em thật là một con bé hư...mình tệ như thế nào.
- Xin tí cháo và chút sữa pha rượu vang đỏ.
- Đưa cho em chiếc gương...ngồi dậy.
- Hi vọng sẽ được đến vịnh Na-Plơ.
* Tâm trạng Giôn xi đã được hồi sinh, cô muốn sống và vui vẻ trở lại, khiến cho bệnh tình của cô tiến triển tốt đẹp.
4. Kết thúc truyện.
Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú và cho ta rung cảm trước tình cảm cao thượng, tình yêu thương của những con người cùng khổ.
HĐ 2: Hướng dẫn tổng kết: (5’)
*Mục tiêu: Nhận biết được nội dung, ý nghĩa của truyện, phát biểu cảm nghĩ của mình.
Truyện được xây dựng như thế nào? Qua truyện em hiểu được tình cảm gì giữa những người nghèo khổ?
Ghi nhớ. (SGK)
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập: (5’)
*Mục tiêu: Thể hiện tâm trạng của mình qua việc đọc văn bản. Từ đó hiểu sâu sắc hơn về văn bản 
GVyêu cầu HS đọc diễn cảm truyện
HS đọc - GV nhận xét
Luyện tập.
Đọc diễn cảm truyện.
3. Tổng kết, hướng dẫn học ở nhà: (4’)
*Tổng kết
Nêu cảm nhận của em sau khi học xong truyện “Chiếc lá cuối cùng”?
*Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học ghi nhớ, nội dung phân tích.
- Chuẩn bị: Bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
- Sưu tầm từ ngữ địa phương theo bảng kiệt kê SGK.
Ngày soạn: 10/10/2010 
Ngày giảng: 8B-12;8A-14/10 
Ngữ văn – Bài 8 - Tiết 31
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Nhận biết cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2. Kĩ năng:
Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Viết một đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 200 đến 400 chữ.
3. Thái độ:
Ý thức lập dàn bài trước khi viết bài văn tự sự.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, dàn bài mẫu
- Học sinh: Giấy nháp
III. Phương pháp:
Nghiên cứu, gợi tìm, trao đổi đàm thoại.
IV. Tổ chức giờ học:
1. Khởi động: (6’)
* Kiểm tra bài cũ: (5’)
CH- Để xây dựng đoạn văn tự sự ta cần thực hiện theo mấy bước?
TL- 5 bước: lựa chọn sự việc, lựa chọn ngôi kể; xác định thứ tự kể; xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm; viết đoạn văn. 
*Giới thiệu bài: (1’)
Muốn viết bài văn tự sự có kết hợp miêu tả, biểu cảm tốt, chúng ta cần lập dàn ý.
Vậy cách làm dàn ý một bài văn tự sự như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu trong tiêt hôm nay.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động: (35’) 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: Dàn ý của bài văn tự sự. (17’)
*Mục tiêu: Nhận biết cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
GV yêu cầu HS đọc bài văn
“Món quà sinh nhật”- SGK.
Hãy chỉ ra bố cục của bài văn?
Nêu nội dung khái quát của từng phần?
Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện? ở ngôi thứ mấy?
Truyện xảy ra ở đâu? Vói ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
Tính cách của các nhân vật ra sao?
Câu chuyện diễn ra như thế nào?
Chỉ ra những yếu tố miêu tả, biểu cảm trong truyện?
Tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trên? *
Tác giả kể theo thứ tự nào?
 - Thứ tự thời gian theo diễn biến đầu - cuối, nhưng trong khi kể có dùng hồi ức ngược thời gian
Từ bài tập trên em rút ra điều gì về dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm?
Vai trò của từng phần?
So sánh dàn ý của bài văn tự sự với dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả, em thấy có gì giống và khác nhau?
- Chủ yếu cũng gồm 3 phần nhưng có đưa thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm.
1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự.
* Bài tập. 
- Mở bài: từ đầu ... bày la liệt trên bàn. (Kể và tả quang cảnh chung của buổi sinh nhật).
- Thân bài: tiếp... chỉ gật đầu không nói. (kể về món quà sinh nhật độc đáo của Trinh).
- Kết bài: Còn lại (cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật).
Truyện kể về sinh nhật Trang, Trinh không có xe nên đến muộn và món quà bất ngờ của Trinh.
- Người kể là Trang- ngôi thứ nhất.
- Truyện xảy ra ở nhà Trang vào buổi sinh nhật.
- Nhân vật: Trang, các bạn, Trinh.
- Nhân vật chính: Trang
Tính cách của nhân vật: mọi người đều vui vẻ cười nói.
+ Trang: bồn chồn lo lắng.
+ Trinh: hiền lành, hay cười, bẽn lẽn.
- Diễn biến truyện: 
+ Mở đâu: cảnh sinh nhật vui vẻ, đông đúc ở nhà trang.
+ Đỉnh điểm: đợi mãi không thấy Trinh đến.
+Kết thúc: Trinh đến khi mọi người đã bắt đầu ra về và món quà bất ngờ của Trinh.
- Yếu tố miêu tả: Nhân kỷ niệm... trên bàn.
+ Trinh tươi cười đi vào.
+ Trinh lỏn lẻn, đầu hơi nghiêng.
+ Quả to, cùi day, ăn giòn và thơm.
- Yếu tố biểu cảm: 
+ Tôi thấy tủi thân và giận Trinh. 
+ Tôi giận mình quá.
+ Cảm ơn Trinh... thơm mát này.
- Tác dụng: tô đậm tính cách nhân vật, giúp người đọc hiểu sâu hơn tình cảm của Trinh và Trang.
2. Dàn ý của bài văn tự sự.
a. Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc và tình huống xảy ra câu chuyện.
b.Thân bài: Kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định. Kết hợp miêu tả sự vật, sự viếc, con người và thể hiện tình cảm, thái độ.
c. Kết bài: Nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc.
HĐ 2: Hướng dẫn tổng kết: (3’)
*Mục tiêu: Nêu được dàn ý của bài văn tự sự, đưa các yếu tố biểu cảm và miêu tả trong văn tự sự
HS đọc ghi nhớ SGK
GV củng cố
Ghi nhớ (SGK)
HĐ 3: Luyện tập” (15’)
*Mục tiêu: Nhận biết và trình bày được một dàn bài của bài văn tự sự có sự kết hợp yếu tố miêu tả và tự sự.
HS đọc bài 1, GV nêu yêu cầu
Gọi HS lên bảng làm
GV chữa, GV kết luận.
Đọc bài 2, nêu yêu cầu
HS làm bài.
Gọi 1 HS lên bảng giải.
HS nhạn xét.
GV sửa chữa, bổ sung.
1. Bài 1: Lập dàn ý cho văn bản “Cô bé bán diêm”.
a, Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của nhân vật chính- cô bé bán diêm.
b, Thân bài:
- Không bán được diêm em bé không dám về nhà, em bị rét ngồi nép bên tường.
- Em liều đánh các que diêm và mộng tưởng hiện ra...
* Yếu tố miêu tả, biểu cảm: đan xen trong quá trình kể: Mỗi lần em bé quẹt diêmmộng tưởng hiện lên -> tác giả miêu tả rất sinh động kèm theo đó là những suy nghĩ, tam trạng nhân vật.
c, Kết bài: Em bé chết vì rét, moịi người không ai biết về những điều kì diệu mà em đã trông thấy.
2. Bài 2(92).Lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
 a, Mở bài: Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến em xúc động là kỉ niệm gì? (nêu khái quát).
b, Thân bài: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy.
- Nó xảy ra ở đâu? lúc nào? với ai?
- Chuyện xảy ra như thế nào? Mở đầu, diễn biến, kết quả?
- Điều gì khiến em xúc động, xúc động như thế nào? (miêu tả các biểu hiện xúc động đó).
c, Kết bài: em suy nghĩ gì về kỷ niệm đó.
3.Tổng kết, hướng dẫn học ở nhà: (4’)
* Tổng kết:
Nêu dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm? 
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Học ghi nhớ, xem lại các bài tập, tập làm thành bài văn hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị: Hai cây phong, đọc kĩ và trả lời câu hỏi SGK.
Ngày soạn: 11/10/2010	 
Ngày giảng: 8B-13;8A14/10 
Ngữ văn – Bài 7 - Tiết 32
ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Nhận biết sự giống và khác nhau cơ bản của truyện ký đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật.
Nhận biết những nét độc đáo về nội dung, nghệ thuật của tựng văn bản.
Nhận biết được đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm truyện.
2. Kĩ năng:
Khái quát, hệ thống hóa và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.
Cảm thụ nét riêng, độc đáo của các tác phẩm đã học.
3. Thái độ:
Giáo dục lòng nhân ái, tình cảm yêu thương con người, căm ghét bọn địa chủ phong kiến, yêu thích chế độ mới tươi đẹp.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: bảng thống kê mẫu
- Học sinh: Bảng thống kê các truyện, kí đã học trong chương trình
III. Phương pháp:
Tổng hợp, khái quát
IV.Tổ chức giờ học:
1. Khởi động: (11’)
*Kiểm tra: (10’)
CH- Kể tên các văn bản truyện ký Việt Nam đã học ở lớp 8?
 - Nội dung chính của văn bản “Tức nước vỡ bờ”?
TL- 1. Tôi đi học; 2. Trong lòng mẹ; 3. Tức nước vỡ bờ; 4. Lão Hạc. (4 điểm)
 - Phê phán chế độ tàn ác bất nhân, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. (6 điểm)
*Giới thiệu bài: (1’)
Cùng với một số thể loại khác, truyện kí Việt Nam có một vai trò quan trọng trong nền văn học nước nhà. Để giúp các em củng cố, hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí hiện đại Việt Nam, chúng ta cùng ôn tập.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động: (39’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: Hệ thống kiến thức: (10’)
*Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm truyện ký đã học theo bảng về: Tác giả, thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật.
Em hiểu khái niệm truyện kí hiện đại Việt Nam như thế nào?
Kể tên một số truyện kí hiện đại Việt Nam đã học ở lớp 6,7 ?
- Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn.
- Một thứ quà của lúa non- cốm -Thạch Lam.
- Dế Mèn phiêu lưu kí - Tô Hoài.
GV sử dụng bảng thống kê và hướng dẫn cho HS làm
I. Truyện kí hiện đại
- Truyện kí: chỉ các thể loại văn xuôi nghệ thuật.
+ Truyện: truyện ngắn, tiểu thuyết.
+ Kí: hồi kí, phóng sự, tuỳ bút.
- Truyện kí hiện đại: Từ đầu thế kỷ XX- 1945.
HĐ 2: Luyện tập: (20’)
*Mục tiêu:
Nhận biết được sự giống và khác nhau cơ bản của truyện ký đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật. 
Nhận biết sự giống và khác nhau cơ bản của truyện ký đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật.
II. Những văn bản truyện kí Việt Nam
Văn bản- tác giả
Thể loại
PTBĐ
Nội dung chủ yếu
Đậc sắc nghệ thuật
1. Tôi đi học- Thanh Tịnh (1911-1988)
2. Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng. (1918-1982)
3. Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố- (1893- 1954)
4. Lão Hạc- Nam Cao (1915- 1951)
Truyện- 1941.
Hồi kí- 1938.
Tiểu thuyết -1937.
Truyện ngắn- 1943.
Tự sự
Tự sự xen trữ tình.
Tự sự
Tự sự xen trữ tình.
Những cảm giác trong sáng về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên.
Nỗi đau và tình yêu thương vô bờ của bé Hồng đối với mẹ.
Phê phán chế độ tàn ác bất nhân, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn.
Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ, ca ngợi nhân phẩm cao đẹp của họ.
Giầu chất thơ, chất trữ tình.
Giầu chất trữ tình, giàu cảm xúc.
Khắc hoạ nhân vật rõ nét, miêu tả sinh động, ngôn ngữ đặc sắc.
Khắc hoạ tâm lí, kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, chân thực.
III. So sánh 3 văn bản: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc.
So sánh sự giống và khác nhau giữa ba văn bản: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc.
Thảo luận tổ 5 phút.
Gọi đại diện trình bày kết quả thảo luận.
GV bổ sung hoàn thiện , ghi bảng.
Trong các văn bản trên em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào?Vì sao?
- VD: tích nhân vật chị Dậu trong đoạn chị đánh lại bọn cai lệ và người nhà lý trưởng vì qua đó cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn, sức mạnh phản kháng mãnh liệt của chị , sức mạnh đó chính là sức nmạnh của lòng căm thù, tình yêu thương chồng con sâu sắc.
a. Giống nhau: 
- Đều là văn bản tự sự được xếp vào truyện kí hiện đại, sáng tác khoảng 1930- 1945.
- Cùng có đề tài về con người và cuộc sống đương thời của tác giả; cùng đi sâu miêu tả số phận của những con người bị vùi dập cực khổ.
- Đều chan chứa tình nhân đạo.
- Lối viết chân thực gắn với thực tế, bút pháp hiện thực sinh động.
b. Khác nhau: Về thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, hình thức nghệ thuật
3. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà: (4’)
*Tổng kết: Phần truyện kí hiện đại Việt Nam đã học có những văn bản nào?
Em thích văn bản nào nhất? Vì sao?
* Hướng dẫn học ở nhà:
Học theo nội dung ôn tập.
Chuẩn bị: Thông tin về trái đất năm 2000.
Đọc kĩ và trả lời câu hỏi SGK. 
Ngày soạn:11/10/2010 
Ngày giảng:8B-13;8A15/10 
Ngữ văn – Bài 9 - Tiết 33
Văn bản: HAI CÂY PHONG
(Trích: Người thầy đầu tiên)
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
Nhận biết được những nét chính về nội dung văn bản. Phát hiện trong văn bản hai mạch kể ít nhiều phân biệt, lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau của người kể chuyện.
2. Kĩ năng:
Đọc, tìm hiểu mạch kể chuyện.
3. Thái độ:
Thấy được tình yêu quê hương đất nước của nhân vật “Tôi” từ đó có được tình yêu quê hương, yêu những gì gần gũi quanh mình.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Giáo án.
- Học sinh: Học bài cũ, soạn bài theo yêu cầu.
III. Phương pháp
Đọc sáng tạo, gợi tìm, tái hiện
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động: (6’)
*Kiểm tra (5’)
CH- Truyện “Chiếc lá cuối cùng” có nghệ thuật đặc sắc gì? Qua truyện em có suy nghĩ gì về tình cảm của những người nghèo trong xã hội Mỹ thời bấy giờ?
TL- Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần gây bất ngờ và hứng thú cho người đọc.
- Tình cảm của những người nghèo trong xã hội Mỹ: yêu thương, chăm lo, đùm bọc, dám hi sinh cả tính mạng mình để cứu sống người khác.
*Giới thiệu bài: (1’)
 	Cư-rơ-giê-xtan là một nước cộng hoà ở vùng Trung á thuộc Liên Xô trước đây. Đây là một đất nước tươi đẹp có núi đồi và thảo nguyên trùng điệp, có những áng mây lơ lửng, diệu kì. Nhà văn Ai-ma-tốp là nhà văn nổi tiếng của đất nước này với tác phẩm “Người thầy đầu tiên” mà hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một đoạn trích trong đó.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động: (34’)
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 1: Đọc, tìm hiểu chú thích: (20’)
*Mục tiêu: Đọc văn bản, nhận biết được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm, giải thích nghĩa một số từ khó có trong văn bản.
GV hướng dẫn đọc: giọng kể, chú ý các từ ngữ miêu tả.
GV đọc mẫu, Hs đọc, nhận xét.
Theo dõi chú thích sao (SGK-99).
Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
Tóm tắt nội dung - SGK.
Giải thích các từ “thảo nguyên”, “hải đăng”?
Hải đăng -> từ Hán Việt đã học ở lớp 6.
1. Đọc văn bản.
2. Thảo luận chú thích.
a. Tác giả: 
Ai-ma-tốp (1928) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan.
b. Tác phẩm:
Văn bản là phần đầu của truyện “Người thầy đâu tiên”.
c. Từ khó: (SGK)
HĐ 2: Tìm hiểu văn bản: (14’)
*Mục tiêu: Nhận biết được hai mạch kể lồng ghép trong văn bản.
Căn cứ vào đại từ nhân xưng “tôi”. “chúng tôi” trong truyện hãy xác định hai mạch kể lồng vào nhau trong văn bản?
Trong mạch xưng “tôi” người kể chuyện giới thiệu về mình như thế nào? Theo em, “tôi” có phải là nhà văn không?
- Người kể giới thiệu mình là hoạ sĩ, không nhất thiết là nhà văn. 
Trong mạch kể xưng ”chúng tôi” người kể là ai? Tại sao lại xưng như vậy?
- Người kể vẫn là “tôi” nhưng lại nhân danh cả bọn con trai ngày trước và hồi ấy người kể cũng là một cậu bé trong bọn.
Vì sao có thể nói mạch kể chuyện của người kể xưng “tôi” quan trọng hơn?
- Dựa độ dài văn bản của hai mạch kể, “tôi” có cả ở hai mạch kể.
1. Hai mạch kể lồng ghép trong văn bản.
- Người kể chuyện xưng “tôi” (từ đầu...”chiếc gương thần xanh” và: tôi lắng nghe”... đến hết): Kể về những xúc cảm tâm hồn riêng về hai cây phong
- Người kể xưng “chúng tôi” (từ “vào năm học cuối cùng”... “biêng biếc kia”): cảm xúc tập thể trong đó có “tôi”
3. Tổng kết, hướng dẫn học ở nhà: ( 5’)
* Tổng kết:
Hai mạch kể lồng ghép trong văn bản như thế nào?
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài, trả lời các câu hỏi còn lại trong SGK. Xem các bài tập phần luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8(1).doc