Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 97: Nước đại việt ta (trích Bình ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)

Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 97: Nước đại việt ta (trích Bình ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)

Tiết 97:

NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

 (Trích Bình Ngô đại cáo-Nguyễn Trãi)

 A.Mục tiêu cần đạt:

 - Giúp học sinh thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV.

 - Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chương chính luận Nguyễn Trãi: Lập luận chặt chẽ, kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn.

 B.Chuẩn bị:

1.Giáo viên:Bảng phụ, chân dung Nguyễn Trãi, đọc và nghiên cứu các tài liệu:Sách giáo viên;Thiết kế bài học Ngữ văn 8(Hoàng Hữu Bội);Tư liệu Ngữ văn 8(Đỗ Ngọc Thống.);Nguyễn Trãi(Bộ sách mở rộng và nâng cao kiến thức);Học tập thơ văn Nguyễn Trãi(G.S Lê Trí Viễn,Đoàn Thu Vân);Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8(Đỗ Ngọc Thống).

2.Học sinh : Soạn bài kĩ, xem lại phần tác giả Nguyễn Trãi đã học ở lớp 7,xem lại bài thơ “Hai chữ nước nhà” của Trần Tuấn Khải đã học ở kì 1 (lớp 8)

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 766Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 97: Nước đại việt ta (trích Bình ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 7 ngày 4 tháng 3 năm 2006.
Tiết 97:
Nước đại việt ta
 (Trích Bình Ngô đại cáo-Nguyễn Trãi)
	A.Mục tiêu cần đạt:
	- Giúp học sinh thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV. 
	- Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chương chính luận Nguyễn Trãi: Lập luận chặt chẽ, kết hợp giữa lý lẽ và thực tiễn. 
	B.Chuẩn bị:
1.Giáo viên:Bảng phụ, chân dung Nguyễn Trãi, đọc và nghiên cứu các tài liệu:Sách giáo viên;Thiết kế bài học Ngữ văn 8(Hoàng Hữu Bội);Tư liệu Ngữ văn 8(Đỗ Ngọc Thống..);Nguyễn Trãi(Bộ sách mở rộng và nâng cao kiến thức);Học tập thơ văn Nguyễn Trãi(G.S Lê Trí Viễn,Đoàn Thu Vân);Bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 8(Đỗ Ngọc Thống)..
2.Học sinh : Soạn bài kĩ, xem lại phần tác giả Nguyễn Trãi đã học ở lớp 7,xem lại bài thơ “Hai chữ nước nhà” của Trần Tuấn Khải đã học ở kì 1 (lớp 8)
	B.Tiến trình hoạt động dạy và học:
	1. ổn định lớp .
	2. Bài cũ 
	H: Em hãy cho biết bài thơ''Hai chữ nước nhà'' của Trần Tuấn Khải đã lấy đề tài lịch sử nào?Hãy đọc một đoạn thơ em cho là cảm động nhất của bài thơ? 
	Yêu cầu: Bài thơ ''Hai chữ nước nhà"Trần Tuấn Khải đã lấy đề tài lịch sử thời quân Minh sang xâm lược nước ta ở thế kỉ 15:Nguyễn Phi khanh( cha của Nguyễn Trãi)bị giặc Minh bắt đem sang Trung Quốc, Nguyễn Trãi đi theo, nhưng tới biên giới phía Bắc, Nguyễn Phi Khanh đã khuyên con nên quay trở về để lo tính việc trả thù nhà, đền nợ nước.
- Học sinh có thể đọc đoạn:'' Hạt máu nóng thấm quanh hồn nước,
Chút thân tàn lần bước dặm khơi,
Trông con tầm tã châu rơi,
Con ơi, con nhớ lấy lời cha khuyên.''
Cha xót phận tuổi ìa sức yếu,
Lỡ sa cơ đành chịu bó tay,
Thân lươn bao quản vũng lầy,
Giang sơn gánh vác sau này cậy con.
Con nên nhớ tổ tông khi trước,
Đã từng phen vì nước gian lao,
Bắc Nam bờ cõi phân mao,
Ngọn cờ độc lập máu đào còn đây.
 (Nếu học sinh quên thì giáo viên có thể gợi ý)
3. Bài mới: (Giáo viên chuyển từ bài cũ sang bài mới)
Bài thơ thật cảm động cho ta thấy lòng yêu nước, chí căm thù, khát vọng độc lập tự do của người con nước Đại Việt.Hôm nay cô trò chúng ta cùng trở về với quá khứ hào hùng của dân tộc ở thế kỉ 15 để tìm hiểu thêm về nhân vật lịch sử trong bài thơ đó- Nguyễn Trãi với đoạn trích ''Nước Đại Việt ta''.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I- Đọc- Tìm hiểu chú thích:
1.Tác giả,tác phẩm 
H: Em hãy trình bày những hiểu biết về Nguyễn Trãi ? 
-Nguyễn Trãi để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ và phong phú:
+Lam sơn thực lục(Lịch sử)
+Dư địa chí( Địa lí)
+Quân trung từ mệnh tập(tập văn chính luận)
+ức Trai thi tập(Thơ chữ Hán)
+Quốc âm thi tập( Thơ chữ Nôm)
+Đại cáo bình Ngô.(áng thiên cổ hùng văn)
(Phần này giáo viên tóm tắt ghi trên bảng phụ treo lên bảng,sau đó giáo viên nhắc lại để đỡ mất thời gian ghi bảng.Nếu có đèn chiếu thì đưa vào máy chiếu).
H: Đoạn trích trích trong tác phẩm nào ? Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của bài Cáo ? 
H: So với chiếu và hịch thì em thể cáo có khác gì ? 
H: Em hiểu Bình Ngô đại cáo nghĩa là gì ? 
H: Đoạn trích”Nước Đại Việt ta” nằm ở phần nào của tác phẩm ? 
2.Đọc văn bản 
H: Bài này nên đọc như thế nào ? 
- Giáo viên đọc mẫu gọi 2 học sinh đọc.
- Học sinh nhắc lại những kiến thức cơ bản đã học về Nguyễn Trãi, ở SGK ngữ văn 7 tập I:
+Nguyễn Trãi(1380-1442),con của Nguyễn Phi Khanh(Đỗ tiến sĩ đời Trần,làm quan dưới triều Hồ),cháu ngoại của tư đồ Trần Nguyên Đán( một quý tộc đời Trần..Quê gốc ở huyện Chí Linh,,tỉnh Hải Dương,sau dời về huyện Thường Tín - Hà Tây.
-Khi quân Minh sang xâm lược(1407),nhà Hồ thất bại,Nguyễn Phi Khanh bị quân Minh bắt đày sang Trung Quốc cùng với triều đình nhà Hồ,Nguyễn Trãi nghe lời cha dặn, ở lại lo trả thù nhà đền nợ nước.
-Ông đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn,cùng với Lê Lợi lãnh đạo nhân dân k/c chống quân Minh thắng lợi và xây dựng đất nước.
-Nguyễn Trãi được mang họ Vua.,tính cương trực nên bị bọn quyền thần ghen ghét,ông xin về ở ẩn tại Côn sơn,sau này lại ra giúp nước.
- 9/1442.ông bị vu là giết vua,bị tru di tam tộc.Mãi đến 1464,Lê Thánh Tông mới giải oan cho ông.
-Ông là người Việt nam đầu tiên được UNéSCO(Tổ chức Giáo dục,Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc)công nhận lầ danh nhân văn hoá Thế giới( năm 1980)
Nhấn mạnh: Nhà yêu nước, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới 
- Ngày 17 tháng chạp 1428 sau khi quân ta đại thắng , diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh giặc.Lê lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế( mở đầu triều đại Lê( Hậu Lê). Trong niềm vui đại thắng, đất nước độc lập,Tổ quốc sạch bóng quân thù, đất nước bước vào kỷ nguyên phục hưng dân tộc, Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáó để báo cáo cho nhân dân được biết.. Bài cáo là một bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc. 
- Loại văn nghị luận cổ có nguồn gốc từ thời Trung Quốc cổ đại. Thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh ngày xưa hay dùng để trình bày chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp lớn để mọi người cùng biết.Nguyễn Trãi đã tái sinh thể cáo vốn già nua trên nền của một cuộc chiến tranh yêu nước vĩ đại của dân tộc ta trở thành một thể văn mới mẻ và đầy sinh lực.
- Phần lớn được viết bằng văn biền ngẫu.(biền là 2 con ngựa chạy sóng đôi nhau;ngẫu: từng cặp;những cặp câu hoặc những cặp đoạn câu cân xứng với nhau) 
- Cáo bình Ngô=tuyên cáo rộng khắp(đại cáo)về việc dẹp yên(bình) giặc Ngô.
Hoặc là:Bài cáo có quy mô lớn(đại cáo)viết về việc dẹp yên giặc Ngô.Giặc Ngô= chỉ giặc Minh.Ông tổ của giặc Minh là giặc Ngô -> dùng từ thể hiện sự khinh bỉ, căm thù. 
- Bài cáo có 4 phần lớn:
+ Nêu luận đề chính nghĩa 
+ Tội ác của giặc Minh.
+ Tổng kết 10 năm chiến đấu và chiến thắng. 
+ Tuyên bố hoà bình độc lập. 
- Đoạn trích:“Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu văn bản .
- Giọng chậm rãi, nhịp 3 - 4 : 2 câu đầu 
- Đọc nhanh hơn,giọng trang trọng chậm rãi chú ý phép đối nhịp 5 - 4 ; 4 - 2 ( 4 câu tiếp). 
- 2 câu tiếp: Nhấn giọng từ "đế" nhịp 2 - 1; 1 - 1 ; 2 - 4 
- 8 câu tiếp đọc khẳng định, tự hào- nhịp 4/3 ; 3 - 4 ; 2 - 2
II -Tìm hiểu văn bản:
H:Có ý kiến cho rằng văn bản được viết theo phương thức biểu đạt chính là miêu tả và biểu cảm. ý kiến em thế nào?
H:Văn bản nghị luận này có mấy luận điểm? Mỗi luận điểm ứng với phần nào trong đoạn trích?
H:Để làm rõ luận điểm thứ nhất,tác giả sử dụng những câu văn nào?Hãy đọc câu văn đó lên?
H:Hãy nêu ý nghĩa của nguyên lý này ? 
H: Điều cốt lõi nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì ? Em hiểu như thế nào về "yên dân" và " trừ bạo" ? 
-Giáo viên giảng thêm:
Nguyễn Trãi đã thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa của Khổng- Mạnh nhưng có sự sáng tạo là tuyên bố ngay lập trường chính nghĩa của Lê Lợi là hướng đến dân.Nguyễn Trãi đã chắt lọc cái tinh hoa, tư tưởng tích cực nhất của tư tưởng nhân nghĩa từ thực tế của dân tộc.Tư tưởng ấy trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Việt Nam
->Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với yêu nước - chống xâm lược bảo vệ nhân dân-là nghĩa gốc, tiền đề tư tưởng, cơ sở lý luận, nguyên nhân mọi thắng lợi,là linh hồn của bài CáoĐúng như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận định:”Triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chẳng qua là lòng yêu nước,thương dân.Cái nhân cái nghĩa lớn nhất là phấn đấu đến cùng chống giặc ngoại xâm,diệt tàn bạo”.
H:Với tư tưởng nhân nghĩa ấy ,Nguyễn Trãi đã đứng trên lập trường dân tộc để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc. Đọc 8 câu tiếp?
H: Phần văn bản em vừa đọc làm rõ luận điểm nào?
 H: Độc lập chủ quyền của dân tộc được tác giả khẳng định ở những luận cứ nào? 
H:Dựa vào đâu mà tác giả viết nên những câu văn với niềm kiêu hãnh và đầy sức thuyết phục ấy?
H:Hãy tìm những câu văn biền ngẫu và phép so sánh mà tác giả sử dụng?
(Giáo viên có thể so sánh thêm cho học sinh biết quan niệm về độc lập chủ quyền dân tộc ở bài “Sông núi nước Nam” của Lí Thường Kiệt với quan niệm của Nguyễn Trãi ở bài này.Từ đó khẳng định sự phát triển phong phú và sâu sắc và bổ sung những yếu tố mới về độc lập chủ quyền của Nguyễn Trãi)
H: Đứng trên lập trường tư tưởng nhân nghĩa,ý thức độc lập chủ quyền của dân tộc,Nguyễn Trãi đã khẳng định sức mạnh của lòng nhân nghĩa.Hãy đọc đoạn văn tiếp theo:Vậy nên
H: Để làm rõ luận cứ đó tác giả đã dùng những dẫn chứng nào? Hãy nhận xét về những dẫn chứng tác giả nêu ra ở đây? Nhận xét cấu trúc câu văn?
H:Hiệu quả biểu đạt của những câu văn biền ngẫu?
H:Hai câu cuối đoạn khẳng định sự thật oai hùng, vang lên niềm tự hào của dân tộc Đại Việt.Em hãy đọc?
-Gọi học sinh đọc toàn đoạn trích.
H:Cho một lời nhận xét về trình tự lập luận của tác giả trong đoạn trích? 
H:ẩn đằng sau những câu văn lí lẽ đanh thép,lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục ấy là cả một tấm lòng . Em thử cho biết người viết bài cáo đã gửi gắm tư tưởng, tình cảm nào qua mỗi câu văn? 
H:Có ý kiến cho rằng''Bình Ngô đại cáo'' là sự tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở bài " Sông núi nước Nam" vì sao ? (Đâu là biểu hiện của tiếp nối?Đâu là biểu hiện của phát triển?)
III.Tổng kết:
-G/V phát phiếu trắc nghiệm.
1.H:.Giá trị nghệ thuật của đoạn trích tạo nên từ điểm nào?
2.Vì sao đoạn trích có ý nghĩa như một lời tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 của dân tộc ta?
(G/V rút ra nội dung bài học).Nội dung bài học giáo viên treo ở bảng phụ Và ghi trên bảng phần III:Tổng kết. Còn câu 2 chính là phần nội dung(Giáo vên dùng bút phốt ghi ở bảng phụ mục:2.Nội dung.).
-Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
IV.Luyện tập:
H:Phát biểu suy nghĩ của em về Nguyễn Trãi qua học đoạn trích?
-Giáo viên chốt lại: Đoạn văn ngắn gọn, chứa đựng bao điều lớn lao.Nó vang lên sang sảng như tiếng vàng,tiếng thép,rắn mà trong.Nó dõng dạc nghiêm nghị như hồi trống, hồi chiêng gióng lên trước hương khói bàn thờ Tổ QuốcNó như lời phán quyết trước lịch sử,bất di bất dịch.
-Có thể nói Nguyễn Trãi là người con có hiếu với cha.Ông đã thực hiện lời người cha dặn năm xưa gánh trên vai “Hai chữ nước nhà” đưa nước Đại Việt muôn quý ngàn yêu trở thành một quốc gia độc lập,hưng thịnh nhất ở thế kỉ 15.Bên cạnh đó Nguyễn Trãi là người trung quân ái quốc. Nguyễn Trãi là người đại diện cho tư tưởng nhân nghĩa.Giàu tình cảm và ý thức dân tộc,giàu lòng yêu nước thương dân.Đúng như vua Lê Thánh Tông nhận xét “ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo”(Lòng ức Trai sáng tựa sao Khuê).Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đến nay vẫn còn mang tính thời đại.Tư tưởng của Nguyễn Trãi luôn được Đảng ta kế thừa và phát huy trong tiến trình Cách mạng Việt Nam.
V.Hướng dẫn về nhà:
1 . Sơ đồ khái quát: Học sinh tự vẽ vào vở.Phần này giáo viên đã ghi bảng trong quá trình giảng. 
- Bài văn được viết theo phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
-Có 2 luận điểm:+Nguyên lí nhân nghĩa.
+Khẳng định độc lập chủ quỳên của dân tộc.
- Học sinh đọc 2 câu đầu.
1. Nguyên lý nhân nghĩa: Là nguyên lý cơ bản làm nền tảng để triển khai nội dung bài cáo. Nhân nghĩa vốn là một học thuyết của Nho giáo.Nhân là thương người,nghĩa là điều phải, điều nên làm.
-Yên dân, trừ bào. 
à Làm cho dân được an hưởng thái bình hạnh phúc. 
- Diệt mọi thế lực tàn bạo, giặc Minh.
-Học sinh đọc.
2.Khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc.
+ Tên nước riêng:Nước Đại Việt.
+ Nền văn hiến riêng:’’Vốn xưng nền văn hiến”
+ Có lãnh thổ rtêng:'' Núi sông bờ cõi đã chia '
+ Phong tục tập quán:''Phong tục Bắc Nam cũng khác''.=>Khẳng định nướcĐại Việt là một nước độc lập,có lãnh thổ,văn hoá riêng.
+ Lịch sử riêng, có truyền thống riêng.
+Có Chế độ,chủ quyền riêng: Có sự bình đẳng với các dân tộc khác,có những anh hùng hào kiệt:''Từ Triệu ,Đinh ,Lí ,Trần'' cùng ''Hán ,Đường ,Tống ,Nguyên''=''Xưng đế một phương''
- Dựa vào những chứng cứ lịch sử.sự thật lịch sử không thể chối cãi.
-Từ Triệu ,Đinh,Lí,Trần..
Cùng Hán,Đường,Tống,Nguyên  ..
=>So sánh độc lập chủ quyền của các triều đại nước ta bình đẳng ngang hàng với các triều đại Phương Bắc.
-Học sinh đọc những câu còn lại.
*Sức mạnh của nhân nghĩa(Truyền thống đánh giặc ngoại xâm)
-Lưu Cung tham công nên thất bại.(vế1)..
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong(vế 2).
-Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô(vế1)-Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã(vế 2)
=>Dẫn chứng cụ thể sinh động,tiêu biểu,giọng thơ châm biếm mỉa mai,khẳng định sự thất bại của vua quan tướng giặc.Chứng cứ lịch sử không thể chối cãi..Sự thất bại của kẻ thù cũng là hệ quả tất yếu của bọn không tôn trọng chủ quyền độc lập của mỗi dân tộc.
Liên hệ với 2 câu cuối của bài “Sông núi nước Nam”,Lí thường kiệt đã khẳng định sự thất bại thảm hại của kẻ thù khi chúng xâm phạm “sách trời’’.
=>Sử dụng câu văn biền ngẫu: đối xứng ,nhịp nhàng. vế sau bổ sung cho vế trước nhấn mạnh thêm.Sự thất bại của chúng không giống nhauTạo sự cân đối,nhẹ nhàng cho câu văn dễ nghe và dễ nhớ.
- Học sinh đọc.
-Khẳng định độc lập của nước ta.Tự hào về truyền thống đấu tranh vẻ vang của dân tộc,tự hào về sức mạnh của lòng nhân nghĩa.
- Lập luận chặt chẽ,lí lẽ đanh thép,sắc bén, có luận điểm rõ ràng, có luận cứ cụ thể để làm rõ luận điểm.Mở đầu là “Từng nghe”,sau đó là “Vậy nên”-hệ quả tất yếu.
- Thể hiện lòng tự hào dân tộc, tấm lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trãi.
-(Thảo luận nhóm để trả lời):
+Tiếp nối:Nước ta là một nước có độc lập chủ quyền vì có vua riêng,địa lí riêng,không chịu khuất phục trước kẻ thù xâm lược.
+Phát triển:Có bề dày lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc.Một nền độc lập được xây dựng trên tư tưởng nhân nghĩa, vì dân.
A.Kết cấu chặt chẽ,mạch lạc,trình tự lập luận sắc bén.
B.Lời văn cân xứng,nhịp nhàng:sử dụng câu văn biền ngẫu với những cặp câu cân xứng nhau.
C.Lí lẽ đanh thép, lạp luận chặt chẽ,dẫn chứng thực tiễn,biện pháp so sánh cụ thể.
D.Tất cả đều đúng.
A.Vì bài văn tuyên bố đất nước ta là đất nước độc lập có nề văn hiến lâu đời,có lãnh thổ riêng,phong tục riêng,có chủ quyền,có truyền thống lịch sử.
B.Vì bài văn tuyên bố kẻ xâm lược là phản nhân phản nghĩa, nhất định sẽ thất bại.
C.Tất cả đều đúng.
-G/V treo bảng phụ có ghi nhớ.
-Học sinh đọc.
-Học sinh phát biểu suy nghĩ của mình
2. So sánh, chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong " Nam quốc sơn hà" và " Nước Đại Việt ta".

Tài liệu đính kèm:

  • docGIao an thao gaingNuoc Dai Viet ta( lop8).doc