Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 92: Chương trình địa phương (phần tập làm văn)

Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 92: Chương trình địa phương (phần tập làm văn)

Tuần 24 Tiết 92

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

( PHẦN TẬP LÀM VĂN)

I.Mục tiêu cần đạt:

1.Mức độ cần đạt: Bước đầu vận dụng kiến thức về làm văn thuyết minh để giới thiệu một di tích (thắng cảnh) của quê hương.

2.Kiến thức:

-Những hiểu biết về danh lam thắng cảnh của quê hương.

-Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh về di tích lịch sử (danh lam thắng cảnh) ở địa phương.

3.Kĩ năng:

-Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu.về đối tượng thuyết minh cụ thể là danh lam thắng cảnh của quê hương.

-Kết hợp các phương pháp, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận để tạo lập một văn bản thuyết minh có độ dài 300 chữ.

4.Thái độ: Nâng cao lòng yêu quí quê hương.

II.Chuẩn bị :

-Giáo viên: Nghiên cứu chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan, bảng phụ.

-Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.

III.Tiến trình lên lớp:

1.Ổn định lớp:

2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3.Bài mới :

*Giới thiệu bài:Để các em hiểu thêm về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương, hôm nay các em sẽ trình bày những điều mình tìm hiểu được.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 2380Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 92: Chương trình địa phương (phần tập làm văn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Tiết 92
Ngày soạn:15/02/2012 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
Ngày dạy:18/02/2012 ( PHẦN TẬP LÀM VĂN)
I.Mục tiêu cần đạt: 
1.Mức độ cần đạt: Bước đầu vận dụng kiến thức về làm văn thuyết minh để giới thiệu một di tích (thắng cảnh) của quê hương.
2.Kiến thức:
-Những hiểu biết về danh lam thắng cảnh của quê hương.
-Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh về di tích lịch sử (danh lam thắng cảnh) ở địa phương.
3.Kĩ năng:
-Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu...về đối tượng thuyết minh cụ thể là danh lam thắng cảnh của quê hương.
-Kết hợp các phương pháp, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận để tạo lập một văn bản thuyết minh có độ dài 300 chữ.
4.Thái độ: Nâng cao lòng yêu quí quê hương.
II.Chuẩn bị : 
-Giáo viên: Nghiên cứu chuẩn kiến thức và các tài liệu liên quan, bảng phụ.
-Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
III.Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp: 
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3.Bài mới : 
*Giới thiệu bài:Để các em hiểu thêm về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương, hôm nay các em sẽ trình bày những điều mình tìm hiểu được.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Trình bày của các tổ về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương.
Mục tiêu: HS hiểu được danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở địa phương. 
Chia lớp thành 4 nhóm , hai nhóm một đề tài ( Cho đề tài trước một tuần )
-Nhóm 1, 2 : Giới thiệu di tích lịch sử. 
-Nhóm 3,4 : Giới thiệu cảnh trí quê hương. 
*Gợi ý : 
-Đến tham quan trực tiếp: quan sát kĩ vị trí, phạm vi, khuôn viên, từ bao quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong.
-Tìm hiểu bằng cách hỏi han, trò chuyện với những người trông coi. 
-Tìm đọc sách, tranh, ảnh .
Văn Miếu Trấn Biên
Hồ Long Ẩn- Bửu Long
Thác Giang Điền
Nằm trong địa phận xã Giang Điền, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, thác Giang Điền hiện nay được xem là điểm dã ngoại sinh thái cuối tuần khá mới mẻ và hấp dẫn du khách
-Đại diện từng nhóm giới thiệu bài thuyết minh của mình.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức vào bài tập thực hành có hướng dẫn.
Viết bài văn thuyết minh về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
I.Giới thiệu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
1.Văn Miếu Trấn Biên Ðồng Nai, nơi phụng thờ hào khí phương nam:
-Văn Miếu Trấn Biên tọa lạc trên diện tích rộng 20 nghìn m2 tại phường Bửu Long, TP Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai. 
-Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng sớm nhất ở miền Nam, được trùng tu năm 1794
-Pháp đánh chiếm Biên Hòa vào năm 1861, chúng đã tàn phá hoàn toàn Văn Miếu Trấn Biên nhằm dập tắt tinh thần yêu nước của người dân Nam Bộ. Văn Miếu Trấn Biên đã bị hủy hoại sau 146 năm tồn tại.
-Văn Miếu Trấn Biên lợp ngói lưu ly mầu xanh ngọc bằng gốm tráng men, những lầu bia uy nghi tráng lệ. Từ cổng vào lần lượt là nhà bia, Khuê Văn Các, hồ Tịnh Quang, cổng tam quan, nhà bia thứ hai và nhà thờ chính. Bia Tiến sĩ được khắc bằng đá xanh với dòng chữ lớn đầu tiên "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia".
-Nhà thờ chính xây dựng kiểu nhà ba gian hai chái, theo kiến trúc cổ, có bàn thờ Bác Hồ ở gian giữa, trên tường có biểu tượng trống đồng tượng trưng cho nền văn hóa Việt Nam và Quốc Tổ Hùng Vương. Trong gian thờ này đặc biệt có trưng bày 18 kg đất và 18 lít nước mang về từ đền Hùng, biểu trưng cho 18 đời Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc.
-Trong Văn Miếu Trấn Biên có các bàn thờ đức Khổng Tử, bàn thờ Quốc tổ và Lịch đại đế vương. Gian bên trái thờ các danh nhân Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Lê Quý Ðôn. Gian bên phải thờ Võ Trường Toản, Ðặng Ðức Thuật và ba vị được tôn xưng là "Gia Ðịnh tam kiệt": Trịnh Hoài Ðức, Ngô Nhân Tịnh, Lê Quang Ðịnh.
-Lễ Tết thầy được tổ chức trang trọng tại Văn miếu Trấn Biên vào ngày mùng 3 âm lịch. Đây là một sinh hoạt truyền thống nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp, tinh thần “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam đã được Đồng Nai tổ chức đều đặn mỗi dịp Tết đến, Xuân về. 
2.Danh lam thắng cảnh Đồng Nai:
a.Núi Bửu Long:
Với quần thể núi non, sông hồ, hang động, chùa chiền. Bửu Long rộng 84 ha, có độ cao trung bình 100m so với mực nước biển. Đây là nơi sơn thủy hữu tình, núi cao, hồ rộng, không khí trong lành .Khu danh thắng có hai cụm núi chính: cụm núi Bình Điện và Long Sơn Thạch Động.
Từ chân núi đến chùa, phải trải qua một dãy tam cấp gần 100 bậc, xung quanh chùa có những bảo tháp cổ và nhiều hòn đá tạo thành những hình thù trông hoang sơ, huyền bí. Cụm Long Sơn Thạch Động (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên núi Long Ẩn. Trên núi có ngôi chùa dẫn đến thạch động với miệng rộng từ ngoài và hẹp dần vào trong, trông như một hàm ếch. Vách núi có nhiều nhũ đá với hình thù kỳ lạ rũ xuống trông kỳ ảo, lung linh dưới những ánh đèn trang trí. Trên núi Long Ẩn hiện có nhiều kiến trúc tín ngưỡng: chùa, am của các phái Phật giáo. Ngoài hai cụm núi trên, với những kiến trúc cổ, khu danh thắng Bửu Long còn được biết đến với khu hồ Long Ẩn, hồ rộng gần 20.000m² nước trong xanh, với những cụm đá còn sót lại tạo nên những hòn đảo giữa biển nước mênh mông.
b.Thác Giang Điền
Nằm trong địa phận xã Giang Điền, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, thác Giang Điền hiện nay được xem là điểm dã ngoại sinh thái cuối tuần khá mới mẻ và hấp dẫn du khách
Địa thế ở đây rộng, thoáng, con thác trải dài có rất nhiều tảng đá trên đỉnh tạo ra nhiều dòng chảy, tung bọt trắng xóa, rất đẹp. Hai bên bờ suối có rất nhiều hoa dại và bướm, cây cối xanh rì, trông rất thơ mộng. Có lẽ vì nằm giữa những ruộng lúa xanh ngắt nên có tên gọi là thác Giang Ðiền.
II.Luyện tập:
-HS lập dàn ý cho một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh cụ thể.
-Viết đoạn mở bài và kết bài cho dàn ý trên.
4.Củng cố: Gọi HS đọc đoạn mở bài và kết bài, GV nhận xét.
5.Hướng dẫn tự học:
-Tiếp tục bổ sung những tài liệu mới, cách trình bày mới cho bài thuyết minh của mình.
-Viết hoàn thành bài văn thuyết minh về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
-Chuẩn bị bài mới: Hịch tướng sĩ.
 IV.Rút kinh nghiệm:
..................

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong trinh dia phuong VIP.doc