TUẦN 19
Tiết 73 : NHỚ RỪNG
Thế Lữ
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp Hs:
-Cảm nhận được niềm khát hkao tự do mãnh liệt, nỗi chán giét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
-Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ.
II.LÊN LỚP
1.Ổn định
2.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3.Bài mới
GTBM: "Thơ mới" là một phong trào thơ có tính chất lãng mạn, tự do, phóng khoáng phát triển rầm rộ từ 1932- 1945, gắn liền với các tên tuổi như Thê Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính Với một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, Thế Lữ đã góp phần quan tọng vào việc đổi mới thơ ca & đem lại chiến thắng cho thơ mới.
Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ & là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi đó. Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu để thấy rõ giá trị nội dung & nghệ thuật của bài thơ.
TUẦN 19 Tiết 73 : NHỚ RỪNG Thế Lữ I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp Hs: -Cảm nhận được niềm khát hkao tự do mãnh liệt, nỗi chán giét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường, giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú. -Thấy được bút pháp lãng mạn đầy truyền cảm của nhà thơ. II.LÊN LỚP 1.Ổn định 2.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 3.Bài mới GTBM: "Thơ mới" là một phong trào thơ có tính chất lãng mạn, tự do, phóng khoáng phát triển rầm rộ từ 1932- 1945, gắn liền với các tên tuổi như Thê Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính Với một hồn thơ dồi dào, đầy lãng mạn, Thế Lữ đã góp phần quan tọng vào việc đổi mới thơ ca & đem lại chiến thắng cho thơ mới. Nhớ rừng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ & là tác phẩm góp phần mở đường cho sự thắng lợi đó. Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu để thấy rõ giá trị nội dung & nghệ thuật của bài thơ. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Ho ạt đ ộng 1 Hướng dẫn đọc:-Giọng thơ khi u uất, bực dọc, dằn vặt,khi thì say sưu, tha thiết, hùng tráng GV: đọc mẫu ; HS đọc -GV kiểm tra việc HS đọc phần Chú thích, lưu ý những từ Hán Việt cổ. Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản Bài thơ được làm theo thể thơ gì? Em hiêủå gì về thể thơ đó? Mạch cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình-con hổ trong vườn bách thú-có thể được chia làm mấy đoạn? Trong những đoạn ấy, lại có khái quát đặc sắc về bố cục của bài thơ này như thế nào? Phân tích VB: Đ1&Đ4) Câu thơ đầu tiên có những từ nào đáng lưu ý? Vì sao? Thử thay các từ gậm, & khối bằng những từ khác. So sánh ý nghĩa biểu cảm của chúng? Vì sao con hổ lại căm hờn đến thế? Tư thế nằm dài trông ngày tháng dần qua nói nên tình thế gì của hổ? Yêu cầu HS: tìm hiểu, suy nghĩ, phân tích, đối chiếu & trả lời 1HS đọc lại đoạn 4 Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của chúa sơn lâm như thế nào? Em có nhận xét gì về giọng điệu của đoạn thơ này? Nó có tác dụng gì? GV chốt cho HS ghi bài Phân tích Đ2 & Đ3 HS đọc diễn cảm lại đoạn thơ GV treo bức tranh minh hoạ phóng to ; HS ngắm, so sánh với hình ảnh thơ Cảnh rừng núi ngày xưa hiện lên trong nỗi nhớ của con hổ như thế nào? Con hổ xuất hiện trong tư thế ra sao? Đọc 2 câu thơ: Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng. Hãy nhận xét về nhịp thơ, hình ảnh thơ Aûnh hưởng của chúa rừng khi nó xuất hiện đối với muôn loài như thế nào? Tâm trạng của nó khi ấy ra sao? Có ý kiến cho rằng đoạn thơ như bộ tranh tứ bình độc đáo về Chúa sơn lâm. Ý kiến của em? Phân tích cái hay của câu thơ biểu cảm cuối đoạn. Yêu cầu HS bàn luận, phát biểu. GVt/g: Nhũng câu thơ cuối, tràn ngập cảm xúc buồn thương, thất vọng, nhớ tiếc Đó không chỉ là tâm trạng của con hổ mà được đồng cảm sâu xa trong tâm trạng của cả một lớp người Việt Nam trong thời nô lệ, mất nước nhớ về quá khứ hào hùng của dân tộc, đất nước mình. GV chót cho HS ghi bài. Phân tích đoạn thơ cuối cung: Đoạn cuối mở đầu & kết thúc bằng hai câu biểu cảm mở đầu bằng từ Hỡi nói lên điều gì? Tìm hiểu những nét đặc sắc về nghệ thuật bài thơ Bài thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn. Vậy, điều đó được thể hiện ở những đặc điểm chủ yếu nào? Hướng dẫn tổng kết: HS đọc và suy nghĩ về mục ghi nhớ SGK Tại sao tác giả không nói thẳng tâm trạng, cảm xúc của mình mà lại mượn lời con hổ bị nhốt trong v bách thú? Vì sao có thể nói bài thơ đã khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước những năm 30 thế kỉ trước? Yêu cầu HS thảo luận, phát biểu 1 HS đọc hghi nhớ SGK GV hướng dẫn HS luyện tập: Chú ý những động từ, tính từ, những từ cảm thán, những quan hệ từ được thể hiện trong những nhịp thơ thay đổi. Cho HS về nhà viết -Thể thơ 8 chữ -Bài thơ chia làm 5 đoạn nhưng thực chất cảm xúc-tâm trạng của nhân vật trữ tình được đặt trong thế đối lập-tương phản giữa hiện tại & quá khứ -Hai từ lưu ý: gậm và khối -Đông từ gậm thể hiện sự gậm nhấm đầy uất ức và bất lực của hổ khi bị mất tự do. -Nó gậm một khối căm hờn không sao hoá giải được, không làm cách nào để tan bớt, vợi bớt. căm hờn, uất ức vì bị mất tự do đã đóng vón, kết tụ thành khối, thành tảng -Từ chỗ là chúa tể của muôn loài nay bị sa cơ ngục tù, để làm trò lạ mắt, đồ chơi cho đám người nhỏ bé.Hổ ngao ngán, căm uất nhưng không thể vượt ra ngoài được nên đành nằm dài, buông xuôi, bất lực,ngày đêm gậm nhấm khối căm hờn. -cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét vì đó là cảnh tầm thường giả dối, sửa sang, tỉa tót -cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập Hổ ngao ngán, chán ghét cao độ. -Đó là cảnh rừng núi thiêng liêng, hùng vĩ (bóng cả, cây già, gió gào, thét núi, lá gai, cỏ sắc) Chúa sơn lâm xuất hiện: Ta bước.. Lượn ..nhịp nhàng .. Tiếng gầm-Bàn chân-Tấm thân-Bước đi-Mắt quắc-Mọi vật đều im. Vừa mạnh mẽ, đe doạ vừa khôn khéo, nhẹ nhàng, vừa uy nghi dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển. -Hổ cảm thấy hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình. Đó là 4 cảnh: Đêm vàng-trăng tan trong suối vàng; Ngày mưa chuyển bốn phương ngàn; Bình minh cây xanh nắng gội, rộn rã tiếng chim; Hoàng hôn đỏ máu, mảnh mặt trời đang chết. Hoà vào từng cảnh, hổ hiện ra mỗi lúc mỗi vẻ: -Một thi sĩ đầy lãng mạn đang thưởng thức vẻ đẹp của đêm trăng rừng bên bờ suối vắng. -Một đế vương oai vũ đang yên lặng ngắm giang sơn nhất khoảnh của mình. -Một chúa rừng đang ru mình trong giấc ngủ bởi tiếng hót rộn ràng của muôn loài chim rừng. -Một ông Kễnh đang khao khát chờ đợi bóng đêm để mặc sức tung hoành nơi vương quốc rộng lớn, đầy bí hiểm của mình. - Đưa tâm trạng bức xúc của nhân vật trữ tình-con hổ lên đỉnh cao sự chán ngán, u uất, thất vọng, bất lực. Tuy nhiên Hổ không hề đầu hàng, nó vẫn nhớ về giang sơn , thời oai hùng vàng son của nó. -Hình ảnh con hổ bị nhốt trong vườn bách thú đã dược nhân hoá cao độ trở thành hình ảnh ẩn dụ- tượng trưng để một cách kín đáo mà vẫn rõ ràng nói lên tâm tư & ước vọng của nhà thơ I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHÚ THÍCH II.ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN 1.Thể thơ: 8 chữ 2. Bố cục: 2 cảnh -Đ1+ Đ4 (cảnh thực tại ở vườn bách thú) Đ2+ Đ3 (cảnh mộng tưởng, dĩ vãng) 3.Phân tích VB: a.Cảnh con hổ ở vườn bách thú Tâm trạng bất lực và thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú. b.Cảnh con Hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó. Đ2: Vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. Đ3: Nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với quá khứ huy hoàng và đầy oanh liệt. 4.Đặc sắc nghệ thuật: -Cả bài thơ tràn đầy cảm xúc lãng mạn -Biểu tượng đẹp, phù hợp để thể hiện chủ đề bài thơ -Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình Ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú III.TỔNG KẾT GHI NHỚ SGK 4.Củng cố: -HS đọc lại ghi nhớ -Chủ đề và nghệ thuật của bài thơ? 5. Dặn dò: -Về nhà học thuộc bài thơ, phân tích lại bài thơ -Soạn bài : Ôâng đồ + Tìm hiểu chủ đề bài thơ? +Bố cục bài thơ & hướng phân tích bài thơ? .
Tài liệu đính kèm: