Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 58: Đập đá ở Côn Lôn

Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 58: Đập đá ở Côn Lôn

TÊN BÀI: ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN

A/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức:

- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu daanm dù hoàn cảnh nào vẫn hiên ngang, bất khuất.

- Sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng.

2/ Kỷ năng: Phát biểu cảm nghĩ, phân tích.

3/ Thái độ: Kính trọng chí sĩ yêu nước, yêu lịch sử cách mạng Việt Nam hào hùng.

B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

- Nêu và giải quyết ván đề, phân tích, vấn đáp, diễn giảng.

C/ CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: soạn giáo án, tham khảo các tài liệu liên quan.

*Học sinh: Chuẩn bị bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 938Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 58: Đập đá ở Côn Lôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 58	Ngày soạn: 14/12/2009
TÊN BÀI: 	ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
A/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu daanm dù hoàn cảnh nào vẫn hiên ngang, bất khuất.
- Sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng.
2/ Kỷ năng: Phát biểu cảm nghĩ, phân tích.
3/ Thái độ: Kính trọng chí sĩ yêu nước, yêu lịch sử cách mạng Việt Nam hào hùng.
B/ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Nêu và giải quyết ván đề, phân tích, vấn đáp, diễn giảng.
C/ CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
*Giáo viên: soạn giáo án, tham khảo các tài liệu liên quan.
*Học sinh: Chuẩn bị bài mới.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1/ Ổn định lớp – kiểm tra sĩ số.
- Nhắc nhở HS trật tự, ổn định vị trí.
- Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số của lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy đọc thuộc bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và cho biết nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài.
3/ Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề: Đầu 1908, nhân dân Trung Kì nổi dậy chống sưu thuế, Phan Châu Trinh bị khép tội xúi giục và bị bắt, bị kết án chém và đày ra Côn Đảo (4-1908). Vài tháng sau, nhiều thân sĩ yêu nước khắp Trung Kì, Bắc Kì cũng bị đày ra đây, nhiều người đã gục ngã nhưng riêng Phan Châu Trinh vẫn hiên ngang vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Điều đó được thể hiện rõ trong bài thơ “Đâp đá ở Côn Lôn”
b. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
GV: gọi HS đọc chú thích và cho biết những nét chính về tác giả?
HS: Đọc chú thích và tóm tắt.
GV: Hướng dẫn đọc bài thơ: thể thơ của bài thơ
HS: Trả lời
GV: Để phân tích một bài thơ đường luật ta thường phân tích theo bố cục nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chú thích.
HS: Đọc và trả lời
Hoạt động 2:
GV: Em có nhân xét gì về không gian ở câu thơ này? Giữa không gian đó, con người như thế nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Như vậy, câu đầu tạo dựng tư thế con người giữa đất trời Côn Lôn. Thể hiện một quan niệm nhân sinh truyền thống “làm trai
” 
GV: Câu thơ này thể hiện vẻ đẹp gì của người chí sĩ?
HS: suy nghĩ và trả lời.
GV: Ba câu sau miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc vừa khắc họa nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với những hành động phi thường. Điều này thể hiện qua những chi tiết nào?
HS: Suy nghĩ và trả lời
GV: Vậy bốn câu thơ này đã dựng một tượng đài như thế nào về người anh hùng CM đầu XX?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Nếu bốn câu thơ đầu là miêu tả kết hợp với biểu cảm thì bốn câu cuối tác giả đã trực tiếp bộc lộ những cảm xúc suy nghĩ của mình. Những suy nghĩ, cảm xúc đó là gì? Ở đây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: Hai câu còn lại: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Em có nhận xét gì về 4 câu thơ cuối?
HS: Suy nghĩ và nhận xét
Hoạt động 3
GV: Em hãy cho biết nội dung và nghệ thuật chính của bài thơ?
HS: Suy nghĩ trả lời.
Hoạt động 4
GV: yêu cầu HS đọc diễn cảm bài thơ.
HS: đọc
GV: em hãy trình bày những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và CM đầu thế kỷ XX
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả:
- Phan Châu Trinh (1872 - 1926)
- Hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu Hi Mã
- Quê: Tây Hồ - Tam Phước – Tam Kỳ - Quảng Nam.
- Từng đỗ phó bảng và làm quan.
- Là chí sĩ yêu nước tiêu biểu đầu XX
- Năm 1908 bị bắt và đày ra Côn Đảo
- 6/1910 được tha.
2. Tác phẩm.
a. Đọc
b. Thể thơ: thất ngôn bát cú.
c. Bố cục: 4 câu đầu, 4 câu cuối.
d. Chú thích: SGK
II. Phân tích.
1. Bốn câu thơ đầu.
- Làm trai ... Côn Lôn
- Con người đứng ngạo nghễ giữa đất trời rộng lớn – vẻ đẹp hùng tráng.
- Ba câu tiếp:
+ Làm lở núi non
+ Đánh tan năm bảy đống
+ Đập bể mấy trăm hòn
- Lối nói khoa trương -> sức mạnh to lớn, khí thế hiên ngang, lừng lẫy, hành động thì quả quyết.
*Tiểu kết: Bốn câu thơ này đã dựng một tượng đài uy nghi về con người anh hùng.
2. Bốn câu thơ sau:
Tháng ngày ... than sành sỏi
Mưa nắng ... dạ sắt son.
 -> Đối lập: Những gian khổ phải chịu >< ý chí sắt son.
- Những kẻ ... lở bước
Gian nan ... việc con con
-> Đối lập: Chí lớn dám làm >< thử thách trên bước đường hoạt động.
*Tiểu kết: Bằng biện pháp đối lập, tác giả đã cho ta thấy một người chí sĩ cách mạng dám vượt qua tất cả để hoàn thành sự nghiệp cứu nước.
III. Tổng kết.
*Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập
Bài tập 1
Bài tập 2
4/ Củng cố:
- Yêu cầu HS nhắc nhở lại nội dung chính và biện pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã sử dụng trong bài thơ
5/ Dặn dò:
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bài mới: Ôn luyện dấu câu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 58.doc