Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 57: Văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu

Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 57: Văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu

TIẾT 57 : VĂN BẢN : VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC

 Phan Bội Châu.

A. Mục tiêu cần đạt:

 1 .Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân , dù hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung , khí phách hiên ngang , bất khuất và niềm tin vào sự nghiệp giảI phóng dân tộc .Đồng thời , hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả

 2 Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài ppn luyện về dấu câu ;với phần Tập làm văn ở bài Thuyết minh về một theerv loại văn học với lịch sử Việt Nam ở giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX.

 3. Rèn kỹ năng : Củng cố và nâng cao hiếu biết về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật (cấu trúc và phép đối ),thơ nói chí , tỏ lòng trong thời kỳ trung đại – hiện đại ;Tác dụng của lối nói khoa trương , phóng đại trong thể thơ này .

 4.Giáo dục học sinh: Lòng kính yêu và biết ơn các bậc anh hùng cách mạng , biết giữ gìn và phát huy truyền thống đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

 - Giáo dục lòng kính yêu và biết ơn các anh hùng cách mạng,

 - Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước

C. Các phương tiện dạy học :

* GV: Đọc và nghiên cứu tài liệu ,soạn giáo án,sưu tầm một số tranh ảnh về chân dung Phan Bội Châu , về tác phẩm , về hình ảnh nhà tù và các hình ảnh khác

* HS : Ôn lại đặc điểm của thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật đã học ở lớp 7 , soạn bài (SGK-Tr148)

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 714Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 57: Văn bản Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 25/11/2010 
 Ngày dạy : 4/12/2010 
 Tiết 57 : Văn bản : Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác 
 Phan Bội Châu. 
A. Mục tiêu cần đạt:
 1 .Cảm nhận được vẻ đẹp của những chí sĩ yêu nước đầu thế kỷ XX, những người mang chí lớn cứu nước, cứu dân , dù hoàn cảnh nào vẫn giữ được phong thái ung dung , khí phách hiên ngang , bất khuất và niềm tin vào sự nghiệp giảI phóng dân tộc .Đồng thời , hiểu được sức truyền cảm nghệ thuật qua giọng thơ khẩu khí hào hùng của tác giả 
 2 Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài ppn luyện về dấu câu ;với phần Tập làm văn ở bài Thuyết minh về một theerv loại văn học với lịch sử Việt Nam ở giai đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX. 
 3. Rèn kỹ năng : Củng cố và nâng cao hiếu biết về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật (cấu trúc và phép đối ),thơ nói chí , tỏ lòng trong thời kỳ trung đại – hiện đại ;Tác dụng của lối nói khoa trương , phóng đại trong thể thơ này . 
 4.Giáo dục học sinh: Lòng kính yêu và biết ơn các bậc anh hùng cách mạng , biết giữ gìn và phát huy truyền thống đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 
B. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
 - Giáo dục lòng kính yêu và biết ơn các anh hùng cách mạng, 
 - Giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước 
C. Các phương tiện dạy học : 
* GV: Đọc và nghiên cứu tài liệu ,soạn giáo án,sưu tầm một số tranh ảnh về chân dung Phan Bội Châu , về tác phẩm , về hình ảnh nhà tù và các hình ảnh khác  
* HS : Ôn lại đặc điểm của thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật đã học ở lớp 7 , soạn bài (SGK-Tr148) 
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học 
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
* GV: Kết hợp trong dạy bài mới 
3. Bài mới 
Hoạt động 1: GV giới thiệu:
 Cuối thế kỷ XIX các phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp lần lượt bị thất bại, một bầu không khí đau thương bao trùm xã hội.Sang đầu thế kỷ XX , phong trào cách mạng Việt nam chuyển sang giai đoạn mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các nhà nho yêu nước lãnh đạo, trong đó Phan Bội Châu ,Phan Chu Trinh là những nhà nho yêu nước tiêu biểu . Sau đó Thực dân Pháp thẳng tay khủng bố, phong trào suy yếu dần, những người cầm đầu phần lớn phải vào tù hoặc lưu lạc ở nước ngoài. Khi rơi vào vòng tù ngục các chiến sỹ cách mạng đã làm thơ để thể hiện chí khí của mình. Muốn hiểu được phong thái,chí khí , lòng yêu nước của tác giả Phan Bội Châu, ta tìm hiểu bài học: 
Hoạt động 2: I. Đọc và tìm hiểu chung văn bản
1. Tác giả
*GV(giới thiệu tranh) ảnh chân dung nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu.
? Kết hợp quan sát tranh, dựa vào phần chú thích SGK, và bằng hiểu biết thực tế của bản thân , em hãy nêu những nét cơ bản về thân thế và sự nghiệp của Phan Bội Châu?
HS - Phan Bội Châu (1867 – 1946) tên thuở nhỏ là Phan Văn sau hiệu là Sào Nam, người làng Đan Nhiễm nay là xã Nam Hòa , huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 33 tuổi Phan Bội Châu đỗ Giải Nguyên . 
 -- ông là nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 20 năm đầu thế kỷ XX. Đồng thời, ông còn là nhà văn nhà thơ lớn trong giai đoạn này .
*GV ( Giới thiệu) : Phan Bội Châu được tôn vinh là nhà nho yêu nước và cách mạng , ngọn cờ đầu của phong trào cách mạng Việt Nam trong 25 năm đầu thế kỷ XX. Đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn nhất của cách mạng nước ta trong giai đoạn này. ông quan niệm: Lập thân tối hạ thị văn chương, nhưng ông lại biết sử dụng văn thơ như một thứ vũ khí để tuyên truyền cách mạng. Thơ văn của ông chủ yếu viết bằng chữ Hán, một số tác phẩm viết bằng chữ Nôm, đề tài phong phú, giọng điệu sôi sục, hào hùng mạnh mẽ rất lôi cuốn. Đó là những câu thơ dậy sóng, chứa chan lòng yêu nước, có tác dụng thúc giục đồng bào đánh Pháp dành lại non sông
 Phan Bội Châu là một nhà văn, nhà thơ lớn, có sự nhiệp sáng tác khá đồ sộ. Tác phẩm của ông gồm rất nhiều thể loại, tất cả đều thể hiện lòng yêu nước, thương dân tha thiết , khát vọng độc lập tự do và ý chí bền bỉ kiên cường.
 Các tác phẩm: Hải ngoại huyết thư (thơ chữ Hán và Nôm) , Sào Nam thi tập (thơ chữ Hán và Nôm) , Trùng quang tâm sử (tiểu thuyết chữ Hán, Văn tế Phan Chu Trinh (Chữ Nôm), Việt Nam quang phục hội
 Phan Bội Châu niên biểu (hồi ký chữ Hán)
2. Tác phẩm:
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác là một bài thơ Nôm nằm trong tác phẩm “Ngục trung thư” (thư viết trong ngục)
GV: Năm 1914, khi Phan Bội Châu bị bọn quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam.
 “Ngục trung thư” có thể xem là tập tự truyện đầu tiên của Phan Bội Châu, có ý nghĩa như là một bức thư tuyệt mệnh. Phan Bội Châu đã làm bài thơ này để bộc lộ cảm xúc của mình trong những ngày đầu mới vào ngục. 
 3. Đọc và tìm hiểu chú thích
*GV hướng dẫn:
 Chú ý đọc diễn cảm phù hợp với khẩu khí ngang tàng , giọng điệu hào hùng của bài thơ. Riêng cặp câu 3 - 4 cần chuyển sang giọng thống thiết.
*GV đọc mẫu 
*HS đọc 
Các em cần nắm vững những từ khó để cảm nhận bài thơ : đọc các chú thích 1, 2, 5, 6
Thể thơ
? Bài thơ này thuộc thể thơ nào?
HS : - Thất ngôn bát cú Đường luật
? Hãy thuyết minh ngắn gọn đăc điểm của thể thơ này trên các phương diện:
+ Số câu trong bài, số tiếng trong câu ?
+ Cách hiệp vần ?
+ Phép đối ?
HS - Văn bản gồm 8 câu, mỗi câu 7 tiếng
 - Vần bằng , hiệp vần ở các tiếng cuối của câu 1, 2, 4, 6, 8
(lưu – tù – châu – thù - đau)
 - Hai cặp câu 3 + 4; 5 + 6 đối nhau
5. Bố cục
GV : Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật có bố cục gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết. Trong đó:
Hai câu đề: có nhiệm vụ nêu vấn đề, mở bài
Hai câu thực: giải thích rõ ý đã nêu.
Hai câu luận: phát triển mở rộng ý
Hai câu kết: khái quát ý toàn bài
6. Phương thức biểu đạt
? Bài thơ được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
 HS : Phương thức biểu cảm.
?Nếu biểu cảm thì tính chất biểu cảm ở đây là trực tiếp hay gián tiếp? vì sao? 
 HS : Biểu cảm trực tiếp . Vì tâm tư con người được bộc lộ trực tiếp. 
* Nhan đề bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”, vậy em hiểu cảm tác ở đây có nghĩa là gì ? 
 HS : Cảm tác là cảm xúc được viết ra thành sáng tác. Vậy bài thơ là cảm xúc được viết khi bị bắt giam ở nhà ngục Quảng Đông.
 *GV: Như vậy bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh tù ngục. Vậy trong tù người chiến sỹ cách mạng đã làm thơ để bộc lộ cảm xúc và suy nghĩ gì? Chúng ta đi tìm hiểu bài thơ.
 Hoạt động 3: II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Hai câu đề
HS đọc câu 1 và 2
GV đọc
 ? Dựa vào chú thích SGK em hiểu hào kiệt và phong lưu trong câu thơ có nghĩa gì ?
HS - Hào kiệt là người có tài năng chí khí hơn hẳn người bình thường.
 - Phong lưu: Có dáng vẻ lịch sự, trang nhã, ở đây chỉ vẻ ung dung, đường hoàng
? Hai từ hào kiệt và phong lưu trong lời thơ có ý nghĩa gợi tả tư thế của người tù cách mạng như thế nào
 HS - Chỉ bậc anh hùng tài trí mang một phong thái ung dung đường hoàng sang trọng
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ở 2 câu thơ này? Tác dụng của nó?
- Điệp từ “vẫn” được lặp lại 2 lần trong câu thơ , có tác dụng khẳng định cách sống đàng hoàng , sang trọng của bậc anh hùng không bao giờ thay đổi , trong bất kỳ hoàn cảnh nào 
GV giới thiệu hình ảnh minh họa 
 Trên bảng là một số hình ảnh minh họa về sự tàn bạo của nhà tù với máy chém và các hình thức tra tấn giết người dã man tàn bạo. Bị tù bị giam hãm, bị tra vấn đánh đập đầy ải đói khát và mất tự do 
 Chính tác giả đã kể rằng mình bị áp bức giải đi “nào xiềng tay, nào trói chặt” vào ngục bị giam chung với bọn bị xử tử hình chứ đâu được coi như khách. Tác giả đã nói : “Tôi biết sớm chiều gì đây, đầu tôi cũng lìa khỏi cổ. Nhưng tôi vẫn lấy làm vui vẻ”. 
? Qua đó thể hiện phong thái và ý chí của người tù cách mạng như thế nào
 HS - Phong thái ung dung lạc quan, khí phách hiên ngang bất khuất của người tù cách mạng
? Nhận xét về giọng điệu câu thơ?
 HS - Giọng hào sảng, đanh thép pha chút vui đùa
? Trong câu thơ tiếp theo nhân vật trữ tình bộc lộ quan điểm sống và đấu tranh của người yêu nước. Em hãy đọc diễn cảm câu thơ và nêu cách ngắt nhịp , cách biểu đạt chính của câu thơ này? 
HS : Nhịp thơ 3 – 4 biểu đạt theo cách trần thuật có tác dụng thể hiện quan niệm sống và chiến đấu của người tù cách mạng một cách tự nhiên
? Câu thơ “Chạy mỏi chân thì hãy ở tù” thể hiện quan điểm sống nào của tác giả?
 HS - Tác giả coi nhà tù là nơi nghỉ chân trên hành trình dài bôn ba cứu nước
 GV( Bình): Người anh hùng quan niệm con đường cách mạng giống như chặng đường dài đầy rẫy chông gai . Nhà tù chính là nơi nghỉ chân bất đắc dĩ của họ. Họ rơi vào tù ngục mà cứ như người chủ động nghỉ chân ở một nơi nào đó trên chặng dài bôn tẩu. Người chiến sỹ cách mạng coi nhà tù chính là nơi để rèn luyện ý chí, là trường học cách mạng . Đó là quan niệm sống và đấu tranh của Phan Bội Châu nói riêng và các nhà cách mạng nói chung. 
 Như vậy hai câu thơ này tác giả lại một lần nữa khẳng định phong thái ung dung lạc quan, khí phách hiên ngang bất khuất của mình.
 Đặt hai câu thơ vào hoàn cảnh của tác giả thực tại là lãnh án tử hình thì mới thấy hết được ý chí quyết tâm của người cách mạng. 
 Người cách mạng không bao giờ chịu cúi đầu khuất phục hoàn cảnh. Họ đứng cao hơn mọi sự kìm kẹp của kẻ thù, cảm thấy mình hoàn toàn tự do về mặt tinh thần.
 Nói đến nhà tù mà nhà thơ không hề nhấn vào khía cạnh rủi ro, đau khổ, nguy hiểm mà coi đó là nơi nghỉ chân sau chặng đường bôn ba. Mà thực tế thì một ngày tù bằng nghìn thu ở ngoài. 
GV: Chế độ tàn khốc của nhà tù thực dân đã không khuất phục được ý chí người tù. Ta có thể khẳng định đây không phải là người tù bình thường.
Như vậy người anh hùng đã không chịu khuất phục trước hoàn cảnh , không chịu để hoàn cảnh đè bẹp mình , họ đứng cao hơn mọi sự kìm kẹp đầy đọa của kẻ thù cảm thấy mình hoàn toàn tự do và thanh thản về tinh thần. Cho nên nói về biến cố hiểm nghèo có liên quan đến sự sống chết của mình mà Phan Bội Châu vẫn giọng vui đùa như vậy.
? Nhận xét về cách vào đề của tác giả?
Vào đề theo cách đối lập: hiện thực là tù nhân đối lập với phong thái ung dung, lạc quan
Vậy từ những dòng thơ giới thiệu về hoàn cảnh của mình , tác giả đã thầm bộc lộ những suy ngẫm và tâm sự gì? chúng ta cùng tìm hiểu hai câu thực .
2. Hai câu thực: 
?HS : Đọc hai câu 3 và 4
? Em có nhận xét gì về giọng điệu và âm hưởng của hai câu thực?
 HS : Giọng trầm hùng, thống thiết.
 GV ( Nhấn mạnh )Nếu hai câu thơ trên là giọng hào sảng đùa vui thì hai câu dưới với giọng thống thiết thể hiện nỗi đau cố nén
?Trong hai câu thực có điều gì đặc biệt trong cách sử dụng từ ngữ? Tác dụng của cách sử dụng từ ngữ này ?
HS : Sử dụng cặp phụ từ đã - lại có ý nghĩa diễn tả cuộc đời cách mạng đầy khó khăn và bất trắc.
 Trong thơ Đường luật, phép đối thường sử dụng ở cặp câu 3 - 4
 ?Theo em, phép đối trong hai câu thơ trên được thể hiện như thế nào?
 HS : Đối:
 - Đã >< lại 
 - Khách không nhà><người có tội
 - Trong bốn biển><giữa năm châu
? Em có nhận xét gì về phép đối này?
 HS : Câu trên đối xứng với câu dưới, đối cả ý và thanh, đối theo từng cặp.
? Việc sử dụng phép đối có tác dụng gì?
 HS :Góp phần thể hiện tâm sự người chiến sỹ cách mạng: khách không nhà và người có tội. 
? Em hiểu khách không nhà và người có tội trong lời thơ có nghĩa là gì?
 HS : Khách không nhà ý muốn nói về cuộc đời hoạt động cách mạng xa quê hương đất nước của Phan Bội Châu.
 HS : Vì hoạt động cách mạng Phan Bội Châu đã bị trục xuất khỏi Nhật Bản, đang sống không hợp pháp ở Trung Quốc, lại bị Thực dân Pháp kết án tử hình vắng mặt, cho nên dường như đi đến đâu cũng bị truy đuổi như tội phạm
GV: Khách không nhà là một cụm từ có ý nghĩa diễn tả quãng đời hoạt động sóng gió của người yêu nước Phan Bội Châu , từ khi xuất dương ra di tìm đường cứu nước đến lúc bị bắt là gần 10 năm (1905 – 1914). Mười năm đó lúc thì ở Trung Quốc, Nhật Bản , Xiêm La (Thái Lan), không một mái ấm gia đình cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần ông đã từng nếm trải.Nhưng giờ đây người anh hùng ấy đang là người có tội chống lại Nhà nước Bảo hộ . Bị Thực dân Pháp kết án tù tử hình vắng mặt. cho nên đi đến đâu ông cũng bị truy đuổi như tội phạm. Chúng gọi người yêu nước của chúng ta là người có tội. Cứu nước cứu dân mà Thực dân Pháp cho là có tội. Ba tiếng “Người có tội” cất lên thật là mỉa mai chua chát.
? Qua đó bộc lộ tấm lòng của ông đối với đất nước như thế nào? 
HS : Tấm lòng yêu nước thiết tha của người chiến sỹ cách mạng Phan Bội Châu
*GV cho HS thảo luận nhóm
Câu hỏi: có ý kiến cho rằng hai câu thơ này thể hiện nỗi đau của người anh hùng Phan Bội Châu. Em có nhận xét và suy nghĩ gì về ý kiến này?
Đáp án: Lời thơ thống thiết thể hiện nỗi đau của người cách mạng trong cảnh đất nước lầm than , nhân dân nô lệ, chủ trương hoài bão cứu nước chưa thành 
*GV( Bình) : Cảnh ngộ riêng của tác giả cũng chính là cảnh ngộ chung của dân tộc. Nỗi đau riêng của tác giả cũng là nỗi đau chung của dân tộc:
Phận nghèo nước mất dân nô lệ
Đêm tối trời mây chẳng ánh sao.
Hỏi không đau sao được khi chứng kiến cảnh nước mất nhà tan nhân dân lầm than nô lệ . Hỏi không đau sao được khi các cuộc khởi nghĩa trước đó như Phan Đình Phùng, Tống Duy Tân, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Hoa Thám bị thất bại. Bản thân tác giả sự nghiệp cứu nước chưa thành mà mình lại bị bắt giam trong ngục . Cả dân tộc mò mẫm chưa tìm được lối đi riêng cho mình. 
“Non sông đã chết sống thêm nhục”
Nhưng không vì thế mà mất đi hoài bão. Chính nỗi đau ấy đã tiếp sức thổi bùng lên khát vọng của nhà thơ .
Vậy khát vọng, hoài bão của nhà thơ là gì, chúng ta sang hai câu luận:
3. Hai câu luận 
?HS: Đọc câu 5 và 6
? Em có nhận xét gì về giọng thơ hai câu này?
 HS : Giọng thơ hào hùng sảng khoái cất cao 
? Đọc chú thích 5 và 6 SGK, em hiểu bủa tay và kinh tế trong lời thơ có ý nghĩa gì 
HS : Trả lời 
* GV ( nhấn mạnh ): + Bủa tay: mở rộng vòng tay để ôm lấy
 +Kinh tế : Nói tắt của kinh bang tế thế ,có nghĩa là trị nước cứu đời 
? ý cả câu thơ thể hiện hoài bão gì của Phan Bội Châu
a Cả câu này ý nói Phan Bội Châu vẫn ôm ấp hoài bão trị nước cứu đời .
? Theo em, lời thơ “Mở miệng cười tan cuộc oán thù”có thể hiểu theo nghĩa nào trong các cách hiểu sau:
A. Tiếng cười làm tan mọi oán thù
B. Tiếng cười của người yêu nước trước kẻ thù có sức mạnh chiến thắng mọi âm mưu của kẻ thù.
C. Tiếng cười của người yêu nước trong cảnh tù ngục mang sức mạnh đấu tranh.
Chọn đáp án B
*GV ( Giảng , bình): Như vậy dù có ở tình trạng bi kịch đến mức độ nào thì chí khí của bậc anh hùng hào kiệt vẫn không đổi vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước cứu đời (Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế) vẫn có thể ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn khủng bố của kẻ thù (Mở miệng cười tan cuộc oán thù). Cái hoài bão khát vọng ấy vẫn mãnh liệt sôi trào như buổi ban đầu xuất dương:
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi
(Lưu biệt khi xuất dương)
? Theo em nét đặc sắc nghệ thuật làm nên cái hay của lời thơ ấy là gì?
 HS: Lối nói khoa trương: Bủa tay ôm chặt
 Mở miệng cười tan
Đối:
 Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
 o o o
 Mở miệng cười tan cuộc oán thù
GV: Giống như cặp câu thực , hai câu luận cũng đối với nhau rất chặt chẽ và rất chuẩn về cả ý và thanh
?Cách nói khoa trương phóng đại và biện pháp đối có tác dụng gì trong việc thể hiện hình ảnh người anh hùng hào kiệt?
HS :Thể hiện khẩu khí của người anh hùng dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ được hoài bão lớn lao, khí phách hiên ngang.
GV( Giảng , bình, chuyển ý): Đây là một nét đặc sắc trong phong cách thơ Phan Bội Châu , mỗi khi nói đến lý tưởng, hoài bão cứu dân, cứu nước , thơ Phan Bội Châu lại tràn đầy nhiệt huyết thể hiện trong những hình ảnh lớn lao kỳ vĩ, mang tầm vóc vũ trụ
Phùng xuân hội, may ra ừ cũng dễ
Nắm địa cầu vừa một tý con con
Đạp toang hai cánh càn khôn
Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà
 (Chơi xuân)
Đúng là: Thân thể ở trong lao, tinh thần ở ngoài lao. Nhà tù của Thực dân Đế quốc có thể giam hãm thân thể người tù, nhưng không giam được ý chí của họ.
Hai câu luận là kết tinh cao độ cảm xúc lãng mạn hào hùng, có giá trị nâng tầm vóc nhân vật trữ tình lên tới mức sử thi thần thánh . Cảm xúc đó tiếp tục âm vang trong hai câu thơ kết của bài. Cô trò chúng ta cùng đi tìm hiểu hai câu kết:
4. Hai câu kết
?HS: đọc câu 7 – 8
Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
?Theo em thân ấy là chỉ ai? và sự nghiệp được nói tới ở đây là sự nghiệp gì? 
 HS : +Thân ấy : Chỉ Phan Bội Châu
 + Sự nghiệp: Chỉ Sự nghiệp cứu dân, cứu nước mà Phan Bội Châu đang theo đuổi
? Trong hai câu kết, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 HS: Điệp từ “còn”
? Việc lặp lại điệp từ “còn” trong bài thơ có tác dụng ra sao?
 HS : Điệp từ “còn” lặp lại hai lần đứng giữa câu ngắt nhịp mạnh mẽ , tạo nên giọng điệu mạnh mẽ dứt khoát nhấn mạnh ý chí kiên cường và niềm tin sắt đá.
Trong thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật câu cuối mang ý nghĩa khái quát nội dung toàn bài. Theo em lời thơ: “Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu” mang ý nghĩa gì?
 HS : Còn sống là còn tranh đấu còn tin vào sự nghiệp chiến đấu vì chính nghĩa của mình
GV( giảng bình): Đó là lời của một con người đã đạp bằng hoàn cảnh và là sức mạnh tạo nên tư thế của bậc anh hùng “xem cái chết nhẹ tựa lông hồng”. Mãi về sau khi trở thành ông già Bến Ngự “hoàn toàn bị kìm kẹp tù hãm , ngọn gió yêu nước từ cụ Phan vẫn còn mạnh mẽ lay động tâm hồn biết bao thanh niên Việt Nam lúc bấy giờ:
Đời đã mới, người càng nên đổi mới
Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội
Ghé vai vào xốc vác cựu giang sơn
(Bài ca chúc tết thanh niên)
Như vậy hai câu kết tác giả khẳng định lại lần nữa ý chí gang thép và niềm tin của mình, còn sống còn chiến đấu vì dân vì nước. Vần thơ hướng nội vang lên như một lời động viên khích lệ mình . Nó biểu hiện một dũng khí hiên ngang của người chiến sỹ cách mạng vĩ đại: uy vũ bất năng khuất. Đó là niềm lạc quan , bất khuất , tự làm chủ hoàn cảnh , mang cốt cách hào kiệt phong lưu
* Hoạt động 4 : III. Tổng kết:
Nghệ thuật:
? Bài thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật:
HS : - Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật 
 - Giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ 
 - Sử dụng phép đối ,lối nói khoa trương 
 2. Nội dung:
? Qua bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác , tác giả Phan bội Châu muốn thể hiện điều gì ? 
HS : “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” đã thể hiện phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường bất khuất vượt lên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà yêu nước Phan Bội Châu. 
* Ghi nhớ ( SGK- tr 148)
 GV( Bình tổng kết): như vậy chúng ta vừa tìm hiểu lời thơ của một bậc anh hùng dốc gan ruột vì dân . Đây không chỉ là phẩm chất riêng của Phan Bội Châu mà còn là phẩm chất chung của toàn thể những người Việt Nam yêu nước. Mỗi khi nhớ đến người anh hùng Phan Bội Châu là ta tưởng niệm đến “Một bậc thiên sứ – Đấng xả thân vì độc lập” – như Nguyễn ái Quốc đã nhận xét
? Cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ?
Tự hào, biết ơn đối với bậc anh hùng vì nước, vì dân.
GV: Ngày hôm nay các em được ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải rèn đức luyện tài để tiếp bước thế hệ cha anh, xây dựng Tổ quốc
 *Hoạt động 5 :IV. Luyện tập
Bài tập 1.
	Bài tập trắc nghiệm
? Dòng nào thể hiện đúng nhất nội dung của bài thơ: “ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”? 
A.Thể hiện lòng yêu nước thiết tha 
B.Thể hiện khát vọng độc lập, tự chủ 
C. Nói lên chí khí bền bỉ, kiên cường của nhà cách mạng Phan Bội Châu
D. Cả 3 ý trên đều đúng
 2. Bài tập 2.
?Dòng nào nêu đầy đủ nét nghệ thuật mang lại thành công cho bài thơ?
A ) Giọng điệu hào hùng, lãng mạn mang tính sử thi.
B ) Vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn bát cú.
C) Sử dụng phép đối chặt chẽ làm cho tầm vóc của nhân vật trữ tình trở nên lớn lao kỳ vĩ.
D) Cả A,B,C đều đúng. 
HS : Đáp án D
 3. Bài tập 3.
Câu hỏi:
?Hãy nêu những suy nghĩ của mình sau khi học bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu ?
Đáp án:
Ta thấy đó là cuộc đời đầy gian truân của người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu với phong thái ung dung, khí phách hiên ngang bất khuất, bất chấp mọi gian nguy, thử thách.
Một tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước và khát vọng lớn lao về giải phóng dân tộc:
“Lấy máu nóng rửa vết nhơ nô lệ
Đem thân mình gánh vác cựu giang sơn”
(Bài ca chúc tết thanh niên) 
4. Củng cố: 
HS : Đọc ghi nhớ ( SGK-Tr 148) 
5. Vận dụng :
- Học thuộc bài thơ, nắm chắc đặc điểm của thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật . 
- Cảm nhận được vẻ đẹp tinh thàn của người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu 
- Soạn bài : Đập đá ở Côn Lôn- Phan Châu Trinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 8 tiet 57.doc