Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 31: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt )

Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 31: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt )

Tiết 31 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG .

 ( PHẦN TIẾNG VIỆT )

A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

 -Hệ thống hóa từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt , thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương

 1. Kiến thức : Các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt , thân thích .

 2.Kĩ năng : Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt , thân thích .

B. Chuẩn bị :

- Giáo Viên : Giáo án , SGK , SGV , bảng phụ .

- Học Sinh : Vở bài soạn, vở bài tập ,sưu tầm từ ngữ địa phương .

C/ Tiến trình lên lớp :

 1.Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ :

Họat Động 1 : Giới thiệu bài

 - Mục tiêu: Cũng cố kiến thức đã học. Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs

 - Phương pháp: Thuyết trình

 3. Giới thiệu bài mới : Giới thiệu cấu trúc chương trình ngữ văn địa phương lớp 8.

 GV đi vào bài mới .

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 31: Chương trình địa phương (phần tiếng Việt )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 31 : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG .
 ( PHẦN TIẾNG VIỆT )
A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
 -Hệ thống hóa từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt , thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương 
 1. Kiến thức : Các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt , thân thích .
 2.Kĩ năng : Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt , thân thích .
B. Chuẩn bị : 
Giáo Viên : Giáo án , SGK , SGV , bảng phụ .
Học Sinh : Vở bài soạn, vở bài tập ,sưu tầm từ ngữ địa phương .
C/ Tiến trình lên lớp : 
 1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : 
Họat Động 1 : Giới thiệu bài
 - Mục tiêu: Cũng cố kiến thức đã học. Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho hs
 - Phương pháp: Thuyết trình
 3. Giới thiệu bài mới : Giới thiệu cấu trúc chương trình ngữ văn địa phương lớp 8.
 GV đi vào bài mới .
Họat Động 2 : Hình thành kiến thức mới.
 - Mục tiêu: HS nắm được từ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt được sử dụng ở địa phương mình
 - Phương pháp: vấn đáp, thực hành có hướng dẫn
HỌAT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Học sinh lập bảng từ địa phương- từ ngữ toàn dân theo mẫu. 
Sau khi học sinh thực hiện, Giáo viên yêu cầu 4 tổ cử đại diện trình bày bảng thống kê của mình bằng bảng phụ.
Học sinh khác bổ sung.
Học sinh trình bày bảng sưu tầm từ ngữ địa phương ở một số vùng núi. Sau đó thay bằng từ ngữ toàn dân ( Học sinh dựa vào tài liệu ngữ văn địa phương thực hiện.)
Học sinh đọc ca dao, phân tích ý nghĩa.
 (Học sinh thảo luận nhóm, sau đó trình bày kq thảo luận). 
Sau khi Học sinh trình bàyà GV cho lớp nhận xét.
 GVH : Bài ca dao ca ngợi tình cảm Anh, Chị, Em trong một gia đình hay một xã hội?
- Học sinh tìm ca dao, tục ngữ có sử dụng các từ ngữ ở bảng hệ thống,
Hoạt động 3 : Luyện tập .
- Mục tiêu : Củng cố và khắc sâu kiến thức
- Phương pháp : Vấn đáp, thực hành có hướng dẫn
BT1: Sưu tầm từ ngữ địa phương
Ví dụ: Ngữ văn địa phương phần lớp 8.
BT2: Sưu tầm và chép lại những bài thơ , bài văn , đọan văn hay có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích , ruột thịt ; phân tích để thấy được tác dụng của những từ ngữ này trong tác phẩm .
BT3 :Phân tích ý nghĩa của một số câu ca dao, tục ngữ.
a/ Anh em như thể chân tay: 
--> anh ,em cùng cha cùng mẹ hoặc bà conà gắn bó đoàn kết như tay và chân.
b/ Chị ngã, em nâng. 
à tình cảm chị- em, giúp đỡ nhau trong cơn khó khăn.
c/ Quyền huynh thế phụ, 
d/ Bán anh em xa , mua láng giềng gần
I . Tìm hiểu bài.
* Lập bảng đối chiếu giữa từ ngữ địa phương với từ toàn dân . 
STT
Từ ngữ toàn dân
Từ ngữ địa phương em.
1
Cha 
bố, ba, tía 
2
Mẹ 
má, mạ, 
3
Ông nội
Ông nội
II Luyện Tập 
1. Sưu tầm từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt ở địa phương khác. 
2. Sưu tầm :
a. O du kích nhỏ giương cao súng .
--> Từ o gợi cho ta hình ảnh người con gái xứ Nghệ trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, oai phong và dũng cảm. Cách diễn tả này gợi lên vẻ mộc mạc , bình dị, gần gũi .
b. Và má muôn đời Nam Bộ vẫn chờ tôi .
Má ngước đầu lên má biểu : “ Thằng Hai !
Gặp bữa , con ngồi xuống đây ăn cơm với má ”.
--> Các từ địa phương trên mang đậm cách nói của người Nam Bộ .
c. Từ điển tiếng nghệ
( Nguyễn Bùi Vợi )
Họat Động 4 : Củng cố – Dặn dò 
? Thế nào là từ tòan dân , từ địa phương ?
- Sưu tầm tiếp tục ngữ ca dao địa phương.
- Soạn : Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Từ điển tiếng Nghệ
”Con trâu” thì gọi là “tru”
”Con giun” thì gọi là “trùn” đó nha
”Con gà” thì kêu “con ga”
Còn con “cá quả” gọi ra “cá tràu”
”Con sâu” lại gọi là “trâu”
”Bồ câu” thì gọi “cu cu” đó nà
”Con ruồi” lại gọi là “ròi”
”Con troi” thì gọi “con giòi” nhớ chưa
”Con bê” còn gọi là “me”
Con “mọi” là “muỗi” khi nghe đừng cười
Mà cười là choa chửi thẳng tưng
”Trốc cha mi khái cạp” là “đầu bố mày hổ tha”
”Mả cha” -  “ngôi mộ của ba”
Mà “Ông cha mi xéo” là “Ông bố mày cút đi”
Cái "gầu" thì gọi cái "đài"
Ra "sân" thì bảo ra ngoài cái "cươi"
"Chộ" tức là "thấy" em ơi
"Trụng" là "nhúng" đấy, đừng cười nghe em
"Thích" chi thì bảo là "sèm"
Khi ai bảo "đọi" thì đem "bát" vào
"Cá quả" thì gọi "cá tràu"
"Vo trốc" là bảo "gội đầu" đấy em
Trữ tình mà như tự sự. Chuyện một chàng trai xứ Nghệ lập nghiệp ở xứ Bắc và xe duyên, kết tóc với một cô gái ở đàng ngoài. Lần đầu anh đưa vợ về thăm quê và ra mắt bà con, họ hàng. Anh muốn cho vợ khỏi bỡ ngỡ và hòa nhập được nhanh với gia đình, theo anh, trước hết phải hiểu được tiếng địa phương nơi quê anh. Thế là anh cấp tốc trang bị cho vợ một loạt từ địa phương. Anh chỉ chọn những từ mà anh dự đoán là sẽ gặp trong trò chuyện, trong sinh hoạt. Như một đoạn văn từ điển, anh đọc cho vợ nghe, chẳng khác gì học ngoại ngữ.
Kể ra anh ta đón đầu cũng khá. Vừa để vợ hiểu được người ta nói gì, vừa chủ động nói với người khác: “Thích chi thì bảo là sèm/ Nghe ai bảo đọi thì mang bát vào”. Các tiếng anh trang bị cũng đủ các loại âm: âm ai (đài), ươi (cươi), ô (chộ), ung (trụng), em (sèm), oi (đọi), au (tràu), đến cả âm oôc (troốc) cũng có.
Thế nhưng khi gặp một tình huống bất ngờ:
Răng chưa sang nhởi nhà choa
Bà o đã nhốt con ga trong truồng
thì vợ anh đành “bối rối”. Bối rối là phải. Bởi lúc anh bày thì bày từng tiếng một như kiểu tập đặt câu, mỗi câu một tiếng lạ. Nhưng ở đây lại nghe hai câu liên tiếp, mỗi câu có đến những ba tiếng lạ. Chẳng khác gì nghe tiếng nước ngoài. Hơn nữa, sáu tiếng này lại âm khác, không trùng với một âm nào mà anh đã trang bị: Ang (răng), ơi (nhởi), o (bà o), a (ga), uông (truồng).
Có thể dụng ý hay từ vô thức xuất thần, nhưng cứ qua câu chữ mà phân tích thì thật là lý thú. Tình huống vừa xảy ra chắc ai cũng cười, ngay vợ anh cũng “cười bối rối”. Từ “bối rối” được đặt cạnh từ “cười” tạo thành cụm từ “cười bối rối” là một sáng tạo. “Bối rối” là lúng túng, mất bình tĩnh, không biết xử trí thế nào. Nhưng ở đây, nó không hàm nghĩa mất bình tĩnh nữa và cười là một cách xử trí vừa thông minh, vừa phúc hậu, dễ thương.
Muốn ở đất nghệ phải biết chuyên cần
Học nhiều từ ngữ âm vần nghe chưa?
 Nghe em giọng Bắc êm êm
Bà con hàng xóm đến xem chật nhà
Khi "mô" sang "nhởi" nhà "choa"
Bà "o" đã nhốt "con ga" trong chuồng!
Em cười bối rối mà thương
Thương em một, lại trăm đường thương quê
Gió lào thổi rạc bờ tre
Chỉ qua giọng nói cũng nghe nhọc nhằn
Chắt từ đá sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em..!
(Nguyễn Bùi Vợi)
Em cười bối rối mà thương
Thương em một lại trăm đường thương quê
Thấy em bối rối mà anh thêm thương. Nhưng thương em thì một mà thương quê lại trăm nghìn lần. Mạch thơ tự sự bỗng chuyển sang trữ tình sâu lắng. Đang vui, đang cười bỗng chảy nước mắt. Đang nói về thương em, bỗng chuyển sang thương quê. Thương em vì em bối rối khi nghe người quê anh nói mà không hiểu. Nhưng thương quê vì sao quê anh lại được ông trời ban cho tiếng nói ấy. Một thứ tiếng mà “chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn”. Câu thơ thật hay, cảm nhận đúng và sâu sắc cái giọng nói của quê mình. Giọng nói của vùng đất nhiều núi non sông nước, nhiều đá sỏi đất cằn, nhiều gió Lào mưa bão Con người ở đây phải gồng mình lên mới sống nổi. Có lần, nhà thơ đã viết về con người xứ Nghệ: “Đã thẳng, thẳng như ruột ngựa/Đã nói là nói oang oang/Ông trời nói sai cũng cãi/ Như rứa là dân xứ Nghệ”.
Từ Gió Lào thổi rạc bờ tre đến Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn là một trường liên tưởng đầy hàm nghĩa. Ngôn từ ở đây mang đầy hồn cốt của dân Nghệ: “Thổi rạc” và “Nghe nhọc”. Cứ tiếp xúc với dân lao động ở vùng này thì bắt gặp ngay những từ như rạc người, gầy rạc, nghe nhọc lắm. Rạc là gầy, khô, hốc hác, phờ phạc, xơ xác
Nhưng ở đời, cái gì cũng có hai mặt của nó. Thiên nhiên khắc nghiệt nên con người phải yêu thương, đùm bọc nhau mới có thể vượt qua được những cơn bão tố:
Chắt từ đã sỏi đất cằn
Nên yêu thương mới sâu đằm đó em
Từ ngữ địa phương và những câu chuyện thú vị.
Có một người sinh tại Nghệ An, học hành đỗ đạt. Có công việc và sống tại Hà Nội. Lâu ngày về thăm quê và đưa bố ra Hà Nội chơi.
Trước khi đi, vì sợ bạn bè ngoài đó không hiểu tiếng hay bì lí do nào đó (*!?) mà dặn bố:
Ra đó khi bố muốn nói tê thì phải nói là kia.
Muốn nói mô thì phải nói là đâu.
Bố nhớ đấy.
Ra đến nơi, vì vừa làm việc vừa tranh thủ cho bố dạo cho biết Hà Nội nên người con để bố ngổi trên một mô đất. Mãi làm việc, nhiều giờ sau người con mới đến đón bố. Bố bảo:
Con đi để bố ngồi trên cái đâu đất, ngồi lâu quá nên giờ bố kia hết cả chấn!!! 
Từ Ngữ Bắc Nam
Từ Ngữ Bắc Nam 
Bắc than gầy thì Nam bảo Ốm 
Bắc cáo Ốm, Nam khai bịnh hay Đau 
Bắc cuốc nhanh, Nam Đi bộ mau mau 
Bắc bảo muộn thì Nam cho là trễ 
Nam mần sơ sơ Bắc nàm nấy nệ 
Bắc lệ trào Nam chảy nước mắt ra 
Bắc nói Úi Chà , Nam kêu Ui Da 
Bắc Bước vào kia, Nam Đi vô trỏng 
Nam kêu Vạc Tre, Bắc là Cái Chõng 
Nam Trả Treo, Bắc Lý Luận ngược xuôi 
Nam biểu Vui Ghê, Bắc nói Buồn Cười 
Bắc chỉ Thế Thôi , Nam là Vậy Đó 
Nam làm Giỏ Tre, Bắc đan cái Rọ 
Nam muỗng cà phê, Bắc gọi cái thìa 
Nam muỗng canh, Bắc gọi cái cùi dìa 
Nam Đi tuốt, thì Bắc la xa mãi 
Nam Nói Dai, Bắc cho là Lải Nhải 
Nam kêu Xe Hơi, Bắc gọi Ô Tô 
Nam xài Dù, thì Bắc lại dùng Ô 
Nam Đi trốn, Bắc cho là Lánh mặt 
Nam la Hơi Mắc, Bắc là Khá Đắt 
Nam Mần Ăn, thì Bắc cũng Kinh Doanh Nam Chối Lòng Vòng, Bắc bảo Dối Quanh 
Nam biểu Từ Từ, Bắc khuyên Gượm lại 
Nam Ngu Ghê, còn Bắc là Quá Dại 
Nam Sợ Ghê, Bắc thì Hãi Quá đi 
Nam Nói Gì ? Bắc hỏi Dạ bảo chi 
Nam kêu Trúng Lắm, Bắc bàn Chí Phải 
Bắc gọi Thích ghê, Nam kêu là Khoái 
Bắp Nam kêu hái, Bắc bảo Vặt Ngô 
Bắc thích cứ Vồ, Nam ưng là Chụp 
Nam rờ Bông Bụp, Bắc vuốt Tường Vi 
Nam nói: mày đi ! Bắc rên: cút xéọ 
Bắc bảo: cứ véo ! Nam: ngắt nó đị 
Bắc gửi phong bì, bao thơ Nam gói 
Nam kêu: muốn ói, Bắc bảo: buồn nôn ! 
Bắc nói tiền đồn, Nam kêu chòi gác 
Bắc nói khoác lác, Nam bảo xạo ke 
Mưa đến Nam che, gió ngang Bắc chắn 
Bắc khen giỏi mắng, Nam nói chửi haỵ 
Bắc nấu thịt cầy, Nam chê thịt chó 
Bắc vén búi tó, Nam bới tóc lên 
Anh Cả Bắc quên, anh Hai Nam lú 
Nam: ăn đi chú, Bắc: mời anh xơi ! 
Bắc mới tập bơi, Nam thời đi lội 
Bắc đi phó hội, Nam tới chia vui 
Bắc kéo xe lôi, xích lô Nam đạp 
Bắc bảo cao to Nam cho là lớn 
Đùa mà không thật, Bắc bảo là điêu 
Giỡn hớt đã nhiều, Nam kêu là xạo 
Nam thời mập bạo, Bắc bảo béo ghê 
Bắc bảo sướng phê, Nam rên đã quá ! 
Bắc hay đi phá Bắc đả bằng gươm 
Nam chọc bị lườm, kiếm Nam , Nam thọt 
Bắc ngồi bia bọt, Nam nhậu lade 
Bắc bùi bùi lạc rang, Nam thơm thơm đậu phụng 
Nam tròm trèm ăn vụng, Bắc len lén ăn vèn 
Nam toe toét "hổng chịu đèn", Bắc vặn mình "emchả" 
Bắc giấm chua "cái ả", Nam bặm trợn "con kia" 
Nam chửi "tên cà chua", Bắc rủa "đồ phải gió" 
Nam nhậu nhẹt thịt chó, Bắc đánh chén cầy tơ 
(sưu tầm) 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 31 chuong trinh dia phuong TV 8.doc