Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 29 đến tiết 32 - Tuần 8

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 29 đến tiết 32 - Tuần 8

TUẦN: 08

TIẾT: 29 -30

 Văn bản.

 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

(Trích)

 O Hen-ri

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện.

 - Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả O Hen-ri.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.

- Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.

- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.

 2/ Kĩ năng:

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm.

- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.

- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 674Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 29 đến tiết 32 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 08
TIẾT: 29 -30
Ngày soạn: 30/9/2011
Ngày dạy: 4/10/2011 Văn bản.
 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
= a= a = a = a= a=
(Trích)
 O Hen-ri
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện.
 - Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả O Hen-ri.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.
- Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.
- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
 2/ Kĩ năng: 
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm.
- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân 
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 
Noäi dung
1. Ổn định : (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
? So sánh sự đối lập giữa Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa? 
3. Giới thiện bài: (1’)
 Đối với mỗi người dân VN, kí ức tuổi thơ thường gắn với cây đa, bến nước, sân đình ở những làng quê mờ xa trong không gian và thời gian xa thẳm: Cây đa cũ, bến đò xưa. Còn đối với nhân vật trong truyện “Người thầy đầu tiên” là nhớ tới làng quê. Mỗi lần thăm quê ông ko thể ko đến thăm hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng. Hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu bài “ Hai cây phong” để hiểu thêm về vấn đề này. 
Báo cáo sĩ số
Đôn Ki-hô-tê
Xan-chô Pan-xa
-Dòng dõi quý tộc
-Gầy gò , cao lênh khênh.
- Khát vọng cao cả
- Mê muội, hão huyền
- Dũng cảm
- Gốc nông dân
- Béo lùn
- Ước muốn tầm thường
- Tỉnh táo
- Nhút nhát
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 O Hen-ri
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. (15’)
 ? Nêu vài nét về tác giả O Hen-ri?
GV: mẹ mất sớm lúc ông mới 5 tuổi, cha là thầy thuốc . Từng sống lang thang, làm rất nhiều nghề (nhân viên, kế toán,vẽ tranh, thủ quỹ) . Từng ngồi tù vì thất thoát tiền của nhà băng. Sau khi ông chết , hội nghệ thuật khoa học lập ra giải thưởng O Hen-ri cho bài viết hay nhất.
? Nêu xuất xứ của đoạn trích?
Đọc phần chú thích SGK
à Đoạn trích là phần cuối của truyện ngắn.
A. Tìm hiểu chung:
I. Tác giả:
- O Hen-ri (1862-1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn.
- Tinh thần nhân đạo cao cả là điểm nổi bật trong những tác phẩm của ông.
II. Tác phẩm:
 Đoạn trích là phần cuối truyện ngắn cùng tên của O Hen-ri.
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản. (80’)
GV đọc mẫu, hướng dẫn đọc
? Yêu cầu học sinh tóm tắt truyện?
? Giôn –xi đang ở trong cảnh ngộ như thế nào?
? Khi bị bệnh Giôn-xi nghĩ gì khi thấy dây thường xuân? Tâm trạng Giôn-xi ra sao?
? Thử hình dung tâm trạng của Xiu, Giôn-xi và bạn đọc khi 2 lần Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên?
? Nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi?
GV: cho HS xem tranh Giôn-xi và chiếc lá cuối cùng
GV: Sự hồi sinh của Giôn-xi còn phụ thuộc rất nhiều vào tấm lòng cao cả của những họa sĩ nghèo, vậy họ đã làm gì cho Giôn-xi.
Tiết 30 : CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (Tiếp theo)
? Tình yêu thương của Xiu thể hiện qua những chi tiết nào? Vì sao?
? Xiu có lời nói, hành động gì đối với Giôn-xi?
GV cho HS thảo luận
? Xiu có biết chiếc lá là giả không ? Vì sao?
? Nếu Xiu biết chiếc lá là giả thì câu chuyện có thay đổi gì không?
? Xiu là người như thế nào?
? Em biết gì về cụ Bơ-men?
? Do đâu cụ Bơ-men lại vẽ chiếc lá? Chi tiết nào thể hiện lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi?
? Tại sao tác giả không trực tiếp tả cụ Bơ-men vẽ tranh?
GV: Bức tranh ấy có giá trị như thế nào?
? Vì sao nói bức tranh “chiếc lá” của cụ Bơ –men là một kiệt tác?
? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì?
? Truyện kết thúc bằng chi tiết nghệ thuật gì đặc sắc?
? Nêu đặc sắc nghệ thuật của truyện?
? Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” ca ngợi điều gì?
HS đọc phần tiếp theo
- Bối cảnh : căn nhà 3 tầng tồi tàn với những phòng trọ rẻ trong một khu phố phía tây Oa-sinh-tơn
- Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo thuê phòng ở chung với nhau còn cụ Bơ-men ở tầng dưới.
- Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, sống bi quan, tuyệt vọng, Xiu rất thương bạn hết lòng chăm sóc , động viên.
- Bơ-men nghe Xiu kể lúc đầu rất bực trước sự ngớ ngẩn của Giôn-xi chỉ vì một dây leo nào đó rụng hết lá. Bơ- men lên thăm Giôn-xi.
à Họa sĩ trẻ bị bệnh sưng phổi nặng , nghèo túng, chán nản, tuyệt vọng , buông xuôi đời mình vào chiếc lá thường xuân.
àKhi dây thường xuân rụng hết lá mình sẽ chếtà chán nản , bi quan, tuyệt vọng.
à Rất hồi hộp, Xiu lo lắng chiếc lá rụng Giôn-xi sẽ chết còn Giôn-xi thì lạnh lùng thản nhiên chờ đón cái chết.
à Là sự gan góc của chiếc lá chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt để bám lấy cuộc sống, không yếu đuối , buông xuôi, Giôn-xi đã nhận ra “ Em thật là một con bé hư”
à Xiu lo lắng nhìn dây thường xuân chẳng nói gì.
à Lo cho bệnh của Giôn-xi vì Giôn-xi có ý định sẽ chết cùng dây thường xuân
-“Em thân yêu sẽ làm gì đây.”
- An ủi , động viên.
Thảo luận nhóm 4
(3 phút)
à Không , vì cô kéo mành lên một cách chán nản và cô đã ngạc nhiên, không ngờ “ Nhưng, ô kìa!...”
à Biết truyện sẽ kém hay, không ngạc nhiên, không thể hiện tâm trạng lo lắng hết lòng vì bạn, truyện không còn hấp dẫn, không nêu bật tài năng của Bơ-men.
à Xiu luôn hết lòng vì bạn.
à Họa sĩ ngoài 60 tuổi, 40 năm trong nghề nhưng chưa thành đạt, luôn mơ ước có một kiệt tác để đời
à Tấm lòng thương xót, lo lắng cho cô họa sĩ trẻ.
-Khi nghe Xiu kể về Giôn-xi cụ Bơ-men sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lánhìn Xiu chẳng nói gì. Sau đó cụ âm thầm vẽ bức tranh đó trong đêm mưa tuyết.
à Tạo sự bất ngờ cho người đọc vừa thể hiện tấm lòng thương yêu cao thượng của họa sĩ già.
Thảo luận nhóm
( 3 phút)
à Vì nó đẹp giống chiếc lá thật từ cuống lá xanh thẫm đến rìa lá hình răng nhuốm màu vàng úa. Đến cả hai họa sĩ cũng không nhận ra. è Nét đẹp nghệ thuật.
à Được vẽ bằng cả sự yêu thương , đức hi sinh thầm lặng cao quý và nhất là cả mạng sống của mình è Giá trị nhân sinh cao cả.
à Truyện có dư âm để lại trong lòng người đọc nhiều dự đoán , suy nghĩ .
à Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần:
+ Lần 1: Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, bi quan, sắp chết, Bơ-men khỏe mạnh
+ Lần 2: Giôn-xi thuyên giảm, khỏi bệnh, Bơ-men chết vì bệnh sưng phổi.
à Lòng thương yêu cao cả giữa những họa sĩ nghèo.
B/ Đọc- hiểu văn bản.
 1. Cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn-xi:
- Bệnh viêm phổi.
- Chán nản, bi quan, tuyệt vọng.
- Buông xuôi đời mình vào những chiếc lá thường xuân.
- Lạnh lùng , thản nhiên đón nhận cái chết.
-> Bệnh tật , nghèo khó làm cô họa sĩ trẻ tuyệt vọng.
2. Hình tượng người nghệ sĩ giàu tình yêu thương:
* Xiu:
- Lo lắng
- An ủi , động viên.
- Chăm sóc tận tình , chu đáo.
- Thương yêu chân thành.
* Cụ Bơ-men:
- Thầm lặng vẽ chiếc lá thường xuân lên tường trong đêm mưa tuyết.
- Nhen lên niềm tin, hi vọng và nghị lực sống cho Giôn-xi.
è Tình thương yêu vô cùng cao cả giữa những họa sĩ nghèo.
3. Kiệt tác “ Chiếc lá cuối cùng”:
- Chiếc lá rất đẹp, rất giống thật.
- Được vẽ bằng sự hi sinh thầm lặng để cứu sống một con người.
è Tác phẩm nghệ thuật chân chính vì sự sống của con người.
II. Nghệ thuật: 
- Dàn dựng cốt truyện chu đáo các tình tiết được sắp xếp tạo nên hứng thú đối với độc giả.
- Nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện.
III. Ý nghĩa văn bản:
Chiếc lá cuối cùng là câu chuyện cảm động về tình yêu thương giữa những người nghệ sĩ nghèo. Qua đó tác giả thể hiện quan niệm của mình về mục đích của sáng tạo nghệ thuật.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’)
4. Củng cố:	(3’)
 ? Em hiểu gì về tiêu đề “ Chiếc lá cuối cùng”?
5. Dặn dò: 	(2’)	
 - Về nhà đọc lại văn. Ngoài văn bản, chú thích và câu hỏi đọc – hiểu văn bản chú ý đọc tóm tắt phần đầu của truyện để nắm được cốt truyện.
- Nhớ một số chi tiết hay trong văn bản.
- Xem và chuẩn bị trước phần chương trình địa phương (phần Tiếng Việt).
 + Kẽ bảng trong SGK trang 91 và làm theo yêu cầu bài tập 1 trang 90.
 + Chuẩn bị trước câu 2, câu 3 trang 92 SGK.
 - Kiệt tác của cụ Bơ-men ở giây phút cuối đời
- Chiếc lá còn thể hiện tâm trạng của Giôn-xi, chiếc lá cuối cùng không rụng- Giôn-xi hồi sinh.
C/ Hướng dẫn tự học.
- Tóm tắt phần đầu của truyện để nắm được cốt truyện.
- Nhớ một số chi tiết hay trong tác phẩm.
TUẦN: 08
TIẾT: 31
Ngày soạn: 30/9/2011
Ngày dạy: 5/10/2011
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Tiếng Việt)	
= a = a = a = a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Hệ thống hóa những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
 Các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
 2/ Kĩ năng: 
 Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân 
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 
Noäi dung
1. Ổn định : (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
? Nêu chức năng của tình thái từ?
? Khi sử dụng tình thái từ cần lưu ý điều gì? Cho ví dụ.
3. Giới thiện bài: (1’)
Các em đã biết được thế nào là từ ngữ địa phương cũng như đã phân biệt được từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm kiến thức về từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt.
Báo cáo sĩ số
- Tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, cảm thán, biểu lộ tình cảm.
- Phù hợp với tình huống giao tiếp.( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội).
- Bạn giúp mình một tay nhé!
- Bác có thể giúp cháu một tay không ạ?
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. (15’)
? Thế nào là từ ngữ toàn dân?
? Thế nào là từ ngữ địa phương?
? Khi sử dụng từ ngữ địa phương cần lưu ý điều gì?
- Từ ngữ toàn dân là những từ được sử dụng phổ biến trong toàn dân.
- Từ ngữ địa phương là những từ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định.
- Sử dụng phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp.
I/ Tìm hiểu chung.
- Từ ngữ toàn dân
- Từ ngữ địa phương
Hoạt động 2: Luyện tập. (20’)
 GV: yêu cầu học sinh đọc bài tập 1
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện.
Học sinh đọc bài tập 1
II/ Luyện tập.
TỪ NGỮ TOÀN DÂN
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
- Cha
- Mẹ
- Ông nội
- Bà nội
- Ông ngoại
- Bà ngoại
- Bác (anh trai của cha)
- Bác (vợ anh trai của cha)
- Chú (em trai của cha)
- Thím (vợ em trai của cha)
- Bác (chị gái của cha)
- Cô (em gái của cha)
- Bác (chồng chị gái của cha)
- Chú ( chồng em gái của cha)
- Bác ( anh trai của mẹ)
- Bác ( vợ anh trai của mẹ)
- Cậu (em trai của mẹ)
- Mợ (vợ em trai của mẹ)
- Bác (chị gái của mẹ)
- Bác ( chồng chị gái của mẹ)
- Dì (em gái của mẹ)
- Chú( chồng em gái của mẹ)
- Anh trai
- Chị dâu ( vợ của anh trai)
- Em trai 
- Em dâu ( vợ của em trai)
- Chị gái
- Anh rể (chồng của chị gái)
- Em gái
-Em rể (chồng của em gái)
- Con
- Con dâu ( vợ của con trai)
- Con rể ( chồng của con gái)
- Cháu ( con của con)
- Ba, tía
- Má, vú
 - Ông nội
- Bà nội
- Ông ngoại
- Bà ngoại
- Bác
- Bác
- Chú
- Thím
- Cô
- Cô
- Dượng
- Dượng
- Cậu
- Mợ
- Cậu
- Mợ
- Dì 
- Dượng
- Dì 
- Dượng
- Anh trai
- Chị dâu
- Em trai
- Em dâu
- Chị gái
- Anh rể
- Em gái
- Em rể
- Con
- Con dâu
- Con rể
- Cháu
 . 
GV: yêu cầu học sinh đọc bài tập 2
? Nêu một số từ ngữ địa phương khác chỉ quan hệ ruột thịt mà em biết?
GV : yêu cầu học sinh đọc bài tập 3
Học sinh đọc bài tập 2
Cha: bố, thầy, cậu
Mẹ: mế, mạ, u, bầm
Học sinh đọc bài tập 3
Thảo luận nhóm 4
( 3 phút)
à Cử đại diện nhóm lên trình bày
Bài tập 2:
Những từ ngữ địa phương khác chỉ quan hệ ruột thịt:
- Cha: bố, thầy, cậu
- Mẹ: mế, mạ, u, bầm
Bài tập 3:
Những bài thơ, ca dao, tục ngữ có sử dụng từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt :
- Con đi trăm núi nghìn khe
Không bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
- Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
- Sẩy cha còn chú , sẩy mẹ bú dì
- Chị ngã , em nâng
- Có cha có mẹ thì hơn
Không cha không mẹ như đờn đứt dây.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’)
4. Củng cố:	(3’)
 Giáo viên treo bảng phụ cho học sinh điền vào chỗ trống:
5. Dặn dò: 	(2’)	
 - Về nhà học bài. Làm bài tập 2 và làm tiếp bài tập 3 trang 92 SGK.
 - Giải thích ý nghĩa của tình thái từ trong một số văn bản đã học.
 - Soạn bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
+ Đọc mục I và trả lời các câu hỏi được nêu trong mục I trang 92,93,94 SGK.
+ Đọc và chuẩn bị trước phần luyện tập 1,2 trang 95 SGK
1. Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế này
Cơm cha , áo mẹ , chữ thầy
Nghĩ sao cho bỏ những ngày ước ao
2. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể
Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày.
III/ Hướng dẫn tự học.
Viết đoạn văn khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
TUẦN: 08
TIẾT: 32
Ngày soạn: 2/10/2011
Ngày dạy: 6/10/2011
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
 = a= a = a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Biết lập bố cục và cách thức xây dựng dàn bài cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 2/ Kĩ năng: 
- Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm;
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân 
Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh 
Noäi dung
1. Ổn định : (1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: (5’) 
? Nêu các bước xây dựng đoạn văn tự sự?
3. Giới thiện bài: (1’)
Các em đã từng tìm hiểu dàn ý của một bài văn tự sự ở lớp 6 . Hôm nay các em sẽ gặp lại dàn ý của bài văn tự sự nhưng có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Lựa chọn sự việc chính sẽ được kể;
- Lựa chọn ngôi kể;
- Xác định thứ tự kể;
- Xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm cần thiết cho đoạn văn;
- Hoàn thành đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả , biểu cảm.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung. (15’)
? Bố cục của một bài văn tự sự gồm mấy phần? Nêu nhiệm vụ của từng phần?
? Sự việc trong văn bản tự sự được trình bày như thế nào?
? Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự là gì?
à Bố cục của bài văn tự sự gồm 3 phần:
+ MB: giới thiệu chung về nhân vật và sự việc.
+ TB: kể diễn biến của sự việc.
+ KB: kể kết cục của sự việc.
àSự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân , diễn biến kết quảvà sắp xếp theo trình tự hợp lí.
à Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
I/ Tìm hiểu chung.
A. Củng cố kiến thức:
- Bố cục bài văn tự sự
- Sự việc trong văn bản tự sự
- Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự.
Hoạt động 2: Luyện tập. (20’)
? Chỉ ra ba phần : mở bài, thân bài, kết bài và nêu nội dung khái quát của từng phần?
? Câu chuyện kể về sự việc gì? Ai kể? Sử dụng ngôi kể nào?
? Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Hoàn cảnh nào?
? Câu chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
? Tính cách mỗi nhân vật ra sao?
? Câu chuyện xảy ra như thế nào?
? Các yếu tố miêu tả , biểu cảm kết hợp và thể hiện ở chỗ nào trong truyện? Nêu tác dụng.
? Qua phân tích em thấy bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm có dàn ý như thế nào?
 HS đọc văn bản “ Món quà sinh nhật”
MB: Nhân kỷ niệmtrên bàn.
TB: Vui thì vuikhông nói.
KB: phần còn lại.
à Món quà sinh nhật độc đáo của người bạn. Ngôi thứ nhất- xưng tôi.
à Nhà Trang vào buổi sáng, sinh nhật Trang, các bạn đến chúc mừng . Tiệc gần tàn nhưng người bạn thân chưa đến.
à Chuyện xảy ra với Trang. Có các nhân vật: Trang , Trinh, Thanh. Trang là nhân vật chính.
+ Trang: hồn nhiên, thẳng thắn, dễ đồng cảm.
+ Thanh: nhanh nhẹn , tinh ý.
+ Trinh: kín đáo, đằm thắm, chân thành, sâu sắc.
- Mở đầu: tiệc gần tàn, Trang sốt ruột vì người bạn thân chưa đến.
- Diễn biến: Trinh đến và giải tỏa băn khoăn của Trang , đỉnh điểm: món quà sinh nhật độc đáo, một chùm ổi được Trinh chăm sóc khi còn là những cái nụ.
- Kết thúc: cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật
Thảo luận nhóm 4
(3 phút)
- Miêu tả: suốt cả buổi sáng nhà tôi tấp nậpvào, các bạn ngồi chật cả nhànhìn thấy Trinh đang tươi cười.
- Biểu cảm: tôi vẫn cứ bồn chồn không yênbắt đầu lotủi thân và giận Trinhgiận mình quá tôi run runcám ơn Trinh quáquý giá làm sao.
è Tác dụng : giúp người đọc hình dung không khí buổi tiệc, cảm nhận tình bạn thắm thiết, chân thành và quan trọng không phải ở món quà mà ở tấm lòng.
à Dàn ý cũng gồm ba phần : mở bài, thân bài, kết bài nhưng có thêm yếu tố miêu tả, biểu cảm.
II/ Luyện tập.
 1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự:
- Mở bài:
Giới thiệu quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
- Thân bài:
Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
- Kết bài:
Cảm nghĩ về món quà sinh nhật.
* Các yếu tố có trong văn bản tự sự:
- Sự việc, ngôi kể
- Thời gian, không gian, hoàn cảnh
- Nhân vật, tính cách nhân vật.
- Diễn biến của sự việc
- Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
2. Dàn ý của một bài văn tự sự:
* Mở bài:
Giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống xảy ra câu chuyện.
* Thân bài:
-Diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định.
-Kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
* Kết bài: 
- Kết thúc sự việc.
- Nêu cảm nghĩ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học. (5’)
4. Củng cố:	(3’)
 Sắp xếp dàn ý sau đây sao cho phù hợp: 
- Diễn biến câu chuyện theo trình tự nhất định.
- Kết hợp yếu tố miêu tả , biểu cảm.
- Kết thúc sự việc.
- Giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống.
5. Dặn dò: 	(2’)	
 - Về nhà xem lại các nội dung vừa tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Xác định thứ tự các sự việc được kể trong một văn bản Tôi đi học.
 - Lập dàn ý cho một bài văn tự sự. Ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả và biểu cảm có thể kết hợp.
 - Soạn bài: văn bản: Hai cây phong.
 + Đọc kĩ văn bản ít nhất 2 lần, sau đó tóm tắt lại văn bản.
 + Tìm hiểu kĩ các chú thích trong SGK.
 + Đọc và soạn trước các câu hỏi đọc – hiểu văn bản SGK trang 100-101.
- Giới thiệu sự việc, nhân vật, tình huống.
- Diễn biến câu chuyện theo trình tự nhất định.
- Kết hợp yếu tố miêu tả , biểu cảm.
- Kết thúc sự việc.
III/ Hướng dẫn tự học.
- Xác định thứ tự các sự việc được kể trong văn bản “ Cô bé bán diêm”
- Lập dàn ý cho đề bài: “ Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi”. Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm để kết hợp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 8 CKTKN 2011.doc