Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 5

Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 5

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI)

Tuần 5

BÀI 5:

 Tiết 17: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

 Tiết 18: Tóm tắt văn bản tự sư(.

 Tiết 19: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.

 Tiết 20: Trả bài tập làm văn số 01..

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

· Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.

· Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp.

· Hình thành khái niệm, tìm được ví dụ và biết cách sử dụng hợp lý từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

· HS hiểu được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự và nắm được các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.

· Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự nói riêng, các văn bản giao tiếp xã hội nói chung.

· Vận dụng kiến thức đã học ở bài 18 vào tóm tắt văn bản tự sự.

· Rèn luyện các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.

· Củng cố kiến thức và kỹ năng đã học về văn tự sự

· Rút kinh nghiệm bài làm của học sinh.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI)
Tuần 5
BÀI 5:
	Tiết 17: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
	Tiết 18: Tóm tắt văn bản tự sư(.
	Tiết 19: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
	Tiết 20: Trả bài tập làm văn số 01.
.
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.
Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội gây khó khăn trong giao tiếp.
Hình thành khái niệm, tìm được ví dụ và biết cách sử dụng hợp lý từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
HS hiểu được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự và nắm được các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự nói riêng, các văn bản giao tiếp xã hội nói chung.
Vận dụng kiến thức đã học ở bài 18 vào tóm tắt văn bản tự sự.
Rèn luyện các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
Củng cố kiến thức và kỹ năng đã học về văn tự sự
Rút kinh nghiệm bài làm của học sinh.
Tiết 17: 	TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Người ta sử dụng các phương tiện liên kết khi nào? Nhằm mục đích gì?
Có những cách nào để liên kết đoạn văn trong văn bản?
Bài mới
Giới thiệu bài học: 
Người Việt Nam, dù là ở miền Bắc, miền Trung hay miền Nam đều có thể hiểu được lời nói của nhau bởi tiếng Việt có tính thống nhất cao trong toàn dân. Tuy nhiên, mỗi địa phương cũng có những khác biệt về ngữ âm, từ vựng riêng; Và trong việc giao lưu kinh tế, xã hội, do có tập quán, lối sống khác nhau nên đã tạo ra một số từ ngữ riêng khác với từ ngữ thông thường có tính toàn dân. Muốn hiểu sự khác biệt ấy, chúng ta học bài 5 ở sách giáo khoa trang 56 --> GV ghi tựa bài lên bảng.
Hoạt động dạy học:
Các hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng
_ GV yêu cầu hs đọc 2 đoạn thơ ở sgk tr 56 , chú ý các từ in đậm.
_ Theo em những từ bắp, bẹ nghĩa là gì?
_ Trong ba từ bắp,bẹ,ngô, từ nào được sử dụng phổ biến hơn? Vì sao?
(GV giảng:Từ ngô được dùng phổ biến hơn vì nó nằm trong vốn từ ngữ toàn dân có tính chuẩn mực văn hoárộng rãi trong cả nước.)
_ Hai từ bắp, bẹ có sử dụng trong toàn dân không? Nó là từ ngữ địa phương hay từ ngữ toàn dân? Vì sao?
	( Hai từ bắp, bẹ là từ địa phương vì nó chỉ được dùng trong một phạm vi hẹp, chưa có tính chuẩn mự văn hoá.)
_ Em hiểu thế nào là từ ngữ địa phương?
	(sau khi HS trả lời , GV chỉ định một HS đọc ghi nhớ trong SGK tr 56.)
* Bài tập nhanh: 
_ Các từ mè đen, trái thơm có nghĩa là gì? Chúng là từ địa phương ở vùng nào?
 ( + Nghĩa là vừng đen, quả dứa.
 + Từ ngữ địa phương Nam Bộ.)
_ Em hãy đọc thầm các ví dụ a,b sgk tr 56 ?
_ Tại sao trong đoạn văn tác giả dùng cả từ mẹ và từ mợ để chỉ cùng một đối tượng?
_ Trong ngôn ngữ toàn dân, có phải tất cả mọi người đều gọi mẹ là mợ và gọi cha bằng cậu không? Trước cách mạng tháng Tám, trong tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ mợ, cậu?
	(GV: Ở nước ta trước cách mạng tháng Tám, trong gia đình tầng lớp trung lưu, thượng lưu con gọi cha mẹ bằng cậu, mợ; vợ chồàng gọi nhau bằng cậu, mợ. Theo nghĩa toàn dân: mợ là cách gọi vợ người em trai của mẹ; cậu là cách gọi người em trai mẹ.)
_ Các từ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? Giới nào trong xã hội dùng những từ này?
	(Từ ngỗng có nghĩa là điểm 2, trúng tủ có nghĩa là đúng cái phần đã học thuộc lòng. Tầng lớp học sinh, sinh viên thường dùng những từ ngữ này.)
_ Những từ như thế gọi là biệt ngữ xã hội. Vậy biệt ngữ xã hội là gì? Nó khác gì với từ ngữ toàn dân?
 (Sau khi HS trả lời, GV chỉ định một HS đọc ghi nhớ tr 57.)
* Bài tập nhanh:
	Cho biết các từ : Trẫm, khanh, long sàng, ái phi có nghĩa là gì? Tầng lớp nào thường dùng các từ ngữ này?
 ( Trẫm là cách xưng hô của vua, khanh là cánh vua gọi các quan, long sàng là giường của vua, ái phi là vợ thứ của vua. Tầng lớp vua quan trong triều đình phong kiến thường dùng các từ ngữ này.)
* Thảo luận:
_ Ta có thể sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội một cách tuỳ tiện bất kỳ lúc nào có được không? Tại sao? Khi sử dụng ta cần lưu ý điều gì? 
(GV gợi dẫn: 
+ Cần lưu ý đến đối tượng giao tiếp ( người đối thoại, người đọc); Tình huống giao tiếp ( nghiêm túc, trang trọng hay suồng sã, thân mật); hoàn cảnh giao tiếp ( Thời đại đang sống, môi trường học tập công tác...) để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
	+ Dùng để tô đậm sắc thái địa phương, hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách của nhân vật.
	+ Không nên lạm dụng lớp từ ngữ này một cách tuỳ tiện vì nó dễ gây ra sự tối nghĩa, khó hiểu cho người đối diện.
=> GV chỉ định một HS đọc to rõ, chậm ghi nhớ tr 58.
=> GV hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1 tr 58: Để 2 HS tự làm lên bảng theo mẫu trong sgk, sau đó GV sửa.
 	(Yêu cầu HS tìm từ ngữ địa phương và ứng với từ ngữ toàn dân là gì.)
Bài tập 2 tr 59: HS tìm và GV sửa.
Bài tập 3 tr 59: Chọn a/
Bài tập 4 tr 59: HS sưu tập GV sửa. 
Bài tập 5 tr 59 : Cho Hs về nhà làm.
Củng cố: 
_ GV chốt lại ba đơn vị bài học.
_ Gọi HS đọc to lại từng ghi nhớ.
Dặn dò:
_ Học ghi nhớ
_ Làm các bài 4,5 tr 59 vào tập.
 _ Soạn tóm tắt văn bản tự sự, và luyện tóm tắt truyện Lão Hạc.
I/Từ ngữ địa phương
 Bẹ, bắp --> ngô.
(Từ địa (từ toàn
phương) dân)
* ghi nhớ tr 56
II/ Biệt ngữ xã hội:
_ Mẹ = mợ
à (cách gọi của tầng lớp trung lưu, thượng lưu trước CMT8)
_ Ngỗng à điểm 2
Trúng tủ à đúng vào chỗ bài có thuộc 
à (tiếng lóng của HS, Sinh viên)
* Ghi nhớ: SGK/ 57
III/ Cách dùng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội:
* Ghi nhớ: SGK/58
IV/ Luyện tập:
Củng cố: 
_ GV chốt lại ba đơn vị bài học.
_ Gọi HS đọc to lại từng ghi nhớ.
Dặn dò:
_ Học ghi nhớ
_ Làm các bài 4,5 tr 59 vào tập.
 _ Soạn tóm tắt văn bản tự sự, và luyện tóm tắt truyện Lão Hạc.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 18: 	TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội? Cho ví dụ
Cần lưu ý những gì khi sử dụng 2 loại từ trên.
Bài mới
	Khi đọc 1 văn bản, ta phải nắm những nét chính về nội dung trước khi phân tích giá trị của nó. Cho nên ta phải tóm tắt văn bản ấy. Bài hôm nay sẽ giúp ta hiểu thế nào là tóm tắt văn bản tự sự và nắm các bước khi tóm tắt văn bản tự sự.
Các hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng
I
1 Trong cuộc sống hàng ngày, khi chứng kiến 1 sự việc, xem 1 cuốn phim, đọc 1 cuốn sách,  ta có thể tóm tắt cho người chưa chứng kiến, chưa xem, chưa đọc  được biết.
- Hay khi đọc 1 tác phẩm văn học muốn nhớ lâu, người đọc thường làm gì ?
(Tóm tắt tác phẩmvăn học)
2 Từ gợi ý trên, em hãy cho biết thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- Suy nghĩ và lựa câu trả lời đúng nhất trong 4 câu a, b, c, d (trang 60)
I Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự
à Ghi lại 1 cách ngắn gọn trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự.
II
1 Đọc văn bản tóm tắt (trang 60)
a)
Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản nào ? (văn bản tự sự “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”)
Dựa vào đâu em nhận ra điều đó ? (nhân vật, sự việc, chi tiết tiêu biểu)
Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không ? (văn bản ấy đã nêu được các nhân vật và sự việc)
b) Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản ấy:
Độ dài của văn bản tóm tắt ngắn hơn nhiều so với độ dài của văn bản tự sự
Lời văn của văn bản tóm tắt không phải trích nguyên từ tác phẩm “Sơn Tinh Thuỷ Tinh” mà là lời của người tóm tắt.
Số lượng nhân vật và sự việc trong bản tóm tắt ít hơn so với văn bản tự sự.
c) Từ việc tìm hiểu trên, cho biết các yêu cầu đối với 1 văn bản tóm tắt.
2 Muốn viết được 1 văn bản tóm tắt, cần tiến hành từng bước sau:
Đọc kỹ tác phẩm nắm nội dung.
Xác định nội dung chính, lựa chọn nhân vật, sự việc tiêu biểu
Xếp nội dung theo thứ tự hợp lý
Viết tóm tắt bằng lơi văn của mình
- Học sinh đọc lại phần ghi nhớ
II Cách tóm tắt văn bản tự sự
*Văn bản tóm tắt truyện “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”.
* Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:
- Ngắn gọn
- Lời của người tóm tắt
- Nêu nhân vật chính, sự việc tiêu biểu
2. Các bước tóm tắt văn bản
 ghi nhớ ý (trang 61)
Củng cố
	Nhấn mạnh những yêu cầu của 1 văn bản tự sự tóm tắt.
Dặn dò
Học phần ghi nhớ
Làm trước bài tập 1, 2 (trang 61, 62) trong phần luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 19:	LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự ?
Nêu những yêu cầu của 1 văn bản tóm tắt.
Bài mới
Để hiểu rõ và có kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự, hôm nay chúng ta luyện tập
Các hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng
* Học sinh đọc câu 1 (trong phần luyện tập trang 61- 62)
Qua bản liệt kê:
Em thấy có bao nhiêu sự việc tiêu biểu được chọn kể (9 sự việc)
Những nhân vật nào được nhắc đến ?
(Lão hạc, người con trai, Bình Tư, ông giáo, con chó).
Bản liệt kê đã nêu được những sự việc tiêu biểu, và các nhân vật quan trọng của truyện “Lão Hạc” chưa ?
Em hãy xếp 9 sự việc trên theo 1 thứ tự hợp lý:
Thực hành viết tóm tắt văn bản:
Các nhóm thảo luận việc tóm tắt truyện “Lão Hạc”
Các nhóm đọc văn bản tóm tắt à cả lớp nhận xét.
Giáo viên tổng kết
Luyện tập
Câu 1:
Tóm tắt truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao
è Các sự việc, nhân vật quan trọng tương đối đầy đủ
è b à a à d à c à g à e à i à h à k.
è Viết tóm tắt văn bản
Câu 2: Tóm tắt đoạn trính “Tức nước vỡ bờ”
Củng cố
	Nêu sự khác biệt về kể và tóm tắt văn bản tự sự.
Dặn dò
Làm tiếp bài tập.
Đọc bài đọc thêm (trang 62, 63).
Soạn bài “Cô bé bán diêm” (trang 64 – 68).
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết :20: 	TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Bài mới:
Ghi lại đề bài
Đề: Tuổi học trò có nhiều kỷ niệm đẹp. Hãy kể lại những kỷ niệm đáng nhớ của em trong ngày đầu tiên đi học.
Học sinh ôn lại kiến thức về một bài làm văn tự sự
Nêu dàn ý của một bài văn tự sự.
Yêu cầu về diễn đạt
Nhận xét bài làm
Nhận xét chung:
Ưu điểm:
Nắm được đặc trưng thể loại
Kể chuyện có trình tự và biết xoay quanh chủ đề
Dàn bài rõ ràng
Khuyết điểm:
Nhiều bài nghiêng về miêu tả hơn là kể chuyện, so sánh không hợp lý.
Phần thân bài chưa phân đoạn rõ ràng
Cách diễn đạt còn gượng gạo,lệ thuộc vào văn bản đã học
Còn lặp từ, dùng từ thiếu chính xác
Thiếu phẩy sau trạng ngữ
Còn viết số, viết tắt
Nêu kết quả cụ thể bài làm và đọc một số đoạn văn khá.
II. Tiến hành sửa bài:
GV yêu cầu học sinh lên bảng sửa những lỗi trong bài làm ( Một số lỗi tiêu biểu như vừa nhận xét.)
GV cho học sinh đọc ba bài theo mức độ từ trung bình đến khá giỏi.
GV cho học sinh tự sửa cẩn thận trong bài riêng của mình. (Trong quá trình học sinh sửa gv theo dõi giúp những học sinh kém thật cụ thể từng lỗi để các em khắc phục.)
Dặn dò:
+ Soạn trước bài “Cô bé bán diêm” 
+ Câu hỏi:
* Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản?
* Những chi tiết nào cho em hiểu hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm? Em bé phải đi bán diêm trong một hoàn cảnh như thế nào?
* Cô bé đãù bao nhiêu lần quẹt diêm? Mỗi lần quẹt diêm gắn liền với mộng tưởng gì? Nhưng thực tế ra sao?
* Vì sao khi miêu tả cái chết của em bé, nhà văn lại miêu tả “đôi má hồng, đôi môi mỉm cười”?
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai (5).doc