Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 34

Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 34

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKII)

Tuần 34

BÀI 33:

 Tiết : TỔNG KẾT PHẦN VĂN (tiếp theo)

 Tiết : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Tiếng việt )

 Tiết : KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

· Nắm được hệ thống các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 8 HKII với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của văn bản .

· Nắm được một số cách xưng hô phổ biến ở địa phương mình và các cách xưng hô độc đáo ở những địa phương khác .

· Nắm được những nội dung chính của chương trình ngữ văn lớp 8 đã học , đặc biệt là HKII , nắm vững cách ôn tập và hình thức của bài kiểm tra tổng hợp cuối năm .

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 500Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKII)
Tuần 34
BÀI 33:
	Tiết : TỔNG KẾT PHẦN VĂN (tiếp theo)
	Tiết : CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Tiếng việt )
	Tiết :	KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Nắm được hệ thống các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 8 HKII với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của văn bản .
Nắm được một số cách xưng hô phổ biến ở địa phương mình và các cách xưng hô độc đáo ở những địa phương khác .
Nắm được những nội dung chính của chương trình ngữ văn lớp 8 đã học , đặc biệt là HKII , nắm vững cách ôn tập và hình thức của bài kiểm tra tổng hợp cuối năm .
TIẾT :
TỔNG KẾT PHẦN VĂN (tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định :	
2. Kiểm tra :
 	*Hỏi: -Em hiểu như thế nào về sự khác nhau giữa truyện kí và thơ ?
 	- Đọc thuộc lòng một bài thơ mới .
	* Sự chuẩn bị của học sinh về đề 10/ Bài 28 ( trang 136/ SGV)
3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Phần ghi bảng
 Hoạt động 1 :
 Học sinh xem lại bảng hệ thống bài 31 nhắc lại các văn bản nghị luận . Xác định các văn nghị luận trung đại (dưới các thể văn khác nhau : Chiếu , hịch, cáo, luận ) 
_ Lưu ý : VBNL trong SGK đều là bảng dịch nguyên tác làø Hán ngữ và Pháp ngữ .
 VBNL được học đều là những áng văn chính luận mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt gắn với những sự kiện trọng đại của đất nước . Tác giả là những người trong cuộc, có tên tuổi chói lọi trong lịch sử . Tác phẩm nghị luận của các vị vừa là áng văn chương bất hủ vừa là những văn kiện lịch sử quan trọng, kết tinh tinh thần ,ý chí , ý thức của cả dân tộc về độc lập dân tộc và lòng yêu nước thương nòi .
 Hoạt động 2 :
? Thế nào là văn nghị luận ?
Nghị luận trung đại có gì khác với nghị luận luận hiện đại ?
® NLTĐ : văn phong cổ ( từ ngữ cổ , hình ảnh 
ước lệ, câu văn biến ngẫu, điển tích, điển cố,
) . Thường mang dấu ấn của thế giới quan con người trung đại : tư tưởng “ thiên mệnh “ (Chiếu
dời đô ), đạo “thần chủ “ ( Hịch tướng sĩ ), lý tưởng nhân nghĩa ( Nước Đại Việt ta ), tâm lý sùng cổ noi gương tiền nhân, tìm khuôn mẫu ở thời đã qua
dẫn đến việc sử dụng điển tích, điển cố rất phổ biến .
_ NLHĐ : đều không có những đặc điểm trên , viết giản dị , câu văn gần lời nói thường , gần đời
sống .
 Hoạt động 3 :
? Hãy chứng minh các văn bản nghị luận ở các bài 22,23,24,25,26 đều viết có lý có tình , có chứng cớ nên đều có sức thuyết phục cao ? 
 _ Có lí : có luận điểm xác đáng , lập luận chặt chẽ 
 _ Có tình : là có cảm xúc
 _ Có chứng cứ : là có sự thật hiển nhiên để khẳng
định luận điểm .
[ Þ 3 yếu tố : lí, tình , chứng cứ kết hợp chặt chẽ trong văn nghị luận mà yếu tố có lí là chủ chốt ]
_ 3 văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt đều bao trùmmột tinh thần dân tộc sâu sắc , thể hiện ý chí tự cường của dân tộc Đại việt đang lớn mạnh (Chiếu dời đô ), ở tinh thần bất khuất quyết chiến quyết thắng lũ xâm lượt bạo tàn (Hịchtướng sĩ ), hoặc ở ý thức sâu sắc đầy tự hào về một nước Việt Nam độc lập (Nước Đại việt ta) . Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn, đó là cái gốc của sắc thái biểu cảm, là chất trữ tình đậm hoặc nhạt ở tấm lòng, thái độ của người viết đối với người tiếp nhận .
? Những nét giống và khác cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong
bài 22 ,23 ,24 .
 Hoạt động 4 :
 ? Vì sao Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc Việt Nam khi đó ?
 ? So với bài Sông núi nước Nam ( lớp 7 ) cũng được coi là một tuyên ngôn độc lập , em thấy ý thức về nền độc lập dân tộc thể hiện trong văn bản
Nước Đại Việt ta có điểm gì mới ?
3. Văn nghị luận :
Nghị luận trung đại :
 Văn phong cổ nổi bật là từ ngữ cổ,
diễn đạt cổ : hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biến ngẫu sóng đôi , dùng nhiều điển tích, điển cố.
b ) Nghị luận hiện đại :
 Câu văn viết giản dị, gần gũi với lời nói đời thường.
4 ) Các văn bản nghị luận đều có lý, có tình, có chứng cớ , có sức thuyết phục cao.
5 ) Nội dung các văn bản bài 22 , 23,24 :
Giống : đều bao trùm tinh thần dân tộc sâu sắc .
Khác :
_ Thể chiếu , hịch , cáo
_ ý chí tự cường ( Chiếu dời đô)
_ tinh thần bất khuất quyết chiến , quyết thắng ( Hịch tướng sĩ)
_ ý thức tự hào vì một nước độc lập
( Bình Ngô đại cáo)
6 ) Tác phẩm Bình Ngô đại cáo :
_ Được coi là bản TNĐL vì khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là một nước độc lập , đó là chân lý hiển nhiên.
_ So với bài Sông núi nước Nam có điểm mới:
Ngoài 2 yếu tố lãnh thổ ( Sông núi nước Nam ) và chủ quyền ( vua Nam ở ) thì BNĐC được mở rộng bổ sung có ý nghĩa sâu sắc : Đó là nền văn hiến lâu đời , phong tục tập quán , truyền thống lịch sử . 
4 ) Củng cố : 	Sự khác biệt 	Nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại.
	Sông núi nước Nam và Bình Ngô đại cáo.
5 ) Dặn dò : 	Ôn tập thi HKII
@?@?@?@?&@?@?@?@?
TIẾT :
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(phần Tiếng việt )
I . Mục tiêu cần đạt :
II . Tiến trình giảng dạy :
	1. Ổn định :
	2. Kiểm tra:
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Phần ghi bảng
 Hoạt động 1 :
_ Hs đọc , xác định từ xưng hô địa phương trong đoạn trích.
( a ) U dùng để gọi mẹ.
( b ) Mợ cũng dùng để gọi mẹ không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân cũng không phải từ địa phương mà đó là biệt ngữ xã hội.
 Hoạt động 2 : Thực hiện 2 bước :
_ Tìm từ xưng hô ở địa phương em
_ Từ xưng hô ở địa phương khác mà em biết .
Bước 1:
[ ví dụ : _ Đại từ trỏ người : tui , choa , qua ( tôi ) ; tau ( tao ) ; bầy tui ( chúng tôi ) ; mi ( mày ) ; hấn ( hắn ) ]
 _ Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô : bọ , thầy , trá , ba ( bố ) ; u , bầm ,đẻ ,mạ , má ( mẹ ) ; ôông ( ông ) ; mệ ( bà ) ; cố ( cụ ) ; bá ( bác ) ; eng ( anh ) ; ả ( chị )  [ xem thêm bài 8 tiết 3 Ngữ văn tập I ]
( * từ trong ngoặc đơn là từ toàn dân )
 Hoạt động 3 : Thực hiện phần sau của bài tập 2
Bước 2 : 
Học sinh có thể tự tìm dẫn chứng ở nhà. 
GV gợi ý :
 _ Một người lứa tuổi hs ( lớp 8 ) có thể xưng hô với :
 + thầy cô giáo là : em – thầy / cô 
 con – thầy / cô 
 + chị của mẹ mình là : cháu – bá 
 cháu – dì
 + chồng của cô mình là : cháu – chú 
 cháu – dượng
 + ông nội là : cháu – ông
 cháu – nội
 + ông ngoại là : cháu – ông 
 cháu – ngoại
 +bà ngoại là : cháu – bà 
 cháu – ngoại
 + người ngoài gia đình có tuổi tương đương với em trai của cha mẹ mình là :
 cháu – chú , cháu – cậu , với em gái của bố mẹ mình là : cháu – cô , cháu – o , cháu – dì , con – dì , 
 Hoạt động 4 : 
Lưu ý : Tìm hiểu phạm vi sử dụng của từ xưng hô địa phương trong giao tiếp là rất hẹp : trong gia đình hay cùng địa phương , không sử dụng trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức ( hội họp  )
 Hoạt động 5 :
Đối chiếu từ xưng hô với từ chỉ quan hệ thân thuộc ở bài tập 2.
Giúp hs nhận biết đa số từ chỉ quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô là nét đặc trưng nổi bật của Tiếng Việt ( rất khác biệt với ngôn ngữ châu Âu ) .
Ngoài ra, TiếngViệt còn dùng từ xưng hô như đại từ nhân xưng , từ chỉ chức vụ , nghề nghiệp hay tên riêng .
Từ đo,ù gv giúp học sinh phát hiện những nét đặc trưng trong quan hệ giữa từ xưng hô và tù chỉ quan hệ thân thuộc của phương ngữ mà các em đang sử dụng hoặc phương ngữ khác mà các em biết rõ .
Bài tập 1
Bài tập 2
Bài tập 3
Bài tập 4
4 ) Củng cố : _ Từ địa phương / từ toàn dân / biệt ngữ xã hội .
 _ Cách sử dụng.
5 ) Dặn dò : Ôn tập thi HKII.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM
I. Mục tiêu cần đạt :
II . Những điều cần lưu ý : 
III . Hướng kiểm tra đánh giá :
 _ Xem SGK ( trang 145à 147) / SGV ( trang 194 à196) .
 _ Kế hoạch của PGD về việc cho đề kiểm tra cuối học kỳ .
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 33.doc