Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 31

Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 31

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKII)

Tuần 31

BÀI 30:

 Tiết 121: Chương trình địa phương (Phần văn).

 Tiết 122: Chữa lỗi diễn đạt (Lỗi lôgic).

 Tiết 123+124: Viết bài tập làm văn số 6 tai lớp

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Phần văn:

- Giúp học sinh biết tận dụng những kiến thức về các chủ đề của văn bản nhật dụng ở lớp 8 để khảo sát, phân tích những vấn đề tương ứng ở địa phương.

- Từ đó học sinh biết bày tỏ thái độ, cảm nghĩ của mình trước một số vấn đề của cuộc sống bằng một văn bản ngắn.

2. Tiếng Việt:

- Giúp học sinh nhận diện và sữa chữa một số loại lỗi sai trong diễn đạt có liên quan đến lôgic, qua đó trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói và viết.

3. Làm văn:

- Giúp học sinh vận dụng kỹ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh (hay giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học.

- Qua bài làm, học sinh tự đánh giá chính xác hơn về trình độ bản thân để có hướng sữa chữa và phát huy.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKII)
Tuần 31
BÀI 30:
	Tiết 121: Chương trình địa phương (Phần văn).
	Tiết 122: Chữa lỗi diễn đạt (Lỗi lôgic).
	Tiết 123+124: Viết bài tập làm văn số 6 tai lớp
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Phần văn:
- Giúp học sinh biết tận dụng những kiến thức về các chủ đề của văn bản nhật dụng ở lớp 8 để khảo sát, phân tích những vấn đề tương ứng ở địa phương.
- Từ đó học sinh biết bày tỏ thái độ, cảm nghĩ của mình trước một số vấn đề của cuộc sống bằng một văn bản ngắn.
2. Tiếng Việt: 
- Giúp học sinh nhận diện và sữa chữa một số loại lỗi sai trong diễn đạt có liên quan đến lôgic, qua đó trau dồi khả năng lựa chọn cách diễn đạt đúng trong những trường hợp tương tự khi nói và viết.
3. Làm văn:
- Giúp học sinh vận dụng kỹ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào việc viết bài văn chứng minh (hay giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học.
- Qua bài làm, học sinh tự đánh giá chính xác hơn về trình độ bản thân để có hướng sữa chữa và phát huy.
Tiết 121:
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới
Vào bài:
Ở tiết học trước cô đã yêu cầu chúng ta chuẩn bị cho buổi thực hiện tiết học ngày hôm nay.
? VBND là gì? Kể tên những VBND mà em đã học ở lớp 8? Những vấn đề thời sự nào được đặt ra trong những VB này?
- Môi trường (thông tin về ngày trái đất năm 2000).
- Tệ nạn thuốc lá (ôn dịch, thuốc lá)
? Địa phương em đang sống có xảy ra những tình trạng trên hay không?
-> Đấy là ý kiến riêng của mỗi chúng ta nhưng chưa thật cụ thể, rõ ràng, vì vậy cô muốn biết rõ về tình hình bài viết của các tổ (nhóm).
I.Chuẩn bị ở nhà:
1. Học sinh thực hiện 4 yêu cầu của phần I trang 47.
2. Chia theo tổ (nhóm), cử đại diện trình bày.
II. Hoạt đông lên lớp:
1. VBND là gì?
2. Đại diện tổ (nhóm) đánh giá tình hình bài viết của tổ (nhóm).
3. Đọc bài hay đã được tổ (nhóm) chọn lựa:
Tổ 1: tệ nạn cờ bạc.
Tổ 2: tiêm chích ma tuý.
Tổ 3: văn hoá phẩm không lành mạnh.
Tổ 4: HIV – AIDS
(Đây có thể là phần gợi ý giao việc cho HS từ trước)
4. Trao đổi ý kiến giữa các tổ (nhóm) về từng bài.
+ Về nội dung bài viết
+ Về cách trình bày của bạn
5. GV nhận xét:
+ Ưu điểm từng bài.
+ Khuyết điềm từng bài.
+ Chọn bài hay để biên tập thành một tờ báo tường nhỏ cho lớp.
+ Chọn học sinh chữ viết đẹp trang trí cho tờ báo.
+ Định ngày cho ra mắt tờ báo.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Những bài viết của bạn giúp em nhận thức được điều gì trong cuộc sống?
- Xem lại các bài viết hay để chuẩn bị cho bài viết số 7.
- Đọc trước bài: “Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lôgic)”.
	@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 123	CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT (LỖI LÔGIC)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới
Vào bài:
Người nói, người viết thường hay mắc lỗi trong khi diễn đạt, việc sử dụng ngôn ngữ và tư duy của họ khi nói hay viết. Vì vậy, để tránh được lỗi diễn đạt chúng ta phải nắm thật vững nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ và không ngừng rèn luyện năng lực tư duy. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta thấy được một số lỗi diễn đạt để chúng ta khắc phục trong khi nói, viết.
? Đọc 9 câu ở mục 1 trang 127 và 128?
? Ở câu a, “quần áo, giày dép” và “đồ dùng học tập” có phải cùng một loại với nhau không?
? Diễn đạt như thế đúng hay sai? Vì sao?
? Nêu cách sửa của em đối với câu này?
(GV tham khảo cách giải thích của SGV Ngữ Văn 8 – tập 2 trang 161, 162.)
? Ở câu b, người viết đã sử dụng cách vietá theo kiểu kết hợp nào? (A nói chung, B nói riêng)
? Chỉ ra ý chung và riêng ấy, cho biết diễn đạt như thế đã hợp lôgic chưa?
? Em sẽ sửa như thế nào? (GV tham khảo cách giải thích và sửa ở SGV trang 162.)
? Đọc câu c, “Lão Hạc, Bước đường cùng, Ngô Tất Tố” có phải cùng 1 trường từ vựng chỉ tên các tác phẩm không?
? Câu này sai chỗ nào? Nêu cách sửa?
(GV tham khảo SGV trang162)
? Đây là một dạng câu hỏi mang ý lựu chọn, hỏi như thế đúng hay sai? Chỉ ra?
? Hãy sửa lại?
(GV tham khảo SGV trang 163)
Câu e cách hỏi tương tự câu d, GV tham khảo cách sửa trong SGK trang 163.
Câu g, GV tham khảo SGV trang 163.
? Câu h có mấy vấn đề, từ “nên” thường dùng để làm gì? Câu này có mối quan hệ đó không?
? Sửa như thế nào?
->thay “nên” bằng “và”, bỏ từ “chị” ở đầu vế 2 tránh lặäp từ.
? Câu i có mấy vế, việc sử dụng quan hệ từ “nếuthì” làm cho lời văn diễn đạt như thế nào?
? Cụm từ “có được” diễn tả ý gi? Em thay thế bằng cụm từ nào? Vì sao?
(GV tham khảo SGV trang 164) 
Câu k tham khảo câu câu d và c.
 CÂU SAI
a. Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhều đồ dùng học tập khác.
b. Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
c. Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám 1945
d. Em muốn trở thành một người trí thức hay một bác sĩ?
Câu e, câu g: GV hướng dẫn học sinh tự làm.
h. Chị Dậu rất cần cù, chịu khó nên chị rất mực yêu thương chồng con.
i. Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể có được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề đó. 
k. Hút thuoốc lá vùa có hại cho sức khoẻ, vừa làm giảm tuổi thọ của con người.
 CHỮA LẠI
C1: Chúng em đã quần áo, giày dép và đồ dùng học tập.
C2: Chúng em đã quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.
C3: Chúng em đã giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác.
C1:Trong thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng 
C2: Trong thể thao noiù chung và trong bóng đá nói riêng, 
C1: Lão Hạc, Bước đường cùng, Tắt đèn
C2: Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố 
C1: Em muốn trở thành một người trí thức hay một thuỷ thủ?
C2: Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ?
-> Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và rất mực yêu thương chồng con.
->Không phát huy những thì người phụ nữ Việt Nam không thể hoàn thành tốt được những
-> Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ vừa tốn kém tiền bạc.
BT2: Tuỳ từng lớp để có hướng dẫn cho học sinh.
Củng cố: Tránh mắc lỗi sai trong khi diễn đạt chúng ta phải làm gì? ? Tránh mắc lỗi sai trong khi diễn đạt chúng ta phải làm gì?
Dặn dò:
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị cho bài viết số 7.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 124 – 125	BÀI VIẾT SỐ 6
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định.
2. Kiểm tra:
a. Nhắc học sinh chuẩn bị giấy, bút, thước để làm bài.
b. GV chép đề
Đề: Hãy nói “không” với các tệ nạn.
Gợi ý: Các tệ nạn XH như: cờ bạc, ma tuý, mại dâm, văn hoá phẩm đôì trụy
 3. Những vấn đề cần lưu ý:
- Đọc kỹ đề để xác định chính xác đây là nghị luận giải thích.
- Sử dụng các kỹ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, viết bài mà em đã học, đưa vào những yếu tố biểu cảm + tự sự + miêu tả vào bài văn nghị luận.
 4.Xem học sinh làm bài.
 5.Thu bài, nhận xét giờ làm bài.
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 30.doc