Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Kỳ I

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Kỳ I

Tuần1

 Tiết1,2

Soạn ngày: Ngày dạy :

Bài 1: VĂN BẢN TÔI ĐI HỌC

 Thanh Tịnh

A. Mục tiêu cần đạt :

- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.

- Thấy được ngòi bút văn xuôi giầu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.

- Tích hợp với văn tự sự, biểu cảm, so sánh, miêu tả.

- Rèn kỹ năng cảm thụ , phân tích truyện ngắn.

B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:

Tiết 1:

* Ổn định tổ chức (1')

* Kiểm tra : (3)sự chuẩn bị bài ở nhà.

* Bài mới.( 37)

Giới thiệu:

Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là các kỉ niệm, các ấn tượng của ngày khai trường đầu tiên. Truyện ngắn “Tôi đi học” đã diễn tả cảm xúc ấy ở nhân vật “tôi” gieo vào lòng ta bao nỗi lòng bâng khuông rung động nhẹ nhàng trong sáng.Đọc truyện ngắn này,chúng ta như được cùng tác giả trở về ngày đầu tiên của tuổi học trò để sống lại “ những kỉ niệm mơn man”

 

doc 154 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần1 
 Tiết1,2 
Soạn ngày:	Ngày dạy :
Bài 1: Văn bản Tôi đi học
 Thanh Tịnh
A. Mục tiêu cần đạt :
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp , cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời.
- Thấy được ngòi bút văn xuôi giầu chất thơ, gợi dư vị trữ tình man mác của Thanh Tịnh.
- Tích hợp với văn tự sự, biểu cảm, so sánh, miêu tả.
- Rèn kỹ năng cảm thụ , phân tích truyện ngắn.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
Tiết 1: 
* ổn định tổ chức (1')
* Kiểm tra : (3’)sự chuẩn bị bài ở nhà.
* Bài mới.( 37’)
Giới thiệu:
Trong cuộc đời mỗi con người, những kỷ niệm tuổi học trò thường được lưu giữ lâu bền trong trí nhớ. Đặc biệt càng đáng nhớ hơn là các kỉ niệm, các ấn tượng của ngày khai trường đầu tiên. Truyện ngắn “Tôi đi học” đã diễn tả cảm xúc ấy ở nhân vật “tôi” gieo vào lòng ta bao nỗi lòng bâng khuông rung động nhẹ nhàng trong sáng.Đọc truyện ngắn này,chúng ta như được cùng tác giả trở về ngày đầu tiên của tuổi học trò để sống lại “ những kỉ niệm mơn man”
I. Giới thiệu tác giả , tác phẩm:
- HS dựa vào chú thích* tự giới thiệu tác giả , tác phẩm.
- Giáo viên bổ sung: Những truyện ngắn hay nhất của tác giả Thanh Tịnh đều toát lên 1 tính chất êm dịu trong trẻo. Văn ông nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị vừa miên mác buồn thương vừa ngọt ngào quyến luyến: “ Tôi đi học “là trường hợp như vậy.
? Cho biết nội dung chính của văn bản:
- Văn bản kể về lần đầu tiên “ Tôi” đi học mang tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ thật ngây thơ,đáng yêu và đượm chất thơ.
II. Đọc - Hiểu văn bản. 
+ Đọc -Tìm hiểu chú thích.
+ Bố cục 
 - Mở bài : Đoạn 1.
 - Thân bài: “Tôi quên thế nào .cảnh thật”
 - Kết bài : Còn lại
?Toàn truyện tác giả sử dụngphương thức chính nào? Trình tự?
* Phương thức chính: Tự sự- kể theo trình tự thời gian từ hiện tại nhớ về quá khứ.
- Từ thiên nhiên , cuộc sống gợi cho “tôi” nhớ về kỉ niệm lần đầu tôi đi học.
- Khi nhớ về những kỉ niệm được kể theo trình tự thời gian, không gian:
+ Tâm trạng , cảm giác of “Tôi” trên đường cùng mẹ đến trường 
+ Tâm trạng , cảm giác of “Tôi”khi đến trường
+ Tâm trạng , cảm giác of “Tôi” vào lớp
Chúng ta sẽ đi phân tích theo trình tự này.
* Phân tích
1.Giới thiệu kỉ niệm lần đầu tiên “tôi đi học”
? Đọc từ đầu -> Tưng bừng vội vã.
? Những điều gì đã khơi dậy kỉ niệm và cảm xúc của “ tôi” ? Đó là những kỉ niệm, cảm xúc gì?
- Cuối thu. Lá rụng, có những đám mây bàng bạc -> náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường :
+ Những cảm giác trong sáng mấy cành hoa tươi
- Mấy em nhỏ rụt rè núp dưới bóng mẹ -> lòng tưng bừng rộn rã
? Phân tích nghệ thuật sử dụng các phương thức trong đoạn này? 
- Đoạn sử dụng phương thức tự sự xen miêu tả, biểu cảm -> miêu tả thiên nhiên , cuộc sống làm nổi bật yếu tố hiện thực tác động , cảm xúc trào dâng khiến cho “Tôi” kể lại những kỉ niệm , cảm giác.
- Khi miêu tả, biểu cảm dùng những từ láy, so sánh: “ những cảm giác..
- Quang đãng” => là hình ảnh so sánh giàu sức gợi cảm, tươi sáng, giàu chất trữ tình => cảm giác, ý nghĩ của tôi được người đọc cảm nhận cụ thể, rõ ràng hơn làm cho văn bản man mác chất trữ tình, chất thơ, trong trẻo.
? Như vậy tác giả giới thiệu kỉ niệm lần đầu tiên “ tôi” đi học được hiện về trong khung cảm 
- Những kỉ niệm mơn man . Học thường hiện về trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và thơ mộng
- => Trong khung cảnh thực và đầy chất thơ những kỉ niệm ấy mơn man hiện về ntn?
2. Kỉ niệm lần đầu tôi đi học:
? ý niệm về trong tôi được chia là mấy ý ? Cụ thể ?
Trên đường cùng mẹ đến trường
Khi đến trường 
Khi chuẩn bị vào lớp và khi vào lớp.
? Đọc phần nói về kỉ niệm của “ tôi” khi cùng mẹ trên đường đến trường?
Phân tích khi kể về kỉ niệm này thì tôi đã kể lại lúc đó tôi đã có những hành động, việc làm, cảm xúc, tâm trạng ntn?
Trên con đường cùng mẹ đến trường. 
Tôi cảm thấy: + Con đường tự nhiên thấy lạ, cảnh thay đổi
 + Trang trọng, đứng đắn
 + Thèm
Cầm sách rất khó khăn, nặng nhọc nhưng cẩn thận có ý nghĩ non nớt ngây thơ nhẹ nhàng như làn mây lướt ngang trên ngọn núi lớn hơn so với mọi khi “ tôi” muốn thử sức mình. Tôi trân trọng nâng niu những vật mang theo vì nó làm cho “ tôi” thay đổi trưởng thành.
( ? NT) Đoạn văn tự sự mang đâm chất biểu cảm có xen cả miêu tả đặc biệt sự so sánh ý nghĩ non nớt của “ tôi” đã làm cho văn Thanh Tịnh nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình làm cho kỉ niệm mơn man hiện về thật đẹp , thật thơ mộng.
Như vậy, khi cùng mẹ trên con đường lần đàu tiên tới trường“ tôi” có tâm trạng, cảm giác gì? (Rất hồi hộp trân trọng , cảm thân, nâng niu. 
 GV: Lần đầu tiên đi học không chỉ để lại cho nhân vật “ tôi” cái kỉ niệm
Mơn man trên con đường lần đầu tiên tới lớp mà nó còn để lại cho tất cả chúng ta cái cảm giác hồi hộp, sự trang trọng thiết tha ấy cho nên “ tôi” cúng như tất cả mọi người đều nâng niu chân trọng tất cả những gì của ngày hôm ấy. Nó không chỉ là quyển sách, vở, cái bút, cái thước mà nâng niu, trân trọng cả những cái suy nghĩ non nớt, ngây thơ để bây giờ nhớ lại rạo rực những cảm xúc bâng khuông, sao xuyến .
Luyện tập: (3’)
? Em hãy nhớ lại những cảm nhận, cảm xúc của em trong lần đầu tiên trên con đường làng lần đầu tiên tơí trường đi học?
- 
 	* Dặn dò : (1’)
? Đọc và phân tích đoạn còn lại?
Chú ý phân tích : Tâm trạng, cảm xúc tôi khi đến trường , khi vào lớp học, tình cảm của người lớn.
Rút kinh nghiệm 
Tiết 2:
*ổn định tổ chức(1’)
* Kiểm tra bài cũ(3’)
? Phân tích tôi cùng mẹ trên đườngtới trường liên hệ tới bản thân ? 
Bài mới (37’)
? Đoạn trích kể về kỉ nịêm của tôi khi đến trường? Có tâm trạng cảm xúc gì? Hãy phân tích ?
- Tôi nhận thấy : Sân trường dầy đặc người, ai cũng quần áo sạch đẹp, tươi vui => đây là cảm nhận rất thực, trong trẻo thường khác lạ hơn so với lần trước xinh xắn, oai nghiêm, rộng cao-> lo sợ vẩn vơ => Vì ngôi trường cao to còn tôi thì bé nhỏ.
- Lo sợ vì xa mẹ ,vì toàn những người khác lạ.
? => Cảm nhận về ngôi trường lần này khác với lần trước vì lần này đi học, còn lần trước thì đi bẫy chim. Lần này thì lòng tôi đang có sự thay đổi lớn cho nên tôi cảm nhận thấy được sự oai nghiêm, trang trọng của ngôi trường , hay cũng chính là việc của “tôi đi học”.
Tôi : bỡ ngỡ – nép-nhìn 1 nửa- bước nhẹ = con chim non- ao ước=> vì toàn những người lạ , vì lần đầu tiên tôi đi học .
? Cảm nhận hình ảnh so sánh: Sự so sánh thật tinh tế đầy chất thơ đã diễn tả tâm trang bỡ ngỡ , hồi hộp lo âu thật ngây thơ thật đáng yêu của con trẻ lần đầu tiên đến lớp.
? Khi kể về lần đầu tiên tới trường đi học tác giả đã kết hợp với những phương thức nào? Để làm gì?
 - Khi kể về lần đầu tiên tới trường đi học tác giả vẫn xen lẫn miêu tả với biểu cảm : Miêu tả cảnh trường , cảnh người để bộc lộ cảm xúc ngỡ ngàng hồi hộp, lo âu, bỡ ngỡ,sợ sệt thật ngây thơ, thật đáng yêu cảu nhân vật tôi và cũng thể hiện chất trữ tình trong văn xuôi của Thanh Tịnh làm cho văn của Thanh Tịnh ngọt ngào, quyết luyến.
? Đọc đoạn còn lại ?
? hãy trình bày cảm nhận của em về hình ảnh những cậu bé khi có hồi trống vang lên?
- HS miêu tả những hình ảnh các cậu bé 
- Cảm nhận như các cậu bé đang chơi vơi, hốt hoảng như có sức hút từ hai phía: Trường học hút các cậu đi nhưng còn rụt rè, người thân thì hút các cậu lại chưa dứt ra được cho lên hai chân cứ dềnh dàng mãi , muốn đi nhưng lại rụt rè sợ ngượng, vừa vui sướng rộn ràng lại vừa run run hốt hoảng .
? Trong văn tự sự thường có chi tiết sụ việc là cao trào đỉnh điểm có lẽ lúc này là cao điểm những kỉ niệm lần đầutiên tôi đi học.
 ở giây phút này người lớn đã có những cử chỉ thái độ gì? 
Tôi có thái độ tâm trạng ra sao ? hãy phân tích ?
Ông đốc : gọi tên, động viên
Tôi cảm thấy : tim ngừng đập , quên cả mẹ giật mình, lúng túng.
Nhìn với cặp mắt hiền từ, cảm động.
Mọi người ngắm nhìn chúng tôi : càng lúng túng 
Tôi có cảm có bàn tay dịu dàng đẩy tôi đi, Bứơc đi nặng nề 
Các cậu lưng lẻo nhìn , lưu luyến->khóc 
Tôi khóc nức nở 
Thầy giáo trẻ : Tươi cười đón chúng tôi vào lớp: -> Tôi thấy xa mẹ.
Vào lớp -> Lạ hay hay lam nhận riêng của mình , cảm thấy bạn ko xa lạ chút nào => đánh vần : Tôi đi học 
? Cảm nhận của em về thái độ cử chỉ của người lớn .
Các bặc phụ huynh đều chuẩn bị chu đáo cho con em, có lẽ các vị cũng đang lo lắng hồi hộp cùng con em mình 
Ông đốc rất từ tốn bao dung.
Thầy giáo trẻ vui tính, giàu tình thương yêu.
Qua cá hình ảnh về người lớn chúng ta nhận thấy trách nhiệm, tấm lòng của gia đình, nhà trường đối với thế hệ tương lai.Đó là một môi trường ấm áp trìu mến ,là một nguồn nuôi dưỡng các em trưởng thành.
? Chỉ ra diễn biến tâm trạng của tôi trong giờ phút ấy.
-Tôi hồi hộp chờ nghe tên mình lúng túng giật mình thảng thốt=> Giật mình khi rời bàn tay mẹ => khóc nức nở cảm thấy bước vào thế giới mới lạ và xa cách mẹ hơn bao giờ hết -> vừa xa lạ vừa gần gũi với những người xung quanh .
=> Như vậy từ lo sợ vẩn vơ, ngỡ ngàng thảng thốt, chơi vơi hốt hoảng tôi thấy ấm áp quyến luyến , gần gũi đến thân quen bất ngờ. Nhân vật tôi trang nghiêm bước vào giờ học đầu tiên .
Thảo luận: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện ở phần cuối này ?
Ngôi kể ở ngôi thứ nhất số ít có lúc lại chỉ sang ngôi 1 số nhiều để diễn tả tâm trạng cảm xúc không chỉ của riêng tôi mà của nhiều người bạn bè cung trang lứa.
Kể vẫn xen miêu tả, biểu cảm.
Đặc sắc về miêu tả : Tả mấy cậu học trò khi nghe thấy tiếng trống; con chim đứng trên bờ cửa sổ.
	Biểu cảm về tâm trạng, cảm xúc của tôi, các bạn, người lớn => góp phần tạo nên chất trữ tình man mác trong trẻo =>tạo nên niềm vui trong trẻo ấp áp trong ngày tựu trường đầu tiên cũng như 1 niềm vui ấm áp của mỗi chúng ta khi nhớ lại ngày đầu tiên đến lớp.
 	- GV hình về tâm trạng của con người lần đầu tiên đến lớp – liên hệ tới tâm trạng của người mẹ trong ‘cổng trường mở ra’.
III. Tổng kết ( 5’)
? Đánh giá về nghệ thuật của văn bản và rút ra những điều ghi nhớ 
	- Truỵên ngắn được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật theo trình tự thời gian của 1 buổi tựu trường.
	- Sự kết hợp hài hoà giữa kể, miêu tả, biểu cảm => tạo nên chất trữ tình của tác phẩm.
	- Hình ảnh thiên nhiên, ngôi trường, và các hình ảnh so sánh, nguồn cảm xúc cũng toát lên chất trữ tình thiết tha, êm dịu.
=> ND: Từtôi nhớ lại. Tâm trạng hồi hộp, ngỡ ngàng, sợ sệt, lo âu, chơi vơi hốt hoảng nhưng lại nhanh chóng thấy ấm áp quyến luyến thân thương, gần gũi với tất cả mọi người và sự vật trong lớp lần đầu tiên đi học.
=> Bình: Chất trữ tình( thơ) trong văn xuôi của Thanh Tịnh và của 1 số tác phẩm, cảm giác hồi hộp lo âu của tất cả mọi người khi đi học lần đầu tiên liên hệ với cá em nhỏ hiện nay.
 	* Luyện tập: (3’)
?Trình bày lại diễn biến cảm xúc nhân vật “ Tôi” ? ( Trong vai “ Tôi”)
? Nói về cảm xúc của em trong lần đâù tiên đến trường?
	* Dặn d ... óc, khốn cùng (Đại cáo bình Ngô). Nhưng chủ ý của tác giả không phải để nói về thời đã qua mà muốn người đọc liên tưởng đến tình hình mất nước hiện thời. Những từ: đô thị, khác giống đã phần nào hé lộ dụng ý kín đáo mà vẫn rõ ràng đó. 
? Tâm trạng của người cha trước lúc qua biên giới, nghĩ về hiện tình đất nước được miêu tả như thế nào? Đó còn là tâm trạng của ai trong hoàn cảnh nào?
- Đó là những tâm trạng: xé tâm can (nỗi đau đớn vò xé trong lòng); ngậm ngùi, khóc than (buồn bã, đau khổ), thương tâm, xây khối uất, vật cơn sầu, càng nói càng đauvẫn tiếp tục cách thể hiện ước lệ, tượng trưng. Nỗi đau riêng không hề được đề cập. Tất cả tấm lòng người cha chỉ đau nỗi đau mất nước. Những từ ngữ: vong quốc, cơ đồ, nùng lĩnh, hồng giang, nòi giốngở đây không còn vang lên tự hào như ở đoạn trên mà chở nặng buồn thương, tủi hổ.
- Và tâm trạng ấy, theo lời dặn dò con trai, càng lúc càng dâng cao: đầy bi phẫn, lâm li, thống thiết. Tưởng như lời lời, dòng dòng là lệ máu tuôn rơi đầm đìa trên mặt giấy. Tất nhiên, đó vừa là tâm trạng của Nguyễn Phi Khanh và nhân dân Đại Việt đầu thế kỉ XV vừa là tâm trạng của tác giả, của nhân dân Việt Nam mất nước hồi đầu thế kỉ XX.
4. Lời trao gửi cuối cùng (8 câu cuối cùng):
HS đoch diễn cảm đoạn thơ cuối.
? Người cha nói nhiều đến mình: thân tàn, tuổi già sức yếu, sa cơ, đành chịu bó tay để làm gì?
- Nói nhiều đến thất bại, đến tuổi già, sức mỏi, đến hoàn cảnh bất lực của mình. Nguyễn Phi Khanh biết người con trai đầu (Nguyễn Trài) là người thực sự có tài lớn (đã thi đỗ Thái học sinh (tiến sĩ) và ra làm quan cùng với mình – vào việc phục thù, cứu nước.
? Người cha dặn con những lời cuối cùng như thế nào? Qua đó, một lần nữa ta thấy ông là người thế nào?
? Câu thơ Thân lươn bao quản vũng lầy, em hiểu như thế nào?
- Câu thơ Thân lươn bao quản vũng lầy là lấy từ truyệm kiều:
Thân lươn bao quản lấm đầu
Chút lòng trinh bạch từ sau xin chừa!
Nhưng lại dùng để diễn tả tâm trạngvà hoàn cảnh riêng của người cha bất hạnh. Ông đã tự coi là người bỏ đi sống chết nơi quê người. 
- Người cha hoàn toàn tin tưởng và trông cậy vào con trai sẽ thay mình rửa nhục cho nhà, cho nước. Đó là nhiệm vụ trọng đại vô cùng, khó khăn vô cùng, thiêng liêng vô cùng: Giang sơn gánh vác sau này cậy con là lời trao gửi của thế hệ cha truyền lại cho thế hệ con trong phút chia ly, vĩnh biệt.
- Sử cũ còn ghi lại: Nguyễn Trãi cùng em là Nguyễn Phi Hùng theo xe tù, đưa cha lên đến ải Nam Quan. Thấy Nguyễn TRãi cứ nhất định muốn theo sang Trung Quốc để phụng dưỡng mình, Nguyễn Phi Khanh gạt lệ, ân cần dặn con:
- Cha biết con là người có tài. Vậy, con không nên theo thói thường tình, theo mãi bên cha làm gì. Con hãy trở về tìm đường cứu nước, đánh đuổi bọn ngoại bang, dành lại non sông Đại Việt. Như thế mới là đại hiếu. Còn cha, đã có Phi Hùng giúp đỡ rồi!
 Hiểu ra đại sự, Nguyễn Trãi đành lạy chào cha, rồi lần về Nam, sau đó tìm theo Bình Định vương Lê Lợi ở Lam Sơn mưu đồ kế sách Bình Ngô .
 - Qua lời dặn dò cuối cùng, ta càng thấy Nguyễn Phi Khanh là người anh hùng hào kiệt, hoàn toàn không nghĩ đến riêng mình, một lòng một dạ vì dân vì nước.
Hoạt động 5
Hướng dẫn tổng kết và luyện tập.
 1. Tại sao tác giả lại đặt nhan đề bài thơ là: Hai chữ nước nhà?
- Nước và nhà, Tổ quốc và gia đình, tình nhà và nghĩa nước, riêng và chung, gắn bó và chia sẻ. Nhưng nghĩa nước phải đặt trên tình nhà. Trung - hiếu: trung với nước, hiếu với cha mẹ (nhà) cần phải giữ vẹn cả hai. Nhưng hiếu với cha mẹ là tiểu hiếu, trung với nước mới là đại hiếu. Nguyễn Phi Khanh dặn con là trên cơ sở tư tưởng ấy. Nước mất thì nhà tan. Cứu được nước cũng là hiếu với cha. Thù nước đã trả là thù nhà cũng được báo. (Cần phân biệt với từ: nhà nước: chỉ hệ thống tổ chức điều hành một quốc gia). 
2. HS đọc và nghiền ngẫm nội dung mục Ghi nhớ, SGK, trang 163.
3. Làm bài luyện tập trong SGK.
4. Đọc thêm các bài: Chiêu hồn nước (Phạm Tất Đắc, SGK trang 163); Gánh nước đêm, Tiễn chân anh Khoá xuống tàu (trong tập thơ á Nam Trần Tuấn Khải).
5. Học thuộc lòng đoạn trích.
6. Chuẩn bị cho hai tiết kiểm tra tổng hợp cuối học kì.
Tiết 67 - 68 (A): Hoạt động ngữ văn 
 Làm thơ bảy chữ
A. Kết quả cần đạt:
- Tích hợp với các văn bản Văn, các kiến tức Tiếng Việt và Tập làm văn đã học, nhất là đối với bài 15(Thuyyét minh về một thể loại văn học).
- Bước đầu nhận biếđược kiểu thơ bảy vhữ, trên cở đó biết phân biệt với thơ năm chữ và thơ lục bát.
- Tạo hứng thú cho việc học ngữ văn và có ước mơ sáng tạo thơ văn.
B. Thiết kế bài dạy - học: 
Hoạt động 1
Ôntập bài 15
* GV: chúng ta đã luyện tập Phương pháp về một thể loại văn học ở bài 15, bây giờ em nào có thể trả lời câu hỏi:
? Muốn làm một bài thơ bảy chữ (4 câu hoặc 8 câu), chúng ta phải xác định được những yếu tố nào?
Phải xác định số tiếng và số dòng của bài thơ.
Phải xác định bằng, trắc cho từng tiếng trong bài thơ.
Phải xác định đối, niêm giữa các dòng thơ.
Phaie xác định các vần trong bài thơ.
Phải xác định cách ngắt nhịp trong bài thơ.
* GV chốt: luật cơ bản là: nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. (GV giải thích cụ thể: trong câu thơ thâts ngôn (7 tiếng): các tiếng 1,3,5 có thể sử dụng bằng, trắc tuỳ ý; còn các tiếng 2,4,6 phải phân minh, phân biệt rõ ràng, chính xác. 
VD: T-B-T hoặc B-T-B)
Hoạt động 2
Phân tích mẫu
 Bài thơ Bánh trôi nước
 Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
 Mà em vẫn giứ tấm lòng son.
a- Số tiếng: 28, số dòng: 4 (gọi là thất ngôn tứ tuyệt)
b- Bằng trắc:
	1. Dòng 1: em (bằng) - trắng (trắc) - vừa (bằng)
	2. Dòng 2: nổi (trắc) - chìm (bằng) - nước (trắc)
	3. Dòng 3: nát (trắc) - dầu (bằng) - kẻ (trắc)
	4. Dòng 4: em (bằng) - giữ (trắc) - lòng (bằng)
c- Đối, niêm (dính vào nhau):
+ Bằng đối với trắc.
+ Các cặp niêm: nổi - nát, chìm - dầu, nước - kẻ.
d- Nhịp: 4/3 hoặc 2/2/3
e- Vần: chân, bằng: (ON): 7(1) - 7(2) - 7(4)
Hoạt động 3
Luyện tập
1. Làm tiếp hai câu theo ý mình:
Tôi thấy người ta có bảo rằng:
Bảo rằng thằng Cuội ở cung trăng!
Cung chăng hẳn có chị Hằng nhỉ?
Có dạy cho đời bớt cuội chăng?
2. Làm tiếp hai câu theo ý mình:
	Vui sao ngày đã chuyển sang hè
	Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve
	Nắng đấy rồi mưa như trút nước
	Bao người vẫn vội vã đi về
Tiết 67 - 68 (B): Kiểm tra tổng hợp
cuối học kì I
A. Kết quả cần đạt:
1. Đánh giá HS ở các phương diện sau:
 	Vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của phần văn học, Tiếng Việt và tập làm văn: vận dụng phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm trong một bài viết tự luận
2. Một số trọng tâm kiến thức cần ôn tập và nắm vững:
a- Đọc-hiểu văn bản:
- Văn bản tự sự (cót truyện, nhân vật, chi tiết, lời kể, giá trị tư tưởng của từng truyện).
- Văn bản trữ tình (vẻ đẹp và chiều sâu của tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình và chủ đề trữ tình; ngôn ngữ và hình ảnh thơ.
- Văn bản nhật dụng: nội dung và ý nghĩa của 3 văn bant nhật dụng đã học.
b- Tiếng Việt:
- Các lớp từ và nghĩa của từ.
- Các biện pháp tu từ từ vựng và tác dụng của nó.
- Câu ghép.
- Hệ thống dấu câu: đặc điểm, vai trò, tác dụng.
- Vận dụng để học - hiểu các văn bản đã học.
c- Tập làm văn:
- Văn tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả (đặc điểm, các yếu tố, cách lập ý, cách làm bài)
- Văn thuyết minh (đặc điểm, cách làm bài).
3. Hình thức kiểm tra và cấu trúc đề kiểm tra:
a- Hình thức kiểm tra: Viết, thời gian 2 tiết.
b- Cấu trúc đề: gồm 2 phần.
+ Trắc nghiệm: từ 8-10 câu hỏi dựa trên sự khai thác một đoạn văn trong các văn bản đã học.
+ Tự luận: một đề viết văn tự sự có thể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Tiết 69: Tập làm văn
Luyện tập làm văn bản thuyết minh
(bổ trợ cho bài 14)
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
A. Kết quả cần đạt:
- Tiếp tục củng cố kiến thức về văn bản thuyết minh.
- Rèn luyện các thao tác quan sát, ghi chép, lập ý cho bài văn thuyết minh.
- Tích hợp với các kiến thức văn và Tiếng Việt đã học.
B. Thiết kế bài dạy - học:
Hoạt động 1
Thuyết minh một đồ dùng: bàn là điện.
I. Thuyết minh về cấu tạo của đồ dùng:
1. Nguồn sinh nhật.
2. Vỏ.
3. Bộ phận phun hơi nước.
4. Bộ phận điều chỉnh nhiệt độ.
5. Bộ phận đèn báo hiệu.
II. Thuyết minh về công dụng, chức năng của đồ dùng.
1. Công dụng: là phẳng quần áo, tấm vải, tấm ga
2. Chức năng: là một đồ dùng gia đình, hiệu may mặc.
III. Thuyết minh về quy trình sưe dụng và chế độ bảo quản đồ dùng
1. Quy trình sử dụng:
Trước khi sử dụng, cần kiểm tra:
Dây dẫn điện có bị hở không?
Vỏ có bị rò điện không?
Núm điều chỉnh nhiệt độ có ở vị trí thích hợp với loại vải không?
Kiểm tra nước để phun vào vật cần là đã có chưa?
Cắm điện vào bàn là xem đèn báo có đỏ không?
* Ngoài ra cần lau sạch bụi bẩn trên bàn là.
2. Chế độ bảo quản:
Sau khi dùng xong, cần phải:
a- Rút phích điện của bàn là ra khỏi ổ điện.
b- Đặt nghiêng bàn là lên một vật có thể chịu nhiệt, đợi nguội hẳn mới cất vào hộp hoặc tủ. Tránh làm xây xước mặt bàn là.
* GV chốt:
- Nội dung thuyết minh trên giúp cho người đọc hiểu về cấu tạo, công dụng và cách sử dụng, bảo quản cái bàn là điện.
- Toàn bộ nội dung trên mới là phần thân bài, khi viết thành văn bản hoàn chỉnh cần thêm hai phần: mở bài, kết bài.
Hoạt động 2
Thuyết minh một đồ dùng: cái phích nước.
Thân bài:
1. Cấu tạo:
- Ruột phích: làm bằng thuỷ tinh tráng thuỷ ngân, có tác dụng giữ nhiệt.
- Vỏ phích: làm bằng kim loại hoặc nhựa tổng hợp, có tác dụng bảo vệ ruột phích không bị va quẹt trực tiếp với các vật khác. Trên thân vỏ phích có tay cầm hoặc quai xách, tiện lợi cho người sử dụng.
- Nắp đậy và nút phích: nắp trùm lên phần miệng phích, nút đậy trực tiếp vào miệng của ruột phích.
2. Công dụng: giữ nước đã đun sôi luôn ở nhiệt độ cao, tiện lợi cho việc sử dụng.
3. Bảo quản: 
- Để ở chỗ an toàn, tránh va đập gây vỡ và có thể bị tai nạn (bỏng)
- Nếu để lâu không dùng, trước khi rót nước sôi vào, cần phải tráng một lượt nước nóng.
Tiết 70: Tiếng Việt
Trả bài kiểm tra
A. Kết quả cần đạt:
- Ôn tập lại những kiến thức đã học.
- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về kết quả của bài làm.
- Hướng khắc phục những lỗi còn mắc lại.
B. Thiết kế bài dạy - học:
Hoạt động 1
Nhận xét, đánh giá chung.
GV nhận xét, đánh giá chung
Kiến thức: mức độ đạt yêu cầu.
Kĩ năng: vận dụng lý thuyết vào thực hành.
Trình bày: hình thức cả bài, câu, chữ.
Kết quả về điểm số: giỏi, khá, trung bình, yếu kém.
Hoạt động 2
Nhận xét, đánh giá một số bài cụ thể
* GV giới thiệu cho HS nhận xứt, đánh giá một số bài đạt điểm cao và một số bài dạt điểm thấp:
a- Nguyên nhân làm bài tốt và chưa tốt.
b- Hướng khắc phục các khuyết điểm sai sót.
Hoạt động 3
Trả bài.
GV trả bài cho HS và yêu cầu HS tự sửa lỗi.
Sau đó, HS đổi bài cho nhau để cùng sửa và rút kinh nghiệm.
Tiết 71 - 72: Trả bài kiểm tra tổng hợp 
 cuối học kì I

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 8(60).doc