Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Hồng

Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Hồng

A-Mục tiêu bài học:

-Cảm nhận được niềm khát khao, tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối đc thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.

-Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn, truyền cảm của bài thơ.

B-Chuẩn bị:

-Đồ dùng:

C-Tiến trình tổ chức dạy - học:

1-ổn định tổ chức:

2-Kiểm tra:

3-Bài mới:

 Khát vọng tự do luôn là đề tài lớn của các nhà thơ, nhà văn trong giai đoạn 1930-194.Nhưng mỗi nhà thơ lại bộc lộ niềm khao khát tự do của mình theo một cách, làm cho tiếng nói tự do càng trở nên phong phú. Giữa cảnh đất nứoc bị nô lệ, Thế Lữ đã mượn lời con hổ- chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong vườn bách thú để nói lên niềm khao khát tự do, nối tiếc một quá khứ huy hoàng của mình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.

 

doc 47 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1265Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 8 - Học kỳ II - Năm học 2008-2009 - Phạm Thị Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kỳ ii
Tuần 19
Ngày soạn: 28/12/2008 	Ngày dạy: 30/12/2008
Tiết 73-74: Nhớ rừng
 (Thế Lữ )
A-Mục tiêu bài học: 
-Cảm nhận được niềm khát khao, tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối đc thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
-Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn, truyền cảm của bài thơ.
B-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1-ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra: 
3-Bài mới: 
 Khát vọng tự do luôn là đề tài lớn của các nhà thơ, nhà văn trong giai đoạn 1930-194.Nhưng mỗi nhà thơ lại bộc lộ niềm khao khát tự do của mình theo một cách, làm cho tiếng nói tự do càng trở nên phong phú. Giữa cảnh đất nứoc bị nô lệ, Thế Lữ đã mượn lời con hổ- chúa tể của rừng xanh bị giam cầm trong vườn bách thú để nói lên niềm khao khát tự do, nối tiếc một quá khứ huy hoàng của mình. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Dựa vào chú thích *, em hãy nêu 1 vài nét về tác gỉa ?
 Tôi là người khách bộ hành phiêu lãng
 Đg trần gian xuôi ngược để vui chơi !
 ...Tôi chỉ là một khách tình si
 Ham cái đẹp có muôn hình muôn vẻ.
Thế Lữ đi tìm cái đẹp ở mọi nơi: ở cõi tiên (Tiếng sáo thiên thai, Vẻ đẹp thoáng qua), ở TN, ở mĩ thuật, ở âm nhạc (Tiếng chúc tuyệt vời, tiếng hát bên sông), ở nhan sắc thiếu nữ... Song Thế.Lữ vẫn mang nặng tâm sự thời thế, đất nước.
-Em hãy nêu xuất xứ của bài thơ ?
-Hd đọc: Đoạn 1,4 đọc với giọng buồn, ngao ngán, bực bội u uất; Đoạn 2,3,5 đọc với giọng vừa hào hứng vừa nối tiếc, vừa tha thiết, bay bổng, vừa mạnh mẽ, hùng tráng và kết thúc bằng 1 tiếng thở dài bất lực.
-Giải nghĩa từ khó.
-Bài thơ đc t.g ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết ND của mỗi đoạn ?
*Bố cục: 5 đoạn.
-Khổ 1: T.trạng của con hổ khi bị nhốt trg vườn bách thú.
-Khổ 2: Con hổ nhớ lại cảnh khi là chúa tể cả muôn loài.
-Khổ 3: Con hổ nối tiếc thời oanh liệt không còn nữa.
-Khổ 4: Con hổ căm giận và khinh ghét cảnh sống tầm thường, giả dối.
-Khổ 5: Nỗi nhớ rừng ghê gớm lại cháy lên khôn nguôi.
-Gv: 5 đoạn của bài thơ là 1 chuỗi tâm.trạng nối tiếp nhau, phát.triển 1 cách tự nhiên, lô gíc trong nội tâm của con hổ giống như trong nội tâm của con người vậy.
-Trong bài có 2 cảnh được miêu tả đầy ấn tượng đó là những cảnh nào ? (Cảnh vườn bách thú, nơi con hổ bị nhốt và cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị như ngày xưa).
-Hs đọc khổ 1,.
-Câu thơ đầu có những từ nào đáng chú ý ? (Gậm, khối).
-Thử thay gậm =ngậm, khối =nỗi và s2 ý nghĩa biểu.cảm của chúng ? (Gậm nghĩa là dùng răng, miệng mà ăn dần, cắn dần từng chút một cách chậm chạp, kiên trì. Đây là động từ diễn tả hành.động bứt phá của con hổ nhưng chủ yếu thể hiện sự gậm nhấm đầy uất ức và bất lực của chính bản thân con hổ khi bị mất tự do. Nó gậm khối căm hờn không sao hoá giải đc, không làm cách nào để tan bớt, vợi bớt đi. Căm hờn, uất ức vì bị mất tự do, thành 1 thân tù đã đóng vón kết thành khối, thành tảng).
-Câu thơ cho thấy đc t.trạng gì của con hổ ?
-Vì sao con hổ lại căm hờn đến thế ? (Từ chỗ là chúa tể muôn loài, đang mặc sức tung hoành chốn sơn lâm, nay bị nhốt trg cũi sắt, trở thành thứ đồ chơi của đám ng nhỏ bé mà ngạo mạn, ngang bày với bọn gấu, báo dở hơi, vô tư lự, n hạng tầm thường, vô nghĩa lí. Điều đó làm cho con hổ vô c căm uất, ngao ngán).
-Tư thế nằm dài trông ngày tháng dần qua nói lên tình thế gì của con hổ ?
-Câu thơ: Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm, đả nói lên t.trạng gì của chúa sơn lâm ?
-Em có nhận xét gì về giọng điệu, về cách xưng hô, về cách dùng từ của khổ thơ thứ nhất này ?
-Gv:Đoạn thơ mở đầu đã chạm ngay vào nỗi đau mất nc, nỗi đâu của ng dân nô lệ lúc bấy giờ. Họ thấy nỗi căm hờn, uất hận của con hổ c chính là tiếng lòng mình. Cả nỗi ngao ngán của con hổ cũng là nỗi ngao ngán của người dân trong cảnh đời tăm tối, u buồn bao trùm khắp đ.nc.
Trên đây là 1 nét t.trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm, khi bị sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Trong hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ, thì nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ cũng đồng điệu với bi kịch của n.dân ta trong xiềng xích nô lệ.
-Cũi sắt có thể giam cầm được thể xác con hổ, nhưng còn tâm tưởng của nó thì sao ?
-Cảnh núi rừng, nơi ở của chúa sơn lâm đc m.tả qua những câu thơ nào ?
-Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác gỉa ?
I-Giới thiệu tác giả- Tác phẩm:
1-Tác giả: Thế Lữ (1907-1945), quê Bắc Ninh, là nhà thơ tiêu biểu cho phong trào thơ mới (1932-1945) ông tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, bút danh của ông đc đặt theo lối chơi chữ nói lái và có ngụ ý: ông tự nhận là lữ khách trên trần thế, cả đời chỉ biết săn tìm cái đẹp để mua vui: 
2-Tác phẩm: Bài thơ viết 1934, in trong tập “Mấy vần thơ” xuất bản 1943.
II-Đọc - hiểu văn bản
1-Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong vườn bách thú:
 Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
->Sử dụng động từ, danh từ – M.tả t.trạng căm hờn, uất ức vì bị mất tự do của chúa sơn lâm.
 Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
->Buông xuôi, bất lực.
 Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
->Tủi nhục, ngao ngán vì bị sa cơ, lỡ bước.
->Câu mở đầu những vần trắc gợi lên giọng gầm gừ, câu thứ 2 những vần bằng như 1 tiếng thở dài ngao ngán.
Xưng “ta” chứa đựng sắc thái kiêu hãnh, tự hào.
Từ ngữ giàu h/ả.
=>Đây cũng chính là nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của người dân mất nước.
Ngày soạn: 29/12/2008 	Ngày dạy: 31/12/2008
Tiết 74: 	 Nhớ rừng (tt)
A-Mục tiêu bài học: 
-Cảm nhận được niềm khát khao, tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối đc thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở vườn bách thú.
-Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lãng mạn, truyền cảm của bài thơ.
B-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1-ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra: 
3-Bài mới:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Cảnh núi rừng, nơi ở của chúa sơn lâm đc m.tả qua những câu thơ nào ?
-Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác gỉa ?
-Cảnh núi rừng ngày xưa hiện lên trong nỗi nhớ của con hổ như thế nào ?
-Câu thơ nào m.tả h/ả chúa sơn lâm?
-Những câu thơ trên gợi cho ta thấy h/ả 1 chúa sơn lâm như thế nào ?
-Tâm.trạng của chúa sơn lâm lúc đó ntn?
-Con hổ đã nhớ lại n kỉ niệm gì ở chốn rừng xưa ? (KN về những đêm trăng, những ngày mưa, những bình minh và những buổi chiều trong rừng).
-Về h.thức diễn đạt của khổ thơ, có gì đ.biệt ? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó ?
-Gv: Có thể xem bốn thời điểm như 1 bộ tranh tứ bình về cảnh giang sơn của chúa sơn lâm.
-Kết thúc khổ 3, con hổ bật kêu lên :
-Câu hỏi tu từ đc sd ở đây có t.d gì ?
-Gv: Câu thơ cuối tràn ngập c.xúc buồn thg, thất vọng, nối tiếc, nó như 1 tiếng thở dài ai oán của con hổ. Đó không chỉ là t.trạng của con hổ mà còn đc đồng cảm sâu xa trg t.trạng của cả 1 lớp ng VN trong thời nô lệ, mất nc nhớ về quá khứ hào hùng của DT. Câu thơ có sức khái quát điển hình.
-Hs đọc khổ 4,5.
-Sau những hồi tưởng đẹp đẽ về quá khứ, con hổ lại trở lại c.s thực tại –Gv đọc khổ 4.
-Cảnh vật ở khổ 4 có gì giống và khác với cảnh vật ở khổ đầu bài thơ ? (Giống: là đều m.tả t.trạng chán chường, uất hận của con hổ; nhưng khác là khổ 1 m.tả k.q c.s bị giam cầm tù hãm của con hổ, còn khổ 4 lại m.tả chi tiết cảnh TN ở vườn bách thú. Đây là TN nhân tạo, TN thu nhỏ và đc sắp xếp bởi bàn tay con ng).
-Khổ thơ thứ 4 đã thể hiện đc thái độ gì của con hổ ?
-Gv: Đây chính là cảm nhận của thanh niên trí thức VN về 1 XH nửa TD PK đang trên đg Âu hoá với bao điều lố lăng, kệch cỡm.
-Hai câu thơ mở đầu và k.thúc của khổ 5 là 2 câu b.cảm, điều đó có ý nghĩa gì?
-Gv: Đặt vào h.c LS n năm 30-45, bài thơ khơi đã gợi nỗi nhớ quá khứ, khơi gợi niềm khát khao tự do và sự bức bối khi bị giam cầm trg vòng nô lệ của bọn TD Pháp. Đó c chính là t.trạng của đông đảo n ng dân VN mất nc.
-Em hãy nêu giá trị ND, NT của bài thơ ? -Hs đọc ghi nhớ.
-Đọc diễn cảm bài thơ. 
II-Đọc - Hiểu văn bản :
2-Nỗi nhớ rừng của con hổ (Đ 2,3 ):
 Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
 Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
 Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
->Sử dụng hàng loạt ĐT, T2, DT để tả cảnh rừng đại ngàn.
=>Cảnh rừng núi thiên nhiên hùng vĩ.
 Ta bước lên, dõng dạc, đường hoàng,
 Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nh,
->H/ả con hổ –chúa sơn lâm hiện lên vừa mạnh mẽ, vừa nhẹ nhàng, vừa uy nghi dũng mãnh, vừa mềm mại, uyển chuyển.
=>Thể hiện t.trạng hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình.
 Nào đâu n đêm vàng... trăng tan ?
 Đâu n ngày mưa chuyển... đổi mới ?
 Đâu n bình minh... tưng bừng ?
 Đâu những chiều lênh láng... bí mật ?
-Điệp ngữ kết hợp với câu hỏi tu từ nối tiếp nhau, dồn dập – Gợi lại những KN tuyệt đẹp của 1 thời vàng son và thể hiện khí phách ngang tàng làm chủ.
 Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
->Câu hỏi tu từ kết hợp với dấu chấm cảm –Nhấn mạnh và bộc lộ t.trạng nối tiếc c.s độc lập tự do.
3-Nỗi chán ghét thực tại và nỗi nhớ rừng:
->Uất hận và chán ghét thực tại nhỏ bé, tầm thg, giả dối. 
Hỡi oai linh, cảnh nc non hùng vĩ !
 -Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi !
->Bộc lộ tr.tiếp nỗi tiếc nhớ c.s tự do, phóng khoáng.
=>Đó c chính là khát vọng tự do của ng dân VN.
*Ghi nhớ: sgk (7 ).
*Luyện tập:
* Củng cố: HS đọc ghi nhớ
D-Hướng dẫn học bài: 
-Học thuộc lòng bài thơ, học thuộc ghi nhớ.
-Soạn bài: Ông đồ (Đọc VB, đọc chú thích và trả lời những câu hỏi trong phần Đọc –Hiểu VB).
E-Rút kinh nghiệm: 
 Ngày soạn: 31/12/2008	Ngày dạy: 01/01/2009
Tiết 75: Ông đồ
 Vũ Đình Liên
A-Mục tiêu bài học: 
-Cảm nhận được tình cảnh tàn tạ của nhân vật ông dồ, qua đó thấy được niềm cảm thương và nỗi nhớ tiếc ngậm ngùi của tác giả đối với cảnh cũ người xưa gắn liền với 1 nét đẹp văn hoá cổ truyền.
-Thấy được sức truyền cảm nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
B-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng: 
C-Tiến trình tổ chức dạy – học: 
1-ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra:
 Đọc thuộc lòng bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ và cho biết giá trị ND, NT của bài thơ ? 
3-Bài mới: 
 Ca dao có câu: “Còn duyên kẻ đón người đưa, Hết duyên đi sớm về khuya một mình”. Có cái duyên tự mình để mất, lại có cái duyên bị lấy mất đi. Nhà thơ Vũ Đình Liên đã nói bằng thơ về 1 duyên phận, cái duyên phận do thời thế đem cho, rồi cũng do thời thế cướp mất của ông đồ nho già làm nghề viết chữ nho thuê. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài thơ Ông đồ của VĐL để thấy được cái duyên bị cướp đi do thời thế thay đổi.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Hs đọc sgk.
-Hd đọc: Khổ 1,2 đọc với giọng vui, phấn khởi; khổ 3,4 đọc với giọng buồn, xúc động; khổ cuối đọc với giọngbuồn, bâng khuâng. Nhịp 2/3 hoặc 3/2.
-Giải thích từ khó.
-Bài thơ đc s.tác theo thể thơ nào ?
-Nv trữ tình trg bài thơ là ai ?
-Hs đọc khổ 1,2. Hai khổ thơ đầu nói về thời kì nào của ông đồ ?
-H ...  quyết.
-Kết hợp giữa kể, tả, biểu cảm, bình luận nhưng không được bịa đặt, cần có những sự việc và số liệu chính xác.
c-KB: Khẳng định ý nghĩa của danh lam-di tích.
II--Hướng học sinh thực hành:
D-Hướng dẫn học bài: 
-Tiếp tục hoàn thiện bài thuyết minh trên (cá nhân).
-Chuẩn bị bài sau: Hịch tướng sĩ.
E-Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 16/02/2009	Ngày dạy: 18/02/2009
Tiết 93: Hịch tướng sĩ
 (Trần Quốc Tuấn)
A-Mục tiêu bài học: 
-Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
-Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc NT của văn chính luận.
-Biết vận dụng bài học để viết bài văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lô gic và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm.
B-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1-ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra: 
-VB Chiếu dời đô của ai, được viết theo thể loại nào ? Thế nào là chiếu ?
-Nêu những nét đặc sắc về ND và NT của VB Chiếu dời đô ?
3-Bài mới: 
 Trần Quốc Tuấn là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam thời trung đại. Ông đã có nhiều công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên (1285, 1288). Ông là nhà lí luận quân sự với những tác phẩm Vạn kiếp tông bí truyền thư, Binh thư yếu lược,... Trần Quốc Tuấn còn là tác gỉa của bài hịch lừng danh Dụ chư tì tướng hịch văn (9.1284).
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
-Dựa vào chú thích*, em hãy trình bày hiểu biết của mình về tác gỉa TQT ?
-GV:TQT là người biết đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hiềm khích của g.đình. Cha ông là Trần Liễu trc lúc mất, cha ông đã dặn con phải vì cha lấy được thiên hạ để trả thù cho cha, khi cha ông bị vua Trần Thái Tông cướp vợ. Vì quyền lợi quốc gia, TQT đã không làm theo lời cha dặn, ông đã một lòng trung nghĩa với vua, với nước. TQT đã phò vua và giúp vua đánh đánh bại kẻ thù. Khi ông mất, vua Trần đã phong cho ông tước Hưng Đạo Vương.
-Bài hịch ra đời trong hoàn cảnh nào ?
-GV: Theo Biên niên lịch sử cổ trung đại VN (XB 1987) thì bài hịch này được công bố vào 9.1284 tại cuộc duyệt binh ở Đông Thăng Long. Trong 3 cuộc kháng chống Mông-Nguyên thời Trần thì cuộc kháng lần 2 là gay go, quyết liệt nhất. Giặc cậy thế mạnh ngang ngược, hống hách. Ta sôi sục căm thù quyết tâm chiến đấu. Nhưng trong hàng ngũ tướng sĩ cũng có người dao động, có tư tưởng đầu hàng. Vì vậy tư tưởng chủ đạo của bài hịch là nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng. Đây chính là thước đo cao nhất, tập trung tinh thần yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
-VB được viết theo thể loại nào ?
-Dựa vào chú thích, em hãy cho biết thể hịch có những đặc điểm chính gì ?
-Hd đọc: Giọng hùng hồn, tha thiết. Đoạn nêu gương sử sách: đọc với giọng thuyết giảng. Đoạn tình hình thực tế và nỗi lòng tác giả: đọc giọng trữ tình, bộc bạch, chậm rãi. Đoạn phê phán, phân tích thiệt hơn: đọc giọng mỉa mai chế giễu, kích động. Đoạn cuối: đọc giọng dứt khoát, đanh thép. Câu cuối bài đọc với giọng chậm, tâm tình.
-Hãy tìm bố cục của bài hịch theo 3 phần MB, TB, KB ?
-Tác giả có v.trò gì trong bài hịch này ? (Dùng lí lẽ, dẫn chứng để khích lệ lòng yêu nước căm thù giặc của các tướng sĩ, từ đó mà ra sức học tập binh thư ).
-Hs đọc phần MB.
-Những nhân vật nào được nêu gương ? 
-Những nhân vật ấy có địa vị ntn, có cùng thời đại không ? 
-Họ có điểm chung nào để trở thành gương sáng cho mọi người noi theo ?
-Em có nhận xét gì về cách nêu dẫn chứng và cách viết câu văn của tác giả ? Điều này đã đem lại hiệu quả gì cho đoạn văn ? 
-Phần MB đã đảm bảo được chức năng nào của bài Hịch tướng sĩ ? 
I-Giới thiệu tác giả tác phẩm:
1-Tác giả: Trần Quốc Tuấn-Hưng Đạo Vương (1231-1300).
-Là một danh tướng kiệt xuất của DT.
-Là người có tài năng văn võ song toàn.
-Là người có công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ 2 (1285) và lần thứ 3 (1287-1288).
2-Tác phẩm: 
-Bài hịch được viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai (1285).
*Hịch: sgk (58-59).
II-Đọc - Hiểu văn bản:
*Bố cục: 3 phần.
-MB (từ đầu->tiếng tốt): Nêu gương sáng về lòng trung quân ái quốc, trong sử sách.
-TB (tiếp->có được không/1-57): Phân tích tình hình đich-ta, nhằm khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tướng sĩ.
-KB (đoạn còn lại): Kêu gọi tướng sĩ học binh thư yếu lược.
1-Nêu gương sáng trong lịch sử:
-Có người là tướng như Do Vu, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư.
-Có người là gia thần như Dự Nhượng, Kính Đức.
-Có người làm quan nhỏ coi giữ ao cá như Thân Khoái.
->Các nhân vật được nêu gương có địa vị cao thấp khác nhau, thuộc các thời đại khác nhau.
=>Sẵn sàng chết vì vua, vì chủ tướng, không sợ hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
->liệt kê dẫn chứng kết hợp với nhiều câu cảm thán – Có sức thuyết phục người đọc và bộc lộ t.cảm tôn vinh, ngưỡng mộ đối với những gương sáng trong lịch sử.
=>Nêu gương sáng trong LS để khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ thời Trần.
D-Hướng dẫn học bài: 
-Chọn học thuộc lòng 1 đoạn văn trong bài, học thuộc ghi nhớ.
-Soạn bài: Hịch tướng sĩ(tt)
E-Rút kinh nghiệm: 
Ngày soạn: 18/02/2009	Ngày dạy: 20/02/2009
Tiết 94: Hịch tướng sĩ (tt)
 (Trần Quốc Tuấn)
A-Mục tiêu bài học: 
-Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn, của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược.
-Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc NT của văn chính luận.
-Biết vận dụng bài học để viết bài văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lô gic và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm.
B-Chuẩn bị: 
-Đồ dùng: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
1-ổn định tổ chức: 
2-Kiểm tra: 
Những gương sáng trong lịch sử nước ta qua văn bản: Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn?
3-Bài mới: 
 Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
- -Hs đọc phần TB.
-Khi phân tích tình hình địch- ta, tác giả đã dùng những luận điểm nào ? (Tội ác của giặc và lòng căm thù giặc; phê phán thói hưởng lạc cá nhân, từ đó thức tỉnh tinh thần yêu nước của tướng sĩ).
-ở luận điểm 1, tác giả đã nói tới "Thời loạn lạc và buổi gian nan", theo em đó là thời kì LS nào của nước ta ? (Thời Trần quân Nguyên- Mông XL nc ta).
-Trong thời buổi ấy, h/ả của kẻ thù đc hiện lên qua những câu văn nào ?
-Em có nhận xét gì về các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đ.v này (từ ngữ, giọng điệu, b.p tu từ ) ? Tác dụng của cá b.p NT đó là gì ?
-Qua đ.v, h/ả kẻ thù hiện lên như thế nào ?
-Em có nx gì về thái độ của t.g khi viết đ.v này ?
-Đọc đ.v diễn tả lòng căm thù giặc, hãy chô biết, đ.v này đc c.tạo ntn trên các phương diện: câu, LK ý trg câu, cách dùng dấu câu, cách dùng từ, giọng điệu? Cách c.tạo ấy có t.d gì trg việc diễn tả tâm trạng con người ?
-Theo dõi đ.v diễn tả tâm tình của chủ tướng đối với các tướng sĩ, em có nx gì vể sự LK các câu văn trg đoạn văn ?
-S.d câu văn biền ngẫu, có c.tạo 2 vế song hành đối xứng ấy có t.d gì trong việc diễn tả mqh chủ tướng ?
-Sau khi bày tỏ qh thân tình, t.g đã phê phán lối sống sai lầm nào của tướng sĩ?
-Những biểu hiện đó cho thấy một cách sống nào bị phê phán ?
-T.g đã p.tích hậu quả của cách sống này bằng những câu văn nào ?
-Những lời văn đó đã bộc lộ đc thái độ gì của t.g ?
-Tiếp theo, t.g đã khuyên răn tướng sĩ những điều gì, những câu văn nào nói lên điều đó ?
-Những lời khuyên trên nhằm mđ gì, những câu văn nào nói lên điều đó ?
-Theo em, trg 2 đ.v trên, t.g đã thuyết phục người đọc, người nghe bằng 1 lối nghị luận ntn ?
-Hs đọc 2 đọn cuối.
-T.g viết bài Hịch để nhằm mđ gì ? (khích lệ tướng sĩ học binh thư, trg h.cảnh đ.nc đang có ngoại xâm).
-Theo em, vì sao TQT có thể nói với tướng sĩ rằng: Nếu...
(Vì binh thư yếu lược là sách binh pháp nổi tiếng, vì nc ta đang đứng trc nguy cơ ngoại xâm, vì tướng sĩ muốn cầu an hưởng lạc).
-Điều đó cho thấy TQT có thái độ ntn đối với tướng sĩ và kẻ thù ?
-Bài hich có những nét đ.sắc gì về nội dung và nghệ thuật ?
-Chọn đọc diễn cảm đv mà em thích ? 
2-Phân tích tình hình đich-ta:
a-Tội ác của giặc và lòng căm thù giặc:
-Sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng... Thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói.
->Từ ngữ gợi hình, gợi cảm kết hợp với b.p so sánh; giọng văn mỉa mai, châm biếm – Khắc hoạ sinh động h/ả của kẻ thù, gợi cảm xúc căm phẫn cho người đọc, người nghe.
=>Kẻ thù bạo ngược, vô nhân đạo, tham lam. 
->Căm ghét, khinh bỉ kẻ thù và đau xót cho đất nước.
-Ta thường tới bữa quên ăn... vui lòng.
->Cả đoạn có 2 câu văn, mỗi câu có 2 ý LK với nhau (nỗi đau xót- nỗi căm hờn kẻ thù), dùng nhiều dấu phẩy, nhiều ĐT, giọng điệu thống thiết tình cảm – Cực tả niền uất hận trào dâng trg lòng và khơi gợi sự đồng cảm trg lòng người đọc, người nghe.
b-Phê phán thói hưởng lạc cá nhân, từ đó thức tỉnh tinh thần y.nc của tướng sĩ:
-Các ngươi ở cùng ta... kém gì.
->LK các câu có 2 vế song hành đối xứng (câu văn biền ngẫu) –
Diễn tả mqh gắn bó khăng khít không thể tách rời giữa chủ tướng đối với tướng sĩ trên phương diện vật chất và tinh thần.
-Nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nc nhục mà không biết thẹn,...
-Lấy việc chọi gà làm vui... hoặc mê tiếng hát.
=>Phê phán cách sống quên danh dự, quên bổn phận, cầu an hưởng lạc.
-Cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp... tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai.
-Chẳng những thái ấp của ta không còn... lúc bấy giờ giẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có đc không ?
=>Phê phán nghiêm khắc lối sống cá nhân, hưởng lạc của tướng sĩ.
-Nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào dưới đống củi" là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" làm răn sợ.
-Huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên.
=>Phải biết lo xa và phải tăng cường tập võ nghệ.
-Có thể bêu đầu Hốt Tất Liệt,... làm rữa thịt Vân Nam Vương,...
-Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền... mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm.
=>Vừa chống được ngoại xâm, vừa giữ đc nước nhà.
->Dùng nhiều điệp từ, phép lệt kê, từ ngữ có h/ả, phép so sánh, sd câu văn biền ngẫu, lí lẽ sắc sảo kết hợp với t.cảm thống thiết.
3-Kêu gọi tướng sĩ:
-Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ, nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy của ta, tức là kẻ nghịch thù.
=>Thể hiện thái độ dứt khoát, cương quyết, rõ ràng đối với tướng sĩ và thể hiện q.tâm chiến đấu, chiến thắng kẻ thù XL.
*Ghi nhớ: sgk (61 ).
*Luyện tập:
D-Hướng dẫn học bài: 
-Nắm vững nội dung tiết học.
-Soạn bài: Hành động nói
E-Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 8 HK II.doc