Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì I - Tiết 1 đến 76 - Năm học 2018-2019

Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì I - Tiết 1 đến 76 - Năm học 2018-2019

1. Kiến thức:

- Biết đọc - hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện hiện đại.

- Thấy được bút pháp hiện thực, nhân đạo của nhà văn Ngô Tất Tố.

- Hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội tàn ác, bất nhân dưới chế độ cũ; thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng trong những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức – có đấu tranh.

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.

- Thành công của nhà văn trong việc tạo tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện và xây dựng nhân vật.

2. Kỹ năng:

- Tóm tắt văn bản truyện.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.

3. Thái độ: HS có tấm lòng thương cảm, quý trọng người phụ nữ, căm ghét chế độ bất công người bóc lột người.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Phẩm chất: tự tin, nhân ái, yêu thương con người, khoan dung, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, ảnh chân dung Ngô Tất Tố, tác phẩm “Tắt đèn”, tư liệu liên quan. máy chiếu.

2. Học sinh: Học bài cũ. Soạn bài trước ở nhà.

docx 137 trang Người đăng Bảo Việt Ngày đăng 23/05/2024 Lượt xem 196Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì I - Tiết 1 đến 76 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2018	Ngày dạy: / / 2018
Tuần 1. Tiết 1.
Bài 1	Văn bản: TÔI ĐI HỌC
(Thanh Tịnh)
MỤC TIÊU:
- Qua bài, HS cần:
Kiến thức:
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Học sinh hiểu được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhở ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
Kỹ năng:
Có kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, liên tưởng đến buổi tựu trường đầu tiên của bản thân. Học hỏi cách viết truyện ngắn của Thanh Tịnh
Thái độ:
Trân trọng những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường.
Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Phẩm chất: tự tin, thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè.
CHUẨN BỊ :
Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.
Học sinh: Ôn lại một số văn bản nhật dụng ở chương trình Ngữ văn. Soạn bài trước ở nhà.
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phân tích, bình giảng.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Hoạt động khởi động:
Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra vở bài tập của HS.
Vào bài mới:
GV cho HS xem 1 số h/a HS cắp sách đến trường. Cho HS NX – GV gt bài.
“Cứ mỗi độ thu sang....” đó là thời khắc đáng nhớ của học trò chúng ta. Mùa thu, mùa của hoa cúc nở, của những sự khởi đầu đối với mỗi học sinh sau những tháng hè dài.
Và rồi mọi sự đều nguyên vẹn, tươi mới với những dòng xúc cảm khác nhau trước mùa tựu trường -> cảm nhận những dòng kí trong veo cảm xúc của Thanh Tịnh qua văn bản “ Tôi đi học”.
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Đọc - Tìm hiểu chung.
PP: Đọc sáng tạo, gợi mở vấn đáp.
KT: Hỏi và trả lời
? Qua phần chú thích, các em hãy hỏi và trả lời về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Thanh Tịnh?
? Nêu xuất xứ của văn bản?
? Nên đọc vb với giọng ntn?
+ VB diễn tả dòng tâm trạng của nhân vật “tôi” nên cần đọc với giọng thay đổi theo dòng tâm trạng của nhân vật.
+ Gọi học sinh đọc văn bản, nx, đánh giá, gv đánh gía, đọc lại nếu cần.
- Học sinh tìm hiểu chú thích 2,3,7 Chú ý chú thích “Ông đốc, Lạm nhận”
* HS thuyết trình.
? Em hãy trình bày thể loại, PTBĐ, NV trữ tình, bố cục của văn bản?
ĐD HS TB – HS khác NX, b/s.
GV NX, chốt KT.
Đọc - Tìm hiểu chung.
Tác giả.
+ Thanh Tịnh (1911 - 1988 ) quê ở Huế từng dạy học, viết báo, văn. Ông là tác giả của nhiều tập truyện ngắn, thơ nhưng nổi tiếng hơn cả là tập tr. ngắn"Quê mẹ" và tập truyện thơ "Đi từ giữa một mùa sen".
+ Sáng tác của Thanh Tịnh đậm chất trữ tình, toát lên vẻ đẹp đằm thắm nhẹ nhàng mà lắng sâu, êm dịu.
Tác phẩm.
Hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của vb:
+ " Tôi đi học" in trong tập "Quê mẹ” XB năm 1941.
+ Toàn bộ tác phẩm là “những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường” qua hồi tưởng của nhân vật “tôi”.
Đọc - chú thích.
Thể loại: Truyện ngắn.
PTBĐ: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Nhân vật chính: Tôi -> mọi sự việc đều được kể theo cảm nhận của Tôi
ê. Bố cục : 3 phần
P1: Từ đầu... “ngọn núi”: Tâm trạng và cảm nhận của Tôi trên đường cùng mẹ tới trường.
P2: Tiếp theo “....được nghỉ cả ngày”: Cảm

Bài văn được viết theo dòng hồi tưởng của nhà văn về những ngày đầu tựu trường (Bố cục theo diễn biến tâm trạng của nv trữ tình)
PP: gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, DH nhóm, trực quan
KT: Đặt câu hỏi, TL nhóm
? Em hãy chỉ ra quá trình hồi tưởng theo diễn biến tâm trạng của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên?
G y/c H quan sát phần đầu văn bản.
? Nỗi nhớ về buổi tựu trường được thể hiện qua thời gian, không gian nào?
? Cảm nhận của em về thời gian, không gian ấy?
? Vì sao vào thời điểm đó, tác giả lại nhớ về buổi tựu trường đầu tiên của mình?
( Thời khắc quan trọng đv mỗi hs, thiêng liêng có ý nghĩa. Sự liên tưởng tương đồng giữa hiện tại và quá ss)
* TL nhóm: 4 nhóm (4 phút)
? Khi nhớ về những kỉ niệm đó, tâm trạng của tác giả được thể hiện qua những từ ngữ nào?
? Nx gì về những từ ngữ và giá trị biểu đạt của nó?
? Đó là những cảm xúc như thế nào?
ĐD HS TB – HS khác NX, b/s.
GV NX, chốt KT.
*GV bình giảng...
? Trên con đường cùng mẹ tới trường , cảm giác của tôi được thể hiện qua chi tiết nào? Vì sao tôi lại có cảm giác ấy?
nhận của Tôi lúc ở sân trường.
- P3: Phần còn lại: Cảm nhận của Tôi trong lớp học lần đầu tiên.
II. Phân tích.
1 Tâm trạng và cảm nhận của Tôi trên con đường cùng mẹ tới trường.
Hoàn cảnh nảy sinh cảm xúc.
Thời gian: Cuối thu
Cảnh thiên nhiên: Lá ngoài đường rụng nhiều, trên không có những đám mây bàng bạc.
Cảnh sinh hoạt: Mấy em nhỏ cùng mẹ tới trường.
-> Gần gũi, đẹp đẽ, gắn liền với tuổi thơ và buổi tựu trường đầu tiên.
-> Tác giả là người gắn bó với quê hương,đó là lần đầu tiên được cắp sách tới trường(gây ấn tượng mạnh)
Tâm trạng của nhân vật tôi
T/trạng: náo nức; mơn man; tưng bừng; rộn rã.
+ Từ láy-> tăng giá trị biểu cảm, diễn tả cảm xúc của nhân vật tôi
-> Cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng
* Cảm nhận của nhân vật tôi trên đường
“Những cảm giác trong sáng ấy lại nảy nởbầu trời quang đãng”.
“Buổi mai hôm ấy Mẹ tôi nắm tay tôi
? Đó là cảm giác như thế nào?
? Đặc biệt chi tiết: “ Tôi không lội qua
nô đùa	có ý nghĩa gì?
? Từ cảm giác ấy, tôi có cử chỉ hành động nào?
? Cách sử dụng từ ngữ có gì đặc biệt? Tác dụng?
? Qua chi tiết ấy, em hiểu gì về ý nghĩ của tôi?
Yêu cầu hs thảo luận theo cặp :
Đặc biệt câu : “Ý nghĩ ấy thoáng qua nhẹ nhàng như một làn mâynúi”
?	Phát hiện dấu hiệu NT trong câu văn? Điều đó có ý nghĩa gì?
HS trình bày , nhận xét
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện và miêu tả?
? Cảm nhận chung về tâm trạng của nhân vật tôi?
? Qua đoạnvăn, em cảm nhận gì về nhân vật tôi?
* GV bình giảng
Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lầncó sự thay đổi lớn :hôm nay tôi đi học
-> Cảm giác lạ trong lòng
-> Sự đứng đắn nghiêm túc học hành
- Ghì chặt sách vở, xóc lên, nắm lại cẩn thận...ghì chặt vở trên tay, thử sức cầm bút...
+ Động từ -> Cử chỉ ngộ nghĩnh, đáng yêu
-> Có ý chí học, muốn được chững chạc như bạn
+ NT: so sánh -> Đề cao sự học của con người
+ Cách kể chuyên nhẹ nhàng , miêu tả những cảm giác bằng những lời văn giàu chất thơ , hình ảnh so sánh đầy thơ mộng
-> Tâm trạng háo hức, hăm hở
=> Tôi rất hồn nhiên ngây thơ trong sáng, bộc lộ sự yêu học , yêu bạn, ý thức và khát vọng vươn lên trong học tập.
Hoạt động luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
PP: gợi mở, vấn đáp.
KT: Đặt câu hỏi.
? Đọc đoạn thơ, bà thơ nói về học trò, tình bạn, mái trường?
? Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về đoạn thơ, bài thơ đó?
* Bài 1.

Hoạt động vận dụng.
? Em hãy kể một kỉ niệm đẹp về buổi tựu trường đầu tiên của bản thân?
Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
Sưu tầm những bài văn, bài thơ hay viết về mái trường, thầy cô, bạn bè.
Học lại bài cũ, kể tóm tắt lại văn bản.
Soạn tiếp phần còn lại của văn bản “ Tôi đi học” ( Tâm trạng của nhân vật tôi theo những dòng hồi tưởng về buổi tựu trường đầu tiên)
Ngày soạn:	/ /2018	Ngày dạy:	/ / 2018
Tuần 1. Tiết 2. Bài 1 : Văn bản:	TÔI ĐI HỌC (Tiếp)
MỤC TIÊU:
- Qua bài, HS cần:
Kiến thức:

(Thanh Tịnh)
- Cảm nhận được tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” ở buổi tựu trường đầu tiên trong đời. Một đoạn trích truyện có sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Học sinh hiểu được cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích Tôi đi học.
Nghệ thuật miêu tả tâm lý trẻ nhở ở tuổi đến trường trong một văn bản tự sự qua ngòi bút Thanh Tịnh.
Kỹ năng:
Có kĩ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật “tôi”, liên tưởng đến buổi tựu trường đầu tiên của bản thân. Học hỏi cách viết truyện ngắn của Thanh Tịnh
Thái độ:
Trân trọng những tình cảm trong sáng khi hồi ức về tuổi thơ của mình, đặc biệt là ngày đầu tiên tới trường.
Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: tự học, nl ngôn ngữ và giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Phẩm chất: tự tin, thêm yêu trường, lớp, thầy cô, bạn bè.
CHUẨN BỊ :
Giáo viên: Phương tiện: SGK, SGV, tư liệu liên quan.
Học sinh: Ôn lại một số văn bản nhật dụng ở chương trình Ngữ văn. Soạn bài trước ở nhà.
PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp: Kích thích tư duy, đọc sáng tạo, DH nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn đáp, phân tích, bình giảng.
Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, TL nhóm.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Hoạt động khởi động:
Ổn định tổ chức.
? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà văn Thanh Tịnh và tác phẩm “ Tôi đi học”?
? Hãy phân tích diễn bến tâm trạng của nhân vật “ Tôi” - Tôi đi học, khi cùng mẹ đi đến trường?
Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra vở bài tập của HS.
Vào bài mới.
- GV cho HS hát bài “ Mái trường mến yêu”. Cho HS NX – GV gt bài.
Tiếp nối cảm xúc của nhân vật tôi khi đến trường, tâm trạng của tôi có sự thay đổi như thế nào khi đến trường -> cô và các em tiếp tục tìm hiểu văn bản “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh.
Hoạt động hình thành kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Phân tích.
PP: gợi mở vấn đáp.
KT: Hỏi và trả lời
* TL nhóm: 5 nhóm (5 ph)
? Khi cùng mẹ đến trước trường làng Mĩ Lí, nhân vật tôi đã nhìn thấy cảnh tượng gì? Nt nào được s/d ở đây?
? Trong cảm nhận của tôi, cảnh hiện ra như thế nào?
? Tâm trạng của tôi thể hiện qua các câu văn nào?
? Nx về cách miêu tả, NT ở đây?
? Điều đó diển tả tâm trạng của “tôi” ntn?
ĐD HD TB – HS khác NX, b/s.
GV NX, chốt KT.
* GV giảng
? Khi nghe thấy tiếng trống, tâm trạng của tôi t/h qua từ ngữ nào ?
II. Phân tích(Tiếp )
1 Tâm trạng và cảm nhận của Tôi trên con đường cùng mẹ tới trường.
2. Cảm nhận của tôi lúc ở sân trường.
* Cảnh sân trường
- Sân trường dày đặc những người. Người nào quần áo cũng sạch sẽ gương mặt vui tươi sáng sủa ... trường ..như đình làng
+ So sánh.
-> Đẹp, không khí vui vẻ, trường thiêng liêng, trang trọng.
Tôi thấy ấm áp, gần gũi và thiêng liêng
- “đâm ra lo sợ vẩn vơ, bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ ”
Các bạn “như con chim...”
+ Miêu tả sinh động ,NT so sánh,
-> Ngại ngùng, bẽn lẽn lo sợ của trẻ thơ trước một thế giới rộng lớn ,t/g của tri thức
*Khi xếp hàng và nghe gọi tên để vào lớp
- Tiếng trống trường vang lên đã làm “vang dội cả lòng”, cảm thấy mình chơ vơ, vụng về lúng túng...giật mình, tim như ngừng

? NX gì về cách miêu tả, sử dụng từ ngữ, hình ảnh trong đoạn văn?
* Đó là sự thay đổi tâm lý rất tự nhiên phù hợp với tâm lý trẻ thơ do sự tác  ... ảnh nào? Đâu là hình ảnh trung tâm?
? Nhận xét gì về những hình ảnh này?
? Nhận xét gì về cặp từ "Mỗi ...lại"?
? Qua đó em thấy hình ảnh ông đồ xuất hiện trong khổ thơ như thế nào?
- Gọi hs đọc khổ 2
? Điều ấn tượng nhất về ông đồ được mọi người cảm nhận thông qua câu thơ nào.
Đọc và tìm hiểu chung
Tác giả- sgk
Tác phẩm
- Đọc , tìm hiểu chú thích
Thể thơ : Thơ ngũ ngôn
Phương thức biểu đạt : Biểu cảm kết hợp miêu tả , tự sự .
Bố cục : 3 Phần
+ Hai khổ thơ đầu: Hình ảnh ông đồ thời vàng son
+ Hai khổ thơ tiếp theo: Hình ảnh ông đồ thời suy tàn
+ Khổ thơ cuối: Nỗi niềm của nhà thơ
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.
Hình ảnh ông đồ thời vàng son
Khổ 1
Hoa đào nở, ông đồ già, phố đông người
.
Ông đồ là hình ảnh trung tâm. NT: Hình ảnh gợi tả
Cặp từ hô ứng: "Mỗi ...lại..."
-> Ông đồ xuất hiện đều đặn, quen thuộc mỗi khi tết đến xuân về.
b. Khổ 2
"Hoa tay thảo những nét Như rồng múa phượng bay"

? Em hiêu thế nào là "thảo"?
? Em hiểu gì về cụm từ "phượng múa rồng bay"
? Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?
? Qua đó em cảm nhận gì về ông đồ?
Gv chiếu, giới thiệu tranh ông đồ /sgk.
? Thái độ của mọi người đối với tài năng của ông đồ được thể hiện qua câu thơ nào?
? Em có nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng trong câu thơ?
? Qua đó cho ta thấy thái độ của mọi người như thế nào với ông đồ và văn hóa dân tộc?
? Qua hai khổ thơ, em có cảm nhận hình ảnh ông đồ hiện lên như thế nào?
* Gv phân tích, bình giảng
Gv chia nhóm, giao nhiệm vụ, hướng dẫn thảo luận theo phiếu học tập
+ Nhóm 1,2: phân tích khổ 3
+ Nhóm 3,4: Phân tích khổ 4
- Phiếu học tập số 1
? Tìm nghệ thuật được sử dụng trong khổ 3
? Qua đó khổ thơ diễn tả điều gì?
- Đại diện nhóm 2 trình bày
Gọi đại diên nhóm khác nhận xét, bsung
Gv nhận xét, chốt kiến thức
- Phiếu học tập số 2
? Tìm nghệ thuật được sử dụng trong khổ 3
? Qua đó khổ thơ diễn tả điều gì?

+ Nt: So sánh, thành ngữ
-> Viết chữ đẹp, phóng khoáng, bay bổng thể hiện một sự tài hoa, cao quý.
Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngọi khen tài
Từ ngữ gợi tả, từ láy
-> Ngưỡng mộ, kính trọng, ngợi ca và tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống: Thú chơi chữ
* Ông đồ là trung tâm của sự chú ý, được mọi người mến mộ, trọng vọng.
Hình ảnh ông đồ thời suy tàn
Khổ 3
Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu...
NT: Quan hệ từ chỉ ý tương phản Câu hỏi tu từ, điệp từ
Giọng thơ trầm lắng, buồn bã Nhân hóa, từ ngữ gợi cảm
-> Những người chơi chữ ngày càng vắng dần rồi vắng hẳn; gợi tả sự trống trải hụt, hẫng trong lòng người.
-> Nỗi buồn sầu tê tái như ngưng đọng trên giấy, trên nghiên mực
Khổ 4
Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay Lá vàng rơi trên giấy Ngoài giời mưa bụi bay
- Đại diện nhóm 3 trình bày
Gọi đại diện nhóm khác nhận xét, bsung
Gv nhận xét, chốt kiến thức
? Qua phân tích trên, hãy so sánh hình ảnh ông đồ qua phần 1 và phần 2 và nhận xét?
? Từ đó, em cảm nhận gì về hình ảnh ông đồ?
? Qua đó cho biết tình cảm và thái độ của tác giả đối với ông đồ cũng như đối với văn hóa truyền thống?
* GV bình
Hs đọc hai câu đầu của khổ 5
? Hình ảnh ở khổ 5 khác gì với hình ảnh ở khổ thơ 1?
? Nhận xét về kết cấu bài thơ?
? Qua đó muốn nói lên điều gì?
? Từ thực tế ấy nỗi lòng của nhà thơ được bộc lộ qua câu thơ nào?
? Nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ?
? Qua câu thơ đã bộc lộ tâm trạng gì của nhà thơ?
* Giáo viên bình
Hoạt động 3: Tổng kết
PP: Vấn đáp
KT: Đặt câu hỏi
NL: tư duy, ghi nhớ...
? Bài thơ có những nét nghệ thuật đặc sắc nào?
? Qua bài thơ tác giả muỗn nói điều gì?
Gv chốt trên máy chiếu
+ NT: Phó từ tiếp diễn, từ phủ định Hình ảnh gợi cảm
Tả cảnh ngụ tình Giọng điệu trầm buồn.
-> Ông đồ cô đơn, lạc lõng trong sự lãng quên của mọi người.
-> Cảnh ảm đạm, lạnh vắng thể hiện nỗi buồn thương tê tái
+ Phần 1 và phần 2: Hình ảnh tương phản, đối lập.
=> Ông đồ bị lãng quên hoàn toàn, tàn tạ, đáng thương.
-> Đây là bi kịch của ông đồ
Tác giả: Cảm thương sâu sắc đối với ông đồ; Xót xa trước sự mai một của một nét văn hóa truyền thống.
Nỗi niềm của nhà thơ- Khổ 5
Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa
Khổ 1: Đào nở -> ông đồ xuất hiện Khổ 5: Đào nở -> ông đồ vắng bóng
+ NT: Kết cấu đầu cuối tương ứng
-> Thiên nhiên vẫn đẹp, bất biến nhưng con người đã trở thành xưa cũ.
Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?
NT: Câu hỏi tu từ, giọng thơ ngậm ngùi
=> Buồn thương, tiếc nuối cho một lớp người xưa cũ và những giá trị văn hóa cổ truyền đang bị tàn phai.
III. Tổng kết
Nghệ thuật: Thể thơ ngũ ngôn hiện đại, xây dựng những hình ảnh đối lập, từ ngữ giản dị, gợi cảm, BPTT nhân hóa, so sánh, đối lập, kết cấu đầu cuối tương ứng, giọng thơ trầm lắng, ngậm ngùi
Nội dung:
- Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ, từ đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một
Hoạt động luyện tập
? Cảm nhận của em về hình ảnh ông đồ
Hoạt động vận dụng.
? Em có suy nghĩ gì về việc xin chữ đầu xuân ở nước ta hiện nay?
? Nếu được cho một chữ, em sẽ xin chữ gì? Vì sao em lại chọn chữ đó?
? Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về một khổ thơ hoặc một hình ảnh thơ mà em cho là đặc sắc nhất?
Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Tìm hiểu thêm về truyền thống xin chữ đầu năm ở nước ta xưa và nay
Học thuộc bài thơ; Học và nắm vững nội dung bài học
Chuẩn bị bài: Hai chữ nước nhà.
+ Đọc văn bản và trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
+ Tìm hiểu về tác giả, nội dung nghệ thuật của văn bản.
Ngày soạn:	/ /2019	Ngày dạy:	/ / 2019
Tuần 19. TIẾT 76- Bài 18. TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ
Mục tiêu cần đạt
Kiến thức
Hs củng cố các kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập Làm Văn đã học; biết được các ưu, nhược điểm trong bài kiểm tra học kì
Kĩ năng
Nhận xét, tự đánh giá bài làm của bản than và người khác
Thái độ
Giáo dục ý thức tiếp thu và sửa lỗi sai
Năng lực, phẩm chất
Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy sáng tạo; năng lực hợp tác; năng lực giao tiếp..........
Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ, yêu quê hương đất nước...
Chuẩn bị
Gv: Chấm bài, thống kê câc lỗi trong bài làm của hs; Bảng phụ
Hs: Ôn lại kiến thức đã học, kiểm tra
Phương pháp và kĩ thuật dạy học
PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
Tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ: KT trong giờ
Tổ chức khởi động: T/C chơi trò chơi ”Hộp quà bí mật”: trong hộp quà có 5 câu hỏi, Gv gọi 5 HS lên tham gia trả lời các câu hỏi đó.
? Kể tên các văn bản đã học? Em đã học những kiểu văn bản nào?...
- Gv giới thiệu bài....
Hoạt động luyện tập
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đề bài
PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
KT: Đặt câu hỏi
NL: ghi nhớ, trình bày..
Yêu cầu HS nhắc lại đề bài
Hoạt động 2: Yêu cầu
PP: Vấn đáp, hoạt động nhóm
KT: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
NL: giao tiếp, hợp tác, trình bày.
? Bài làm cần sử dụng những kĩ năng gì?
Chuẩn xác
?	Tác giả của đoạn trích có đoạn đoạn văn trên là ai? Trong đoạn trích đó tác giả
Đề bài
Yêu cầu
Kĩ năng
Kiến thức
Câu 1( 1 điểm)
a.	HS nhận biết tên tác giả của đoạn trích có	đoạn	văn	trên	là	Nguyên	Hồng

đã sử dụng phương thức biểu đạt gì?
? Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên?
Nêu nội dung của đoạn văn trên?
Qua đoạn trích “ Trong lòng mẹ”, em rút ra được bài học gì?
Cho hs trao đổi theo cặp: 3 phút
? Xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng?
Gọi đại diện trình bày, nhận xét
GV NX, chốt KT.
? Thuyết minh về chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam
TL nhóm: 5 nhóm (4 phút).
? Lập dàn bài cho đề văn trên?
gọi đại diện trình bày, nhận xét
Gv NX, chốt KT.
Phương thức biểu đạt của đoạn trích là: tự sự kết hợp với biểu cảm, miêu t.
b.	HS phát hiện biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn là: so sánh, liệt kê .
c. Đoạn văn đã diễn tả thật xúc động tâm trạng nghẹn ngào, đau đớn, uất ức, căm tức tột cùng của chú bé Hồng về những định kiến hẹp hòi tàn nhẫn của xã hội cũ đối với người mẹ mà chú bé Hồng hết mực yêu thương
- Tình mẫu tử giúp con chúng ta có cách nhìn xác thực về con người và cuộc đời, có niềm tin, nghị lực sống tốt đẹp hơn
Biết tin tưởng, yêu quý và kính trọng mẹ, trân trọng tình mẫu tử!
Câu 2( 2,0 điểm)
+ Chỉ ra được biện pháp tu từ:
Nói quá: mồ hôi đổ như mưa.
So sánh: Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.
+ Phân tích được hiệu quả của phép tu từ trên: Nhấn mạnh sự quyết tâm cũng như công sức của con người. Dù có khó khăn đến đâu mà quyết chí, gắng sức cũng sẽ đạt kết quả cao.
Câu 4 ( 5 đ)
Mở bài:
Giới thiệu khái quát (ý nghĩa, vai trò) của chiếc áo dài Việt Nam.
Thân bài:
Nguồn gốc, xuất xứ chiếc áo dài VN
Vị trí của chiếc áo dài trong thời hiện đại:
Cấu tạo của bộ áo dài:
Áo: + Chiều dài áo (từ cổ xuống đến mắt cá chân);
+ Cổ áo  Khuy áo + Thân áo .
+ Chất liệu: + Màu sắc: 
+ Tay áo 
- Quần: Áo dài thường mặc với quần lụa, satanh, phi bóng. Quần ống rộng, dài đến
gót chân. .
Nghề may áo dài:
Vai trò, ý nghĩa của áo dài với phụ nữ 6.
Tương lai của tà áo dài
c. Kết bài :
Bày tỏ tình cảm với chiếc áo dài truyền thống, khẳng định vai trò của áo dài truyền thống trong đời sống người Việt Nam.

Hoạt động 3: Trả bài
GV trả bài cho HS
Hoạt động 4: Nhận xét
Chia học sinh thành các cặp
GV Hd học sinh đọc bài và nhận xét chéo bài của nhau
Gọi một số cặp đứng lên nhận xét
GV nhận xét chung
Trả bài
. Nhận bài
Nhận xét
Học sinh nhận xét
. Đọc và nhận xét theo cặp
Giáo viên nhận xét chung
* Ưu điểm:
+ Hầu hết các em xác định được yêu cầu của đề bài
+ Biết cách trình bày
+ Câu 3: Một số em viết được đoạn văn khá hay và hấp dẫn: N Hương, Phương, Dinh, Trang
+ Nhiều bài làm trình bày sạch sẽ, khoa học, kết quả khá cao: Trang, Tr Hương, Chính..
+ Biết làm bài văn thuyết minh về một thứ đồ dùng
* Nhược điểm:
Còn 1 số còn nhầm lẫn kiến thức: Phú, Anh.
Chưa biết cách trình bày câu 2 trong một đoạn văn: Anh, Trúc
Bài văn TM nội dung thông tin chưa phong phú: Huyền, Trúc, Phú, Trưởng
Mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu, chính tả: Trưởng, Phú, Tùng
Hoạt động vận dụng
* Lỗi chính tả
+ bác-> Bác	+ trong chuyện -> trong truyện
+ khủy chân -> khuỷu chân	+ chuyền thống -> truyền thống
+ cứng dắn -. Cứng rắn
- Lỗi dùng từ, diễn đạt
+ Chiếc áo dài cổ được gọi là cổ Tàu.
-> Cổ áo dài truyền thống được cắt theo kiểu cổ Tàu.
+ Trong chiếc áo dài hiện nay có nhiều loại cổ khác nhau.
-> Hiện nay, áo dài được cắt với nhiều loại cổ khác nhau như cổ thuyền, cổ tròn
* Đọc, bình bài hay
Hoạt đông tìm tòi, mở rộng
Xem lại bài kiểm tra; Tiếp tục phát hiện lỗi sai, sửa chữa
Mượn các bài làm tốt đọc để học tập
Chuẩn bị sách vở cho học kì II: - Soạn: Nhớ rừng(tiết 1)
+ Đọc bài thơ; + Tìm hiểu tác giả, tác phẩm; + Phân tích đoạn 1 ,3

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_8_hoc_ki_i_tiet_1_den_76_nam_hoc_2018_20.docx