Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28

Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28

 Tiết 101 Văn bản :

ÔN TậP VĂN NGHị LUậN

1. MụC TIÊU

a) Về kiến thức: Giúp HS

- Nắm được luận điểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học.

- Chỉ ra những nét riêng đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài văn nghị luận đã học.

- Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận.

b) Về kỹ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận.

c) Về thái độ: Giáo dục lòng yêu thích văn học.

2.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH

a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - Soạn giáo án. Viết bảng phụ.

b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ. Chuẩn bị thật kĩ các nội dung ôn tập trong SGK tr. 66, 67

3.TIếN TRìNH BàI DạY

 * ổn định tổ chức:

 Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:

 lớp 7C :

a) Kiểm tra bài cũ :

 Kiểm tra việc chuẩn bị bài ôn tập của HS ở nhà.

Giáo viên nhận xét ưu, nhược điểm.

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 28 
BàI 25
 Kết quả cần đạt
Nắm được đề tài, luận điểm, phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học. nắm được đặc trưng của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể văn khác. Chỉ ra được những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài văn nghị luận đã học.
Nắm được cách dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
Đánh giá đúng ưu nhược điểm của bài tập làm văn sôố5 theo yêu cầu của bài văn lập luận chứng minh.
Năm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích. 
Ngày soạn: 8/3/2010 Ngày dạy: 10 /3/2009 Dạy lớp 7A
	 Ngày dạy: 10 /3/2009 Dạy lớp 7C
 Tiết 101 Văn bản :
ÔN TậP VĂN NGHị LUậN
1. MụC TIÊU 
a) Về kiến thức: Giúp HS
- Nắm được luận điểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học.
- Chỉ ra những nét riêng đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài văn nghị luận đã học.
- Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận.
b) Về kỹ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận.
c) Về thái độ: Giáo dục lòng yêu thích văn học. 
2.CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV - Soạn giáo án. Viết bảng phụ.
b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ. Chuẩn bị thật kĩ các nội dung ôn tập trong SGK tr. 66, 67
3.TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
a) Kiểm tra bài cũ :
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài ôn tập của HS ở nhà.
Giáo viên nhận xét ưu, nhược điểm.
* Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) 
 	 Trong 7 tuần vừa qua các em đã được học văn nghị luận cả ở phần Tập làm văn và phần văn bản. Tiết học hôm nay cô trò ta cùng ôn tập lại.
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
b) Dạy nội dung bài mới
 I - Hệ thống kiến thức các văn bản nghị luận đã học (trong ngữ văn lớp 7)
* Gọi HS đọc câu hỏi 1 tr.66
- Gọi 1 số HS đọc phần chuẩn bị của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV thống nhất và treo bảng tổng kết: Tóm tắt về nội dung và đặc điểm nghệ thuật của các bài văn nghị luận đã học:
TT
Tên bài
Tác giả
Đề tài nghị 
 luận
 Luận điểm chính
Phương pháp lập luận
1
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của dân tộc Việt Nam
Dân ta có một lòng nồn nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta.
 Chứng minh
2
Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Đặng Thai Mai
Sự giàu đẹp của tiếng Việt
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đep, một thứ tiếng hay.
 Chứng minh (kết hợp giải thích)
3
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Phạm Văn Đồng
Đức tính giản dị của Bác Hồ
Bác giản dị trong mọi phương diện: bữa cơm(ăn), cái nhà(ở), lối sống( cách) nói và viết. Sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú, rộng lớn về đời sống tinh thần ở Bác.
 Chứng minh (kết hợp với giải thích, bình luận)
4
ý nghĩa văn chương
Hoài Thanh
Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người,
Nguồn gốc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm của con người.
 Giải thích (kết hợp với bình luận)
?Kh: Các văn bản trên có nét đặc sắc gì về nghệ thuật? (Nêu tóm tắt những nét đặc sắc nghệ thuật của mỗi bài nghị luận đã học?)
+ Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta : Bố cục chặt chẽ, dẫn chứng chọn lọc, toàn diện, sắp xếp hợp lí; hình ảnh so sánh đặc sắc.
 + Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt : Bố cục mạch lạc, kết hợp giải thích và chứng minh; luận cứ xác đáng, toàn diện , chặt chẽ.
 + Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ : Dẫn chứng cụ thể, toàn diện và xác thực. Kết hợp chứng minh, giải thích và bình luận, lời văn giản dị mà giàu cảm xúc.
 + Bài ý nghĩa văn chương : Trình bày những vấn đề phức tạp một cách ngắn gọn, giản dị, sáng sủa, kết hợp với cảm xúc; văn giàu hình ảnh.
GV: Trong chương trình ngữ văn lớp 6, 7, các em đã được học nhiều bài thuộc thể loại truyện, kí (loại hình tự sự và thơ trữ tình).
Câu hỏi 3: Những yếu tố nêu trong câu hỏi này chỉ là một phần trong mỗi yếu tố đặc trưng của mỗi thể loại. Thực tế mỗi văn bản có thể không chứa đựng đầy đủ các yếu tố chung của thể loại. Các thể loại cũng có sự thâm nhập lẫn nhau thậm chí có thể ở ranh giới giữa 2 thể loại. Sự phân biệt các loại hình trữ tình, tự sự, nghị luận cũng không thể là tuyệt đối. Trong các thể tự sự không hiếm các yếu tố trữ tình và cả nghị luận nữa (điều này các em sẽ được học và vận dụng ở phần tập làm văn lớp 8 và 9 sắp tới) Ngược lại nghị luận cũng thường thấy có sử dụng phương pháp biểu cảm và cả miêu tả, kể chuyện ( ví dụ trong bài Đức tính giản dị của Bác Hồ các em đã học). Xác định một văn bản thuộc loại hình nào là dựa vào phương thức được sử dụng trong đó.
?Kh: Căn cứ vào sự hiểu biết của mình em hãy chon trong trong cột bên phải những yếu tố có trong mỗi thể loại ở cột bên trái?(SGK)
a) Các thể loại tự sự như truyện, kí chủ yếu dùng phương thức miêu tả và kể nhằm tái hiện lại sự vật hiện tượng, con người, câu chuyện.
- Các thể loại trữ tình như thơ trữ tình, tuỳ bút chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua những hình ảnh, nhịp điệu, vần điệu. Các thể loại tự sự và trữ tình đều tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuậtvới nhiều các dạng thức khác nhau như nhân vật, hình tượng thiên nhiên, đồ vật
 GV hướng dẫn HS kẻ và điền bảng kê thể loại và yếu tố của mỗi kiểu văn bản như sau:
 Thể loại
 Yếu tố
 Truyện
Cốt truyện, nhân vật. Nhân vật kể chuyện
 Kí
Nhân vật ; Nhân vật tự kể chuyện
Thơ tự sự
Nhân vật ; Nhân vật tự kể ( Thơ tự sự cũng có khi có cốt truyện như truyện Kiều chẳng hạn). Vần nhịp.
Thơ trữ tình
Vần nhịp
Tuỳ bút
Thường là tác giả tự biểu lộ ý nghĩ, cảm xúc.
Nghị luận 
Luận điểm, luận cứ.
* Gọi HS đọc phần b câu 3.
?Kh: Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy phân biệt sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể văn khác (tự sự, trữ tình)?
Các thể loại tự sự, truyện kí chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kể nhằm tái hiện sự vật, hiện tượng, con người,
Các thể loại trữ tình (thơ, tuỳ bút,) chủ yếu dùng phương thức biểu cảm để biểu hiện tình cảm, cảm xúc qua các hình ảnh, nhịp điệu vần điệu.
Các thể loại tự sự và trữ tình đều tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau như: nv, hình tượng, thiên nhiên, đồ vật,
GV thống nhất ý kiến và ghi bảng :
b) Sự khác nhau căn bản giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình:
 Khác với thể loại tự sự và trữ tình văn nghị luận chủ yếu dùng phương pháp lập luận bằng lí lẽ và dẫn chứng để trình bày ý kiến tư tưởng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về mặt nhận thức. Văn nghị luận cũng có hình ảnh, cảm xúc nhưng điều cốt yếu là lập luận với hệ thống các luận điểm, luận cứ chặt chẽ, xác đáng.
* Gọi HS đọc câu hỏi phần c câu 3 : Những câu tục ngữ ở bài 18, 19 có thể coi là văn bản nghị luận đặc biệt được không? Vì sao?
Hai bài tục ngữ: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất; tục ngữ về con người và xã hội cũng được coi là văn bản nghị luận đặc biệt nhằm khái quát những nhận xét, kinh nghiệm, bài học của dân gian vè tự nhiên, xã hội, con người. Chúng có cấu trúc tư duy của nghị luận, có luận cứ và luận điểm.
Ví dụ: Một mặt người bằng mười mặt của
Đây là một so sánh: vế đầu là luận cứ, vế sau rút ra kết luận, là luận điểm thể hiện một quan điểm, một tư tưởng.
?G: Qua các văn bản nghị luận, em hãy khái quát lại điểm chung nhất mà các văn bản nghị luận phản ánh?
Văn bản nghị luận nêu ý kiến, đánh giá nhận xét, bàn luận về các hiện tượng, sự vật, vấn đề xã hội hay ý kiến của người khác.
?Kh: Từ việc tìm hiểu trên, em rút ra kết luận gì về văn nghị luận?
Nghị luận là một hình thức hoạt động ngôn ngữ phổ biến trong đời sống và giao tiếp của con người để nêu ý kiến, đánh giá, nhận xét bàn luận về các hiện tượng, sự vật, vấn đề xã hội. Tác phẩm nghị luận hay về ý kiến người khác. Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình, chủ yếu ở chỗ nghị luận dùng lí lẽ, dẫn chứng và lập luận nhằm thuyết phục nhận thức của người đọc.
Bài văn nghị luận nào cũng có đối tượng (hay đề tài) nghị luận, các luận điểm, luận cứ và lập luận. Các phương pháp lập luận chính thường gặp: giải thích, chứng minh.
HS: Đọc mục ghi nhớ: SGK
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập SGK:
Đáp án: 1 b; 2 d; 3 - c
II.Giá trị văn học
1.Giá trị nghệ thuật
II.Giá trị nội dung
III.Kết luận
c) Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	d) Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
Về nhà xem lại bài, ôn tập nội dung bài.
Chuẩn bị bài: Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
Ngày soạn: 8/3/2009 Ngày dạy: 10 /3/2009 Dạy lớp 7A
	 Ngày dạy: 12 /3/2009 Dạy lớp 7C
Tiết 102 - Tiếng Việt :
 DùNG CụM CHủ - Vị Để Mở RộNG CÂU
1. MụC TIÊU 
a) Về kiến thức: Giúp HS
- Hiểu được thế nào là cụm chủ - vị ( C- V ) đêểmở rộng câu ( tức dùng cụm C- V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ).
- nắm đợc các trường hợp dùng cụm C- V để mở rộng câu.
b) Về kỹ năng: Rèn kĩ năng viết câu tiếng Việt có mở rộng câu bằng cụm 
C- V.
c) Về thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng tiếng Việt đúng và hay,
2. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
1.Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV. Soạn giáo án.
2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
3. TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
a) Kiểm tra bài cũ : (Kiểm tra giấy 15)
* Câu hỏi: Em hãy nêu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. Hãy chuyển đổi câu chủ động sau thành 2 kiểu câu biị động khác nhau:
 Người ta dựng một lá cờ đại giữa sân.
 * Yêu cầu:
 - Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:
 + Chuyển từ ( hoặc cụm từ ) chỉ đối tượng của hành động lên đầu câu và thêm các từ bị, được vào sau cụm từ ấy. (3điểm)
 + Chuyển từ ( hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ hoặc biến từ ( cụm từ ) chỉ chủ thể hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. ( 3điểm)
- Chuyển đổi câu chủ động thành 2 câu bị động:
 + Lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân. ( 2điểm)
 + Lá cờ đại dựng ở giữa sân. ( 2điểm )
* Đặt vấn đề vào bài mới: ( 1) Các em thân mến nhờ có sự chuyển đổi câu chủ động thành câu chủ động và ngược lại nên tiếng Việt trở nên phong phú, sinh động. Ngoài ra còn có một cách khác làm tiếng Việt thêm giàu và đẹp đó là Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. Điều này chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. 
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
b) Dạy nội dung bài mới
GV chép ví dụ lên bảng :
 - Văn chương // gây cho ta những tình cảm ta / không có,
 CN VN DT C V
luyện những tình cảm ta / sẵn có.
 DT C V
Y? Hãy đọc lại ví dụ và xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu?
- HS trả lời GV gạch vào câu.
Kh? Chủ ngữ trong câu trên là cụm từ gì? Từ nào là trung tâm?
- Vị ngữ là 2 cụm danh từ, mỗi cụm danh từ có một cụm C- V làm phụ ngữ sau.
 + những tình cảm ta // không có
 DT C V
 + những tình cảm ta // sẵn có.
 DT C V
Tb? Cụm C- V thêm vào câu trên nhằm mục  ... ó 26 bài, trong đó :
 Điểm giỏi : bài Điểm TB : bài 
 Điểm khá : bài Điểm yếu : bài
 Lớp 7C: có 25 bài, trong đó :
 Điểm giỏi : bài Điểm TB : bài 
 Điểm khá : bài Điểm yếu : bài
 * Đáp án biểu điểm : 
Phần trắc nghiệm : (3 đ)
Câu
Đáp án
Biểu điểm
Câu
Đáp án
Biểu điểm
 1
A
0,5
4
C
0,5
 2
D
0,5
5
D
0,5
 3
B
0,5
6
C
0,5
Phần tự luận : (7 đ)
Câu 1 : (2 điểm)
 Câu tục ngữ Đói cho sạch, rách cho thơm nêu lên bài học luân lí: đừng vì nghèo đói, thiếu thốn mà làm điều xấu, tội lỗi; trong bất kì hoàn cảnh thiếu thốn nào cũng biết sống trong sạch, giữ trọn phẩm cách và danh dự tốt đẹp của mình. 
Câu 2 : (5 điểm)
 Học sinh chứng minh được sự giản dị của Bác Hồ thể hiện ở những mặt sau: (HS phải lấy được dẫn chứng).
- Bác giản dị trong trong đời sống:
 + Bữa cơm và đồ dùng: bữa cơm đạm bạc, tiết kiệm giản dị: từ món ăn đơn giản, dân dã, đậm vị quê hương, cách ăn chậm dãi, cẩn trọng.(dẫn chứng) (1 điểm) 
 + Cái nhà: nhà sàn gỗ thoáng mát, tao nhã.(1 điểm)
 + Việc làm: tự mình làm việc, từ việc lớn đến việc nhỏ; (dẫn chứng) (1 điểm)
- Bác giản dị trong lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được nên cách nói, cách viết của người rất giản dị. (1 điểm)
* Yêu cầu: Hình thức: trình bày sạch đẹp, khoa học, không sai chính tả, ngữ pháp (1 điểm)
Nội dung: (4 điểm) Đảm bảo các ý đã nêu, lấy được dẫn chứng minh hoạ cho mỗi ý.
Kết quả : Tổng số:
* Lớp 7A: có 25/26 bài ( vắng Quàng T Hương )
Trong đó :
 Điểm giỏi : bài. Điểm TB : bài.
 Điểm khá : bài Điểm yếu : bài
Lớp 7C: có 25/25 bài 
Trong đó :
 Điểm giỏi : bài. Điểm TB : bài.
 Điểm khá : bài Điểm yếu : bài
I- Trả bài kiểm tra tập làm văn số 5. (18)
1- Tìm hiểu đề - Tìm ý :
2- Lập dàn bài :
3- Nhận xét chung:
a.Lớp 7A:
b.Lớp 7C:
4- Kết quả :
5- Đọc bài mẫu :
II- Trả bài kiểm tra tiếng Việt : (10)
III- Trả bài kiểm tra văn: (15)
c) Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	d) Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
Về nhà xem kĩ các ví dụ, học bài và làm bài tập 3.
Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.
Ngày soạn: /3/2009 Ngày dạy: /3/2009 Dạy lớp 7A
	 Ngày dạy: /3/2009 Dạy lớp 7C
Tiết 104 - Tập làm văn 
TìM HIểU CHUNG Về PHéP LậP LUậN GIảI THíCH
 1. MụC TIÊU 
a) Về kiến thức: Nắm được mục đích, tính chất và các yếu tố của phép lập luận giải thích.
 b) Về kỹ năng: Giáo dục đức tính khiêm tốn.Rèn kĩ năng làm văn nghị luận giải thích.
c) Về thái độ: Giáo dục đức tính khiêm tốn
2. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
a) Chuẩn bị của GV: GV : Nghiên chứu SGK, SGV soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới.
3. TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
a) Kiểm tra bài cũ : 
Kết hợp kiểm tra trong quá trìmh học.
* Đặt vấn đề vào bài mới:
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
b) Dạy nội dung bài mới
Tb? Trong đời sống khi nào người ta cần được giải thích? Hãy nêu một số câu hỏi về nhu cầu giải thích hàng ngày?
- HS nêu các câu hỏi có các cụm từ : Vì sao, để làm gì, là gì, có ý nghĩa gì
- Ví dụ: Vì sao có mưa? Vì sao có núi? Vì sao có sông? Vì sao mất mùa, đợc mùa? Víao có bệnh dịchvà các câu hỏi gàn gũi như: Vì sao hôm qua em không đi học? Vì sao dạo này em học kém hơn trước ?... đều cần được giải thích.
Kh? Muốn trả lời câu hỏi tức là giải thích hiện tượng nào đó ta phải nêu ra những vấn đề gì?
- Cần chỉ ra nguyên nhân và lí do, qui luật đã làm nảy sinh ra hiện tượng đó. ( Ví dụ: Vì sao có lụt thì giải thích lụt là do mưa nhiều, ngập úng tạo nên. Vì sao có hiện tượng nguyệt thực thì giải thích : Mặt trăng không tự phát sáng mà chỉ phản quang lại ánh sáng mặt trời. Trong quá trình vận hành trái đất, mặt trăng, mặt trời có lúc cùng đứng trên một đường thẳng. Trái đất ở giữa che mất nguồn sáng của mặt trời làm cho mặt trăng bị tối. Vì sao nước biển lại mặn thì giải thích : nước sông, nước suối có hoà tan nhiều loại muối lấy từ các lớp đất đá trong lục địa. Khi ra đến biển mặt biển có độ thoáng rộng nên nước thường bốc hơi, còn muối ở lại, lâu ngày muối tích tụ lại làm cho nước biển mặn.
 Giải thích một sự vật còn là chỉ ra nội dung, ý nghĩa của sự vật đó đối với thế giới và con người ( ví dụ: Đèn là dụng cụ để thắp sáng) Chỉ ra loại sự vật mà nó phụ thuộc vào( ví dụ con người là một loài động vật, biết nói, biết tư duy) mọi sự giải thích đều tạo thành một hành vi phán đoán và thường sử dụng các từ như : là do là .. là cái để.
Tb? Qua tìm hiểu em thấy muốn trả lời tức là giải thích các vấn đề trên thì phải làm thế nào?
- Muốn trả lời, tức là muốn giải thích được các vấn đề nêu trên thì phải đọc, nghiên cứu, tra cứu, tức là phải hiểu, phải học hỏi, phải có kiến thức nhiều mặt. Tức là phải có tri thức mới làm được.
 Tóm lại:
 * Trong đời sống giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong mọi lĩnh vực. 
 Chuyển : Vậy trong văn học giải thích có gì giống và khác với giải tích trong đời sống? Chúng ta cùng hiểu tiếp
* Gọi HS đọc bài văn Lòng khiêm tốn.
Tb? Bài văn giải thích vấn đề gì? Có thể đặt câu hỏi khêu gợi giải thích như thế nào?
- Bài văn giải thích vấn đề Lòng khiêm tốn.
- Để giải thích người ta đã lần lượt trả lời các câu hỏi : Khiêm tốn là gì? Khiêm tốn có lợi ( hại) gì? Có lợi ( hại )
cho ai? Các biểu hiện của khiêm tốn có làm hạ thấp con người không?
 Chúng ta cùng tìm hiểu phương pháp giải thích.
Kh? Hãy chọn những câu định nghĩa trong bài và cho biết đó có phải là cách giải thích không?
- Những câu định nghĩa trong bài văn là :
 + Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản lĩnh căn bản cho con người trong nghệ thuật sử thế và đối đãi với sự vật.
 + Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa.
 + Con người khiêm tốn bao giờ cũng là con người thường thành công trong lĩnh vực giao tiếp với mọi người.
 + Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường luôn hướng về phía tiến bộ, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không nguôi học hỏi.
 + Con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một tinh thần chịu thua mang nhiều mặc cảm, tự ti đối với mọi người. 
- Những câu định nghĩa trong bài văn này là một cách giải thích của tác giả.
Tb? Ngoài ra tác giả còn giải thích bằng cách nào nữa?
- Tác giả còn giải thích bằng những cách như :
 + Liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn.
 + Chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn.
Kh? Em hãy tìm bố cục của bài văn ?
- Bài văn Lòng khiêm tốn có bố cục 3 phần :
 * Mở bài : Câu văn đầu tiên. Tác giả giới thiệu vấn đề cần giải thích, đó là Lòng khiêm tốn và gợi ra phương hướng giải thích là trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật.
 * Thân bài : Lần lượt giải thích các nội dung, mỗi nội dung trình bày thành một đoạn văn, cụ thể:
 + Khiêm tốn có tầm quan trọng như thế nào đối với con người.
 + Khiêm tốn là gì?
 + Người có tính khiêm tốn là người như thế nào?
 + Tại sao con người phải khiêm tốn?
 + Biểu hiện của con người khiêm tốn ?
 * Kết bài : Nêu ý nghĩa của lòng khiêm tốn : là điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trong đường đời. 
Tb? Vậy em hiểu giải thích trong văn nghị luận là làm gì?
- Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.
Y? Người ta thường giải thích bằng những cách nào?
- Người ta thường giải thích bằng các cách : nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hoặc noi theo,của hiện tượng hay vấn đề được giải thích.
Tb? Để bài văn giải thích dễ hiểu cần làm như thế nào?
- Bài văn giải thích phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.
Tb? Muốn làm được bài văn giải thích tốt học sinh cần phải làm gì?
- Muốn làm được bài giải thích tốt, phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.
GV : Đó chính là bài học hôm nay các em cần nắm được.
* Gọi 3 HS đọc ghi nhớ, nhắc HS học thuộc.
GV giảng: Trong văn nghị luận giải thích là một thao tác nhằm sáng tỏ nội dung ý nghĩa của một tư tưởng, một nhận định, một quan điểm. Mục đích của giải thích là để nhận thức, hiểu rõ sự vật hiện tượng. Để đạt được hiệu quả giải thích, làm cho người nghe đồng tình, bị thuyết phục thì đồng thời với giải thích người ta cũng chứng minh điều mình giả thích. Do đó giải thích thường kết hợp với chứng minh, giải thích cần cho chứng minh. Ngược lại khi muốn chứng minh một điều gì người ta cần hiểu rõ điều cần chứng minh, do đó lại cần đến giải thích
Chuyển : Để giúp các em hiểu rõ hơn phần lí thuyết, chúng ta cùng luyện tâp.
* Gọi HS đọc bài văn: Lòng nhân đạo SGK tr. 71
Y? Vấn đề được giải thích trong bài văn là gì?
- Vấn đề được giải thích trong bài văn là : lòng nhân đạo tức là lòng biết thương người.
Kh? Bài văn giải thích bằng phương pháp nào?
- Bài văn giải thich bằng phương pháp đưa ra các dẫn chứng về những con người bất hạnh cần được giúp đỡ, xót thương, đó là lòng nhân đạo. Bài văn còn giải thích bằng cách đưa ra lời nói của thánh Giăng- đi về phương châm sống có lòng nhân đạo. 
* Cho HS đọc 2 bài đọc thêm : óc phán đoán và óc thẩm mĩ, Tự do và nô lệ.
Chú ý: Trong bài có những đoạn văn giải thích lí thú, yêu cầu HS về nhà đọc lại nhiều lần để học tập cách viết đó.
I- Mục đích và phương pháp giải thích: (32)
 1- Giải thích trong đời sống :
2- Giải thích trong văn nghị luận:
* Bài văn : Lòng khiêm tốn.
2- Bài học : 
* Ghi nhớ: SGK tr 71
II- Luyện tập : ( 10)
Bài văn: Lòng nhân đạo.
c) Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	d) Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
Về nhà đọc các bài văn ví dụ, tìm hiểu lại các bài đó. Học bài.
- Chuẩn bị bài: Sống chết mặc bay.
Ngày soạn: 8/3/2009 Ngày dạy: 10 /3/2009 Dạy lớp 7A
	 Ngày dạy: 10 /3/2009 Dạy lớp 7C
 1. MụC TIÊU 
a) Về kiến thức: 
b) Về kỹ năng: 
c) Về thái độ: 
2. CHUẩN Bị CủA GIáO VIÊN Và HọC SINH
a) Chuẩn bị của GV: 
b) Chuẩn bị của HS:
3. TIếN TRìNH BàI DạY
 * ổn định tổ chức:
 	Kiểm tra sĩ số HS: lớp 7A:
 	 lớp 7C :
a) Kiểm tra bài cũ : 
* Câu hỏi: 
* Yêu cầu: 
* Đặt vấn đề vào bài mới:
 ( GV ghi tên bài lên bảng )
b) Dạy nội dung bài mới
c) Củng cố, luyện tập (2’) 
 	Nhấn mạnh nội dung bài học.
	d) Hướng dẫn HS học ở nhà : (2’) 
Về nhà xem kĩ các ví dụ, học bài và làm bài tập 3.
Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 28.doc