Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 8: Mạch lạc trong văn bản

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 8: Mạch lạc trong văn bản

Tên bài dạy : Bài 2 : MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN

 Tiết chương trình : Tiết : 08. Tuần : 02.

 Ngày dạy :

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh hiểu rõ :

 -Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.

 -Thế nào là bố cục rành mạch và hợp lí để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài văn.

 -Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục, để từ đó có thể làm mở bài, thân bài, kết bài cho đúng hướng hơn, đạt kết quả tốt hơn.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, giải các bài tập, tham khảo tài liệu liên quan, chuẩn bị bảng phụ.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, làm bài tập về nhà, xe trước bài mới.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ? Nhắc lại thế nào là bố cục trong văn bản ? Một văn bản xếp đặt các ý lộn xộn không hợp lí thì có bố cục chưa ? Vì sao ?

 ? Bố cục của văn bản gồm có mấy phần ? Tại sao cần phân biệt rạch ròi nội dung của từng phần.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 506Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 8: Mạch lạc trong văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tên bài dạy : 	Bài 2 : MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN 
	Tiết chương trình : Tiết : 08. Tuần : 02.	
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh hiểu rõ :
	-Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục khi tạo lập văn bản.
	-Thế nào là bố cục rành mạch và hợp lí để bước đầu xây dựng được những bố cục rành mạch, hợp lí cho các bài văn.
	-Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục ba phần, nhiệm vụ của mỗi phần trong bố cục, để từ đó có thể làm mở bài, thân bài, kết bài cho đúng hướng hơn, đạt kết quả tốt hơn.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, giải các bài tập, tham khảo tài liệu liên quan, chuẩn bị bảng phụ.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, làm bài tập về nhà, xe trước bài mới.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	? Nhắc lại thế nào là bố cục trong văn bản ? Một văn bản xếp đặt các ý lộn xộn không hợp lí thì có bố cục chưa ? Vì sao ?
	? Bố cục của văn bản gồm có mấy phần ? Tại sao cần phân biệt rạch ròi nội dung của từng phần.
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	GV nói : Nói đến bố cục là nói đến sự sắp đặt, sự phân chia các ý, các phần, các ý trong văn bản một cách rạch ròi, hợp lí. Nhưng như thế văn bản không liên kết. Như vậy làm thế nào để các ý, các phần trong văn bản được phân cắt rạch ròi, rành mạch mà không mất đi sự liên kết chặt chẽ với nhau thì phải cần đến một yếu tố quan trọng không kém trong văn bản. Đó là “Mạch lạc trong văn bản”. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được mạch lạc trong văn bản là như thế nào và nó có vai trò quan trọng như thế nào trong việc tạo lập văn bản của các em, vở SGK trang 31, ghi tựa bài vào tập.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
8’
12’
I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản :
1. Mạch lạc trong văn bản :
Trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối các câu, các ý theo một trình tự hợp lí. 
2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc :
-Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt (của văn bản).
-Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc, người nghe.
-GV đưa bảng phụ ghi khái niệm nghĩa đen của khái niệm mạch lạc lên bảng : “Hai chữ mạch lạc trong đông y vốn có nghĩa là mạch máu trong cơ thể. Trong văn bản cũng có cái gì giống như mạch máu làm cho các phần của văn bản thống nhất lại, gọi là mạch lạc”. GV đặt câu hỏi.
? Khái niệm của văn bản có thể được dùng theo nghĩa đen 
không ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Tuy nhiên, nội dung của khái niệm mạch lạc trong văn bản có hoàn toàn xa rời với nghĩa đen của từ “mạch lạc” không ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Như vậy trong ba tính chất dưới đây mạch lạc có những tính chất nào ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Có người cho rằng : Trong văn bản mạch lạc là sự nối tiếp giữa các câu, các ý theo một trình tự hợp lí ? Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV nói câu chuyển ý sang phần 2 của bài học.
-GV cho hs đọc 2 VD 2a, b ở SGK trang 31, 32. Sau đó GV đặt câu hỏi cho hs thảo luận.
? Hãy cho biết toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào ? “Sự chia tay” và “Những con búp bê” đóng vai trò gì trong truyện ? Hai anh em Thành và Thủy có vai trò gì trong truyện ? HS thảo luận, GV kết luận.
-GV nói : Tuy nhiên, trong văn bản ấy chỉ có thể được thể hiện dần dần. Nó được người tạo lập văn bản dẫn dắt theo một con đường sao cho không bị quẩn quanh hay đứt đoạn như “Cuộc chia tay với những búp bê” ngay từ đầu, chúng ta không thể biết được hai anh em Thành, Thủy và hai con búp bê có chia tay không – cuộc chia tay luôn có diễn biến mới mẽ.
-Tiếp tục GV cho hs đọc ?c – GV cho hs thảo luận, nắm bài.
? Hãy chỉ ra các đoạn ấy được nối tiếp với nhau theo mối quan hệ nào trong các mối liên hệ sau đây : Thời gian ,.. (HS thảo luận, GV kết luận).
? Những mối liên hệ giữa các đoạn ấy có tự nhiên và hợp lí không ? (HS thảo luận, GV kết luận).
-Sau đó GV gọi hs đọc phần 2, phần ghi nhớ, cho hs ghi vào tập.
-Sau đó GV gọi hs đọc toàn bộ ghi nhớ 1 lần (HS đọc, GV kết luận).
-GV nói câu chuyển sang phần bài tập.
-HS quan sát bảng phụ và thật chú ý trả lời câu hỏi.
-Không thể hiểu theo nghĩa đen được vì trong văn bản không có mạch máu.
-Không, vì mạch lạc trong văn bản cũng làm cho các ý, các phần nối tiếp theo một trình tự hợp lí giống mạch máu là ống dẫn máu trong cơ thể.
-Mạch lạc tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản, thông suốt, liên tục không đứt đoạn..
-Đồng ý vì các câu, các ý thống nhất xoay quanh một ý từ ý chung.
-HS đọc to, rõ ràng nội dung hai VD nêu ở SGK theo yêu cầu của GV và chú ý.
-Các sự việc đều xoay quanh sự việc chính là cuộc chia tay và những con búp bê của các em nhưng các em nhất định không chịu để cho tình cảm anh em bị chia lìa. Trong đó : Sự chia tay và những con búp bê là sự kiện chính. Thành Thủy là hai nhân vật chính.
-HS chú ý lắng nghe để nắm được bài học và trả lời câu hỏi.
-HS đọc to, rõ ràng để hs nắm bài và trả lời câu hỏi.
-Các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ thời gian.
-Sự liên hệ giữa các đoạn trên hợp lí, tự nhiên.
-HS đọc to, rõ ràng phần ghi nhớ.
-HS đọc to, rõ ràng và chú ý lằng nghe.
	II. Luyện tập : (13’)
	1. (SGK trang 32, 33)
	a). Tìm hiểu tính mạch lạc của văn bản “Mẹ tôi”.
	GV : Gọi hs đọc yêu cầu của phần BT 1a. Cho hs xác định yêu cầu BT, hướng dẫn cách là bài bằng cách cho hs nắm các phần gợi ý bên dưới BT. Cho hs thảo luận làm bài, trình bày theo nhóm.
	HS : Đọc BT, xác định yêu cầu BT, trả lời BT theo đáp án sau đây : 
	Văn bản “Mẹ tôi” : Ý tứ chủ đạo của văn bản này là sự ca ngợi lòng yêu thương, sự hy sinh của mẹ đối với con. Phần nội dung chính của bức thư gồm các phần : 
	-Bố đau lòng vì con thiếu lễ độ với mẹ.
	-Bố nói về mẹ : 
	+Mẹ lo lắng, sẳn sàng hy sinh hạnh phúc và cả tính mạng của mình vì con “Ngày buồn thảm nhất là ngày mất mẹ”.
	+Ngay khi đã khôn lớn, con vẫn cảm thấy bơ vơ vì thiếu mẹ và sẽ ân hận vì làm mẹ buồn.
	Bố khuyên con phải xin lỗi một cách thành khẩn.
	Trình tự các phần xoay quanh và thể hiện được ý tứ chủ đạo một cách liên tục vì thế văn bản “Mẹ tôi” rất mạch lạc.
	b). Tìm hiểu tính mạch lạc trong văn bản “Lão nông và các con” :
	GV và HS cần tiến hành như phần BT 1a ở trên.
	Chủ đề chính của văn bản là “Ca ngợi lao động”, “lao động là vàng” văn bản được xây dựng theo bố cục 3 phần. Hai câu đầu là mở bài : Lời khuyên hãy cần cù lao động. Mười bốn dòng giữa là thân bài : Chuyện Lão nông để lại kho tàng cho các con. Bốn dòng cuối là kết bài : Cách khuyên con lao động rất khôn ngoan của ông bố. 
	2 (SGK trang 34)
	GV gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu bài tập, hướng dẫn cho hs cách làm bài, hs thảo luận, gọi đại diện nhóm trình bày. (nhận xét – cho điểm)
 HS : đọc bài tập nắm yêu cầu bài tập, trả lời bài tập theo đáp án sau :
 Trong truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” tác giả không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của hai người lớn. Điều đó rất hợp lí. Vì ý tứ chủ đạo của câu chuyện xoay quanh cuộc chia tay của hai đứa trẻ và hai con búp bê.Việc thuật lại nguyên nhân trên sẽ dài dòng không cần thiết, ý tứ chủ đạo sẽ bị loãng, do đó sẽ làm mất đi sự mạch lạc của văn bản.
	4. Củng cố kiến thức : (4’)
 ?Nhắc lại thế nào là mạch lạc trong bố cục ?.
 ?Phân biệt sự khác nhau cơ bản ở mạch lạc bố cục và liên kết trong văn bản.
	5. Dặn dò : (1’)
 -Về nhà học thuộc bài, làm thêm bài tập trong đoạn văn Tô Hoài.
 -xem nội dung bài 3 : Ca dao- Dân ca và trả lời các câu hỏi bên dưới của bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 8.doc