Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ Phủ (712 – 770)

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ Phủ (712 – 770)

 Tuần : 11. Tiết CT : 41.

 Ngày dạy :

 Tên bài dạy : Bài 11 : BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ

 Đỗ Phủ (712 – 770)

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Cảm nhận tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.

 -Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.

 -Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (2) (Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của hs).

 3. Giảng bài mới :

 a. Giới thiệu bài mới : (2)

 Lí Bạch – Đỗ Phủ – Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn nhất của Trung Hoa đời Đường.Nếu Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn, vĩ đại – ông tiên làm thơ (thi tiên) thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại – Thi Sĩ thi thánh – ông Thánh làm thơ. Cuộc đời long đông, khốn khổ, chết vì nghèo, bệnh. Đỗ Phủ đã để lại cho đời gần 1500 bài thơ trầm uất, đau buồn, nuốt tiếng khóc nhưng lại sáng ngời lên tinh thần nhân ái bao la. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao vế vị thu phong Sở Phá Ca) là một bài thơ như thế.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 41: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá - Đỗ Phủ (712 – 770)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tuần : 11. Tiết CT : 41.
 Ngày dạy :
	Tên bài dạy : 	Bài 11 : BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ
 Đỗ Phủ (712 – 770)
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Cảm nhận tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.
	-Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình.
	-Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (2’) (Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của hs).
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (2’)
	Lí Bạch – Đỗ Phủ – Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn nhất của Trung Hoa đời Đường.Nếu Lí Bạch là nhà thơ lãng mạn, vĩ đại – ông tiên làm thơ (thi tiên) thì Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại – Thi Sĩ thi thánh – ông Thánh làm thơ. Cuộc đời long đông, khốn khổ, chết vì nghèo, bệnh. Đỗ Phủ đã để lại cho đời gần 1500 bài thơ trầm uất, đau buồn, nuốt tiếng khóc nhưng lại sáng ngời lên tinh thần nhân ái bao la. Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Mao vế vị thu phong Sở Phá Ca) là một bài thơ như thế. 
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
2’
1’
5’
15’
7’
1’
-GV gọi hs đọc phần chú thích về tác giả Đỗ Phủ SGK trang 132. Sau đó cho hs nói ngắn gọn về tác giả Đỗ Phủ.
?. Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm).
-GV đọc bài thơ. Sau đó hướng dẫn hs đọc lại (gọi 2 -3 hs đọc, nhận xét cách đọc của hs).
-GV gợi ý cho hs tìm bố cục bài thơ : Xác định bố cục bài có nhiều cách nhưng ta thống nhất theo cách sau : P1 : 18 câu thơ đầu; P2 : 5 câu thơ cuối.
-Gv gọi hs đọc 5 câu thơ đầu. 
-GV đặt câu hỏi cho hs nắm :
?. Trong đoạn thơ này nhà thơ kể hay tả ? Em hình dung căn nhà của Đỗ Phủ sau trận gió mạnh như thế nào ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm).
-GV gọi hs đọc 5 câu thơ tiếp theo, sau đó GV đặt câu hỏi :
?. Đã khổ vì nhà tốc mái, nhà thơ còn khổ vì lí do gì nữa ? Ta có nên trách lũ trẻ thôn nam không ? Vì sao ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm).
-GV gọi hs đọc 8 câu thơ tiếp và dặt câu hỏi :
?. Nổi khổ của tác giả ở khổ thơ này được tăng thêm như thế nào ? Cách kể và tả trên có dụng ý nghệ thuật gì ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm).
?. Cái nổi khổ thê lương của gia đình Đỗ Phủ được ông đề cặp đến trong bài thơ có tác dụng hiện thực gì ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm).
-GV nói câu chuyển sang phần 2 của bài.
-GV gọi hs đọc 5 câu thơ cuối bài và đặt câu hỏi cho hs :
?. Đọc đoạn thơ, em thấy mơ ước của Đỗ Phủ ntn ? Lời than của ông ở đâycó phải buông xuôi chán nản không ? Trái lại nó chứng tỏ điều gì ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm).
-Sau đó GVKL nội dung và nghệ thuật của bài thơ và gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK – trang 134, cho hs rút ra nội dung phần tổng kết bài.
-Sau đó GV nói câu chuyển ý cho hs sang phần luyện tập ở bài.
-Đỗ Phủ (712 – 770), hiệu là Tử Nữ, Thiếu lăng là nhà thơ nổi tiếng đời Đường TQ. Cuộc đời ông sống trong cảnh .
-Bài thơ được viết theo thể thơ cổ thể, ra đời trước đời Đường : vần, nhịp, câu .
-HS đọc bài thơ to, rõ ràng và chú ý lắng nghe để nắm bài.
-HS chú ý lắng nghe để nắm được bố cục bài thơ để phân tích tốt.
-HS đọc và chú ý lắng nghe.
-Nhà thơ vừa kể vừa tả. Sau trận gió thu thổi mạnh, trong phát chốc cuốn bốc bay tung cả ba lớp mái tranh của ngôi nhà mới dựng của nhà thơ nghèo.
-HS đọc và chú ý lắng nghe.
-Tác giả kể chuyện lũ trẻ xóm Nam thừa gió bẻ măng, xô vào giật tranh chạy. Đỗ Phủ già yếu không đuổi bắt được, lời kể ..
-HS đọc và chú ý lắng nghe.
-Nỗi khổ càng tăng thêm khi tối đến mưa thu dầm dề, kéo dài, nhà dột lung tung. Ông trằn trọc không ngủ được.
-Nỗi khổ về vật chất lẫn tinh thần của Đỗ Phủ là nỗi khổ chung của nhân dân trong xã hội phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ.
-HS đọc và chú ý lắng nghe.
-Mơ ước cao cả, thật vị tha, không nghĩ đến bản thân nghèo : Có gian nhà cao rộng cho dân đen trú ẩn. Lòng nhân ái thật sâu sắc khi ông nguyện chết cóng ..
-HS chú ý lắng nghe và đọc phần gho nhớ, rút ra nội dung phần tổng kết.
I. Giới thiệu :
1.Tác giả :
-Đỗ Phủ (712 – 770), hiệu là Tử Nữ, Thiếu Lăng là nhà thơ nổi tiếng đời Đường Trung Quốc.
-Đỗ Phủ sống cuộc đời đau khổ và bệnh tật.
2.Thể loại :
Bài thơ được viết theo thể thơ cổ thể,ra đời trước đời Đường : vần, nhịp, câu chữ đầu khá tự do, phóng khoáng.
3. Bố cục :
Có thể chia thành hai phần :
+ Phần 1 : 18 câu đầu : Mỗi khổ, nghèo và lời thơ than vì mái nhà tranh bị gió thu phá.
+ Phần 2 : 5 câu thơ cuối : Mơ ước và tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Đỗ Phủ.
II.Tìm hiểu văn bản :
1. Nỗi khổ, nghèo và lời than vì mái nhà tranh bị gió thu phá :
-Với cách kể và tả, ta có thể hình dung trận gió thu thổi mạnh đã cuốn bốc bay cả ba lớp mái nhà tranh của ngôi nhà mới dựng của nhà thơ nghèo.
-Kể chuyện lũ trẻ xóm nam thừa gió bẻ măng, xô vào giật tranh chạy mất. Nhà thơ già, yếu : chân kém, mắt mờ không đuổi kịp lũ trẻ. Lời kể đã xen lẫn nỗi giận dữ, đắng cay, bất lực theo từng bước mệt mỏi, chán nản của Đỗ Phủ.
-Nổi khổ tăng lên gấp đôi khi đêm đến, mưa thu dầm dề, dai dẳng suốt đêm : nhà dột lung tung, chăn, mền cũ rách. Ông suốt đêm không ngũ trong lạnh lẽo, mệt đói, lo lắng, buồn rầu.
-Cái khổ về vật chất và tinh thần của Đỗ Phủ cũng là cái khổ chung của nhân dân lao động, của các nhà nho, tri thức đời Đường vì chiến tranh loạn lạc, liên miên.
2. Mơ ước cao cả và tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Đỗ Phủ :
-Một mơ ước thật đẹp, thật cao cả, thật vị tha : có một ngôi nhà chung to, cao ráo, vững chãi muôn nghìn gian cho muôn nghìn dân đen còn trong đói rét đến trú ngụ.
-Lòng nhân ái của Đỗ Phủ thật sâu sắc khi vui lòng chịu chết cóng để có được ngôi nhà mơ ước ấy. Đây quả là tấm lòng của bậc Thánh nhân.
3. Tổng kết : (SGK trang 134).
III. Luyện tập : (12’)
	1. (SGK trang 134).
	HS đọc và nhận xét cách đọc của hs.
	2. (SGK trang 134).
	GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs cách làm bài, chia nhóm, nhận xét.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau :
	Với cụm từ “Riêng lều ta nát”, nhà thơ không chỉ thể hiện tinh thần xả thân mà còn quay lại chủ đề của bài thơ (nói chuyện nhà cửa), làm cho bố cục của tác phẩm trở nên hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ.
	4. Củng cố kiến thức : (3’)
	?. Nhắc lại thể thơ và bố cục của bài thơ.
	?. Đọc 5 câu thơ cuối bài và cho biết tinh thần nhân đạo và ước mơ của Đỗ Phủ.
	5. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học bài, học thuộc lòng bài thơ.
	-Chuẩn bị bài “Từ đồng âm”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 41.doc