Tuần : 10.Tiết CT : 38.
Ngày dạy :
Tên bài dạy : Bài 10 : NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh :
-Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
-Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
III. Các họat động trên lớp :
1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).
2.Kiểm tra bài cũ : (7)
?. Em hiểu gì về nhan đề bài thơ có chủ đề “Vọng nguyệt hoài hương” (Trông trăng nhớ quê) ? Tại sao chủ đề này phổ biến trong thơ cổ phương đông trung đại ?
?. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Cảm ngĩ trong đêm thanh tĩnh” (Phần dịch thơ và phiên âm). Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? Trình bày những hiều biết của em về thể thơ đó ?
?. Phân tích ý nghĩa sâu xa của hành động cử đầu và đê đầu trong bài thơ.
Tuần : 10.Tiết CT : 38. Ngày dạy : Tên bài dạy : Bài 10 : NGẪU NHIÊN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : -Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. -Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học. Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà. III. Các họat động trên lớp : 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp). 2.Kiểm tra bài cũ : (7’) ?. Em hiểu gì về nhan đề bài thơ có chủ đề “Vọng nguyệt hoài hương” (Trông trăng nhớ quê) ? Tại sao chủ đề này phổ biến trong thơ cổ phương đông trung đại ? ?. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Cảm ngĩ trong đêm thanh tĩnh” (Phần dịch thơ và phiên âm). Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? Trình bày những hiều biết của em về thể thơ đó ? ?. Phân tích ý nghĩa sâu xa của hành động cử đầu và đê đầu trong bài thơ. 3. Giảng bài mới : a. Giới thiệu bài mới : (2’) Còn gì vui hơn khi xa quê hương đã lâu nay mới được trở về thăm nơi chôn nhau, cắt rốn ? Thế nhưng có khi lại gặp chuyện bất ngờ, rất buồn muốn rơi nước mắt. Lần về thăm quê Tiêu Sơn – Chiết Giang đầu tiên cũng là cuối cùng sau hơn hai mươi năm xa cách của vị lão quan Hạ Tri Chương là trường hợp não lòng. Đây chính là nội dung bài thơ các em sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. b.Tiến trình hoạt động dạy và học : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 2’ 1’ 13’ 9’ 5’ 2’ -Gọi hs đọc phần chú thích SGK trang 127 về tác giả Hạ Tri Chương. Sau đó GVKL cho hs nắm vài nét cơ bản về tác giả.(Cho hs tự tóm tắt). ?. Quan sát bài thơ em có thể cho biết nó thuộc thể thơ gì ? (HS trả lời – GV kết luận). -GV đọc trước một lần ba phần của bài thơ, cả phần từ khó. Sau đó hướng dẫn hs cách đọc, gọi hs đọc, (có nhận xét cách đọc của hs). ?. Em hiểu thế nào là ngẫu nhiên ? Tại sao lại ngẫu nhiên viết ? Vậy nhan đề bài thơ có gì đáng chú ý ? (HS trả lời – GV kết luận). ?. Hai câu thơ 1, 2 có sử dụng nghệ thuật gì ? Tác dụng của phép nghệ thuật đó ntn ? (HS trả lời – GV kết luận). ?. Đọc hai câu thơ 3, 4 ở phần phiên âm và dịch thơ, em có nhận xét gì về giọng điệu của hai câu thơ ? Tại sao tâm trạng nhà thơ lại như thế ? (HS trả lời – GV kết luận). -GV khái quát lại nội dung và nghệ thuật bài thơ. Sau đó GV cho hs đọc phần ghi nhớ để rút ra nội dung phần tổng kết bài. -HS đọc và tóm tắt vài nét về tác giả. -Làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. -HS chú ý lắng nghe và đọc bài thơ đúng âm, đúng nhịp thơ và chuẩn xác. -Ngẫu nhiên là sự bất ngờ, đột xuất, ngẫu nhiên viết vốn không chủ định làm thơ khi mới đặt chân tới quê nhà mà chính vì tình huống xảy ra đột ngột. -Sử dụng phép đối : câu trên và câu dưới (đại đối); đối giữa các vế, các phần trong câu thơ (tiểu đối) – tình cảm của nhà thơ. -Giọng thơ man mác buồn vì tác giả đã thay đổi nhiều về vóc dáng, tuổi tác và vì sự thay đổi của quê hương, những người bạn năm cũ của nhà thơ bây giờ đã vắng bóng. -HS chú ý lắng nghe và đọc to, rõ phần ghi nhớ để nắm bài. I. Gới thiệu : 1.Tác giả : -Hạ Tri Chương (659 – 744), tự Quý Chân, hiệu Từ Minh Cuồng Khách, quê ở Chiết Giang, TQ. -Ông có tính tình phóng khoáng và hay thích uống rượu. 2. Thể loại : Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. II. Tìm hiểu văn bản : 1.Tìm hiểu nhan đề bài thơ : -Ngẫu nhiên viết vì tác giả không chủ định làm thơ ngay khi đặt chân tới quê nhà. Mà vì tình huống xảy ra đột ngột ở câu thơ cuối “tác giả bị xem là khách”. -Việc sáng tác bài thơ quả thật có tính chất ngẫu nhiên, tình cờ. Nhưng đằng sau sự tình cờ ấy là tình cảm quê hương sâu nặng thường trực lúc nào cũng bộc lộ được ở tác giả. 2. Câu khai, thừa (1 – 2) -Hai câu thơ có sử dụng phép đối : Đổi câu trên với câu dưới (đại đối), đối giữa các vế, các bộ phận trong câu (tiểu đối). -Câu 1 nói ngắn gọn quãng đời xa quê, làm quan và sự thay đổi về vóc người, tuổi tác của tác giả. -Câu 2 dùng hình ảnh tượng mái tóc bạc theo thời gian nhưng không thay đổi giọng nói quê hương. 3.Hai câu chuyển – hợp (câu 3 – 4) : -Giọng thơ man mác buồn vì tác giả có sự thay đổi nhiều về vóc dáng, tuổi tác, cũng vì sự thay đổi của quê hương – những người bạn năm xưa giờ không thấy nữa. III.Tổng kết : (Ghi nhớ SGK trang 128). 4. Củng cố kiến thức : (3’) ?. Đọc lại diễn cảm phần phiên âm và phần dịch thơ 2 bài của bài thơ. ?. Đọc xong hai bản dịch thơ, em thích bản dịch thơ nào ? Vì sao ? 5. Dặn dò : (1’) -Về nhà học thuộc lòng hai bản dịch thơ, học thuộc nội dung bài học. -Chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở bài “Từ trái nghĩa” về làm đề tập làm văn (đề 2 SGK trang 129), chuẩn bị để luyện nói ở lớp.
Tài liệu đính kèm: