Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 5 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 5 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Bài 5:

 Văn bản: SÔNG NÚI NƯỚC NAM

PHÒ GIÁ VỀ KINH

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết học giúp các em:

- Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại.

- Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:

1. Kiến thức:

- Bước đầu tìm hiểu về hai thể thơ: thất ngôn tuyệt cú và ngũ ngôn tứ tuyệt.

- Chủ quyền lãnh thổ của đất nước, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền; khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết về hai thể thơ thất ngôn, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Đọc – hiểu và phân tích thơ thất ngôn, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.

3. Thái độ:

- Thuộc và yêu thích hai thể thơ: thất ngôn và ngũ ngôn tứ tuyệt.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Tuần 5 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 5: 	Ngày soạn: 11/09/2011
 Tiết 17: 	Ngày dạy : 14/09/2011
Bài 5:
 Văn bản: SÔNG NÚI NƯỚC NAM
PHÒ GIÁ VỀ KINH
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết học giúp các em:
- Bước đầu tìm hiểu về thơ trung đại.
- Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức:
- Bước đầu tìm hiểu về hai thể thơ: thất ngôn tuyệt cú và ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Chủ quyền lãnh thổ của đất nước, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền; khí phách hào hùng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết về hai thể thơ thất ngôn, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- Đọc – hiểu và phân tích thơ thất ngôn, ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán qua bản dịch tiếng Việt.
3. Thái độ:
- Thuộc và yêu thích hai thể thơ: thất ngôn và ngũ ngôn tứ tuyệt.
III. CHUẨN BỊ:
 	- GV: Giáo án. 
 	- HS: Soạn bài.
IV. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phân tích tình huống.
- Thực hành.
- Học theo nhóm, trình bày trước tập thể.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 
1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	H. Đọc thuộc lòng những bài ca dao thuộc chủ đề châm biếm và cho biết nội dung và nghệ thuật của những bài ca dao đó?
H. Những câu hát châm biếm trên có điểm gì giống truyện cười dân gian?
3. Bài mới: 
Hoạt đông 1: GV hướng dẫn các em đọc diễn cảm bài thơ, đọc chú thích.
H. Dựa vào phần chú thích ở sgk em hãy nêu vài nét cơ bản về tác giả bài thơ và sự xuất hiện của bài thơ mà em vừa tìm hiểu. (hs tự nêu)
- GV hướng dẫn cho các em hiểu về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật), ngũ ngôn tứ tuyệt.
H. Theo em bài thơ này thuộc thể thơ gì? Vì sao?
(Thất ngôn tứ tuyệt: bốn câu, mỗi câu bảy chữ).
H. Vậy bài thơ này có bố cục như thế nào? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn các em tìm hiểu văn bản.
H. Em hãy cho biết bài thơ viết về vấn đề gì?
(Là lời khẳng định về quyền độc lập của nước Nam).
H. Như vậy bài thơ được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta được viết bằng thơ. 
H. Đọc lại hai câu đầu (đối chiếu cả 3 văn bản) và cho biết hai câu thơ đầu ý nói gì?
H. Từ nào trong văn bản thể hiện điều đó?
Gợi ý: Nam đế cư, tiệt nhiên, thiên thư 
H. Tiếp tục cho các em tìm hiểu 2 câu thơ sau từ sự đối chiếu ở văn bản. Cho biết hai câu thơ sau nói lên ý gì? (hs tự cảm nhận).
H. Từ nào trong văn bản - ở hai câu cuối nhấn mạnh ý đó? (các từ: xâm phạm, như đẳng, thủ bại hư).
H. Tìm hiểu toàn bộ văn bản trên, em cảm nhận được điều gì cơ bản nhất?
- Hướng dẫn các em đọc thêm bản dịch thứ 2. So sánh với bản dịch thơ thứ nhất.
 * HS đọc GN.
Hoạt động 3: Hướng dẫn các em đọc văn bản Phò giá về kinh, đọc phần chú thích sgk.
H Dựa vào phần chú thích, em hãy giới thiệu vài nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
H. Hãy cho biết văn bản này được viết theo thể thơ gì? Vì sao em biết được điều đó? (Ngũ ngôn tứ tuyêt: 4 câu, mỗi câu 5 chữ).
H. Bài thơ có kết cấu như thế nào?(Hai câu đầu, hai câu cuối).
H. Những trận chiến thắng nào được đề cập ở bài thơ này? Hãy giới thiệu vài nét về các chiến thắng đó? (Chương Dương, Hàm Tử - sgk).
Hoạt động 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
H. Như vậy 2 câu thơ đầu nói lên ý gì?
H. Các chiến công đó gợi nhớ những sự kiện lịch sử nổi tiếng nào của nhân dân ta trong quá khứ?
H. Giọng điệu ở 2 câu thơ cuối như thế nào? Ý nói gì?
H. Qua tìm hiểu bài thơ, em có nhận xét gì về nội dung và nghệ thuật?
 * HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 5: Kết luận chung về 2 bài thơ.
H. Em hãy so sánh 2 bài thơ để tìm sự giống nhau về hình thức biểu ý và biểu cảm của chúng?
A. Sông núi nước Nam.
I. Tìm hiểu chung văn bản:
1. Tác giả: SGK
2. Tác phẩm: SGK.
- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
3. Bố cục: 2 phần
- Hai câu đầu.
- Hai câu cuối.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Hai câu đầu:
 - Khẳng định: nước Nam là của người Nam, điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.
2. Hai câu cuối:
- Kẻ thù không được xâm phạm, nếu xâm phạm thì chuốc lấy thảm bại.
- Bố cục rõ ràng, chia làm hai ý rõ rệt:
 + Trực tiếp nêu rõ ý tưởng bảo vệ độc lập.
 + Kiên quyết chống ngoại xâm.
* Ghi nhớ: sgk.
B. Phò giá về kinh.
I. Tìm hiểu chung văn bản:
1. Tác giả: SGK
2. Tác phẩm: SGK.
- Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
II. Tìm hiểu văn bản.
a. Hai câu đầu
- Hào khí chiến thắng của dân tộc đối với giặc Nguyên xâm lược.
- Nghệ thuật: Đảo trật tự trước sau, giọng điệu hùng tráng.
b. Hai câu cuối
- Cách nói cô đọng, súc tích, không hình ảnh, không hoa mĩ.
- Động viên tinh thần xây dựng đất nước và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước.
* Ghi nhớ: sgk.
4. Củng cố: 	- Gọi hs đọc lại 2 bài thơ (cả 3 phần mỗi bài).
5. Dặn dò: 	- Học thuộc 2 bài thơ và ghi nhớ
 	- Xem trước bài từ Hán Việt.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------- Oo0c & d0oo--------------------------
Tuần 5 	Ngày soạn: 13/09/2011
Tiết 18 	Ngày dạy : 16/09/2011
 Bài 5
TỪ HÁN VIỆT
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết học giúp các em:
 	- Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.
	- Biết phân biệt hai loại từ ghép Hán Việt: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
	- Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức:
- Khái niệm từ Hán Việt, yếu tố Hán Việt.
- Các loại từ ghép Hán Việt.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng chuyên môn.
- Nhận biết từ Hán Việt, các loại từ ghép Hán Việt.
- Mở rộng vốn từ Hán Việt.
b. Kĩ năng sống.
- Lựa chọn cách sử dụng từ Hán Việt phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẽ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ Hán Việt.
3. Thái độ:
- Có ý thức trau dồi vốn từ và biết sử dụng từ Hán Việt một cách hợp lí.
III. CHUẨN BỊ:
 	- GV: Giáo án. 
 	- HS: Soạn bài.
IV. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là đại từ? Có mấy loại đại từ?
- Hãy vẽ sơ đồ hệ thống phân loại của đại từ?
3.Bài mới: 
Hoạt động 1: Giúp các em tìm hiểu về đơn vị cấu tạo của từ Hán Việt.
H. Em hãy nhắc lại thế nào là từ Hán Việt? (là những từ có gốc Hán và được phát âm theo âm Hán Việt - tức là cách đọc chữ Hán của người Việt Nam).
H. Đọc bài thơ “Nam quốc sơn hà” em cho biết các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Tiếng nào có thể dùng độc lập, tiếng nào không dùng độc lập?
H. Vậy tiếng để tạo từ Hán Việt gọi là gì?
H. Tiếng “thiên” trong từ “thiên thư” có nghĩa là trời, vậy tiếng “thiên” trong: thiên niên kỷ, thiên lí mã, thiên đô có nghĩa là gì?
H. Qua phần tìm hiểu trên, em rút ra điều gì cần ghi nhớ về cách cấu tạo từ?
 * Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hs tìm hiểu về từ ghép Hán Việt.
H. Các từ trên thuộc loại từ ghép nào?
H. Trong các từ ghép chính phụ trên, em có nhận xét gì về trật tự trước sau của các yếu tố cấu tạo nên chúng?
H. Từ sự gợi dẫn ở trên, em rút ra nhận xét gì về từ ghép Hán Việt?
 * Gọi hs đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn cho các em làm bài tập ở phần - Luyện tập sgk.
Bài 1: Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ ngữ đã nêu ở bài tập.
(Gv gợi dẫn cho các em sử dụng từ điển từ Hán Việt để phân tích nghĩa các yếu tố đồng âm).
Bài 2: Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố Hán Việt như: quốc, sơn, cư...
(Hướng dẫn các em làm theo mẫu mà sgk đã gợi ý - Gv chia bài tập này thành 3 nhóm để hs lên bảng trình bày).
Bài 3: Hãy xếp các từ ghép, ngữ điệu đã cho ở bài tập theo nhóm thích hợp:
a) Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
b) Từ có yếu tố phu ïđứng trước, yếu tố chính đứng sau.
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt.
Ví dụ 1:
- Nam: phương Nam, nước Nam -> dùng độc lập.
- Quốc:
- Sơn:
- Hà: 
=> không dùng độc lập tạo từ ghép.
- Yếu tố Hán Việt là các tiếng tạo nên từ Hán Việt.
Ví dụ 2:
- Thiên - thiên thư: trời
- Thiên - thiên niên kỷ: thời gian 1000 năm
- Thiên - thiên lý: 1000 dặm
- Thiên - thiên đô: dời đô
 ® Có nhiều yếu tố đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
* Ghi nhớ sgk.
II. Từ ghép Hán Việt
Ví dụ 1:
- Sơn hà, xâm phạm, giang san – từ ghép đẳng lập.
Ví dụ 2:
a. Ái quốc, thủ môn, chiến thắng – từ ghép chính phụ có yếu tố chính đứng trước.
b. Thiên thư, thạch mã, tái phạm – từ ghép chính phụ có yếu tố chính đứng sau.
 - Có trường hợp giống với trật tự từ ghép thuần Việt.
* Ghi nhớ: SGK.
III. Luyện tập
Bài 1:
- Hoa 1: bông hoa, cơ quan sinh sản của thực vật 
- Hoa 2: vẻ đẹp phô trương,lộng lẫy.
- Phi 1: Bay, phóng nhanh
- Phi 2: Trái ngược
- Phi 3: Vợ lẽ của vua hay của các bậc vương công thời phong kiến
Bài 2: 
- Quốc (nước): quốc kỳ, quốc ca (chính phụ).
- Ái quốc, cường quốc (đắng lập)
- Sơn: sơn hà, giang sơn (đắng lập)
- Cư (ở): cư trú, cư ngụ (đắng lập)
- Định cư, di cư, tản cư (chính phụ)
- Bại (thua): bại binh, bại trận (chính phụ)
- Thành bại, thất bại (đắng lập).
Bài 3:
a) Hữu ích, phát thành, bảo mật, phóng hoả (yếu tố chính đứng trước).
b) Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi (yếu tố chính đứng sau).
4. Củng cố: 	- Thế nào là yếu tố Hán Việt? Yếu tố Hán Việt được sử dụng như thế nào? 	- Có mấy loại từ ghép Hán Việt? Trật tự của các từ này như thế nào?
5. Dặn dò: 	- Học thuộc bài, thuộc hai bài ghi nhớ.
 	- Hoàn chỉnh bài tập 4. 
Rút kinh nghiệm giờ dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------- Oo0c & d0oo--------------------------
Tuần 6 	Ngày soạn: 19/09/2010
Tiết 19 	Ngày dạy : 22/09/2010
Bài 5:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết học giúp các em:
 	- Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm của con người.
 	- Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp, cũng như phân biệt các yếu tố đó trong văn bản.
	- Biết cách vận dụng những kiến thức về văn biểu cảm vào đọc – hiểu văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức:
- Khái niệm văn biểu cảm.
- Vai trò, đặc điểm của văn biểu cảm.
- Hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong văn bản biểu cảm.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết đặc điểm chung của văn bản biểu cảm và hai cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong các văn bản biểu cảm cụ thể.
- Tạo lập văn bản có sử dụng các yếu tố biểu cảm. 
III. CHUẨN BỊ:
 	- GV: Giáo án. 
 	- HS: Soạn bài.
IV. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phân tích tình huống.
- Thực hành.
- Học theo nhóm, trình bày trước tập thể.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: 
 	 - Thế nào là yếu tố Hán Việt, yếu tố Hán Việt được sử dụng thế nào?
 	 - Có mấy loại từ ghép Hán Việt? Trật tự các từ ghép đó ra sao?
3.Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn các em tìm hiểu về nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.
- HS đọc những câu ca dao trong phần I của sgk.
H. Theo em khi nào thì người ta có nhu cầu biểu cảm?
H. Người ta biểu cảm bằng những phương tiện nào?
H. Vậy văn biểu cảm có đặc điểm như thế nào?
Hoạt động 2:Cho hs lần lượt đọc 2 đoạn văn ở sgk/72
H. Hai đoạn văn biểu đạt nội dung gì?
H. Nội dung này có đặc điểm nào khác so với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả?
H. Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc của cả hai đoạn văn trên?
H. Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất như thế nào?
H. Vậy văn biểu cảm có những cách biểu hiện nào?
 * HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn các em làm bài tập ở phần luyện tập sgk.
Bài 1: Hãy so sánh hai đoạn văn (a, b) và cho biết đoạn văn nào là văn biểu cảm? Vì sao?
Gợi ý: lời văn trong văn biểu cảm thường giàu cảm xúc, giàu hình ảnh.
 - đoạn b là đoạn văn biểu cảm vì có đầy đủ những đặc điểm của văn biểu cảm: kể, tả, so sánh, liên tưởng, suy nghĩ - cảm xúc của người Việt: cảm nhận được vẻ đẹp rực rỡ của cây hải đường, làm xao xuyến lòng người.
Bài 2: Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của 2 bài thơ “sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh” mà em đã được học.
Bài 3: Hãy kể tên một số bài văn trữ tình hay mà em biết?
(Giáo viên động viên các em nêu được một số bài cụ thể theo yêu cầu của câu hỏi).
I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm.
1/ Nhu cầu biểu cảm
- Khi có những tình cảm tốt đẹp, chất chứa muốn biểu hiện cho người khác thì người ta có nhu cầu biểu cảm.
- Ca dao, thơ, bài văn, những bức thư, ca hát, vẽ tranh, đánh đàn, thổi sáo, múa
2/ Đặc điểm chung của văn biểu cảm.
- Đoạn 1: biểu cảm trực tiếp - biểu hiện nỗi nhớ và nhắc lại những kỷ niệm.
- Đoạn 2: biểu cảm gián tiếp - biểu hiện tình cảm gắn với quê hương, đất nước.
- Cả hai đều không kể một chuyện nào hoàn chỉnh, dù có gợi lại những kĩ niệm. 
- Cách biểu cảm khác nhau: 
 + Đoạn 1: trực tiếp - nói thẳng tình cảm của mình . 
 + Đoạn 2: gián tiếp - tả tiếng hát của một người con gái - trong tâm hồn, trong tưởng tượng, tiếng hát của quê hương, của ruộng đồng, đất nước - tình yêu quê hương.
 * Ghi nhớ: sgk.
II. Luyện tập
Bài 1:
a) Không phải là văn biểu cảm vì chỉ nêu đặc điểm hình dáng và công dụng của cây hải đường mà chưa bộc lộ cảm xúc.
b) Là văn biểu cảm vì có đầy đủ đặc điểm của văn biểu cảm.
Bài 2: 
 Cả hai bài thơ đều là biểu cảm trực tiếp vì cả hai đã trực tiếp nêu tư tưởng tình cảm mà không thông qua một phương tiện trung gian như: miêu tả, kể chuyện nào cả.
Bài 3: Một số văn biểu cảm (...) ... ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình.
4. Củng cố: - Nhắc lại khái niệm của văn biểu cảm, đặc điểm của văn biểu cảm?
5. Dặn dò: - Học bài ở nhà, thuộc phần ghi nhớ
 	- Hoàn chỉnh bài tập 4 về nhà.
 	- Soạn bài mới.
Rút kinh nghiệm giờ dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------- Oo0c & d0oo--------------------------
Tuần 6 	Ngày soạn: 19/09/2010
Tiết 20 	Ngày dạy : 22/09/2010
Bài 5: 
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Qua tiết học giúp các em:
 	- Hiểu rõ được những ưu, khuyết điểm của mình qua bài viết số 1.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC:
1. Kiến thức:
- Thấy được năng lực làm văn của mình thể hiện qua những ưu điểm và nhược điểm của bài làm, sữa lại những chữ chưa đạt.
	- Củng cố lại kiến thức và kỹ năng đã học về văn miêu tả, về quá trình để các em biết tạo lập được một văn bản miêu tả.
2. Kĩ năng:
- Đánh giá được chất lượng bài tập của mình so với yêu cầu của đề bài, từ đó giúp cho các em có được kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn những bài sau.
III. CHUẨN BỊ:
 	- GV: Giáo án. 
 	- HS: Soạn bài.
IV. PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Động não.
- Phân tích.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
 	- Thế nào là yếu tố Hán Việt? Cho ví dụ?
 	- Từ ghép Hán Việt có mấy loại? Chỉ ra và cho ví dụ từng loại?
3. Bài mới:
* Hoạt động 1:
1/ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đề bài:
Đề bài: 	Em hãy miêu tả quang cảnh sân trường giờ ra chơi?
2/ Xác định thể loại: 
- Đề bài thuộc kiểu văn miêu tả (tả cảnh).
- Nội dung: tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
3/ Định hướng bài làm:
- Bài làm phải thể hiện được bố cục ba phần
+ Mở bài: Giới thiệu được cảnh sân trường giờ ra chơi.
+ Thân bài: Miêu tả cảnh ấy theo một trình tự hợp lý.
	Sân trường trước giờ ra chơi.
	Sân trường lúc ra chơi.
	Sân trường sau giờ ra chơi.
+ Kết luận: Nêu cảm xúc của em đối với quang cảnh sân trường giờ ra chơi.
*Hoạt động 2: Giáo viên nêu nhận xét cụ thể về kết quả bài làm của các em.
1/ Ưu điểm: 
a) Về hình thức: Các em đã tỏ ra có kỹ năng trong việc tạo lập một văn bản theo kiểu bài miêu tả - diễn đạt trôi chảy, hạn chế việc tẩy xoá, sữa chữa trong bài làm, viết đúng thể loại và đảm bảo được thể loại của văn bản.
b) Nội dung: Tái hiện lại được quang cảnh mà mình giới thiệu, giúp người đọc hình dung, cảm nhận khá đầy đủ về quang cảnh ấy.
2/ Tồn tại: 
a) Về hình thức: Vẫn còn một số em trình bày cẩu thả, lỗi chính tả nhiều, chữ viết rất khó đọc.
Cá biệt có em chưa biết thể hiện bố cục trong bài mà còn nêu tiêu đề cho từng phần. Có em còn viết lạc đề.
b) Về nội dung: - Một số em kể nhiều hơn tả, vận dụng bài mẫu nhiều mà chưa có sự tự lực sáng tạo trong bài làm. 
Hoạt động 3: 
1/ Sửa lỗi cụ thể: - Căn cứ vào kết quả cụ thể của bài làm, giáo viên sửa lỗi cho các em:
 Sửa lỗi về dùng từ đặt câu, diển đạt.
 Sửa lỗi về việc định hướng trong bài làm 
2/ Kết quả cụ thể:
4.Củng cố: - Giáo viên đọc một số bài đạt kết quả tốt.
5.Dặn dò: 
 - Về nhà xem lại bài làm của mình sửa lại những lỗi mà giáo viên đã chỉ ra trong bài làm.
 - Chuẩn bị bài: “CÔN SƠN CA - BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA” .
Rút kinh nghiệm giờ dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
------------------------- Oo0c & d0oo--------------------------
Họ và tên : . 	 Kiểm tra : 15’
Lớp : 7 Môn : Ngữ Văn
 Điểm
 Lời phê của cô giáo.
 Đề bài:
 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 
Câu 1: Nhân vật chính trong truyện Cuộc chia tay của những con búp bê là ai?	
 	A. Người mẹ 	B. Hai anh em
 	C. Cô giáo 	D. Những con búp bê
Câu 2: Trong các từ sau, từ nào không phải từ láy?
 	A. Xinh xắn 	B. Mạnh mẽ
 	C. Dịu dàng D. Đất nước
Câu 3: Bài thơ Sông núi nước Nam được làm theo thể thơ nào?
 	A. Thất ngôn tứ tuyệt 	B. Ngũ ngôn
 	C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát
Câu 4: Bài thơ Phò giá về kinh của tác giả nào?
	A. Phạm Ngũ Lão 	C. Trần Quốc Tuấn
	B. Trần Quang Khải 	 	D. Lí Thường Kiệt
Câu 5: Chữ "thiên" trong từ nào sau đây không có nghĩa là "trời"?
 	A. Thiên thư 	B. Thiên thanh
 	C. Thiên hạ	 	D. Thiên lí mã
Câu 6: Lí Thường Kiệt sống ở thời đại nào?
 	A. Nhà Lí 	B. Nhà Hậu Lê
 	C. Nhà Trần	 	D. Nhà Nguyễn
Câu 7: Hãy điền thêm các tiếng để tạo thành các từ láy:
	- ................ rào; 	................. thẳm; 	................. xinh	
	- trong ............;	nho ...................;	đo .....................	
Câu 8: Nối đại từ cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp:
A
Nối
B
a. Bao giờ
b. Bao nhiêu
c. Thế nào
d. Ai
a - ................
b - .................
c - ................
d -.................
1. Hỏi về người và vật
2. Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc 
3. Hỏi về số lượng
4. Hỏi về thời gian
Câu 9: Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập:
	 ..........	 ............
	Ăn Học 
	 ..........	 ............
 Đáp án và biểu điểm 
	Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
B
D
A
B
D
A 
Câu 7: Điền đúng các từ láy mỗi từ đúng (0,5đ).
	- rì rào; 	thăm thẳm; 	xinh xinh	
	- trong trẻo;	nho nhỏ;	đo đỏ	
Câu 8: Nối đại từ cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp: mỗi từ đúng (0,5đ).
A
Nối
B
a. Bao giờ
b. Bao nhiêu
c. Thế nào
d. Ai
a - 4
b - 3
c - 2
d - 1
1. Hỏi về người và vật
2. Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc 
3. Hỏi về số lượng
4. Hỏi về thời gian
Câu 9: Điền thêm tiếng vào sau các tiếng dưới đây để tạo từ ghép đẳng lập:
	 cơm	 	 toán
	Ăn Học 
	 bánh	 văn

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7 tuan 5.doc