Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 31: Chữa lỗi về quan hệ từ

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 31: Chữa lỗi về quan hệ từ

 Tuần : 08. Tiết CT : 31.

 Tên bài dạy : BÀI 9 : CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ

 Ngày dạy :

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Hiểu được thế nào là đồng nghĩa.Hiểu được sự phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

 -Nâng cao kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ?. Đọc bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Cho biết thể thơ và tâm sự của nhà thơ trong bài thơ ?

 ?. Đọc thuộc lòng 6 câu thơ (câu 2 đến câu 7) bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, cho biết khả năng tiếp bạn của Nguyễn Khuyến như thế nào ?

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 31: Chữa lỗi về quan hệ từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tuần : 08. Tiết CT : 31. 
	Tên bài dạy : 	BÀI 9 : CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Hiểu được thế nào là đồng nghĩa.Hiểu được sự phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
	-Nâng cao kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	?. Đọc bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan. Cho biết thể thơ và tâm sự của nhà thơ trong bài thơ ?
	?. Đọc thuộc lòng 6 câu thơ (câu 2 đến câu 7) bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến, cho biết khả năng tiếp bạn của Nguyễn Khuyến như thế nào ?
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Các em đã tìm hiểu bài “quan hệ từ”. Các em đã nắm thế nào là quan hệ từ và cách sử dụng quan hệ từ như thế nào.Tuy nhiên trong văn viết vẫn còn không ít trường hợp sử dụng quan hệ từ không đúng yêu cầu đã đặt ra. Để giúp các em thấy được những lỗi trong việc sử dụng sai quan hệ từ, để các em sử dụng đúng mục đích, đúng ngữ nghĩa của câu. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
6’
6’
6’
6’
-GV gọi hs đọc to, rõ ràng phần câu hỏi bên dưới phần này. Sau đó GV treo bảng phụ 2 VD cho hs quan sát và trả lời câu hỏi.
?. Hai câu VD trên thiếu quan hệ từ ở chổ nào ? Hãy chữa lại cho đúng ? (HS trả lời, GV kết luận)
-GV gọi hs đọc phần câu hỏi bên dưới. Sau đó treo bảng phụ có 2 VD ở phần này, cho hs quan sát và trả lời câu hỏi
?. Các quan hệ từ “và, để” trong 2 VD trên có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không ? Nên thay “và, để” ở đây bằng quan hệ từ gì ? (HS trả lời, GV kết luận)
-GV cho hs đọc nội dung câu hỏi ở phần này. Sau đó GV treo bảng phụ lên bảng, cho hs quan sát VD và trả lời câu hỏi.
?. Vì sao các câu sau thiếu chủ ngữ ? Hãy chữa lại cho câu văn hoàn chỉnh ? (HS trả lời, GV kết luận)
-GV gọi hs đọc nội dung câu hỏi ở phần này. Sau đó GV treo bảng phụ cho hs quan sát VD và trả lời câu hỏi.
?. Các câu in đậm trong VD trên sai ở chỗ nào ? Hãy chữa lại cho đúng ? (HS trả lời, GV kết luận)
-GV kết luận lại bài, gọi hs đọc chậm, rõ ràng phần ghi nhớ SGK trang 107 cho hs nắm bài.
-HS đọc và chú ý lắng nghe để trả lời câu hỏi.
-Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.
-HS đọc và chú ý lắng nghe để trả lời câu hỏi
-Các quan hệ từ “và, để” trong hai câu trên diễn đạt sai quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu. Có thể thay quan hệ từ “và, để” bằng quan hệ từ “nhưng, vì” ở hai VD trên cho đúng nội dung của câu.
-HS đọc và chú ý lắng nghe để trả lời câu hỏi.
-Hai câu trên dùng thừa quan hệ từ mà trở nên thiếu chủ ngữ, có thể chữa lại cho câu hoàn chỉnh là bỏ hai quan hệ từ đứng đầu.
-HS đọc to, rõ ràng và chú ý lắng nghe để nắm bài học.
-Các câu in đậm trên dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết, có thể chữa lại như sau :.mà cònnhưng không thích.
-HS đọc chậm, rõ to phần ghi nhớ và chú ý lắng nghe.
I. Các lỗi thường gặp về quan hệ từ :
1.Thiếu quan hệ từ :
Hai câu trên dùng thiếu quan hệ từ, có thể chữa lại như sau :
-Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.
-Câu tục ngữ này chỉ đúng với xã hội xưa, còn ngày nay thì không đúng.
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa :
Hai câu trên dùng sai quan hệ từ “và, để” có thể chữa lại như sau :
-Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
-Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng.
3.Thừa quan hệ từ :
Hai câu trên, do dùng thừa quan hệ từ mà trở nên thiếu chủ ngữ, có thể chữa lại như sau :
-Câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra” cho ta thấy công lao to lớn của cha, mẹ đối với con cái.
-Hình thức có thể làm tăng giá trị nội dung đồng thời hình thức có thể làm giảm giá trị của nội dung.
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết :
Hai câu in đậm dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết, có thể chữa lại như sau :
-Không những giỏi về môn Toán mà còn giỏi về môn văn.
-Nó thích tâm sự với mẹ nhưng không thích tâm sự với chị.
	4. Củng cố kiến thức : (3’)
	?. Nêu những lỗi mà em thường gặp trong việc sử dụng quan hệ từ.
	?. Đặt một câu có lỗi thừa quan hệ từ, sau đó chữa lại cho đúng.
	III. Luyện tập : (10’)
	1. (SGK trang 107)
	GV : Có thể treo bảng phụ có 2 câu VD trên bảng,gọi hs đọc BT, nắm định yêu cầu, hướng dẫn hs cách làm bài vào tập rồi hs đứng lên trả lời nội dung đáp án bài tập.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau :
	Hai câu trên chữa lại như sau :
	-Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
	-Con xin báo một tin vui cho cha mẹ mừng.
	2. (SGK trang 107)
	GV : Gọi hs đọc bài tập, cho hs thảo luận trả lời câu hỏi, nắm yêu cầu bài tập. Sau đó gọi đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét, sửa sai, cho điểm.
	HS : Đọc bài tập, nắm các yêu cầu bài tập, trả lời bài tập theo đáp án sau :
	Các câu trên được chữa lại như sau :
	-Ngày nay chúng ta cũng có quan niệm như cha ông ta ngày xưa, lấy đạo đức, tài năng làm trọng.
	-Dù nước Sơn có đẹp đến mấy mà chết giờ không tốt thì đồ vật cũng không bền được.
	-Không nên chỉ đánh giá con người qua hình thức bên ngoài mà nên đánh giá con người qua những hành động, cử chỉ, cách đối xử của họ.
	3. (SGK trang 108)
	GV : Gọi hs đọc bài tập, cho hs thảo luận trả lời câu hỏi, nắm yêu cầu bài tập. Sau đó gọi đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét, sửa sai.
	HS : Đọc bài tập, nắm các yêu cầu bài tập, trả lời bài tập theo đáp án sau :
	Các câu trên được chữa lại như sau :
	-Bản thân em còn nhiều thiếu sót, nên em sẽ tích cực sửa chữa.
	-Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” cho em hiểu được đạo lí làm người là phải giúp đỡ người khác.
	-Bài thơ này đã nói tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.
	4. (SGK trang 108)
	GV : Gọi hs đọc bài tập, cho hs thảo luận trả lời câu hỏi, nắm yêu cầu bài tập. Sau đó gọi đại diện nhóm trình bày, GV nhận xét, sửa sai.
	HS : Đọc bài tập, nắm các yêu cầu bài tập, trả lời bài tập theo đáp án sau :
	a) Đúng.
	b) Đúng
	c) Sai (chữa lại là bỏ quan hệ từ “cho”)
	d) Đúng
	e) Sai (chữa lại là bỏ qht “của” )
	h) Đúng.
	i) Sai (chữa lại là thay qht “giá” bằng “nếu”)
	5. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học bài, làm tiếp bài tập 5 SGK trang 108.
	-Chuẩn bị bài : “Xa ngắm thác núi lư”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 31.doc