Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 27: Quan hệ từ

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 27: Quan hệ từ

Tên bài dạy : QUAN HỆ TỪ

 Tiết chương trình : Tiết : 27. Tuần : 07.

 Ngày dạy :

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Nắm được thế nào là quan hệ từ.

 -Nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ?.Đọc khổ thơ cuối bài, bài thơ “Sau phút chia li”, chỉ ra nghệ thuật và nội dung của khổ thơ.

 ?.Đọc thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước”, nêu giá trị ca ngợi của bài thơ.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1097Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 27: Quan hệ từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tên bài dạy : 	QUAN HỆ TỪ
	Tiết chương trình : Tiết : 27. Tuần : 07.
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Nắm được thế nào là quan hệ từ.
	-Nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	?.Đọc khổ thơ cuối bài, bài thơ “Sau phút chia li”, chỉ ra nghệ thuật và nội dung của khổ thơ.
	?.Đọc thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước”, nêu giá trị ca ngợi của bài thơ.
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Hệ thống từ loại tiếng Việt rất phong phú đa dạng, mỗi một từ loại đều có tầm quan trọng riêng của nó trong việc góp phần làm phong phú và tinh tế ngôn ngữ tiếng Việt. Từ loại quan hệ từ cũng tạo một vai trò không nhỏ trong ngôn ngữ tiếng việt.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
12’
8’
I. Thế nào là quan hệ từ ? :
Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như : sở hữu, so sánh, nhân quả,giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
VD :
 Giáp đã làm xong bài tập của thầy giáo vừa ra.
II. Sử dụng quan hệ từ :
-Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được).
-Có một số quan hệ từ dùng thành cặp.
-GV dùng bảng phụ có các câu VD ở phần I. Cho hs quan sát và đọc các VD – GV hỏi hs :
?. Xác định quan hệ từ có trong các đoạn văn đã cho. (HS trả lời, GV kết luận).
?. Các quan hệ từ nói trên liên kết những từ ngữ hay những câu nào với nhau ? Nêu ý nghĩa của mỗi quan hệ từ ? (HS trả lời, GV kết luận).
-Sau đó GV kết luận bài, gọi hs đọc phần ghi nhớ và nêu câu hỏi.
?. Em hiểu thế nào là quan hệ từ ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV có thể gọi một hs khá lên đặt câu VD có sử dụng quan hệ từ.
-GV dùng bảng sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm đã đưa ra ở phần I.1. Yêu cầu hs quan sát và nêu câu hỏi.
?. Trường hợp bắt buộc dùng quan hệ từ đánh dấu + vào trong ngoặc, trường hợp không bắt buộc đánh dấu – vào trong ngoặc. (HS trả lời, GV kết luận).
?. Tìm quan hệ từ có thể dùng thành cặp với các quan hệ từ sau đây : (Nếu, thì, tuy, hễ, sỡ dĩ) (HS trả lời, GV kết luận).
?. Đặt câu với quan hệ từ vừa tìm được. (HS trả lời, GV kết luận).
-Sau đó GV kết luận bài học, gọi hs đọc ghi nhớ (SGK trang 98) dặn học thuộc.
-HS đọc VD và quan sát. Chú ý lắng nghe để trả lời câu hỏi.
- a) của
 b) như
 c) Bởi. Và.
-“Của” liên kết đồ chơi với chúng tôi iquan hệ sỡ hữu, “như” liên kết từ đẹp, hoa iquan hệ so sánh “và” liên kết “ăn uống điều độ” “làm việc có chừng mực”..
-Biểu thị ý nghĩa quan hệ sở hữu, so sánh, nhân quả,.
-HS chú ý để đặt VD cho đúng yêu cầu.
-HS quan sát và chú ý lắng nghe để nắm bài học.
-a (-); b (+); c (-); d(+); e(-); g(+); h(+); i(-).
-Nếuthì; tuynhưng; hễthì; sỡ dĩthì.
-Nếu trời mưa thì đường trơn trợt, tuy gia đình nghèo nhưng Lan.
-Đọc to rõ ghi nhớ và chép bài vào tập, học thuộc.
	4. Củng cố kiến thức : (4’)
	?. Thế nào là quan hệ từ ? Cho VD.
	?. Cho VD về trường hợp sử dụng quan hệ từ bắt buộc.
III.Luyện tập : (12’)
	1. (SGK trang 98)
	GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs trả lời, nhận xét.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau :
	 Các quan hệ từ cần tìm trong đoạn văn ở văn bản “Cổng trường mở ra” đoạn “Vào đêm trước ngày khai trường.thức dậy cho kịp” : vào, của, như, trên, và, vào, mà, nhưng, như, của, nhưng.
	2. (SGK trang 98)
	GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs trả lời (chia nhóm), nhận xét.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau :
 * Các câu đúng : b,d, g, i, k, l.
 * Các câu sai : a, e, c, h.
	5. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học bài, xem lại các bài tập đã làm.
	-Chuẩn bị phần tiếp theo : Luyện tập cách làm văn biểu cảm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 27.doc