Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 25, 26: Sau phút chia li – bánh trôi nước

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 25, 26: Sau phút chia li – bánh trôi nước

 Tên bài dạy : SAU PHÚT CHIA LI – BÁNH TRÔI NƯỚC

 Tiết chương trình : Tiết : 25, 26. Tuần : 07.

 Ngày dạy :

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Cảm nhận được nỗi sầu chia ly sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đoạn thơ trích : “Chinh phụ ngâm khúc” bước đầu hiểu được thơ “Song thất lục bát”.

 -Thấy được vẽ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước”.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, nghiên cứu SGK, SGV, tham khảo tài liệu.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 719Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 25, 26: Sau phút chia li – bánh trôi nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tên bài dạy : 	SAU PHÚT CHIA LI – BÁNH TRÔI NƯỚC
	Tiết chương trình : Tiết : 25, 26. Tuần : 07.
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Cảm nhận được nỗi sầu chia ly sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị của nghệ thuật ngôn từ trong đoạn thơ trích : “Chinh phụ ngâm khúc” bước đầu hiểu được thơ “Song thất lục bát”.
	-Thấy được vẽ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước”.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, nghiên cứu SGK, SGV, tham khảo tài liệu. 
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	?.Đọc phần ghi nhớ bài “Đề văn biểu cảm”.
	?.Kiểm tra phần làm bài tập của hs.
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Hai bài thơ “Sau phút chia li” và “Bánh trôi nước” là hai bài thơ hay phê phán chiến tranh phong kiến phi nghĩa buộc chồng vợ phải chia li nhau trong nhung nhớ và cho thấy thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa chìm nổi lênh đênh nhưng có sức đấu tranh mạnh mẽ.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3’
10’
10’
10’
2’
4’
30’
2’
A.Văn bản “Sau phút chia li” :
I.Giới thiệu :
1.Tác giả :
Chưa rõ tác giả.
2.Thể loại :
Thể thơ song thất lục bát (bài thơ có số câu không giới hạn – mỗi khổ thơ có 4 câu : trong đó 2 câu đầu khổ 7 chữ – câu thứ ba 6 chữ và câu thứ tư 8 chữ – có sự hiệp vẫn.
II.Tìm hiểu văn bản :
1.Khổ thơ thứ nhất :
-Cách dùng phép đối chàng thì đi – thiếp thì về, cho thấy thực cảnh chia li diễn ra để chàng đi vào cõi xa vất vả, thiếp sẽ về cảnh vò võ cô đơn.
-Hình ảnh “Tuôn màu mây biết, trãi ngàn núi xanh” gợi lên cái độ mênh mông, cái tầm vũ trụ của nỗi chia li.
2.Khổ thơ thứ hai :
Bốn câu thơ thứ hai, nỗi sầu chia li được gợi ta thêm cũng bằng tiếng nói tương phản, đối nghĩa “Chàng còn ngoảnh lại, thiếp hãy còn sang”, lại thêm hình thức điệp từ và đảo vị trí hai địa danh Hàm Dương, Tiêu Tương. Cách gợi tả như thế làm cho nỗi sầu như tăng thêm lên, nỗi nhớ nhung như xót xa hơn.
3. Khổ thơ thứ ba :
-Cách nói đối nghĩa, điệp từ, điệp ýlàm nỗi sầu được gợi tả tới độ oái oăm, nghịch chướng. Sự xa cách đã tới độ mất hút vào ngàn dâu xanh ngắt, vào sự mênh mông sâu thẳm của đất trời.
-Ý thơ “ai sầu hơn ai” làm tăng thêm nỗi sầu của người chinh phụ.
III.Tổng kết : (Ghi nhớ SGK trang 83)
B.Văn bản “Bánh trôi nước” :
I. Giới thiệu :
1.Tác giả : (SGK)
2.Thể loại :
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (bài thơ có 4 câu mỗi câu 7 chữ).
II.Tìm hiểu văn bản :
1.Ý nghĩa cụ thể của bài thơ :
Bài thơ miêu tả bánh trôi nước như một vật thể có màu trắng của bột, dạng viên tròn, nếu nhào bột mà nhiều nước thì nát (nhão), ít nước thì rắn (cứng). Khi luộc trong nước sôi, bánh chín thì nỗi lên, bánh chưa chín thì chìm xuống.
2.Ý nghĩa sâu xa của bài thơ :
Bài thơ đề cặp đến người phụ nữ trong xã hội phong kiến : người phụ nữ đẹp “Vừa trắng vừa tròn”, có phẩm hạnh trong sáng, sắt son “Vẫn giữ tấm lòng son”, mặc dù bị xã hội vùi dập, đẩy đưa “tay kẻ nặng”.
iÝ nghĩa sâu xa của bài thơ đã tạo nên giá trị hiện thực và tố cáo của bài thơ về xã hội xưa.
-Gọi hs đọc phần chú thích ở bài SGK trang 91. Sau đó GV phân tích cho hs nắm về thơ chinh phụ ngâm và tác giả của nó.
?. Qua phần chú thích, em hãy cho biết đoạn thơ này được viết theo thể thơ gì ? Phân tích cụ thể ? (HS trả lời, GV kết luận).
-Gọi hs đọc khổ thơ thơ nhất. GV đặt câu hỏi :
?. Khổ thơ gợi tả cảnh chia li của người vợ như thế nào ? Cách sử dụng phép đối và hình ảnh “Tuôn mây mây biếc, trãi ngàn núi xanh ” có tác dụng đối với việc gợi tả nỗi sầu trong đoạn thơ như thế nào ? (HS trả lời, GV kết luận).
?. Bốn câu thơ tiếp sử dụng phép đối “Còn ngoảnh lại, hãy trông sang”, cách đảo vị trí của địa danh “Hàm Dương, Tiêu Tương” có ý nghĩa gì trong việc tả nỗi buồn chia li ? (HS trả lời, GV kết luận).
-Gọi hs đọc 4 câu thơ cuối bài. Sau đó GV đặt câu hỏi :
?. Nỗi sầu được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thề nào ? Các điệp từ cùng, thấy và cách nói ngàn dâu, màu xanh có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li ? (HS trả lời, GV kết luận).
?. Qua bài thơ tác giả muốn tố cáo vấn đề gì trong xã hội xưa đã đẩy con người vào nghịch cảnh chia li sầu não ? Và đề cặp vần đề gì về tình yêu đôi lứa ? (HS trả lời, GV kết luận).
-Gọi hs đọc phần ghi nhớ, cho ghi phần tổng kết.
-GV nói câu chuyển sang phần 2 của bài.
-Gọi hs đọc phần chú thích về tác giả SGK trang 95. GV kết luận vài nét về tác giả cho hs nắm.
?. Cho biết bài thơ được viết theo thể thơ gì ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV đọc bài thơ, hướng dẫn cách đọc cho hs, gọi hs đọc bài thơ (nhận xét cách đọc của hs).
?. Đọc bài thơ, các em thấy tác giả nói về cái bánh trôi nước. Cái bánh trôi nước ở đây được miêu tả như thế nào qua các từ chìm, nỗi, rắn, nát, lòng son ? (HS trả lời, GV kết luận).
?. Bài thơ đề cặp đến một ý nghĩa sâu xa đề cặp đến người phụ nữ. Người phụ nữ này được miêu tả về vẽ đẹp và thân phận như thế nào qua các từ ngữ trong bài thơ ? (HS trả lời, GV kết luận).
?. Qua hai ý nghĩa trên câu bài thơ, ý nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ ? Tại sao ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV nói câu chuyển sang phần luyện tập.
-HS đọc và chú ý lắng nghe để nắm được bài.
-Thể thơ song thất lục bát : bài thơ không giới hạn số câu – mỗi khổ thơ có 4 câu : 2 câu 7 chữ – 1 câu 6 chữ – 1 câu 8 chữ.
-HS đọc và chú ý lắng nghe.
-Gợi chia li chàng trai đi vào cõi xa vất vả, cô gái về với cảnh cô đơn. Hình ảnh tuôn màu mây với núi ngàn xanh gợi cảnh chia li thêm nặng nỗi sầu mênh mang.
-Làm cảnh chia li nỗi sầu như tăng thêm, nỗi nhớ nhung như xót xa thêm lên.
-HS đọc bài to, rõ ràng và chú ý lắng nghe.
-Cách nói như thế gợi nỗi sầu chia li đến mức oái oăm, nghịch chướng. Câu thơ mang hình thức nghi vấn cuối cùng “ai sầu hơn ai” nổi sầu của chinh phụ đến cực độ.
-Tố cáo chiến tranh phi nghĩa trong xã hội phong kiến, đẩy con người vào nghịch chướng chia li sầu não ivấn đề khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ trong xã hội.
-HS đọc bài và chú ý lắng nghe để nắm bài.
-Làm theo thể thơ thất nhôn tứ tuyệt (bài có 4 câu – mỗi câu 7 chữ).
-HS chú ý lắng nghe và đọc to bài thơ, chuẩn xác bài thơ.
-Bánh trôi nước được miêu tả là một vật thể màu trắng bột, hình viên tròn, nếu nhào nhiều nước thì nát (nhão), ít nước thì rắn (cứng). Khi luộc trong nước thì..
-Người phụ nữ trắng, đẹp, có phẩm chất trong sáng, sắt son, thân phận thì lênh đênh chìm nổi.
-Ý nghĩa thứ hai, ý nghĩa sâu xa của bài thơ là ý nghĩa quyết định giá trị toàn bài thơ.
III. Luyện tập : (15’)
	1. (SGK trang 93)
 GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs trả lời (HS thảo luận), nhận xét, sữa bài.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời BT theo đáp án sau :
	a) Các tứ chỉ màu xanh : xanh, xanh xanh, xanh lam, xanh lục, xanh nhạt, xanh dương, xanh da trời,
	b) Các màu xanh trên đều chỉ về màu sắc có màu chung là xanh nhưng các từ xanh diễn tả một sắc tố màu xanh khác nhau về độ màu đậm nhạt.
	c) Xanh xanh : gợi một màu xanh của ngàn dâu ẩn hiện mờ ảo, xa dần.
	 Xanh ngắt : chỉ một màu xanh trãi dài, mênh mômg, man mác của vườn dâu.
	2. (SGK trang96)
 GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs trả lời (HS thảo luận), nhận xét, sữa bài.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời BT theo đáp án sau (cho hs về nhà làm bài tập)
 4. Củng cố kiến thức : (4’)
	?.Đọc bài thơ “Sau phút chia li”, nêu thể loại của bài thơ.
	?.Đọc bài thơ “Bánh trôi nước”, nêu vấn đề sâu xa của bài thơ là gì ?
	5. Dặn dò : (1’)
	-Học thuộc hai bài thơ, học bài, làm tiếp các bài tập 1 SGK trang 96.
	-Chuẩn bị bài mới : “Quan hệ từ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 25,26.doc