Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 24: Đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 24: Đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm

Tên bài dạy : ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM

 Tiết chương trình : Tiết : 24. Tuần : 06.

 Ngày dạy :

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Nắm được kiểu bài văn biểu cảm.

 -Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ? Đọc phần ghi nhớ bài đặc điểm về văn biểu cảm.

 ? Kiểm tra phần làm BT của hs.

 3. Giảng bài mới :

 a. Giới thiệu bài mới : (1)

 Viết một bài văn (TLV) hoàn chỉnh được rõ ràng, hay, đúng hướng thì việc tìm hiểu đề bài và xác định các bước khi làm bài là hết sức quan trọng. Nó góp phần không nhỏ trong việc tạo lập một văn bản theo đúng định hướng. Bài học hôm nay giúp em hiểu rõ điều đó.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 790Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 24: Đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tên bài dạy : 	 ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM VĂN BIỂU CẢM
	Tiết chương trình : Tiết : 24. Tuần : 06.
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Nắm được kiểu bài văn biểu cảm.
	-Nắm được các bước làm bài văn biểu cảm.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	? Đọc phần ghi nhớ bài đặc điểm về văn biểu cảm.
	? Kiểm tra phần làm BT của hs.
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Viết một bài văn (TLV) hoàn chỉnh được rõ ràng, hay, đúng hướng thì việc tìm hiểu đề bài và xác định các bước khi làm bài là hết sức quan trọng. Nó góp phần không nhỏ trong việc tạo lập một văn bản theo đúng định hướng. Bài học hôm nay giúp em hiểu rõ điều đó.	
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
7’
14’
2’
I.Đề bài văn biểu cảm và các bước làm bài văn biểu cảm :
1.Tìm hiểu bài văn biểu cảm :
VD : Biểu cảm về vườn cây quê hương.
 +Đối tượng biểu cảm ở đề bài là vườn cây quê hương.
 +Tình cảm : bày tỏ suy nghĩ, tình cảm về vườn cây cảu quê hương mình, tự hào về quê hương.
2.Các bước làm bài văn biểu cảm :
 VD : cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
a). Bước 1 : Tìm hiểu đề, tìm ý :
-Đối tượng biểu cảm là nụ cười của mẹ.
-Nhìn thấy nụ cười trong trường hợp nào ?
-Có cảm xúc, tình cảm gì về nụ cười ấy ?
b). Bước 2 : lập dàn bài.
 Sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
c) Bước 3 : Viết bài.
Dựa vào dàn bài và dự kiến cách viết từng phần của bài làm như thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương tôn trọng đối với mẹ.
d). Bước 4 : Sửa bài.
Làm bài xong, cần đọc lại và sửa chữa bài để bớt những ý thừa, thêm những ý thiếu, kiểm tra các lỗi về chính tả, ngữ pháp, .
* Ghi nhớ : SGK trang 86.
-GV dùng bảng phụ treo 5 đoạn văn bản biểu cảm ở SGK lên bảng, gọi 1 hs đọc lại rõ, to.
? Tìm đối tượng biểu cảm và tình cảm cần thể hiện trong các đề văn trên ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Với đề bài trên khi tìm hiểu đề bài cho biết đối tượng cảm nghĩ nêu ra là gì ? Em hình dung và hiểu ntn về đối tượng ấy ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Khi lập dàn bài cho bài văn trên ta phải làm ntn ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Khi đã có các ý ở bố cục thì ta viết bài văn ntn ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Khi sửa bài ta phải làm gì ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV kết luận nội dung của các câu hỏi, gọi hs đọc ghi nhớ và rút ra nội dung của bài học.
-HS đọc to và chú ý lắng nghe.
-Đối tượng biểu cảm trong các đề văn là : vườn cây, đêm trăng trung thu, nụ cười của mẹ, tuổi thơ, loài cây,
-Là nụ cười của mẹ. Nêu trường hợp nhìn thấy nụ cười của mẹ khi nào ? Có cảm xúc và tình cảm gì về nụ cười ấy.
-Phải sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
-Dựa vào những ý đã xác định ở mỗi phần của văn bản viết ra thành câu, thành đoạn,
-Đọc lại thừa bớt, thiếu thì thêm sửa lại cách diễn đạt, ngữ pháp,.
	II. Luyện tập : (14’)
	1) (SGK trang 89; 90)
	GV : Gọi hs đọc to, rõ ràng bài văn và câu hỏi bên dưới, xác định yêu cầu câu hỏi, hướng dẫn hs trả lời, cho các em thảo luận để trả lời bài tập, nhận xét.
	HS : Đọc bài tập, nắm yêu cầu bài tập, trả lời bài tập theo đáp án sau :
	a). Bài văn nói lên tình yêu quê nhà của một người sau một thời gian đi xa nay trở về thăm lại làng xưa. Nhan đề bài văn : Tình quê hương. Đề văn : Quê hương trong trái tim em.
	b). Dàn ý của bài :
	+Mở bài : Tác giả yêu quê mình hơn cả.
	+Thân bài : Yêu khung cảnh quê nhà.
 Yêu truyền thống đấu tranh anh hùng.
	+Kết bài : Khi đã khôn lớn quay về, tác giả thấy quê mình lại càng đẹp hơn.
	c). Phương thức biểu đạt của bài văn : Tác giả bộc lộ tình yêu quê hương thắm thiết một cách trực tiếp đối với khung cảnh cũng như truyền thống đấu tranh giữ nước.
	4. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học bài, xem lại cách làm BT.
	-Chuẩn bị bài : bài 7 “Phút chia li – Bánh trôi nước”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 24.doc