Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 21: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra bài ca Côn Sơn

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 21: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra bài ca Côn Sơn

 Tên bài dạy : BÀI 6 : BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG

 TRÔNG RA BÀI CA CÔN SƠN

 Tiết chương trình : Tiết : 21. Tuần : 06.

 Ngày dạy :

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh : Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình yêu quê hương của Trần Nhân Tông trong bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” và sự hòa nhập nên thơ, yhanh cao của Nguyễn Trãi của cảnh Trí Côn sơn qua đoạn thơ trong bài ca Côn Sơn.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ?.Cho biết văn biểu cảm là văn như thế nào ? Văn biểu cảm khác với biểu cảm của con người

 ?.Trình bày những đặc điểm của văn biểu cảm.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1080Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 21: Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra bài ca Côn Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tên bài dạy : 	BÀI 6 : BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG 
	TRÔNG RA BÀI CA CÔN SƠN
	Tiết chương trình : Tiết : 21. Tuần : 06.
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh : Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình yêu quê hương của Trần Nhân Tông trong bài “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” và sự hòa nhập nên thơ, yhanh cao của Nguyễn Trãi của cảnh Trí Côn sơn qua đoạn thơ trong bài ca Côn Sơn.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	?.Cho biết văn biểu cảm là văn như thế nào ? Văn biểu cảm khác với biểu cảm của con người
	?.Trình bày những đặc điểm của văn biểu cảm.
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Phong cảnh non sông đất nước ta đời Trần – Lê cách chúng ta ngay từ dăm bảy thế kỉ đã thể hiện trong cảm nhận của một ông vua anh hùng và một ông quan anh hùng thời ấy như thế nào ? Bạn đã về thăm Thiên Trường và đã hành hương trên Côn Sơn vạn kiếp chưa ? Chắc khung cảnh nơi ấy giờ đây phải khác dăm bảy thế kỉ xưa nhiều lắm.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3’
1’
3’
4’
4’
3’
1’
3’
3’
3’
1’
I. Giới thiệu :
1. Tác giả : (SGK)
2. Thể loại :
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (bài có 4 câu, mỗi câu 7 chữ)
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Hai câu thơ 1, 2 :
- Cảnh buổi chiều. Người ngắm cảnh là vua Trần Nhân Tông, khi ông về quê, ngồi tựa lan can lâu đài phủ Thiên Trường nhìn ra xóm bạc đang mờ dần trong sương bạc.
-Cảnh chiều buồn man mác, chầm chậm trôi mênh mang trong tâm trạng của vị quốc chủ trẻ tuổi anh hùng hướng tâm linh về thiên nhiên thuần phác.
2. Hai câu thơ 3, 4 :
-Tả cảnh chiều xuống ở làng quê Việt Nam. Tiếng sáo trẻ chăn trâu, chăn bò vẳng lại đâu đây. Cánh đồng vắng hoe. Từng đôi cò trắng bay luyện xuống ruộng đồng.
 Qua bài thơ ta thấy tình cảm ấm áp của nhà thơ với quê nhà, thấy bóng dáng nước Đại Việt ở thế kỉ XIII : đất nước thanh bình, nhân dân yên ổn làm ăn.
 I. Giới thiệu :
1. Tác giả : (SGK)
2. Thể loại :
Viết theo thể thơ lục bát.
II. Tìm hiểu văn bản :
1.Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn :
 Từ “ta” có mặt trong bài thơ năm lần, Ta là thi sĩ Nguyễn Trãi. Ta ở Côn Sơn đang ngồi trên đá, nằm bóng mát, ngâm thơ itâm hồn thảnh thơi, đang thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn.
2.Cảnh trí Côn Sơn trong hồn thơ Nguyễn Trãi :
 Cảnh trí Côn Sơn khoáng đạt, thảnh thơi nên thơ : có suối chảy rì rầm, bàn đá rêu phơi, có hàng trúc xanh . igóp phần tạo nên giọng điệu bài thơ nhẹ nhàng, êm ái.
II. Tổng kết : (ghi nhớ SGK trang 77; 81)
-GV gọi một hs đọc phần chú thích SGK trang 76 về tác giả Trần Nhân Tông. Sau đó GV kết luận vài nét cơ bản về tác giả cho hs nắm.
?.Bài thơ thuộc thể thơ gì ? (HS trả lời, GV kết luận)
-Gọi hs đọc toàn bản phiên âm chữ Hán, bản dịch nghĩa và bản dịch thơ (GV nhận xét cách đọc của hs). GV hỏi :
? Hai câu thơ đầu tả cảnh gì ? Ở đâu ? Từ “Đạm tự yên và bán vô bán hữu” gợi không khí và tâm trạng của người và cảnh (HS trả lời, GV kết luận).
-Gọi hs đọc hai câu thơ. Sau đó GV đặt câu hỏi.
? Hai câu 3; 4 tả những cảnh gì ? Những cảnh ấy lại gợi cho người đọc một cảm giác gì ? Qua bài thơ hiểu gì tâm hồn của vua Trần Nhân Tông và thời đại lúc bấy giờ ? (HS trả lời, GV kết luận). 
- GV nói câu chuyển ý sang văn bản thứ hai của bài.
-GV gọi hs đọc phần chú thích về tác giả Nguyễn Trãi – SGK trang 79. Sau đó GVKL nội dung cơ bản về tác giả Nguyễn Trãi.
? Em cho biết bài thơ này được làm theo thể thơ gì ? Chỉ cụ thể nhịp ở thể thơ đó ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV gọi hs đọc 3 phần của bài thơ : phần âm, dịch nghĩa, dịch thơ (nhận xét cách đọc của hs).
? Từ “ta” có mặt trong bài thơ mấy lần ? Và ta là ai ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Nhân vật ta làm gì ở Côn Sơn ? Tâm hồn của ta như thế nào ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV gọi hs đọc 2 câu thơ 3; 4 và đặt câu hỏi :
? Qua đoạn thơ này cảnh trí Côn Sơn hiện lên trong hồn thơ Nguyễn Trãi như thế nào ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV kết luận một vài nét về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ. Cho hs đọc 2 phần ghi nhớ rút ra tổng kết của bài thơ.
-HS đọc chậm rõ ràng và chú ý lắng nghe để nắm bài.
-Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (4 câu mỗi câu 7 chữ).
-HS đọc chậm rãi, to, rõ ràng cả 3 phần bài thơ.
-Cảnh buổi chiều. Người ngắm cảnh là một vị vua, nhân chủ của cả đất nước ta thế kỷ XIII, khi ông về ngồi ở phủ Thiên Trường nhìn ra sớm Mạc.
-HS đọc to rõ ràng và chú ý lắng nghe.
-Tả cảnh chiều xuống ở làng quê Việt Nam. Tiếng sáo trẻ chăn trâu, bò vẵng lại. Cánh đồng vắng hoe. Chỗ có vài đôi cò trắng lượng xuống cánh đồng..
-HS đọc to rõ ràng và chú ý lắng nghe.
-Làm theo thể thơ lục bát (câu 6 chữ và câu 8 chữ).
-HS đọc chậm rõ, đúng nhịp bài thơ và chú ý lắng nghe.
-Từ “ta” có mặt trong bài thơ 5 lần, ta là thi sĩ Nguyễn Trãi.
-Ta đang ngồi trên đá, nằm bóng mát, ngâm thơ nhàn thể hiện tâm thảnh thơi .
-Cảnh trí Côn Sơn khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ : có suối chảy rì rầm, bàn đá rêu phong, rừng trúc xanh tạo nên giọng thơ nhẹ ..
-HS chú ý lắng nghe và đọc to, rõ ràng phần ghi nhớ ở hai bài.
(17’) 	III. Luyện tập : 	
	1). (SGK, trang 77)
 	GV : gọi hs đọc BT 1, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs cách làm bài, có nhận xét cách làm bài của hs.
	HS : đọc bài tập, nắm yêu cầu BT, trả lời bài tập theo đáp án sau, cho hs về nhà làm bài.
	2). (SGK, trang 81)
	GV : gọi hs đọc BT 1, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs cách làm bài, có nhận xét cách làm bài của hs.
	HS : đọc bài tập, nắm yêu cầu BT, trả lời bài tập theo đáp án sau :
	-Cách ví von đó, cả hai đều là những sản phẩm của những tân hồn thi sĩ, những tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên.
	Tuy có khác nhau, một ví tiếng suối là tiếng đàn, một ví tiếng suối với tiếng hát. Nhưng tiếng đàn hay tiếng hát cũng đều là âm nhạc cả. Cho nên cách đón nhận tiếng suối cả hai xem như giống nhau.
	4. Củng cố kiến thức : (3’)
	? Hai bài thơ “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” “Bài ca Côn Sơn” được viết theo thể thơ nào ?
	? Đọc hai bài thơ phần dịch thơ – chỉ ra nội dung cơ bản của hai bài thơ.
	5. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học bài, học thuộc thơ (phần dịch thơ), làm BT 1 SGK trang 77.
	-Chuẩn bị bài “Từ Hán Việt” tiếp theo.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 21.doc