Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 18: Từ Hán Việt

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 18: Từ Hán Việt

 Tên bài dạy : TỪ HÁN VIỆT

 Tiết chương trình : Tiết : 18. Tuần : 05.

 Ngày dạy :

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.

 -Nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, đọc bài, làm bài tập về nhà, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ?.Đọc bài thơ “Sông núi nước Nam”. Nâu nội dung khái quát của bài thơ này (đọc dịch thơ)

 ?.Đọc phần dịch thơ bài thơ “Phò giá về Kinh”. Cho biết thể thơ, nội dung bài thơ.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1233Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 18: Từ Hán Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tên bài dạy : 	TỪ HÁN VIỆT
	Tiết chương trình : Tiết : 18. Tuần : 05.
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Hiểu được thế nào là yếu tố Hán Việt.
	-Nắm được cách cấu tạo đặc biệt của từ ghép Hán Việt.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, đọc bài, làm bài tập về nhà, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	 ?.Đọc bài thơ “Sông núi nước Nam”. Nâu nội dung khái quát của bài thơ này (đọc dịch thơ)
	 ?.Đọc phần dịch thơ bài thơ “Phò giá về Kinh”. Cho biết thể thơ, nội dung bài thơ.
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	 Tiếng Việt ta có hai nguồn vay mượn là tiếng Hán và tiếng Ấn Â. Hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về nghĩa của các yếu tố Hán – Việt và cấu tạo của từ ghép Hán Việt.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
12’
2’
10’
2’
I.Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt :
-Nam : phương Nam, Quốc : nước, Sơn : núi, Hà : sông. Trong bốn tiếng có tiếng Nam có thể dùng độc lập (hướng Nam, người miền Nam) các tiếng : Quốc, Sơn, Hà không thể dùng độc lập mà chỉ làm yếu tố cấu tạo từ ghép (quốc gia, sơn hà, giang sơn).
-Thiên trong thiên niên kĩ, thiên lí mã có nghĩa là nghìn; Thiên trong thiên đô có nghĩa là dời đô.
* Ghi nhớ : (SGK trang 69)
II.Từ ghép Hán Việt :
-Các từ ghép Sơn Hà, xâm phạm, giang san : thuộc từ ghép đẳng lập.
-Các từ ghép : ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép chính phụ. Trật tự các yếu tố trong từ này giống như trật tự các tiếng trong từ ghép thuần việt, yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.
-Các từ ghép : thiên thư, bạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép chính phụ. Trong các từ ghép này, trật tự các yếu tố ngược lại so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại : yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
* Ghi nhớ : (SGK trang 70).
-GV dùng bảng phụ ghi VD ở câu hỏi 1, 2 lên, cho hs đọc lại và đặt câu hỏi :
?.Các tiếng Nam,Quốc, Sơn, Hà có nghĩa gì ? Tiếng nào có thể dùng độc lập, tiếng nào không thể dùng độc lập ? (HS trả lời, GV kết luận).
`
`?.Tiếng thiêng trong từ thiên thư có nghĩa là trời. Tiếng thiêng trong từ Hán Việt sau đây có nghĩa là gì ? (HS trả lời, GV kết luận).
-Sau đóù GV gọi hs đọc phần ghi nhớ SGK trang 69. GVKL bài cho hs ghi ghi nhớ vào tập, dặn học thuộc.
-GV nói câu chuyển ý sang phần 2 của bài học.
-GV yêu cầu hs nhắc lại các loại từ ghép trong tiếng Việt, sau đó nêu câu hỏi :
?.Các từ Sơn Hà, xâm phạm, giang san thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập ? (HS trả lời, GV kết luận).
?.Các từ ghép : ái quốc, thủ môn, chiến thắng thuộc loại từ ghép gì ? (HS trả lời, GVKL)
?. Các từ thiên thư, bạch mã, tái phạm thuộc loại từ ghép gì ? Trong các từ ghép này trật tự cùa các yếu tố có gì khác so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại ? (HS trả lời, GV kết luận).
-Sau đóù GVKL bài học, cho hs đọc phần ghi nhớ 2 ở bài SGK trang 70, cho hs chép vào tập, dặn hs về nhà học thuộc ghi nhớ.
-GV nói câu chuyển ý sang phần luyện tập của bài.
-HS đọc VD, quan sát và chú ý lắng nghe để trả lời câu hỏi.
-Nam : phương Nam, Quốc : nước, Sơn : núi, Hà : sông.Tiếng Nam có thể đứng độc lập : hướng Nam, người miền Nam; các tiếng : Quốc, Sơn, Hà không thể dùng độc lập mà chỉ là.
-Thiên trong thiên niên kĩ, thiên lí mã : có nghĩa là nghìn, thiêng trong thiên đô có nghĩa là dời đô.
-HS đọc to, rõ ràng, chú ý lắng nghe để nắm bài, ghi ghi nhớ vào tập.
-2 loại : từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
-Các từ ghép này thuộc từ ghép đẳng lập. Sơn : núi, Hà : sông, Sơn Hà : sông núi.
-Thuộc từ ghép chính phụ. Trật tự của các yếu tố trong các từ ghép này giống như các tiếng trong từ ghép..
-Thuộc loại từ ghép chính phụ. Trong các từ ghép này trật tự của các yếu tố ngược lại so với trật tự các tiếng trong từ ghép thuần Việt cùng loại : yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau.
-HS chú ý lắng nghe và đọc ghi nhớ để nắm được nội dung bài học.
	4. Củng cố kiến thức : (5’)
	?.Đơn vị cấu tạo tạo nên từ Hán Việt là gì ? Cho một vài VD cụ thể.
	?.Từ ghép Hán Việt có mấy loại ? Từ ghép chính phụ Hán Việt có trường hợp nào khác với từ thuần Việt cùng loại ?
III.Luyện tập : (8’)
	2) (SGK trang 71)
 -GV : Gọi hs làm bài tập, xác định yêu cầu làm bài tập, hướng dẫn hs làm bài tập, chia nhóm tìm nhanh, nhận xét.
 -HS : Đọc bài tập, nắm yêu cầu bài tập, trả lời bài tập theo đáp án sau :
 	-Quốc : quốc gia, quốc kì, quốc ca, quốc sư, quốc sự, quốc văn, quốc vương.
	-Sơn : sơn cước, sơn dã, sơn dương, sơn hào, sơn khê.
	-Cư : cư dân, cư ngụ, cư sỉ, cư trú, cư xá.
	-Bại : Đại bại, đại binh, đại tướng, bại vong, bại hoại, thành bại.
	3) (SGK trang 71)
	 -GV : Gọi hs làm bài tập, xác định yêu cầu làm bài tập, hướng dẫn hs làm bài tập, chia nhóm tìm nhanh, nhận xét.
 -HS : Đọc bài tập, nắm yêu cầu bài tập, trả lời bài tập theo đáp án sau :
	a) Từ có yếu chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau : hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa.
	b) Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau : thi nhân, tân binh, hậu đãi, đại thắng.	
	5. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học bài, làm các bài tập 1, 4 tiếp theo (SGK trang 70, 71)
	-Ôn lại kiểu bài văn miêu tả tự sự tiếp theo trả bài viết

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 18.doc