Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 13: Những câu hát than thân những câu hát châm biếm

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 13: Những câu hát than thân những câu hát châm biếm

Tên bài dạy : Bài 4 : NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN

 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM

 Tiết chương trình : Tiết : 13. Tuần : 04.

 Ngày dạy :

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu ( hình ảnh, ngôn ngữ ) của các bài ca về chủ đề than thân và chủ đề châm biếm trong bài học.

 -Thuộc những bài ca dao trong văn bản.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ? Những câu trả lời sau đây đúng hay sai ? (đúng đánh dấu +, sai đánh dấu – ở đầu câu).

 a). Các địa danh được nêu rất nhiều trong trong ca dao trữ tình về quê hương, đất nước chỉ đơn thuần để người nghe nhớ lâu về những nơi đó.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 653Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 13: Những câu hát than thân những câu hát châm biếm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tên bài dạy : 	Bài 4 : NHỮNG CÂU HÁT THAN THÂN
	 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
	Tiết chương trình : Tiết : 13. Tuần : 04.	
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu ( hình ảnh, ngôn ngữ ) của các bài ca về chủ đề than thân và chủ đề châm biếm trong bài học.
	-Thuộc những bài ca dao trong văn bản.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	? Những câu trả lời sau đây đúng hay sai ? (đúng đánh dấu +, sai đánh dấu – ở đầu câu).
	a). Các địa danh được nêu rất nhiều trong trong ca dao trữ tình về quê hương, đất nước chỉ đơn thuần để người nghe nhớ lâu về những nơi đó.
	b). Các địa danh được nêu rất nhiều trong trong ca dao trữ tình về quê hương, đất nước với niềm tự hào, hãnh diện của con người đối với những nơi đó.
	c). Ca dao gợi nhiều hơn tả.
	d). Ca dao tả nhiều hơn gợi.
	? Câu trả lời nào đúng nhất ?
	a). Cách đảo từ láy “mênh mông bát ngát” thành “bát ngát mênh mông” là rất hay.
	b). Cách đảo từ ấy là thể hiện sự lặp từ, bí từ.
	c). Cách đảo từ ấy chẳng có tác dụng nghệ thuật gì.
	d). Cách đảo từ ấy thật hay và lí thú vì nó không những làm cho người nge rõ hơn cảm giác rộng lớn của cánh đồng mà còn tạo nên nhịp điệu âm thanh hài hòa, êm ái.
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
 Trong cuộc sống làm ăn nghèo cực, đằng đẳng hết ngày này sang ngày khác, hết năm này qua năm khác, nhiều khi cất lên tiếng hát, lời ca than thở, cũng có thể vơi đi phần nào nổi buồn sầu, lo lắng đang chất chứa trong lòng. Chùm ca dao than chiếm vị trí đặc biệt trong ca dao trữ tình Việt Nam. Càng đọc nó, cháu con thời nay càng thương kính ông bà, cha mẹ mình hơn. 
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
2’
2’
6’
5’
5’
2’
I. Giới thiệu :
1.Tác giả : Do nhân dân sáng tác.
2. Thể loại : Trữ tình dân gian.
II.Tìm hiểu văn bản :
Đại ý :
Ba bài hát là những tiếng than thống thiết về số phận mình của người lao động xưa.
2. Những bài hát than thân :
a). Bài 1 :
-Hình ảnh ẩn dụ quen thuộc “thân cò”, để nói đến người nông dân trong xã hội cũ cũng có thân phận giống như cò : Chịu nhiều khó nhọc, lao đao “lên thác, xuống gềnh” và nhiều ngang trái trong cuộc sống “ao cạn”, “bể đầy”
iTố các xã hội phong kiến áp bức bóc lột mà thân phận người thì nhỏ bé, cơ cực.
b). Bài 2 :
-Cụm từ “thương thay” là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa cho thân phận những người lao động nghèo khổ ngày xưa.
-Cụm từ “thương thay” được lặp lại 4 lần trong bài ca dao làm tăng thêm nổi xót thương đối với những người lao động nghèo khổ, cũng là lời than vãn cho số phận mình chịu nhiều oan ức.
c). Bài 3 :
Sử dụng cách nói so sánh “thân em như trái bần trôi”, cho thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa thật quá nhỏ bé, họ thật lênh đênh, chìm nổi “gió dập, sóng dồi”. Họ không có quyền tự quyết nào về chính bản thân mình “biết tấp vào đâu”.
3. Tổng kết : (Ghi nhớ SGK trang 49)
-GV đọc 3 bài ca dao. Sau đó hướng dẫn hs cách đọc – gọi 2 đến 3 hs đọc (có nhận xét cách đọc – sửa sai).
-GV gọi hs đọc chú thích ở bài (SGK trang 48). GV hỏi :
? Ba bài hát thể hiện điều gì của người lao động xưa ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Bài ca dao có sử dụng hình ảnh ẩn dụ quen thuộc nào ? Qua đó cho thấy gì về thân phận người lao động trong xã hội cũ ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Ngoài lời than nội dung bài ca dao có gì khác ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Cụm từ “thương thay” được sử dụng lặp lại trong bài ca dao có ý nghĩa ntn ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV gọi hs đọc bài ca dao. GV đặt câu hỏi.
? Bài ca dao sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Qua đó nói lên điều gì về thân phận người lao động (người phụ nữ) trong xã hội cũ ? (HS trả lời, GV kết luận).
-Sau đó GV kết luận lại một vài nét về nội dung và nghệ thuật của một số bài ca vừa học. Cho hs đọc phần ghi nhớ, rút ra phần tổng kết của bài.
-GV nói câu chuyển sang phần luyện tập.
-HS chú ý lắng nghe để đọc đúng và hay các bài ca dao.
-Lời than thân, trách phận của người lao động ở xã hội ngày xưa.
-Hình ảnh “thân cò” để nói đến người nông dân trong xã hội cũ cũng có thân phận giống như cò : chịu nhiều khó nhọc, ngang trái trong cuộc sống.
-Phản kháng, tố cáo chế độ phong kiến đầy ngang trái, áp bức bóc lột mà thân phận .
-Tiếng than biểu hiện sự thông cảm, xót xa. Nó được lặp lại 4 lần làm tăng nổi xót xa cho thân phận người lao động.
-Biện pháp nghệ thuật so sánh, nói lên thân phận người phụ nữ nhỏ bé chịu nhiều lênh đênh chìm nổi “sóng dập, gío dùi” trong xã hội xưa.
-HS chú ý lắng nghe và thảo luận để ra phần tổng kết của bài.
	III. Luyện tập : (10’)
	1. (SGK trang 50)
	-GV : gọi hs đọc BT – xác định yêu cầu BT – hướng dẫn hs cách làm bài.
	-HS : trả lời BT dựa trên nội dung bài học.
	-Nội dung của 3 bài ca dao là sự than thân và sự đồng cảm với nỗi niềm, cuộc đời đau khổ, đắng cay của người nông dân, người phụ nữ. Ngoài ra còn có ý nghĩa phản kháng và tố cáo xã hội xưa.
	-Nghệ thuật : đều dùng sự vật, con vật gần gũi, nhỏ bé đáng thương làm hình ảnh ẩn dụ, so sánh để diễn tả tâm trạng, thân phận con người. Cả 3 bài đều viết theo thể thơ lục bát và có âm điệu than thân thương cảm.
	3. Củng cố kiến thức : (5’)
	? Đọc diễn cảm các bài ca dao. 
	? Cho biết người lao động, người phụ nữ trong xã hội phong kiến vì những vấn đề gì ?
	5. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học bài, học thuộc lòng các bài ca dao.
	-Tìm một số bài ca dao có nội dung tương tự.
	-Chuẩn bị trước phần ca dao châm biếm (SGK trang 51, 52).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 13.doc