Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 11: Từ láy

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 11: Từ láy

 Tên bài dạy : TỪ LÁY

 Tiết chương trình : Tiết : 11. Tuần : 03.

 Ngày dạy :

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy : Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.

 -Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng Việt.

 -Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế cấu tạo của từ láy để sử dụng tốt từ láy.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 Nhắc lại thế nào là từ láy ? (cho VD về từ láy )

 ? Tìm hiểu nghĩa của các từ ghép sau : Đất trời – trời đất; mẹ con – con mẹ.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 11: Từ láy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tên bài dạy : 	TỪ LÁY
	Tiết chương trình : Tiết : 11. Tuần : 03.	
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy : Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
	-Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng Việt.
	-Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế cấu tạo của từ láy để sử dụng tốt từ láy.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	Nhắc lại thế nào là từ láy ? (cho VD về từ láy )
	? Tìm hiểu nghĩa của các từ ghép sau : Đất trời – trời đất; mẹ con – con mẹ.
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Ở lớp 6 các em đã nắm được thế nào là từ láy, biết vận dụng từ láy vào trong cách nói hoặc viết, để các em biết vận dụng nó đúng nghĩa và hợp lí thì bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách vận dụng nó đúng và hay hơn.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
5’
4’
5’
6’
I.Các loại từ láy :
Có hai loại từ láy :
1.Từ láy bộ phận :
Có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
VD : liêu xiêu, miếu máo, lao xao, anh ách,
2.Từ láy toàn bộ :
Từ láy hoàn toàn giữa các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có trường hợp tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra một sự hài hòa về âm thanh.
VD : bon bon, xanh xanh, mờ mờ,
II.Tìm hiểu ý nghĩa của từ láy :
Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc thì nghĩa của từ láy có thể có một sắc thái riêng so với tiếng gốc như : sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh.
VD :
-Mềm mại (mềm) igiảm nhẹ.
-Đo đỏ (đỏ) i nhấn mạnh.
-Mê mội (mê) i biểu cảm.
-GV sử dụng bảng phụ có hai câu văn ở VD của bài – gọi hs đọc và quan sát VD ở bảng. Chú ý các từ in đậm.
? Các từ in đậm “đăm đăm, mếu máu, liêu xiêu” có điểm gì giống và khác nhau ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Qua VD cho biết có mấy loại từ láy ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Ở VD trên, em cho biết từ láy bộ phận láy lại phần nào của tiếng ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV gọi hs cho VD thêm.
-GV sử dụng bảng phụ có chứa từ láy “lật bật, thẳm thẳm”. Cho hs quan sát.
? Tại sao trong đoạn văn trên người viết không dùng từ láy lật bật, thẳm thẳm được ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV gọi hs tìm từ láy toàn bộ.
-GV nói câu chuyển ý.
-GV treo bảng phụ các nhóm từ láy : ha hả, oa oa, tích tắc, gâu gâu. GV hỏi :
? Xét về mặt cấu tạo các từ láy trên thuộc từ láy gì ? (HS trả lời, GV kết luận). 
? Tạo thành do đặc điểm gì về âm thanh ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV cho hs quan sát bảng phụ có vẽ từ : mềm mại (mềm), đo đỏ (đỏ).
? So sánh các từ láy trên “mềm mại, đo đỏ” có nghĩa như thế nào so với nghĩa của tiếng gốc “mềm”, “đỏ” ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV gọi hs cho VD ở các trường hợp này.
-GV khái quát lại bài. Sang phần củng cố.
-HS quan sát và chú ý lắng nghe để nắm được bài.
-Giống : đều là từ láy; khác đăm đăm : âm hoàn toàn giống nhau; mếu máo, liêu xiêu : láy phần phụ âm đầu “m” vần “iêu”.
-Hai loại : láy toàn bộ và láy bộ phận.
-Láy lại phần phụ âm đầu hoặc láy lại phần vần.
-HS tìm một số từ láy bộ phận.
-Câu văn thêm nặng nề và không hay về mặt nghĩa.
-HS tìm một số từ láy toàn bộ.
-HS quan sát, chú ý.
-Từ láy bộ phận.
-Mô phỏng về âm thanh.
-HS quan sát và chú ý để trả lời.
-Nghĩa của các từ láy mềm mại, đo đỏ so với nghĩa của tiếng gốc có sắc thái biểu cảm và mạnh hơn.
-HS tìm VD về các loại từ láy.
	4. Củng cố kiến thức : (4’)
	? Từ ghép có mấy loại ? Định nghĩa mỗi loại.
	? Nghĩa từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm gì của âm thanh ?
	III. Luyện tập : (12’)
	1. (SGK trang 43)
	GV : gọi hs đọc BT – xác định yêu cầu – hướng dẫn hs cách làm BT (treo bảng phụ, chia nhóm)
	HS : Đọc BT – nắm yêu cầu BT – làm BT theo nhóm : hai nhóm – có đáp án như sau.
	a). Tìm các từ láy trong đoạn văn trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” như sau : bần bật, thăm thẳm, nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, chiêm chiếp, ríu ran, nặng nề.
	b). Phân loại từ láy :
	-Từ láy toàn bộ : bần bật, thăm thẳm, chiêm chiếp.
	-Từ láy bộ phận : nức nở, tức tưởi, rón rén, lặng lẽ, rực rỡ, ríu ran, nặng nề.
	2. (SGK trang 43)
	GV : gọi hs đọc BT – xác định yêu cầu – hướng dẫn hs cách làm BT – nhận xét.
	HS : Đọc BT – nắm yêu cầu BT – làm BT theo hướng dẫn sau :
	Lấp ló, nho nhỏ, nhức nhối, khang khác, thâm thấp, chênh chhếch, anh ách.
	3. (SGK trang 43)
	GV : gọi hs đọc BT – xác định yêu cầu – hướng dẫn làm BT – cho hs lên bảng, nhận xét.
	HS : Đọc BT – nắm yêu cầu BT – trả lời BT theo hướng dẫn sau :
	a). Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con.
	b). Làm xong công việc nó thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng.
	c). Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xa của tên phản bội.
	d). Bức tranh của nó có vẽ nguệch ngoặc xấu xí.
	4. Dặn dò : (2’)
	-Về nhà học bài, làm BT 4; 5; 6 (SGK trang 43).
	-Đọc và trả lời câu hỏi bài : Quá trình tạo lập văn bản vào tập bài soạn ở nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 11.doc