Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 9

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 9

Tuần : 9

Tiết : 34-35

Ông lão đánh cá và con cá vàng

 (Hướng dẫn đọc thêm) A. Pu – Skin phỏng theo Truyện Cổ tích

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

* Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, phê phán thói tham lam và bội bạc của mụ vợ; bài học thấm thía cho những người hiền lành nhưng nhu nhược; ca ngợi lòng biết ơn những người nhân hậu.

- Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số nghệ thuật tiêu biểu: Cách kể chuyện theo lối tăng tiến. Tính cách nhân vật phát triển, đồng thời bối cảnh của câu chuyện cũng phát triển theo.( Cảnh biển thay dổi)

- Rèn kĩ năng kể chuyện, nhận biết và phân tích nhân vật, suy luận.

- Giáo dục học sinh lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình khi gặp khó khăn, hoạn nạn và biết căm gét cái ác, thói tham lam, bội bạc

B. CHUẨN BỊ:

 1. GV: - Tích hợp với phần văn bản ở khái niệm truyện cổ tích.

 - Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm: Danh từ ; các biện pháp tu từ: liệt kê .

 - Tích hợp với phân môn TLV ở bài thứ tự kể trong văn tự sự.

 2. HS : Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 706Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 9	 
Tiết : 34-35	
NS : 1/ 11/2007
ND:3/11/2007 	 
	(Hướng dẫn đọc thêm) A. Pu – Skin phỏng theo Truyện Cổ tích
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
* Giúp học sinh:
Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện, phê phán thói tham lam và bội bạc của mụ vợ; bài học thấm thía cho những người hiền lành nhưng nhu nhược; ca ngợi lòng biết ơn những người nhân hậu.
Nắm được biện pháp nghệ thuật chủ đạo và một số nghệ thuật tiêu biểu: Cách kể chuyện theo lối tăng tiến. Tính cách nhân vật phát triển, đồng thời bối cảnh của câu chuyện cũng phát triển theo.( Cảnh biển thay dổi)
Rèn kĩ năng kể chuyện, nhận biết và phân tích nhân vật, suy luận.
Giáo dục học sinh lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ mình khi gặp khó khăn, hoạn nạn và biết căm gét cái ác, thói tham lam, bội bạc
B. CHUẨN BỊ:
 1. GV: - Tích hợp với phần văn bản ở khái niệm truyện cổ tích.
 - Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm: Danh từ ; các biện pháp tu từ: liệt kê.
 - Tích hợp với phân môn TLV ở bài thứ tự kể trong văn tự sự.
 2. HS : Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
	 1. Ổn định :
	 2. Bài cũ: Kiểm tra 15 phút 
Câu 1: (6đ)- Em hãy cho biết nhân vật Mã Lương trong truyện “Cây bút thần” thuộc kiểu nhân vật nào thường thấy trong truyện cổ tích? Em học tập Mã Lương ở p/c gì?
Câu 2 : (4đ) - Nêu ý nghĩa của truyện “ Em bé thông minh”?
 à Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ. Rút ra bài học cho bản thân.
- Ý nghĩa của truyện: Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người( Ước mơ cái thiện chiến thắng cái ác, tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa
	3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hướng dẫn tìm hiểu chung.
? Em cho biết câu chuyện này do ai kể lại? Và dịch giả của truyện là ai?
?Qua phần chú thích em hãy trình bày những hiểu biết của em về Pu- skin ?
à Pu-xkin tên đầy đủ là: A-lếch-xan-đrơ Xéc- ghê-ê- vích Pu-skin (1799- 1837)- Đại thi hào Nga.
DG: Nói đến Pu-skin ta biết đến một nhà thơ Nga vĩ đại, người đặt nền móng cho nền thơ ca Nga. Ôâng được mệnh danh là: “Mặt trời của thi ca Nga” và là tác giả của nhiều trường ca , truyện cổ tích tuyệt diệu như: “ Truyện vua Xan-tan” “ Con gà trống vàng” “ Ôâng lão đánh cá” là một truyện cổ đặc sắc.
? Qua phần chú thích em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác phẩm: “Ôâng lãocá vàng” ? 
à Truyện được kể lại bằng 205 câu thơ trên cơ sở truyện dân gian Nga, Đức “ Ôâng lãocá vàng” là truyện cổ tích dân gian Nga, Đức được A. Pu-skin kể lại bằng 205 câu thơ(Tiếng Nga) Tác phẩm ra đời năm 1833. Bản dịch chúng ta được tìm hiểu trong SGK là bản dịch văn xuôi qua tiếng Pháp do Vũ Đình Liên và Lê Trí Viễn dịch.
*Hướng dẫn đọc và tìm hiểu văn bản.
- Hướng dẫn đọc: Đọc phân vai . Khi đọc cần chú ý phân biệt các tình huống truyện, giọng điệu lời của các nhân vật: Mụ vợ: Giọng đanh đá, chua ngoa hơi dữ dằn ; Ôâng lão giọng thật thà, có lúc than thởø; Cá vàng giọng ân cần,an ủi
GV đọc mẫu: Từ đầuđòi cái nhà rộng; 2 HS nối nhau đọc tiếp hết.
?Em cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy? ( thứ ba)
? Truyện có mấy nhân vật? Theo em nhân vật chính là ai?
à Truyện có 4 nhân vật: Mụ vợ, ông lão, cá vàng, biển cả;Mỗi nhân vật có tầm quan trọng khác nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhân vật chính là mụ vợ.( Vì đó là nhân vật được kể nhiều nhất, bộc lộ tư tưởng chính của truyện)
- Hướng dẫn h/s tìm hiểu các chú thích .
DG: Văn bản “ Ôâng lãocá vàng” là một truyện cổ tích được xây dựng trên một hệ thống sự việc kể theo trình tự thời gian.
? Theo dõi văn bản, em hãy liệt kê các sự việc chính của truyện cổ tích này?
* Thảo luận nhóm : Trình bày vào phiếu học tập.
- Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện bằng lời văn của mình?
? Căn cứ vào đặc điểm của kiểu bài văn tự sự, em hãy cho biết truyện có thể chia bố cục ra làm mấy phần?
 à Bố cục 3 phần
Đoạn 1 : Giới thiệu nhân vật và hoàn cảnh.
Đoạn 2 : + Ông lã đánh bắt rồi thả cá vàng
 + Cá vàng nhiều lần đền ơn cho vợ chồng ông lão.
Đoạn 3 : Vợ chồng ông lão đánh cá trở lại cuộc sống nghèo khổ như xưa: Một túp lều nát với một cái máng lợn ăn sứt mẻ.
*Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
? Em hãy tìm xem chi tiết nào cho em biết được hoàn cảnh sống của vợ chồng ông lão?
? Em có nhận xét gì về cuộc sống của gia đình họ?
?Vậy điều gì đã làm xáo trộn cuộc sống gia đình ông lão?
àChính những đòi hỏi quá đáng và lòng tham vô đáy của mụ vợ đã cướp đi cuộc sống tuy nghèo khó song bình yên, hạnh phúc của gia đình. Để thấy được nhân vật mụ vợ là người như thế nào, thái độ của biển cả ra sao và thái độ của nhân dân ta đối với nhân vật chính- mụ vợ là gì? Thì trước hết ta sẽ phân tích về nhân vật ông lão và cá vàng trước để thấy được ở những nhân vật này có những phẩm chất gì đáng quý.
? Mở đầu câu chuyện cho em biết đến việc làm và hành động gì của nhân vật ông lão?
à Bắt được cá vàng,)
? Trước những lời cầu khẩn, van xin tha thiết của cá vàng, ta thấy ông lão đã hành động ra sao?-->( Lão không đắn đo, suy tính mà thả ngay cá vàng xuống biển, trả nó về với môi trường của chính nó
? Vì sao khi bắt được cá vàng, ông lão thả cá mà không cần cá đền ơn? ( Điều đó cho em thấy ông lão là người như thế nào?)à Ôâng lão là người hiền lành, tốt bụng, không tham lam.
Liên hệ GD: (?) Chúng ta có nên học tập những đức tính đó không?-->Những tính tốt ta nên cần học tập và noi theo. Một lão ngư nghèo khổ nhưng chăm chỉ làm ăn, rất lương thiện, nhân từ và rộng lượng,làm phúc không cần trả ơn Phải chăng đó chính là những phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân lao động nói chung(Người dân Nga cũng như người dân Việt Nam ta) mà Pu-ski muốn ca ngợi họ. Truyện đã cho ta thấy rõ rằng ông lão rất hiền lành, tốt bụng, luôn đáp ứng các yêu cầu của mụ vợ mà không đòi hỏi gì cho bản thân mình. Trước những lời sai khiến, mắng nhiếc của mụ vợ, ông lão chỉ biết lẳng lặng, lủi thủi, lóc cóc ra biển..
? Em có cảm nghĩ gì về thân phận của nhân vật ông lão trong truyện ? 
à Ôâng lão thật thà đến mức mụ vợ bảo gì cũng phải nghe, không muốn làm cũng phải phục tùng
?Từ đó cho ta thấy ở nhân vật ông lão có điều gì còn hạn chế? Vì sao? 
à Không nên thật thà quá Vì ông thật thà quá nên đã bị cái ác, cái xấu lợi dụng,sai khiến như thế cũng không tốt.
GV mở rộng , tích hợp: Các em thấy không , ông lão không chỉ đáng thương mà còn đáng trách nữa. Vì ông nhu nhược nên cái ác mới leo thang, mụ vợ mới “ Được đàng chân lân đằng đầu”như thế. Đó là chưa kể việc lão có điều ước trong tay mà không biết sử dụng.
?Vậy nếu em là ông lão, trong hoàn cảnh ấy em sẽ ước điều gì? à(ước làm sao thay đổi tính tham lam của mụ vợ)
GV chốt: Nói tóm lại bản chất của ông lão vẫn là một con người hiền lành, tốt bụng, đáng quý, đáng thương nhiều hơn là đáng trách.
?Qua phân tích nhân vật ông lão em thấy tác giả dân gian muốn ca ngợi điều gì? ( Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động, phê phán tính tham lam, nhu nhược)
GVchuyển : Vậy kể về hành động của nhân vật cá vàng và mụ vợ cũng như thái độ của biển ca,û ngươì xưa muốn thể hiện thái độ gì đối với cái thiện và cái ác .Để thấy được điều đó, tiết tiếp theo các em sẽ được tìm hiểu. Còn bây giờ, các em sẽ có 2phút để thảo luận các câu hỏi sau liên quan đến nhân vật cá vàng: ( GV chuẩn bị 3 câu hỏi phía dưới ở - bảng phụ)
? Theo em cá vàng tượng trưng cho cái gì? 
 ( Cái thiện Thể hiện ước mơ, quan niệm của nhân dân về công lí xã hội: Cái thiện chiến thắng cái ác)
GV: Rõ ràng nhân vật cá vàng trong truyện có chức năng đền ơn.
? Vậy mấy lần cá vàng đền ơn? Là những lần nào?
à Đền ơn 4 lần: Đền máng mới, nhà đẹp, đền nhất phẩm phu nhân, đền làm Nữ Hoàng.
?Theo em cá vàng đền ơn cho ai? Ôâng lão hay mụ vợ? Vì saồĐền ơn ông lão. Vì lão là người cứu sống cá vàng chứ không phải mụ vợ.
 HẾT TIẾT 1- CHUYỂN TIẾT 2
DG: Để trả ơn người cứu sống mình cá vàng đã làm gì, ta sẽ tìm hiểu về nhân vật cá vàng.
- Lần thứ nhất, hai , ba cá vàng đều đáp ứng lời yêu cầu của mụ vợ ông lão nhưng lần cuối, khi mụ vợ đòi làm Long Vương, cá vàng có đền ơn không? Vì sao?--> Cá vàng không những không đền ơn nữa mà còn tước đi tất cả những gì đã cho mụTa thấy cá vàng thật sáng suốt, nhân ái và nghiêm khắc. Vì đó là đòi hỏi quá đáng. Cho ta thấy mụ không chỉ ham giàu sang mà còn ham quyền lực. Sự bội bạc cũng như lòng tham đã đi đến tột cùng. Để thấy được bản chất của nhân vật này thì lát nữa ta sẽ phân tích kĩ hơn
? Tóm lại, qua hai nhân vật ông lão và cá vàng, nhân dân muốn thể hiện thái độ gì?
GV chốt: Ca ngợi những đức tính tốt đẹp , lòng biết ơn đối với những người nhân hậu. 
Chuyển ý: Nếu như nhân vật ông lão, cá vàng, và cả biển cả nữa đại diện cho cái thiện, lẽ công bằng. Thì nhân vật mụ vợ đại diện cho cái gì? Đó là một con người như thế nào ta tìm hiểu phần tiếp theo
?Sau khi nghe ông lão kể về cá vàng, mụ vợ đã phản ứng ra sao?
?Trong truyện, mụ vợ đã có mấy lần đòi hỏi cá vàng?
? Lần thứ nhất mụ ta đòi gì? Cá vàng có đáp ứng yêu cầu của mụ không? Thái độ cũa mụ đối với chồng như thế nào?
? Trước đòi hỏi đó của mụ, biển cà có thái độ gì?
? Lần thứ 2 mụ đòi hỏi gì? Tìm xem chi tiết nào cho ta biết được thái độ của mụ đối với chồng?
? Thái độ của biển cả có gì thay đổi?
? Hết đòi hỏi về vật chất mụ lại đòi hỏi những gì nữa? Đòi hỏi ở lần 3 là gì?
? Chi tiết nào cho em biết thái độ của biển cả trước đòi hỏi quá đáng của mụ ta?
? Chán làm NPPN mụ lại đòi hỏi gì nữa?Lần này cá vàng còn đáp ứng yêu cầu của mụ không? Còn biển cả đã phản ứng ra sao?
?Tại sao ở lần 5 cá vàng không đồng ý? Mụ vợ đã bị cá vàng trừng trị như thế nào?
? Theo em trong các lần đó, lần nào đáng được cảm thông? Lần nào đáng ghét? Đáng ghét nhất là lần thứ mấy? Vì sao?
à Lần 1 bình thường, đáng thương; các lần còn lại tham giàu sang, đáng ghét; lần thứ 5 bắt cá vàng hầu hạ vì tham quyền lực, lần này đáng ghét nhất.
?em có nhận xét gì về tính chất và mức độ đòi đền ơn của mụ vợ? (Tăng dần, chuyển từ đòi hỏi về vật chất sang đòi hỏi về quyền lực, địa vị.
?Điều đó cho thấy đặc điểm gì trong tính cách của mụ?
? Em có nhận xét gì của mụ vợ đối với chồng? Điều này cho thấy thêm đặc điểm gì trong tính cách của mụ vợ? ( Mụ bội bạc với ai? (Với chồng và với cá vàng(Aân nhân của mình)
? Đến đây em hình dung mụ là một con người như thế nào?
? Trước những đòi hỏi, tham vọng vô bờ bến của mụ vợ, em có nhận xét gì về thái độ của biển cả?
DG : Mức độ đòi hỏi của mụ vợ cũng như thái độ của mụ dối với chồng và thái độ của biển cả trước những đòi hỏi của mụ ta càng ngày càng tăng dần lên. 
? Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật tác giả sử dụng khi xây dựng tình huống truyện? Xây dựng tính cách nhân vật?
DG: Sử dụng rất thành công nghệ thuật lặp lại tăng tiến, đối lập, chi tiết tưởng tượng hư cấu.
? Theo em qua nhân vật này nhân dân ta muốn thể hiện thái độ gì? 
Giáo dục tư tưởng: Em rút ra được bài học gì cho bản thân?
DG: Phê phán, lên án lòng tham và sự bội bạc. Khuyên răn con người không nên vì lòng tham mà đánh mất tất cả
?Nhân vật mụ vợ gợi cho em cảm xúc gì? ( Ghét, khinh, ghê tởm, bất bình)
? Qua những điều vừa phân tích, em hãy xác định các ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật nổi bật của truyện ?
àTruyện ca ngợi lòng tốt, lòng biết ơn đối với người nhân hậu; lên án thói tham lam, bội bạc của người đời
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình huống cốt truyện; sự đối lập giữa tính cách của các nhân vật; sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo, hoang đường
?Theo em câu chuyện kết thúc có hậu không? Vì sao?
- Nhắc lại phần ghi nhớ(SGK/96)
GV hướng dẫn HS luyện tập:
? Theo em, ý nghĩa của truyện cổ tích này tương đương với những câu tục ngữ nào mà em biết?
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: 
(Xem chú thích * SGK/95)
2. Tác phẩm: 
II. Đọc- hiểu văn bản.
1. Đọc và tìm hiểu chú thích.
2. Tóm tắt truyện.
3. Bố cục : 3 phần
4.Phân tích:
4.1 Hoàn cảnh sống của vợ chồng ông lão.
- Sống trong túp lều rách nát cạnh bờ biển
- Chồng thả lưới, vợ kéo sợi.
à Nghèo khó, ấm êm.
4.2 Nhân vật ông lão và con cá vàng.
+ Nhân vật ông lão đánh cá.
- Bắt được cá vàng, thả xuống biển, không cần gì cả
- Kể lại chuyện bắt được cá cho mụ vợ nghe
à Thật thà,nhân hậu, hiền lành, lương thiện
+ Nhân vật cá vàng:
4 lần đền ơn: 
-Lần 1: Đền cái máng lợn ăn mới
- Lần 2: Đền cái nhà rộng và đẹp
- Lần 3: Đền làm nhất phẩm phu nhân.
- Lần 4: Đền làm nữ hoàng
_Lần 5: Không đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của mụ vợ, thu lại những gì cá vàng đã cho.
à Cá vàng thật sángsuốt,nghiêm khắc,
nhân ái, có lòng biết ơn đối với những người nhân hậu
4.3Những đòi hỏi của mụ vợ và thái độ của biển cả.
 Mụ vợ
 Biển cả
- Lần 1: Đòi cái máng lợn mới(mắng chồng:
 Đồ ngốc)
- Lần 2: Đòi ngôi nhà rộng, đẹp( mắng chồng: Đồ ngu)
- Lần 3: Đòi làm Nhất Phẩm Phu Nhân (mắng như tát nước vào mặt)
- Lần 4: Đòi làm Nữ Hoàng(mắng, tát, đuổi đi)
-Lần 5: Đòi làm Long Vương (Nổi cơn thịnh nộ)
à Thamlam,bất nghĩa,
bội bạc.
- Gợn sóng êm ả
- Biển xanh đã nổi sóng
- Nổi sóng dữ dội
- Nổi sóng mù mịt
- Giông tố kinh khủng kéo đến
à Bất bình, dận giữ
à lặp lại tăng tiến, đối lập, tưởng tượng kì ảo. Lên án những kẻ tham lam, bội bạc
III. Tổng kết:
 (Ghi nhớ SGK/96
IV. Luyện tập: 
Kể diễn cảm truyện cổ tích này.
4. Hướng dẫn vềnhà:
 Bài cũ: - Tập kể diễn cảm câu chuyện theo ngôi thứ nhất ( Đóng vai ông lão đánh cá)
 - Đọc kĩ các văn bản truyện đã học .Nắm vững ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.
 Bài mới : - Soạn bài “Thứ tự kể trong văn tự sự”.Đọc các bài tập để tìm hiểu thứ tự kể.
Tuần : 9	 
Tiết : 36	Bài : 9
NS : 6/ 11/2007
ND:8/11/2007
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 * Giúp học sinh:
Thấy được trong văn tự sự có thể kể xuôi, có thể kể ngược tuỳ theo nhu cầu thể hiện.
Tự nhận thấy sự khác biệt của cách kể xuôi và kể ngược, biết được muốn kể ngược phải có điều kiện
Luyện tập kể theo hình thức nhớ lại
Bước đầu vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình
B. CHUẨN BỊ:
1.GV: - Tích hợp với phần văn bản qua bài “ Cây bút thần” ; “Em bé thông minh”; “ Ôâng lão đánh cá và con cá vàng”
 - Chuẩn bị bảng phụ,hệ thống câu hỏi.
2.HS : Soạn bài mới và học bài cũ 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
	 1 . Ổn định :
	 2. Bài cũ:
Ngôi kể là gì? Các loại ngôi kể trong văn tự sự? 
Kể một truyện theo ngôi thứ nhất?
	3. Bài mới: 
* Trong văn tự sự để làm tốt bài văn , người viết không chỉ chọn đúng ngôi kể, sử dụng tốt lời kể mà còn phải chọn thứ tự kể phù hợp nữa. Vậy thứ tự kể là thế nào?
HOẠT DỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hướng dẫn h/s tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự
? Em hãy tóm tắt lại các sự việc trong truyện Ôâng lão đánh cá và con cá vàng”
 (Thảo luận nhóm 2phút) Truyện có thể có các sự việc chính sau:
Giới thiệu nhân vật, hoàn cản, oÂâng lão bắt được cá vàng, thả cá, không cần đền ơn
Năm lần mụ vợ sai ông lão ra biển bắt cá cá vàng đền ơn theo yêu cầu, đòi hỏi của mụ.
Cá vàng thu lại tất cả những gì đã cho, trả lại cuộc sống nghèo khổ xưa kia cho vợ chồng ông lão.
?Các sự việc trong truyện kể theo thứ tự nào?
? Kể theo thứ tự đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật gìà Đó là thứ tự gia tăng của lòng tham ngày càng táo tợn của mụ vợ và cuối cùng đã bị trả giá. Lúc đầu cá vàng trả nghĩa ông lão là có lí, nhưng mụ vợ đòi hỏi nhiều thành ra sự lợi dụng, lạm dụng cuối cùng mụ vợ làm việc phi nghĩa thì bị trả giá. Nếu không tuân theo thứ tự ấy thì sẽ không thể làm cho ý nghiã truyện nổi bật.
? Vậy khi kể chuyện em phải kể các sự việc theo thứ tự như thế nào?
- Nhắc lại ghi nhớ-
- Đọc bài văn(SGK/97)
? Em thấy thứ tự của các sự việc diễn ra như thế nào?
 - Ngỗ mồ côi cha mẹ, không có người kèm cặp trở nên lêu lổng, hư hỏng bị mọi người xa lánh.
Ngỗ tìm cách trêu chọc, đánh lừa mọi người làm họ mất lòng tin.
Khi Ngỗ bị chó dại cắn thật, kêu cứu không ai đến cứu.
Ngỗ bị chó cắn phải băng bó, tiêm thuốc trừ bệnh dại.
? Bài văn đã kể lại theo thứ tự nào? Theo ngôi nào?
?Kể theo thứ tự này có tác dụng nhấn mạnh điều gì?
- Nhắc lại ghi nhớ 2 SGK
GV chốt: Tóm lại khi kể chuyện em có thể lựa chọn thứ tự kể theo mấy cách? Đó là những cách nào?
- Đọc lại phần ghi nhớ (SGK/98)
Chuyển ý: Qua việc tìm hiểu thứ tự kể trong bài văn tự sự em rút ra được bài học gì cho mình khi kể chuyện? Làm thế nào để lựa chọn thứ tự kể cho thích hợp. Ta cùng tìm hiểu các bài tập sau ở phần luyện tập.
- Đọc bài văn- bài tập 1.
? Chuyện được kể theo thứ tự nào? Kể theo ngôi thứ mấy?
? Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò như thế nào trong câu chuyện?
- Nêu yêu cầu bài tập 2
 BT2:
Đọc kĩ đề, xác định rõ yêu cầu của đề bài.
Đọc kĩ phần gợi ý(SGK/99)
Khi lập dàn ý em cần chú ý lựa chọn thứ tự kể sao cho thích hợp.
- (Làm bài tập 2 ở nhà)
I. Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự.
1. Ví dụ:
 * Sự việc trong truyện “Ông lão đánh cá”
Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh.
Ôâng lão bắt được cá vàng, thả cá, không cần đền ơn
Năm lần mụ vợ sai ông lão ra biển bắt cá cá vàng đền ơn theo yêu cầu, đòi hỏi của mụ.
Cá vàng thu lại tất cả những gì đã cho, trả lại cuộc sống nghèo khổ xưa kia cho vợ chồng ông lão.
à Kể theo thứ tự tự nhiên (Kể xuôi- Sự việc có trước kể trước, sự việc có sau kể sau)
* Bài văn kể về thằng Ngỗ:
Kể theo thứ tự ngược: Hậu quả -> nguyên nhân -> nổi bật ý nghĩa bài học.
à Gây bất ngờ, tạo sự chú ý.
2. Ghi nhớ: 
 - Ghi nhớ SGK/98
II. Luyện tập: (sgk/ 98,99)
Bài 1:
Thứ tự kể của truyện: Trtuyện kể ngược theo dòng hồi tưởng.
Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.
Yếu tố hồi tưởng đóng vai trò cơ sở cho việc kể ngược.
Bài 2: Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài sau: 
* Đề: Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa.
Mở bài:
-Giới thiệu lí do,nơiđược đến chơi, thời gian.
Thân bài:Kể các sự việc :
_Trước khi đi.
_Trên đường đi.
_Nơiđược đến chơi.
Kết bài:
- Suy nghĩ cảm xúc về chuyến đi .
4. Hướng dẫn về nhà:
 * Học bài:
Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho 5 đề văn ở tiết “ Viết bài tập làm văn số 2- văn kể chuyện”
Ôn lại lí thuyết và toàn bộ kĩ năng làm văn tự sự.
 * Soạn bài:
Soạn bài “ Eách ngồi đáy giếng” & “ Thầy bói xem voi’ tiết 39, 40- học tuần 10.
Đọc kĩ phần chú thích * để nắm vững đặc điểm truyện ngụ ngôn.
Tập kể tóm tắt truyện, trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc