Tuần 28 :
Tiết 109 – 110 :
Cây tre việt nam Thép Mới
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : * Giúp học sinh:
- Cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre trong sự gắn bó với cuộc sống của nhân dân Việt Nam, biểu tượng của dân tộc Việt Nam.
- Giúp học sinh cảm nhận được giá trị nghệ thuật đặc sắc: Đậm chất chính luận trữ tình, giàu chất thơ, dồi dào hình ảnh, nhạc điệu
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích các biện pháp tu từ: Nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, câu trần thuật đơn; đọc diễn cảm, đọc sáng tạo.
- Giáo dục tư tưởng cho học sinh về tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
B.CHUẨN BỊ :
1.GV : - Tích hợp với phần TLV ở thể loại văn thuyết minh – bút kí; về nghệ thuật kết hợp giữa trữ tình và chính luận ; phần tiếng việt ở việc kết hợp các phép tu từ đã học.
2.HS: - Học bài cũ và soạn bài theo hướng dẫn về nhà.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
Tuần 28 : Tiết 109 – 110 : Ngày soạn : 21/03/2008 Ngày dạy : 24/03/2008 Thép Mới A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : * Giúp học sinh: Cảm nhận được giá trị nhiều mặt của cây tre trong sự gắn bó với cuộc sống của nhân dân Việt Nam, biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Giúp học sinh cảm nhận được giá trị nghệ thuật đặc sắc: Đậm chất chính luận trữ tình, giàu chất thơ, dồi dào hình ảnh, nhạc điệu Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích các biện pháp tu từ: Nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, câu trần thuật đơn; đọc diễn cảm, đọc sáng tạo. Giáo dục tư tưởng cho học sinh về tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. B.CHUẨN BỊ : 1.GV : - Tích hợp với phần TLV ở thể loại văn thuyết minh – bút kí; về nghệ thuật kết hợp giữa trữ tình và chính luận ; phần tiếng việt ở việc kết hợp các phép tu từ đã học. 2.HS: - Học bài cũ và soạn bài theo hướng dẫn về nhà. C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG : 1.Ổn định lớp: 2.Bài cũ: - Qua văn bản “Cô Tô” em có cảm nhận gì về cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của con người trên quần đảo Cô Tô? Chỉ rõ giá trị nghệ thuật đặc sắc tác giả sử dụng trong bài? 3.Bài mới: * Mỗi dân tộc đều chon một loài cây hoặc một loài hoa riêng để làm biểu tượng. Chẳng hạn: Mía – Cu Ba; Liễu – Trung Hoa; Đại – Chăm Pa; Bun Ga Ri – hoa hồng; hay Nhật Bản – đất nước của hoa anh đàoĐất nước và dân tộc Việt Nam chúng ta, từ bao đời nay đã chọn cây tre là loại cây tượng trưng, tiêu biểu cho tâm hồn, khí phách, tinh hoa của dân tộc: “ Tre xanh xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh” Để hiểu rõ về phẩm chất của tre VN cũng như con người VN qua bao thế hệ, ta tìm hiểu VB HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1 : Hướng dẫn h/s tìm hiểu chung. - Đọc phần chú thích * SGK. ? Trình bày những hiểu biết của mình về tác giả Thép Mới? Thể loại, xuất xứ của tác phẩm?-->(Sinh 1925 – Mất 1991 tên khai sinh là Hà Văn Lộc quê Hà nội, sinh ở Nam Định. VB viết 1956 - là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan, bộ phim ca ngợi cuộc k/c chống Pháp của dân tộc ta.Bài văn thể loại tùy bút kết hợp miêu tả,thuyết minh với trữ tình và bình luận, giàu chất thơ...) Hoạt động 2 : Hướng dẫn h/s đọc và hiểu văn bản. - Hướng dẫn cách đọc: - Cần đọc với giọng điệu thích hợp, khi trầm lắng, suy tư, lúc ngọt ngào, dịu dàng, khi khẩn trương, sôi nổi, lúc phấn khởi hân hoan; khi thủ thỉ, tâm tình, lúc mơ màng bay bổng. - Tìm hiểu một số chú thích * ( Chú ý chú thích 1,4, 11) ? Theo em bài văn có thể chia bố cục ra làm mấy phần? Cho biết nội dung, ranh giới của mỗi phần?-->( 4 phần; Từ đầu đến tre làm bạn : Tre là bạn thân của ND VN; Đ2: tiếp...chí khí như người : Vẽ đẹp của tre; Đ3: Tiếp...cao vút mãi : Tre gắn liền với đời sống của nd Vn ;Đ4: Phần còn lại : Tre là h/ả tượng trưng cho p/c tốt đẹp của ND VN) - Đọc diễn cảm đoạn 1. ? Em cho biết mở đầu tác phẩm, tác giả đã giới thiệu cho ta thấy rõ tre có mối quan hệ như thế nào đối với đời sống của con người? * Câu văn, chi tiết nào cho ta thấy rõ tre gần gũi, thân mật với con người? ? Chỉ rõ các biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu văn đó? ? Qua cách miêu tả trên em nhận xét gì về đặc tính của tre? ? Từ việc miêu tả đặc tính của tre gợi cho em liên tưởng tới điều gì? GV: Những phẩm chất cao quý ấy của tre gần gũi biết bao với những phẩm chất và những tính cách của con người Việt Nam ta. Tóm lại đoạn văn mở đầu vừa mang tính chất miêu tả, giới thiệu và chính luận một cách nhẹ nhàng, tươi mát và sâu lắng. - Đọc đoạn 2 ? Tác giả đã cảm nhận cây tre việt Nam đẹp ở những chi tiết nào ? ? Em chỉ ra những biện pháp nghệ thuật tác giả sử dụng trong đoạn văn này? GV bình : Trong cuộc sống nông nghiệp trồng lúa nước, cây tre có biết bao nhiêu là công dụng, làm vật liệu, nguyên liệu cho bao đồ dùng trong nhà, ngoài đồng, gắn bó lúc vui, buồn suốt cả cuộc đời người nông dân. Từ các cụ già -> các em thơ . Tre trở thành người bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có những vẽ đẹp rát bình dị như con người VN... ? Thép Mới ca ngợi cây tre trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp như thế nào? Tìm chi tiết minh họa? GV: Trong lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc, cây tre càng gắn bó khăng khít, chặt chẽ hơn với con người VN( ) Câu văn: “ Muôn ngàn đờicó cái chông tre” với cách láy vần linh hoạt, tác giả đã giúp người đọc hình dung một cách cụ thể cuộc hkáng chiến trường kì, dẻo dai, bền bỉ của quân và dân VN chống thực dân pháp hùng mạnh. GV chuyển ý: Trong quá khứ và trong hiên tại, cây tre đã và đang là người bạn thân, người đồng chí gắn bó keo sơn, chia sẽ buồn vui với dân tộc Việt Nam. Nhưng trong thế kỉ XXI và xa hơn nữa – trong thời đại văn minh công nghiệp thì vai trò và mối quan hệ của cây tre và con người VN sẽ ra sao? Liệu lúc ấy còn tìm ra một bóng tre xanh nữa không? Kết thúc bài văn tác giả muốn nhắn gữi tới chúng ta điều gì? - Đọc diễn cảm đoạn : “ Nhạc của trúc, của tre ? Em có nhận xét gì về nhịp điệu, âm điệu các câu văn trong đoạn? ? Tiếng nhạc của đống quê là tiếng nhạc gì? ? Em có cảm xúc như thế nào khi được nghe tiếng sáo, tiếng tiêu trong chiều hè gió lộng? - Cho HS xem tư liệu ( Tranh về luỹ tre làng – Củ Chi ) ? Trong đoạn cuối của bài văn, em thấy hình ảnh có ý nghĩa đặc biệt nhất là gì? -Thảo luận nhóm 2 phút. GV liên hệ: Đoạn thơ của Nguyễn Duy: “ Măng non là búp măng nonTre già măng mọc..” ? Trong thực tế hiện nay, trên khắc đất nước ta, quá trình đô thị hoá, CNH đang diễn ra rất nhanh, quả thật sắt, thép, bê tông đã dần thay tre, nứa; màu xanh cứ giảm dần, mất dần. Điều này theo em nên mừng hay nên tiếc? ? Theo em ta phải làm gì để vừa phát triển đất nước một cách hiện đại nhưng đồng thời vẫn bảo tồn được những nét đẹp giản dị, phong phú ấy? Hoạt động 3 : ? Bài kí kết thúc, em thấy tác giả muốn nhắn gửi với chúng ta điều gì? - Đọc 3 câu cuối.Nhận xét vai trò của 3 câu văn ấy so với câu mở đầu? ? Qua phân tích em rút ra được những giá trị gì đặc sắc về nghệ thuật, nội dung? I.Tìm hiểu chung : 1.Tác giả: 2.Tác phẩm: * Thể loại: Chính luận trữ tình – thuyết minh, giới thiệu phim tài liệu. II.Đọc – Hiểu văn bản: 1.Đọc & tìm hiểu chú thích. 2.Bố cục: ( 4 phần ) 3.Phân tích: a.Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam : - Cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam,bạn thân của nông dân Việt Nam. - Nước Việt Nam xanhnhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa. Tre Đồng Naitre ngút ngànlũy tre thân mật ... nứa tre làm bạn. à Điệp từ, tính từ gợi tả. Giới thiệu hình ảnh cây tre có mặt mọi miền đất nước, gắn bó thân thuộc với đời sống của làng quê Việt nam. Tre là biểu tượng cho sức sống của dân tộc Việt Nam. b.Vẻ đẹp của cây tre : * Trong đời sống hàng ngày : - Măng mọc thẳng, dáng vươn mộc mạc, màu tươi nhủn nhặn -Vào đâu cũng sống, ở đâu cũng xanh tốt, cứng cáp, dẽo dai. Vững chắc, thanh cao giản dị chí khí như người - Dưới bóng tre xanh , người dân cày việt Nam dựng nhà, ...cối xay tre ...giang chẻ lạt..., tuổi thơ đánh chắt đánh chuyền ...tuổi già vớ chiếc điếu cày tre, suốt cả cuộc đời, từ thủa lọt lòng trong chiếc nôi tre...giường tre... à Nhân hóa, nhịp điệu như thơ, từ ngữ gợi cảm. Cây tre có vẽ đẹp bình dị và mang đầy đủ những p/c đáng quí . * Trong kháng chiến : ...gậy tầm vong dựng thành đồng Tổ quốc. Chông tre, gậy tre chống lại sắt thép của quân thù - Tre xung phong vào xe tăng đại bác,giữ làng, giữ nước...hy sinh bảo vệ con người - Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu. à Điệp từ, nhân hoá. Khẳng định sức mạnh và công lao của tre trong k/c. * Hình ảnh cây tre trong tương lai : - Nhạc của trúc, của tre,khúc nhạc của đồng quê. - Tre già măng mọc - Cây tre Việt Nam tượng trưng cao quý cho dân tộc Việt Nam à Aån dụ, hoán dụ. Khẳng định, ca ngợi giá trị của tre trong tương lai. III.Tổng kết : * Ghi nhớ : (SGK/100) IV.Luyện tập : Câu 1: Đọc thêm, học thuộc lòng bài thơ “ Tre ViệtNam” của Nguyễn Duy Câu 2: Viết một bài văn ngắn tả cảnh những luỹ tre, rặng tre nơi làng quê em ở. 4.Hướng dẫn về nhà : * Bài cũ : - Học thuộc phần ghi nhớ bài thành phần chính của câu, hoàn thành các bài tập. * Soạn bài mới “ CaÂu trần thuật đơn” chú ý đọc kĩ bài và trả lời các câu hỏi , bài tập. 5.Rút kinh nghiệm : Tuần 28 : Tiết 111 : Ngày soạn : 23/ 03/2008 Ngày dạy : 226/03/2008 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh: Nắm vững kiến thức, khái niệm câu trần thuật đơn; tác dụng của câu trần thuật đơn. Luyện kĩ năng nhận diện, phân tích câu trần thuật đơn; sử dụng câu trần thuật đơn khi nói, viết. Giáo dục ý thức học tiếng việt. B.CHUẨN BỊ : 1.GV : - bảng phụ ví dụ - Tích hợp với phần văn ở văn bản đã học trong chương trình văn 6 ; với TLV khi viết câu trần thuật đơn khi miêu tả 2.HS: - Trả lời các câu hỏi SGK sau khi đã đọc kĩ các ví dụ. Dự kiến trả lời các bài tập. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG : 1.Ổn định lớp: 2.Bài cũ: - Câu có mấy thành phần chính? Nói rõ đạc điểm của các thành phần chính đó? ( Về vị trí, vai trò, cấu tạo) 3.Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1 : Hướng dẫn h/s tìm hiểu k/n câu trần thuật đơn. - Đọc đoạn văn ( SGK/101 – Bảng phụ ) Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng : - Hức ! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhĩ ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào ... ài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng : - Hức ! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhĩ ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết ! Tôi về không một chút bận tâm. " àĐoạn văn có 9 câu: - Câu 1, 2, 6, 9 ( Dùng để kể, tả, nêu ý kiến ) - Câu 4 ( Hỏi – nghi vấn ) - Câu 3, 5, 8 ( Câu cảm thán – bộc lộ cảm xúc) - Câu 7 ( Câu cầu khiến ) câu 1: tôi //đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Câu 2 : tôi//mắng. Câu 6 : Chú mày// hôi như cú mèo thế này, ta// nào chịu được. à 2 kết cấu C-V ( câu ghép) Câu 9 : Tôi// về không một chút bận tâm. à Câu 1, 2, 9 có một kết cấu chủ vị ( Câu trần thuật đơn ) câa6 có hai kết cấu chủ – vị ( gọi là câu trần thuật ghép) 2.Ghi nhớ : (SGK/101) II.Luyện tập : Bài 1: Xác định câu trần thuật đơn và cho biết những câu trần thuật đơn ấy được dùng để làm gì? Câu 1: Ngày thứ năm trân đảosáng sủa à Dùng để tả cảnh Câu 2: Từ khi cónhư vậy à Dùng để nêu ý kiến nhận xét Bài 2: Cho biết các câu trích dẫn tguộc loại câu gì và có tác dụng như thế nào? Câu a, b, c đều là câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật. Bài 3: So sánh sự khác nhau về cách giới thiệu nhân vật giữa bài tập 3 và bài tập 2. Cả 3 ví dụ đều: Giới thiệu nhân vật phụ trước Miêu tả quan hệ, việc làm của các nhân vật phụ Thông qua việc làm, quan hệ của các nhân vật phụ rồi mới giới thiệu nhân vật chính. Bài 4: Nhận xét tác dụng của các câu mở đầu. Giới thiệu nhân vật. Miêu tả hoạt động của các nhân vật. 4.Hướng dẫn về nhà: * Học bài cũ : - Nắm vững nội dung và nghệ thuật của văn bản cây tre việt nam. Học thuộc những đoạn văn hay. * Soạn bài mới : Văn bản “ Lòng yêu nước” ( I. Ê-ren-bua) Đọc kĩ văn bản phần chú thích * giải nghĩa các từ khó Trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu Rút ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản. 5.Rút kinh nghiệm : Tuần 28 : Tiết 112: Ngày soạn : 23/ 03/2008 Ngày dạy : 29/03/2008 (Hướng dẫn đọc thêm) I – li-a – Ê-ren-bua A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :* Giúp học sinh khi đọc thêm văn bản : Hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn: Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương. Nắm được những nét đặc sắc của bài văn tuỳ bút – chính luận này. Kết hợp chính luận và trữ tình, tư tưởng của bài thể hiện đầy sức thuyết phục, không phải chỉ bằng lí lẽ mà còn bằng sự hiểu biết phong phú, tình cảm thắm thiết của tác giả đối với Tổ quốc Xô Viết. Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm thể tuỳ bút Giáo dục ý thức cho học sinh niềm tự hào về dân tộc mình, ý thức rèn luyện, bảo vệ quê hương đất nước. B.CHUẨN BỊ : Tích hợp với phần TLV ở thể loại bút kí – chính luận trữ tình; ở nghệ thuật lập luận diễn dịch, tổng – phân – hợp. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở khái niệm “ Câu trần thuật đơn” “ Câu trần thuật đơn có từ là” HS: Trả lời các câu hỏi SGK phần đọc – hiểu văn bản. C.TIẾN TRÌNH TỔ CHÚC CÁC HOẠT ĐỘNG : 1.Ổn định : 2.Bài cũ : Đọc thuộc lòng và diễn cảm những câu văn mà em thích nhất trong bài “ Cây tre Việt Nam” giải thích rõ vì sao em thích? Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản? 3.Bài mới : I –li-a – Ê ren-bua là nhà văn, nhà báo Nga nổi tiếng. Bài “ Lòng yêu nước” trích từ tập tuỳ bút – chính luận “ Thử lửa” (Viết 6/1942) thời kì găy go quyết liệt nhất của cuộc chiến tranh chống phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc Xô Viết của nhân dân các dân tộc Liên Xô. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1 : Hướng dẫn h/s tìm hiểu chung. ? Qua phần chú thích * SGK, em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả I- li-a - Ê ren bua? à (1891- 1962) nhà văn nổi tiếng của Liên Xô- là nhà báo lỗi lạc ? Cho biết bài văn ra đời trong hoàn cảnh nào? Bài văn được viết theo thể loại gì? (Bài “ Lòng yêu nước” trích từ tập tuỳ bút – chính luận “ Thử lửa” (Viết 6/1942) thời kì găy go quyết liệt nhất của cuộc chiến tranh chống phát xít Đức bảo vệ Tổ quốc Xô Viết của nhân dân các dân tộc Liên Xô.) Hoạt động 2 : GV hướng dẫn đọc, hiểu văn bản. àBài văn là một đoạn bút kí chính luận nhưng lại giàu chất trữ tình. Cần đọc với giọng vừa rắn rỏi, dứt khoát, vừa mềm mại, thiết tha, xúc động.Chú ý đọc đúng các từ phiên âm từ tiếng nước ngoài. - GV nhận xét cách đọc - Giải thích một số từ khó SGK( Chú ý chú thích 1, 11, 14) ? Bố cục bài văn ra làm mấy phần?-> 3 phần: Phần 1: 2 câu đầu: Cội nguồn của lòng yêu nước. Phần 2: tiếp đó -> “ngày mai”: Biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước dủa nhân dân các dân tộc Liên Xô trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Phần 3: Đoạn còn lại: Sức mạnh giản dị của lòng yêu nước. - Đọc lại 2 câu mở đầu. ? Trong hai câu mở đầu, chúng ta đã nhận ra những nét riêng biệt nào của đất nước Xô Viết chưa? ? Tình cảm của tác giả khi viết thể hiện như thế nào? GV: Hai câu mở đầu tác giả thấm đẫm cảm xúc tha thiết gắn bó sâu nặng với đất nước, quê hương. Chúng ta phần nào nhận ra phong vị riêng của quê hương nhà báo, nhà văn nhưng mới thấp thoáng vị thơm chát của trái lê mùa thurượu mạnh”Giữa lí lẽ và cảm xúc hoà quyện hài hoà nên chân lí đưa ra không khô khan mà gần gũi, chân thật. ? Em hãy tìm thêm một số dẫn chứng khác để chứng minh cho nhận xét trên? Trong mỗi dẫn chứng ấy có điểm gì chung, điểm gì riêng? - Điểm riêng: Mỗi dẫn chứng là những biểu hiện rất riêng của các vùng, miền ; - Điểm chung: Ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, cuộc sống sinh hoạt của con người. ? Vậy theo cảm nhận của tác giả, em hiểu cội nguồn của lòng yêu nước là gì? GV liên hệ: Ở Việt Nam chúng ta, lòng yêu nước có cội nguồn như vậy không? ? Tìm đọc những câu ca dao, câu thơ, văn để thể hiện những đặc sắc riêng của từng vùng, miền đất nước? Thảo luận nhóm, đại diện trình bày. VD:- Anh đi anh nhớ quê nhà Đồng Đăng có phố Kì Lừa Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi Nước Việt Nam xanh muôn ngàn cây lá(T.Mới) GV chuyển ý: Có rất nhiều cách thể hiện lòng yêu nước và có lẽ chiến tranh là một hoàn cảnh để thử thách, để khẳng định lòng yêu nước của con người. ? Vì sao khi có chiến tranh, khi có kẻ thù xâm lược thì lòng yêu nước lại được thử thách cao độ và nghiêm ngặt nhất? ? Điều đó được thể hiện qua chi tiết nào? GVbình : Lòng yêu nước vốn là những tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người. Tuy nhiên nó sẽ chứng tỏ sức mạnh mãnh liệt trong hoàn cảnh gay go, quyết liệt. Đó là khi đất nước bị xâm lăng, khi độc lập tự do của tổ quốc bị đe doạ. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “ Mỗi khi tổ quốc bị xâm lăngcướp nước”Và trong hoàn cảnh đó nhân dân Nga Xô Viết họ có tâm trạng ra sao? Mùa thu 1942 – cái mùa thu ảm đạm và cay nghiệt. Khi xe tăng của bọn hpát xít Đức chỉ còn cách thủ đô Mát xít cơ va vài chục cây số, khi Tổ quốc Xô Viết bị lâm nguy, khi ấy lòng yêu nước được đem ra thử thách cao độ nhất: Tổ quốc hay là chết? Những người dân bình thường nhất của nước Nga đã chọn con đường chiến đấu, hi sinh vì độc lập tự do cho tổ quốc. Cuối cùng cơn hiểm nghèo đã qua, nước Nga đã đứng vững, dành chiến thắng vẻ vang. GV liên hệ: Với nhân dân Việt Nam trong k/c chống Pháp, chống Mỹ. Cũng như nhân dân LX, lòng yêu nước của nhân dân ta đã biến thành “chủ nghĩa anh hùng cách mạng” đánh cho thực dân Pháp đại bại ở Điện Biên Phủ, đánh cho Mĩ cút, dành lại non sông thống nhất (1975) ? Tóm lại qua phân tích bài văn – đoạn văn bút kí chính luận trữ tình của người con nước Nga Xô Viết – I-li-a – Ê ren bua, tác giả muốn ca ngợi và thể hiện điều gì? Hoạt động 3 : Nhắc lại mục ghi nhớ. GV chốt: Bài văn bút kí chính luận đậm đà chất trữ tình, nóng bỏng tính thời sự, có tác dụng lớn đến việc động viên cổ vũ tinh thần nhân dân Xô Viết những năm chiến tranh vệ quốc vĩ đại. - Hướng dẫn HS luyện tập. I.Tìm hiểu chung : 1.Tác giả: I-li-a – Eâ-ren-bua là nhà văn – nhà báo Nga nổi tiếng. 2.Tác phẩm: * Xuất xứ: Trích từ tập tuỳ bút “ Thử lửa” viết cuối 6 – 1942... * Thể loại: Tuỳ bút - chính luận trữ tình. II.Đọc – hiểu văn bản : 1.Hướng dẫn h/s đọc: - GV đọc mẫu, nói rõ cách đọc - Gọi h/s đọc - Tìm hiểu chú thích: 2.Bố cục : 3 phần. 3.Phân tích : a.Những biểu hiện của lòng yêu nước : - Lòng yêu nước: Yêu những vật tầm thườngnhận ra vẻ thanh tú của quê hương ...nghĩ đến cánh rừng,...nhớ bóng thùy dương...đêm tháng sáu, trưa hè... - Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc. --> dẫn chứng cụ thể, miêu tả cảnh. Tình cảm gắn bó sâu nặng với đất nước, quê hương. Cội nguồn của lòng yêu nước là tình yêu gia đình, yêu quê hương, yêu thiên nhiên b.Sức mạnh của lòng yêu nước : ...đem vào lửa đạn gay go thử thách...khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến tổ quốc ....Ai là kẻ chẳng cảm thấý, mùa thu quamất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa à Từ ngữ gợi cảm. Thể hiện tấm lòng yêu nước thầm kín, thiết tha, cháy bỏng của người dân Liên Xô trước hiểm hoạ của chiến tranh xâm lược. IIITổng kết : Ghi nhớ : (SGK/109) IV.Luyện tập : Câu 1: Đọc thuộc lòng và diễn cảm đoạn văn: “ Dòng suối đổ vào sônglòng yêu tổ quốc” Câu 2: Đọc thêm bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Ngữ văn 7 – Tập 2) 4.Hướng dẫn về nhà : * Bài cũ : - Học bài câu trần thuật đơn . Nắm k/n câu trần thuật đơn. - Làm bài tập phần luyện tập * Soạn bài “ Câu trần thuật đơn có từ là”Đọc bài và tìm hiểu VD và ghi nhớ. 5.Rút kinh nghiệm :
Tài liệu đính kèm: