Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 21

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 21

Tuần 21 :

Tiết 81 – 82 :

Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:

- Hiểu được nội dung và ý nghĩa truyện. Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.

- Rèn kĩ năng đọc sáng tạo, tóm tắt truyện và phân tích những yếu tố bộc lộ tâm lí nhân vật.

- Giáo dục HS thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác .

B.CHUẨN BỊ:

1.GV : Tích hợp với phần TLV ở bài “ Quan sát, tưởng tượng ” với phần tiếng việt ở biện pháp NT so sánh .

2.HS: Đọc kĩ bài và trả lời các câu hỏi SGK.

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1. Ổn định :

2. Bài cũ

* Văn bản “ Sông nước Cà Mau” do ai sáng tác? VB naày trích từ tác phẩm nào của tác giả?

* Trình bày hiểu biết của em về nội dung, nghệ thuật đặc sắc của văn bản?

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 580Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 :	
Tiết 81 – 82 : 
Ngày soạn : 25/1/ 2007	
Ngày dạy : 	(Tạ Duy Anh)	
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:
Hiểu được nội dung và ý nghĩa truyện. Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm.
Rèn kĩ năng đọc sáng tạo, tóm tắt truyện và phân tích những yếu tố bộc lộ tâm lí nhân vật.
Giáo dục HS thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác . 
B.CHUẨN BỊ:
1.GV : Tích hợp với phần TLV ở bài “ Quan sát, tưởng tượng” với phần tiếng việt ở biện pháp NT so sánh .
2.HS: Đọc kĩ bài và trả lời các câu hỏi SGK.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định : 
2. Bài cũ
* Văn bản “ Sông nước Cà Mau” do ai sáng tác? VB naày trích từ tác phẩm nào của tác giả?
* Trình bày hiểu biết của em về nội dung, nghệ thuật đặc sắc của văn bản?
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung
* Dựa vào chú thích * SGK , em cho biết: “ Bức tranh ..” do ai sáng tác?Tác giả sinh năm nào? Quê quán ở đâu?
* Truyện được viết vào thời gian nào? Trong hoàn cảnh ra sao? Và đạt kết quả như thế nào? 
Hoạt động 2 : GV hướng dẫn đọc, hiểu văn bản
- Chú ý đọc phân biệt giọng điệu của nhân vật kể chuyện; các đối thoại của nhân vật; diễn biến tâm lí của người anh qua các chặng. 
- Khi kể có thể kể theo ngôi thứ nhất( Là người anh) cũng có thể kể theo ngôi thứ nhất ( Là người em); thậm chí ngôi thứ nhất làø bố, mẹ, hay chú Tiến Lê)
GV: Đọc mẫu; 2 HS đọc hết truyện.
- Giải thích các từ khó SGK; tóm tắt truyện.
* Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em cho đó là nhân vật chính?
*Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Theo lời của nhân vật nào? Việc lưạ chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
* Người anh trong truyện được miêu tả chủ yếu qua phương diện nào? ( Tên gọi, hình dáng, lai lịch, tài năng, việc làm, tâm trạng.)
GV: Người anh là nhân vật chính. Bởi vì tác giả muốn thể hiện chủ đề sự ăn năn, hối hận để khắc phục tính ghen ghét, đố kị trong tình bạn, tình anh em là chủ yếu chứ không phải lả chủ đề ca ngợi tài năng và tâm hồn người em gái.
* Thái độ của người anh đối với em gái được thể hiện như thế nào từ trước cho đến lúc thấy em tự chế màu vẽ? 
* Em có thể ù cảm nhận tình cảm của người anh đối với em ra sao? 
* Nhưng mọi việc bắt đầu thay đổi từ lúc nào?
à Khi tài năng hội hoạ của em được phát hiện, thái độ của mọi người trong nhà ra sao?--> Mọi người xúc động, mừng rỡ, ngạc nhiên.
* Riêng người anh có tâm trạng như thế nào?
* Từ lúc đó người anh tự nhận xét về mình ra sao? 
* Vì sao người anh lại thấy mình không thể thân với Mèo như trước ?
*Em hiểu gì về tâm trạng của người anh lúc này?
GV chuyển: Từ những dằn vặt, suy nghĩ như vậy người anh đã làm gì với những bức tranh của em gái. Tiết sau ta tiếp tục tìm hiểu
I.Tìm hiểu chung :
1.Tác giả.
2.Tác phẩm.
Chú thích * SGK.
II.Đọc – hiểu văn bản :
1.Đọc & tìm hiểu chú thích:
2.Tóm tắt truyện.
3.Phân tích : 
a/Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh :
* Từ trước cho đến lúc thấy em gái chế màu vẽ.
- Coi thường, bực bội
- Gọi em gái là “ Mèo” 
- Bí mật theo dõi em gái.
à Miêu tả tâm lí nhân vật .Tò mò, kẻ cả.
* Khi tài năng hội hoạ của em được phát hiện.
- Cảm thấy mình bất tài nên bị đẩy ra ngoài.
- Chỉ muốn gục xuống khóc
- Không thể thân với mèo như trước.
- Một lỗi nhỏ của nó tôi cũng gắt um lên.
àMiêu tả tính cách nhân vật. Không vui, ghen tị, đố kị với tài năng của em
TIẾT 2
* Từ những dằn vặt, suy nghĩ như vậy, người anh đã làm gì với những bức tranh của em gái? 
* Đứng trướic bức tranh xem trộm của em, người anh có cảm nhận như thế nào về khả năng hội hoạ của em gái?
* Khi gấp bức tranh của Mèo lại em thấy người anh có thái độ ra sao?
* Khi người em được mời tham gia thi trại vẽ quốc tế, thái độ của mọi người trong nhà như thế nào? 
* Khi bức tranh của người em được trao giải nhất, tâm trạng của người anh lúc này ra sao?
* Người anh đã cư xử với Kiều Phương như thế nào?
* Trong tranh là hình ảnh của ai? 
* So sánh hình ảnh chú bé trong tranh và hình ảnh người anh trong thực tế? 
* Khi dứng trước bức tranh người anh đã có cư xử ra sao? 
* Vì sao người anh lại ngỡ ngàng? Người anh hãnh diện về ai? Về điều gì? Và vì sao lại xấu hổ? 
* Người anh nói: “ Không phải con đâu” Câu nói này giúp em hiểu được sự chuyển biến trong suy nghĩ của người anh như thế nào? 
* Qua lời kể của người anh Kiều Phương hiện lên là một em bé như thế nào? 
* Tìm những từ ngữ, câu văn thể hiện rõ điều đó? 
* Tóm lại truyện có nội dung gì? Qua truyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? 
* Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả?
GV liên hệ : Ghen ghét, đố kị trước tài năng và sự thành công của người khác là tính xấu, với người thân lại càng nhỏ nhen, đáng trách.
- Tự ái cá nhân, tự ti mặc cảm cũng là những hạn chế, nhược điểm rất cần khắc phục.
- Lòng nhân ái, bao dung, độ lượng một cách trong sáng, hồn nhiên là những đức tính rất cần phát huy. Nó góp phần giúp con người chiến thắng bản thân, chiến thắng những hạn chế, nhược điểm của mình để vươn tới thành công.
- Tài năng là hiếm hoi, nhưng tài năng luôn phải cùng với sự khiêm tốn, giản dị, hồn nhiên thì tài năng mới vững bền và phát triển.
Hoạt động 3 : GV hướng dẫn HS luyện tập 
- Học tập kĩ năng làm văn miêu tả.
- Cần phát huy trí tưởng tượng của mình.
- Cần miêu tả đặc điểm, tính cách của các nhân vật trong truyện.
* Khi xem trộm những bức tranh của em.
- Tỏ ý thán phục tài năng của em
- Lén trút tiếng thở dài
* Khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em.
- giật sững người.
- bám chặt lấy tay mẹ
- thoạt tiên là sự ngỡ ngàng sau đó là hãnh diện rồi đến xấu hổ.
- nhìn như thôi miên
- không trả lời mẹ
- muốn khóc
- từ chối: “ Không phải con đâu”
àMiêu tả tâm lí nhân vật. Tâm hồn nhạy cảm, trurng thực, nhận ra được hạn chế của bản thân, nhận ra được sự độ lượng, nhân hậu của người em gái
b/Nhân vật Kiều Phương :
... tên là Kiều Phương, quen gọi là Mèo bởi vì mặt nó luôn...bôi bẩn...vui vẽ, hay lục lọi...nhào bột ...chế thuốc vẽ, vui vẽ chạy đi làm những việc bố mẹ phân công, vừa làm vừa hát ...vẽ cái thân thuộc nhất. Vẽ bức tranh "Anh trai tôi" được trao giải nhất.
...ôm cổ ...em muốn cả anh cùng đi nhận giải. 
à hồn nhiên, hiếu động .Có tài năng hội hoạ.
Tình cảm trong sáng và giàu lòng nhân hậu.
III.Tổng kết : ( Ghi nhớ SGK/tr. 35)
IV.Luyện tập:
Bài 1: Tả nhân vật người anh theo trí tưởng tượng của em.
Bài 2: Tả nhân vật Kiều Phương mười năm sau.
4. Hướng dẫn về nhà:
 * Hướng dẫn học bài:
- Nắm vững cách quan sát để miêu tả. Biết tưởng tượng và nhận xét các chi tiết và biết sử dụng nghệ thuật so sánh khi miêu tả. Làm các bài tập sgk.
* Hướng dẫn soạn bài:
- Soạn bài: “ Luyện nói về quan sát, tưởng tượng và nhận xét trong văn miêu tả.”
- Chú ý đọc kĩ các bài tập và trả lời các câu hỏi SGK.
@&?
Tuần 21 :	
Tiết 84 : LUYỆN NÓI VỀ QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG 
Ngày soạn : VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
Ngày dạy : 	 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:
- Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể( ø Rèn luyện kĩ năng nói)
- Từ những nội dung luyện nói, nắm chắc hơn kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
B.CHUẨN BỊ:
1. GV : Tích hợp với phần văn qua bài: “ Bức tranh củatôi”; với phần TLV ở bài “ Quan sát, tưởng tượng”;
 Với phần tiếng việt ở biện pháp so sánh .
2.HS: - Đọc kĩ các bài tập,lập dàn ý và trả lời các câu hỏi SGK/36.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1. Ổn định : 
2. Bài cũ: 
- Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ở nhà
- Để làm bài văn miêu tả em phải vận dụng những kĩ năng nào? Vì sao?
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Hướng dẫn h/s tiến hành luyện nói.
* Từ truyện : “Bức tranh” đã học , em hãy lập dàn ý để nói ý của mình trước nhóm và trước lớp theo 2 câu hỏi sau: 
* Kiều Phương là người như thế nào? Miêu tả lại hình ảnh Kiều Phương theo trí tưởng tượng của em qua các chi tiết về nhân vật trong truyện?
* Nhân vật anh Kiều Phương ( Hỏi tương tự như trên)
GV: Nêu yêu cầu, vai trò, tầm quan trong của việc luyện nói; có thể gọi 1 HS nói về một vấn đề đơn giản để từ đó nhận xét kĩ năng nói của các em.
** Yêu cầu giờ học:
- Hình thức: Nói to, rõ ràng, mạch lạc, thay đổi ngữ điệu khi cần; tư thế tự tin, tự nhiên, biết quan sát lớp khi nói.
- Nội dung: Nói đúng yêu cầu.
Hoạt động 2 : Thực hành luyện nói: Tiến hành theo hình thức thảo luận tổ ( Nhóm) ; sau đó tổ cử đại diện lên trình bày trước lớp; GV phân công thảo luận.
GV hướng dẫn: Chú ý bằng quan sát, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng và nhận xét làm nổi bật những đặc điểm chính, trung thực, không tô vẽ, làm dàn ý không viết thành văn.; nói chứ không đọc ( Nghĩa là khi miêu tả cần chú ý các kĩ năng cần thiết.)
HS: thảo luận nhóm.
- Nhóm1 , 2 làm câu a bài tập 1
- Nhóm 3, 4 làm câu b bài tập 1
- Nhónm 5, 6 làm bài tập 2
HS: Đại diện nhóm trình bày trước tập thể
GV: Nhận xét, rút kinh nghiệm.
Bài tập 1: 
a. Nhân vật Kiều Phương: 
- Hình dáng: 
Gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh.
- Tính cách:
Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng, tài năng.
b. Nhân vật người anh: 
- Hình dáng: 
Gầy, cao, đẹp trai, sáng sủa.
- Tính cách: 
Ghen tụi, nhỏ nhen, mặc cảm, ân hận, ăn năn hối lỗi.
Hình dáng cuả người anh thực và người anh trong bức tranh xem kĩ thì không giống nhau. Hình ảnh người anh trong bức tranh do người em vẽ thể hiện bản chất, tính cách của người anh qua cái nhìn trong sáng, nhân hậu của em gái.
Bài tập 2: 
( HS trình bày bài viết theo nhóm)
Nêu rõ yêu cầu bài tập 3.
GV gợi ý: - Đó là một đêm trăng như thế nào? Ở đâu?
 ( Đẹp, đáng nhớ; hay không đẹp nhưng không thể nào quên?)
- Đêm trăng có gì đặc sắc? 
- Bầu trời đêm, vầng trăng, cây cối, nhà cửa, đường làng, ngõ phố, ánh trăng, gió ( Quan sát)
- Những hình ảnh so sánh, tưởng tượng
HS: Thảo luận nhóm ( 5 phút) : Lập dàn ý theo gợi ý : Tả một đêm trăng nơi em ở.
HS: Dựa vào dàn ý, trình bày ( nói trước lớp những suy nghĩ của mình.
HS: Đọc và chỉ rõ yêu cầu bài tập 4.
GV: Gợi ý: Khi tả em sẽ liên tưởng, so sánh cảnh biển với hình ảnh gì? 
Chẳng hạn: - Bầu trời như vỏ trứng, như lòng đỏ trứng rồi như lòng đỏ trứng gà.
- Mặt biển phẳng lì như tờ giấy xanh mịn
- Bãi cát lỗ chỗ dấu vết còng, dã tràng hì hục đào đắp suốt đêm.
HS thảo luận cặp ( 2 phút) sau đó làm độc lập.
- HS: đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung, sửa sai.
GV gợi ý HS làm bài tập 
Một số hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng:
- Bình minh: Cầu lửa
- Bầu trời: Trong veo, rực sáng
- Mặt biển: Phẳng lì như tấm lụa mênh mông.
- Bãi cát: Mịn màng, mát rượi.
- Những con thuyền: Mệt mỏi, uể oải, nằm ghếch lên bãi cát.
HS: Tự tập nói một mình, tự chỉnh sửa nội dung và cách nói.
Bài tập 3: Tả một đêm trăng nơi em ở:
1. Mở bài: 
- Đêm ấý là một đêm trăng rằm đẹp và đáng nhớ.
2. Thân bài:
- Bầu trời đêm tĩnh lặng
Vầng trăng sáng vằng vặc như mâm vàng treo lơ lửng trên không trung, soi sáng khắp nhân gian.
- Hàng chuối trong vườn nhà em khẽ lay động tàu lá như đang thì thầm gì đó với chị gió bất chợt đến thăm
- Đêm càng về khuya dường như ánh trăng càng sáng tỏ
- Ngoài đường làng – con đường quen thuộc mà ngày ngày em vẫn đến trường, đêm đến vẫn không kém phần vui tươi, khác hẳn với ngày thường vì hôm nay có đoàn văn nghệ về trình diễn nên mọi người kéo nhau đổ về hướng UB xã, tiếng cười, nói ồn ào, đông vui, rộn rã; tiếng loa phóng thanh từ xa vọng tới như thôi thúc bước chân mọi người
- Đêm đã về khuya, không khí dường như tĩnh lặng hơn, mọi người dường như chìm vào giấc ngủ, chỉ có chị hằng nga vẫn đang mải mê chiếu sáng nhân gian quên cả việc nghĩ ngơi.
3. Kết bài: Một năm mười hai tháng, tháng nào cũng có trăng nhưng có lẽ đêm trăng rằm trên quê hương em năm ấy là một kỉ niệm đáng nhớ nhất.
Bài tập 4: Miêu tả quang cảnh một buổi bình minh trên biển.
( HS tự bộc lộ)
* Bài tập về nhà:
Bài 1: Lập dàn ý tả cảnh buổi sáng trên biển.
Bài 2: Tả miệng một hoàng tử hoặc công chúa theo tưởng tượng của bản thân
( Dựa vào các nhân vật này trong truyện cổ tích.)
4.Hướng dẫn về nhà:
* Hướng dẫn học bài:
- Học văn bản "Bức tranh của em gái tôi". Nắm nội dung chính và nghệ thuật miêu tả người của tác giả.
 * Hướng dẫn soạn bài:
- Soạn bài: “Vượt thác” 
- Chú ý đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi SGK/ phần đọc hiểu VB.
- Đọc kĩ phần chú thích * SGK để nắm vững những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.
@&?

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21.doc