Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 18

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 18

Tuần 18 :

Tiết 69 – 70 :

Chương trình ngữ văn địa phương

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:

- Hiểu và cảm thụ tốt hình ảnh của người phụ nữ Lâm Đồng nói riêng, người phụ nữ Việt Nam nói chung trong hai thời kì kháng chiến bảo vệ tổ quốc .Căm thù giặc sâu sắc, dũng cảm giàu đức hi sinh, kiên trinh trong chiến đấu, yêu thương con người, yêu tổ quốc sâu sắc.

- Hiểu sơ bộ về các nhà báo, nhà thơ LâmĐồng, một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà giáo, nhà thơ tiêu biểu.

- Rèn kĩ năng phát âm đúng, viết đúng ở cách phát âm, cách viết mà người dân địa phương còn mắc lỗi.

B.CHUẨN BỊ:

 1.GV : - Tích hợp với phần tiếng việt ở cách cách dùng từ, chữa lỗi dùng từ, dùng từ đúng mục đích.

 - Tích hợp với phần tập làm văn ở kĩ năng làm bài văn tự sự.

 2.HS: - Tìm hiểu bài thơ "Hạt giống Mậu Thân và tìm hiểu về một số tác giả, tác phẩm của Lâm Đồng.

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :

 1.Ổn định :

2.Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18 :
Tiết 69 – 70 : 
Ngày soạn : 	 
Ngày dạy : 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:
- Hiểu và cảm thụ tốt hình ảnh của người phụ nữ Lâm Đồng nói riêng, người phụ nữ Việt Nam nói chung trong hai thời kì kháng chiến bảo vệ tổ quốc .Căm thù giặc sâu sắc, dũng cảm giàu đức hi sinh, kiên trinh trong chiến đấu, yêu thương con người, yêu tổ quốc sâu sắc.
- Hiểu sơ bộ về các nhà báo, nhà thơ LâmĐồng, một số tác phẩm tiêu biểu của các nhà giáo, nhà thơ tiêu biểu.
- Rèn kĩ năng phát âm đúng, viết đúng ở cách phát âm, cách viết mà người dân địa phương còn mắc lỗi.
B.CHUẨN BỊ:
 1.GV : - Tích hợp với phần tiếng việt ở cách cách dùng từ, chữa lỗi dùng từ, dùng từ đúng mục đích.
 - Tích hợp với phần tập làm văn ở kĩ năng làm bài văn tự sự.
 2.HS: - Tìm hiểu bài thơ "Hạt giống Mậu Thân và tìm hiểu về một số tác giả, tác phẩm của Lâm Đồng.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1.Ổn định : 
2.Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG.
Hoạt động 1 : Hướng dẫn h/s ghi bài thơ và tìm hiểu nội dung bài thơ.
 - Cho HS chép trước bài thơ: “ Hạt giống Mậu Thân” ở tiết trước, hướng dẫn HS soạn bài.
- GV hương1 dẫn cách đọc: Đọc lưu loát, ngắt nhịp đúng.
VD: Ở khổ 1: Câu 1: 2 / 2 / 3
	Câu 2: 4 / 3
	Câu 3: 4 / 3
GV: Hàng rào ấp chiến lược có trong cuộc kháng chiến chống Mĩ ( Mục đích của Mĩ khi lập ấp chiến lược) cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1968
GV: Đọc bài thơ.
HS: Đọc bài thơ
GV: Nhận xét cách đọc của HS
* Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ?
GV: Giới thiệu thêm cho HS thể thơ tự do, giảng cho HS hiểu về nhân vật trữ tình.
* Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì? 
* Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
* Qua tìm hiểu em đoán bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào?
* Nội dung bài thơ nói về điều gì?
GV: Nêu xuất xứ bài thơ?
* Qua lời kể của nhân vật người mẹ, em cảm nhận được đất nước ta thời Mĩ xâm lược như thế nào?
* Những hình ảnh, từ ngữ nào đáng chú ý nhất trong khổ thơ 1?
* Với các hình ảnh cụ thể, các từ ngữ gợi tả mà nhà thơ đã sử dụng, em hiểu tâm trạng của người dân như thế nào trước hiện thực đau thương của dân tộc?
- Đọc khổ thơ 2.
* Khổ thơ 2 có mấy ý chính?
Hoạt động 2 : Khổ thơ có nét đặc sắc gì về nghệ thuật?
(dùng từ gợi tả, gợi cảm nào? dùng phép tu từ nào? Giọng thơ?)
* Qua khổ thơ 2 em cảm nhận được gì thêm về tội ác của Mĩ?
* Em có nhận xét gì về thái độ, nguyện vọng của nhân dân ta?
HS: Đọc khổ thơ 3, 4.
* Hai khổ thơ có hình ảnh, phép tu từ, càch ngắt nhịp nào đáng chú ý? Giọng thơ như thế nào?
* Với những nét đặc sắc về nghệ thuật trên, hình ảnh người mẹ có những điểm gì để lại ấn tượng sâu sắc trong em?
* Em cảm nhận được động cơ mà người mẹ lên đường tham gia kháng chiến là đâu?
* Em thích câu thơ nào nhất trong hai khổ thơ trên? Vì sao?
* Khổ thơ nào có hình ảnh ấm áp, có tình cảm vui sướng, có thêm niềm tin, nghị lực giúp ta hiểu sâu hơn phẩm chất đáng quý của người phụ nữ Việt Nam?
HS: Đọc khổ cuối.
* Các từ ngữ nào đáng chú ý trong khổ thơ? Giọng điệu khổ thơ cuối như thế nào? 
* Khổ thơ bộc lộ tâm trạng, niềm tin gì của người mẹ trên đường hành quân? 
* Có một câu thơ nhắc đến nhan đề bài thơ là câu thơ nào?
* Hai lần nhắc đến hạt giống Mậu Thân điều đó có ý nghĩa gì?
* Em cảm nhận được ý nghĩa nhan đề “ Hạt giống Mậu Thân” như thế nào?
* Hình ảnh người mẹ trong bài thơ để lại trong em những cảm nghĩ gì?Từ đó em hiểu thêm được đieêù gì về người phụ nữ VN trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.?
* Nêu một số gương phụ nữ VN kiên trinh trong chiến đấu mà em biết?
I.Đọc – hiểu văn bản : 
* Văn bản: HẠT GIỐNG MẬU THÂN
( Tặng những bà mẹ, người chị ở vùng căn cứ kháng chiến Lâm Đồng.)
Mẹ kể năm xưa giặc Mĩ vào.
Núi đồi lở lói nhói thương đau
Người nêm chật ấp rào vây kín,
Thở chẳng ra hơi uất hận trào.
Chồng chất căm thù ôi núi sông,
Rừng cây thoi thóp rẫy khô cằn.
Suối vang tiếng hát lời non nước: 
Đứng dậy làng ơi cứu lấy dân!
Lưng nặng trằn vai dày súng đạn.
Bồng con trước ngực mẹ hành quân.
Con mới lọt lòng năm sáu tám(1968)
Đẹp vô cùng hạt giống Mậu Thân.
Gió pha rét ngọt hoà hơi mẹ.
Lọc nắng dịu hiền hôn má con.
Mắt bé cười vui không rõ cớ.
Mẹ nhận ra thêm một niềm tin.
Súng đạn trên lưng reo chiến thắng.
Con bồng trước ngực rộn tương lai.
Mẹ đi vượt núi mùa xuân ấy.
Cứ tưởng bay lên một khoảng trời.
1.Đọc & tìm hiểu chú thích
2.Xuất xứ: 
Bài thơ trích trong cuốn: “ Nhớ những mùa hoa phong lan” – Do tỉnh hội phụ nữ Lâm Đồng chịu trách nhiệm xuất bản và sở văn hoá thông tin Lâm Đồng cấp giấy phép xuất bản nhân kỉ niệm 55 năm ngày thành lập hội phụ nữ việt Nam.
II. Giá trị khái quát về nghệ thuật, nội dung tác phẩm:
1.Nghệ thuật: 
- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
- Hình ảnh cụ thể, gợi cảm, giọng thơ thay đổi phù hợp với diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Dùng các phép tu từ nhân hoá, đảo ngữ, điệp ngữ thành công
2.Nội dung: Ca ngợi người mẹ, người phụ nữ Việt Nam có những phẩm chất cao quý: Căm thù giặc sâu sắc, thương con, yêu nước tha thiết, kiên trinh, lạc quan trong chiến đấu và bảo vệ tổ quốc.
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Đọc lại các truyện đã học và tập kể ở nhà theo lời kể của mình.
- Chuẩn bị thi kể chuyện.
- Tự chọn truyện để kể. Thi cá nhân 
Tuần 18 :
Tiết 71 : 
Ngày soạn :	 
Ngày dạy : 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:
- Hứng thú tham gia các hoạt động về ngữ văn.
- Rèn cho học sinh thói quen yêu thơ văn, thích làm văn kể chuyện 
- Rèn luyện cho các em kĩ năng diễn đạt và làm văn tự sự.
B.CHUẨN BỊ :
1.GV : - Hệ thống câu hỏi; dự kiến thành phần ban tổ chức, ban giám khảo; đề thi đáp án. 
2.HS : - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
 - Tự luyện tập kể chuyện theo yêu cầu của giáo viên.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1.Ổn định : 
2.Bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
3.Bài mới: 
* Giáo viên: Nêu yêu cầu, phổ biến thể lệ cuộc thi: 
* Yêu cầu: 
- Kể chuyện : Truyện tự chọn mà mình yêu thích nhất đã được học ở chương trình học kì I
- Kể tự nhiên, lời kể rõ ràng, mạch lạc, biết kể diễn cảm, có ngữ điệu.
- Tư thế chững chạc, tự tin, nét mặt tươi, ánh mắt nhìn thân thiện, cởi mở. ( 2đ)
- Kể đúng thời gian quy định (Không quá 3 phút trên 1 câu chuyện.)Kể có mở đầu, diễn biến, kết thúc(2 đ)
- Lời kể rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm.( 2 đ)
- Phát âm đúng, có ngữ điệu phù hợp ở những câu đối thoại.(2 đ)
- Nội dung truyện kể hay, có ấn tượng đối với người nghe, gây chú ý, lôi cuốn(2 đ)
 * Hình thức : Có 2 nội dung thi:
1,Thi kể chuyện diễn cảm: 
Mội tổ cử một đại diện lên tham gia dự thi ( chuyện kể tự chọn) Sau khi kể xong sẽ phải trả lời một
 số câu hỏi phụ do ban giám khảo đưa ra.
2.Phần thi dành cho khán giả: 
Có thể gọi dơ tay hoặc chỉ định 1 khán giả bất kì lên tham gia trả lời câu hỏi.( Khuyến khích HS yếu.)
* Thành phần: 
- Ban giám khảo: Cô giáo dạy văn
- Dẫn chương trình ( Lớp trưởng)
- Thư kí: Thư kí lớp.
- Căn thời gian: Lớp phó học tập.
* Chú ý:
- Chuyện đã kể rồi tổ khác không kể trùng lặp lại.
- Nội dung thi thứ nhất điểm được tính theo thang điểm 10.
- Giữa hai nội dung thi , DCT có thể cho lớp tham gia một vài tiết mục văn nghệ.
- Nội dung thi thứ 2, phần thưởng là một tràng pháo tay, không tính điểm.
 * Kết quả:
 Kết quả cuộc thi sẽ được công bố sau tiết sinh hoạt.
 * Phần thưởng:
 Số điểm các tổ đạt được sẽ được cộng vào điểm thi đua.
4.Hướng dẫn về nhà: - Chuẩn bị tốt cho tiết trả bài thi học kì I: nhận xét phần bài làm sai và sửa lỗi rút kinh nghiện cho học Kì II.
5.Rút kinh nghiệm : 
Tuần 18 :
Tiết 72 :
Ngày soạn : 	 
Ngày dạy : 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:
- Củng cố kĩ năng làm văn tự sự( Kể chuyện tưởng tượng.)
- Giúp học sinh nhận thấy ưu khuyết điểm về hình thức, kĩ năng làm bài thi
- Học sinh tự nhận xét, đánh giá và sửa một số lỗi sai về trình tự kể, ngôi kể, lời văn kể.
- Rèn luyện cho các em kĩ năng làm văn tự sự.
B.CHUẨN BỊ :
1.GV : - Nghiên cứu đề thi, biểu điểm chấm và đáp án
 - Thống kê một số lỗi sai cơ bản của học sinh, tỉ lệ % trên trung bình
 - Lựa chọn một số mở bài hay, kết bài hay cho học sinh tham khảo
 - Chuẩn bị bài văn mẫu.
2.HS : Học lại bài ôn tập và nhận xét bài làm của mình ở nhà, biết sửa lỗi sai.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1.Ổn định : 
2.Bài cũ: 
3.Bài mới: 
I ĐỀ BÀI: Xem lại giáo án tiết 67 –68
Hình thức tiến hành: GV thông qua đề bài kết hợp với việc cung cấp đáp án, biểu điểm chấm theo từng câu, từng phần 
 II. NHẬN XÉT CHUNG:
1.Ưu điểm : 
- Một số em làm bài khá tốt đạt điểm 7, 8
- Phần thi trắc nghiệm khách quan nhiều em làm tương đối khá tốt, trả lời đáp án .
- Phần tự luận: Bài văn có bố cục rõ ràng, văn viết tự nhiên, có cảm xúc, biết cách mở bài, kết bài, đảm bảo nội dung cốt truyện.
- Nhiều em bài làm có tiến bộ rõ rệt: Chất lượng khá, giỏi ; đặc biệt là các em học sinh trung bình, yếu đã có ý thức vươn lên . 
 2.Hạn chế: 
- Một số em trình bày vẫn còn cẩu thả, chữ viết còn xấu, tẩy xoá nhiều.
- Đa số các em chưa đọc kĩ đề, một vài em sai ngôi kể, nội dung bài còn sơ sài
- Một số bài làm không có phần mở bài, kết bài
- Chưa biết cách dựng đoạn, liên kết đoạn , liên tưởng, tưởng tượng yếu.
- Một vài em bài văn trình bày còn lộn xộn, chưa biết dùng từ, lặp từ nhiều, sai lỗi chính tả, diễn đạt quá yếu, câu văn lủng củng, kể lan man, mở bài vụng về.
III.SỬA LỖI SAI :
+ Giáo viên yêu cầu học sinh tự sửa lỗi sai cơ bản của mình sau khi giáo viên phát bài: Lỗi chính tả, dùng từ lặp...
+ Giáo viên có thể ghi ra bảng phụ một số lỗi sai cơ bản của học sinh: Viết câu vô nghĩa, diễn đạt lủng củng...
* Cụ thể bài một số em : - sai chính tả, dùng từ sai, diễn đạt yếu
*Đọc bài khá cho h/s nghe : 
IV.SỬA BÀI : Theo đáp án
V.ĐỌC BÀI LÀM KHÁ, GIỎI :
4.Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục ôn lại các kiến thức đã học trong chương trình HKI
- Soạn bài “ Bài học đường đời đầu tiên.” Trả lời theo câu hỏi sgk.
5.Rút kinh nghiệm : 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 18.doc