Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 17

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 17

Tuần: 17

Tiết: 65

Bài : 16

Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

( Truyện trung đại)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

* Giúp học sinh:

- Học sinh hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bấc lương y chân chính.

- Hiểu thêm cách viết truyện gắn với viết kí, viết sử ở thời kì trung đại.

- Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích truyện

- Giáo dục học sinh rèn luyện cách sống nhân hậu.

B. CHUẨN BỊ:

 1.GV : - Tích hợp với phần Tiếng việt ở cách đọc, viết các từ, tiếng địa phương

 - Tích hợp với phần tập làm văn ở kĩ năng kể chuyện con người, tưởng tượng, sáng tạo

 2.HS : Học bài cũ và soạn bài mới.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

 1. Ổn định :

 2. Bài cũ:

* Nêu ý nghĩa của truyện “ Mẹ hiền dạy con” Vì sao nói : Mạnh Tử là một bậc đại hiền?

 3. Bài mới:

 ** Trong xã hội có nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức. Nhưng có hai nghề mà xã hội đòi hỏi phải có đạo đức nhất do đó cũng được tôn vinh nhất là nghề dạy học và làm thuốc. Truyện các em học hôm nay kể về ai? Nhân vật đó làm nghề gì? Có tấm lòng ra sao? Qua truyện ta rút ra được bài học gì? Truyện thầy thuốc sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 666Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 17	
Tiết: 65 
NS : 25/ 12/ 2007 Bài : 16	 
ND:28/12/2007 
( Truyện trung đại)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
* Giúp học sinh:
- Học sinh hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bấc lương y chân chính.
- Hiểu thêm cách viết truyện gắn với viết kí, viết sử ở thời kì trung đại.
- Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích truyện
- Giáo dục học sinh rèn luyện cách sống nhân hậu.
B. CHUẨN BỊ:
 1.GV : - Tích hợp với phần Tiếng việt ở cách đọc, viết các từ, tiếng địa phương
 - Tích hợp với phần tập làm văn ở kĩ năng kể chuyện con người, tưởng tượng, sáng tạo
 2.HS : Học bài cũ và soạn bài mới. 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
 	1. Ổn định :
	2. Bài cũ: 
* Nêu ý nghĩa của truyện “ Mẹ hiền dạy con” Vì sao nói : Mạnh Tử là một bậc đại hiền? 
	3. Bài mới: 
 ** Trong xã hội có nhiều nghề và làm nghề nào cũng phải có đạo đức. Nhưng có hai nghề mà xã hội đòi hỏi phải có đạo đức nhất do đó cũng được tôn vinh nhất là nghề dạy học và làm thuốc. Truyện các em học hôm nay kể về ai? Nhân vật đó làm nghề gì? Có tấm lòng ra sao? Qua truyện ta rút ra được bài học gì? Truyện thầy thuốc sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó.
	HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
** Hướng dẫn tìm hiểu chung.
* Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm?
--> (Chú thích sgk/163)
* GV bổ sung: 
“ Nam Ôâng Mộng Lục” ( NamÔâng là tên hiệu, bút danh của tác giả.) là tập truyện – kí được viết bằng chữ Hán trong thời gian Hồ Nguyên Trừng sống lưu vong ở Trung quốc sau khi bị bắt.
** Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản: 
- Đọc giọng chậm rãi, rõ lời đối thoại của các nhân vật; khi kể cần bám sát bố cục, lược bớt lời đối thoại hoặc chuyển lời đối thoại trực tiếp thành lời kể chuyện
- Hướng dẫn HS tìm hiểu 17 chú thích SHK 
* Ta có thể chia truyện ra làm mấy phần? Mỗi phần từ đầu đến đâu và có nội dung gì?
 - Đoạn 1: từ đầu. "trọng vọng" : Giới thiệu tung tích, chức vị, công đức đã có của bậc lương y. 
- Đoạn 2: Tiếp đó “ mong mỏi” : Tình huống gây cấn thử thách y đức của bậc lương y.
- Đoạn 3: Phần còn lại: Hạnh phúc của bậc lương y theo luật nhân - quả
* Tác giả kể chuyện theo trình tự nào? Vì sao em biết? 
Tích hợp: Truyện kể theo mạch thẳng, theo trình tự thời gian, lần lượt các sự việc xảy ra trước kể trước, xảy ra sau kể sau.
* Tác giả giới thiệu vị lương y bằng giọng điệu, lời văn như thế nào?
* Trong các hành động của ông điều gì khiến em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất?
* Em hãy phân tích, bình luận lời đối thoại của vị thái y với quan trung sứ? 
DG: Có một tình huống đặc biệt của lương y Phạm Bân mà cháu ngoại Hồ Nguyên Trừng kể rất tỉ mỉ. Đó là tình huống lương y sắp đi khám bệnh cho người nghèo bệnh nặng thì được vua mời vào phủ để khám bệnh cho người nhà. Vị lương y đã quyết định chữa bệnh cho người bị bệnh nặng trước. Đó là hành động đáng cảm phục nhất.
* Tóm lại qua phân tích em thấy thái y lệnh là người như thế nào? 
* Qua nhân vật thái y lệnh họ Phạm truyện muốn khẳng định điều gì? 
- Đọc đoạn văn cuối.
* Thái độ của Trần Anh Vương thay đổi như thế nào trước việc làm và lời giải bày của thái y lệnh? 
DG : Nhà vua quở trách vì tức dận một kẻ bề tôi đã giám kháng chỉ của mình. Đó củng là điều dễ hiểu ( GV nói thêm về quan hệ vua – tôi trong XHPK) Nhưng thấy thái đôï khiêm nhường tạ tội, nhất là nghe lời bày tỏ lòng thành của thái y lệnh, Vương lại mừng và hết lời ca ngợi bậc lương y chân chính nghề giỏi, đức cao.
* Qua đây em thấy nhà vua là người như thế nào?
GV: Điều đó chứng tỏ Trần Anh Vương cũng là một vị anh quân đời Trần: Sáng suốt và nhân đức, hai câu cuối truyện nói về sự thành đạt, vinh hiển của con cháu thái y lệnh và sự ngợi khen của người đời đối với gia đình ông, dựa trên thuyết nhân – quả và theo quan niệm truyền thống của dân tộc Việt Nam: “ Ở hiền gặp lành” ; làm việc thiện để phúc cho con cháu.
* Theo em về cách kể chuyện, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, truyện này hấp dẫn người đọc ở những điểm gì?
DG: Ở sự chân thành, giản dị, người kể kể một cách bình tĩnh, chậm rãi, cụ thể và có sự chọn lọc; lời đối thoại tự nhiên nêu bật được tính cách, phẩm chất của nhân vật.
* Đặc điểm của truyện trung đại thể hiện ở truyện này như thế nào? Truyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì?
* Truyện đưa ra lời giáo huấn nào cho người đương thời và người đời sau?
* Em học được điều gì sau khi học xong truyện?
- Nhắc lại phần ghi nhớ SGK
* GV hướng dẫn làm câu hỏi luyện tập.
- Đọc và chỉ rõ yêu cầu bài tập.
GV gợi ý:
Câu 1: Người làm nghề y hôm nay trước hết cần trau dồi đạo đức, giữ gìn và vun trồng lương tâm nghề nghiệp. Bởi nghề y là nghề trị bệnh cứu người.
Câu 2: Cách dịch a đúng nhưng chưa đầy đủ, lại dễ gây hiểu lầm.
“ Cốt nhất ở tấm lòng là chú trọng đến y đức, chú trọng đến cả chuyên môn nghề nghiệp
- Cách dịch b đầy đủ hơn.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: (Chú thích * SGK/163)
2. Tác phẩm: ( Chú thích * SGK/163)
- Viết bằng chữ Hán, do lưu Đàm – La Sơn soạn, dịch.
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc & tìm hiểu chú thích.
2.Tóm tắt truyện.
3. Bố cục: ( 3 phần)
4. Phân tích:
a. Nhân vật Thái Y Lệnh họ phạm.
- Đem hết của cải mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo để vừa nuôi ăn, vừa chữa bệnh cho người nghèo. 
- kể người bệnh có dầm dề máu mu hkông hề né tránh
- Cứu sống hơn ngàn người trong nhiều năm đói kém , dịch bệnh.
- Chữa người bệnh nặng trước cho dù có lệnh vua gọi.
à Vừa giỏi nghề y vừa có lòng thương người nghèo khổ, có bản lĩnh, trí tuệ trong ứng xử.
b. Nhân vật nhà vua : Trần Anh Vương.
- Mừng rỡ nói: “ Ngài thậtmong mỏi.” 
à Sáng suốt và nhân đức.
III. Tổng kết:
 (Ghi nhơ ùSGK/165)
IV. Luyện tập:
Câu 1: Lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương: Cần trau dồi, giữ gìn và vun trồng lương tâm nghề nghiệp trong sáng như từ mẫu.
Câu 2: Nguyên tác “ Y thiện dụng tâm” có hai cách dịch: 
a. Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng.
b. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.
Cách dịch a đúng nhưng chưa đầy đủ, lại dễ gây hiểu lầm.
“ Cốt nhất ở tấm lòng là chú trọng đến y đức, chú trọng đến cả chuyên môn nghề nghiệp
- Cách dịch b đầy đủ hơn.
4. Hướng dẫn về nhà: 
 * Hướng dẫn học bài:
- Học bài tính từ và cụm tính từ. Nắm vững đặc điểm của tính từ và cấu tạo của cụm tính từ.
- Học và soạn các tiết học tronh phân môn tiếng việt để ôn tập
* Hướng dẫn soạn bài: 
- Ôn tập đề cương theo hướng dẫn của giáo viên để chuẩn bị thi học kì.
- Soạn bài “ Ôn tập Tiếng Việt” Chú ý đọc kĩ các câu hỏi SGK và thực hiện đầy đủ các yêu cầu.
Tuần: 17	
Tiết: 66
NS : 24/ 12/ 2007 	 
ND:28/12/2007
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 * Giúp học sinh:
- Củng cố lại tất cả những kiến thức về tiếng việt được học trong học kì I. 
- Hướng dẫn các em về phương pháp ôn tập, tự học đối với phần Tiếng.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV :- Nghiên cứu và hệ thống kiến thức về phân môn tiếng việt để ôn tập.
 - Tích hợp với phần tiếng việt ở cách đọc, viết các từ, tiếng địa phương
 - Tích hợp với phần tập làm văn ở kĩ năng kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo 
2.HS : Soạn bài ôn tập tiếng việt theo hệ thống sơ đồ sgk/169- 171
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
 	1. Ổn định lớp: 
	2. Bài cũ: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
	3.Bài mới: 
 **Trong chương trình ngữ văn 6 phần Tiếng Việt các em đã được tìm hiểu về vốn từ, các từ loại. Hôm nay để giúp các em củng cố lại kiêbn1 thức mà mình đã học về phần Tiếng trong chương trình , chúng ta sẽ tiến hành ôn tập.
I.NỘI DUNG: 
1. Cấu tạo từ: 
CẤU TẠO TỪ
Từ đơn
Từ phức
Từ ghép
Từ láy
2. Nghĩa của từ và hiện tượng chuyển nghĩa :
NGHĨA CỦATỪ
Nghĩa gốc
Nghĩa chuyển
 - Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
 - Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
 - Trong từ nhiều nghĩa có: Nghĩa gốc & nghĩa chuyển.
 3. Phân loại từ theo nguốn gốc:
PHÂN LOẠI TỪ THEO NGUỒN GỐC
Từ mượn
Từ thuần Việt
Từ mượn các ngôn ngữkhác
Từ mượn tiếng Hán
Từ gốc Hán
Từ Hán Việt
4. Chữa lỗi dùng từ: 
LỖI LẶP TỪ
Lặp từ
Lẫn lộn các từ gần âm
Dùng từ không đúng nghĩa
5. Các từ loại và cụm từ:
 a.Danh từ và cụm danh từ: 
* Danh từ: 
Danh từ chỉ sự vật
DANH TỪ
Danh từ chỉ đơn vị
Đơn vị tự nhiên
Danh từ riêng
Danh từ chung
Đơn vị quy ước
Đơn vị ước chừng
Đơn vị chính xác
* Cụm danh từ: 
 PHẦN TRƯỚC
PHẦN TRUNG TÂM
 PHẦN SAU
t2 
 t1
 T1
 T2
 s1
 s2
Tất cả
những
bạn
học sinh
lớp 6a4
này
Động từ và cụm động từ
 Động từ chỉ tình thái ( Thường đòi hỏi ĐT khác đi kèm)
* Động từ: 
	 Động từ chỉ hành động, trạng thái( Không đòi hỏi ĐT khác đi kèm)
 Động từ chỉ hành động	 Động từ chỉ trạng thái
	 ( Trả lời câu hỏi: Làm gì?) 	( Trả lời câu hỏi: Làm sao? Thế nào?)
* Cụm động từ: 
PHẦN PHỤ TRƯỚC
PHẦN TRUNG TÂM
PHẦN PHỤ SAU
đang, còn
đùa, nghịch
sau nhà
Tính từ và cụm tính từ
	 Tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( Có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
 * Tính từ: 
	Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối ( Không thể kết hợp với từ chỉ mức độ) 
* Cụm tính từ: 
PHẦN PHỤ TRƯỚC
PHẦN TRUNG TÂM
PHẦN PHỤ SAU
không, chưa
đẹp
lắm
6. Số từ: Phân biệt số từ với những danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng.
Ví dụ: Một đôi
 ST DT
 Nhóm chỉ ý nghĩa toàn t
7. Lượng từ: 
- Dựa vào vị trí trong cụm danh từ có thể chia lượng từ thành hai nhóm:
 Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay 
 phân phối
8. Chỉ từ: 
- Khái niệm: Là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian
- Hoạt động của chỉ từ trong câu: Làm phụ ngữ trong cụm danh từ, làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu.
II. LUYỆN TẬP: 
GV: Cho HS luyện tập – làm bài tập theo đề soạn sẵn ( Hình thức giống bài kiểm tra; sau đó gọi HS lên sửa)
1.Dạng bài tập: 
 - Nhận diện từ loại đã học.
 - Chữa lỗi dùng từ.
- Tìm từ ghép, từ láy, từ Hán Việt.
- Xác định cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
- Bài tập sách BT trắc nghiệm ngữ văn 6 / 164
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Nhắc lại các kiến thức đã học về phân môn tiếng việt ở HKI 
- Làm bài tập trong mỗi đơn vị kiến thức ở SGK , đề cương,
- Ôn tập theo đề cương để chuẩn bị thi học kì.
Tuần: 17	
Tiết: 67 – 68
NS : 24/ 12/ 2006 
ND: 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:
- Củng cố lại tất cả những kiến thức về môn ngữ văn được học trong học kì I. 
- Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản của bộ môn ngữ văn .
- Rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm, tự luận.
- Giáo dục ý thức tự lực , tự học, tự rèn cho học sinh.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV : - Ôân tập cho h/s theo đề cương tổng hợp cả ba phần
 - Tích hợp với phần tiếng việt ở cách cách dùng từ diễn đạt
 - Tích hợp với phần tập làm văn ở kĩ năng làm bài văn tự sự.
2. HS: Ôn tập tốt theo đề cương, chuẩn bị giấy nháp, đồ dùng học tập, giấy thi.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
 	1. Ổn định : 
	2. Bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 
	3. Bài mới: 
* Giáo viên: 
- Coi thi, phát đề thi cho học sinh.( Đề bài trang bên)
- Nêu rõ cách thức làm bài.
- Nhắc nhở về ý thức, thời gian và coi thi nghiêm túc.
* Đề bài và đáp án, thang điểm kèm theo trang bên
 (Kiểm tra chung toàn trường)
4. Hướng dẫn về nhà:
- Tiếp tục ôn tập lại các kiến thức đã học trong chương trình.
- Soạn bài mới : chương trình ngữ văn địa phương . Tìm hiểu bài thơ "Hạt giống Mậu Thân". Sưu tầm và tìm hiểu một số tác giả và các bài thơ của tỉnh Lâm Đồng. Tập đọc đúng và viết đúng chính tả.
@&?

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 17.doc